Friday, November 20, 2020

Vẻ đẹp căng tròn nhựa sống của nữ quân nhân Do Thái

Trong danh sách nữ quân nhân quân đội các nước sở hữu vẻ đẹp tuyệt vời nhất chắc không đâu qua được Isreal, khi cả tài lẫn sắc của họ đều vẹn toàn.

Những nữ quân nhân Israel sở hữu một vẻ đẹp khiến người khác không thể cưỡng lại được, không những thế mỗi người trong số họ đều tài sắc vẹn toàn. Nguồn ảnh: IRFA.

Israel là một trong số ít những quốc gia trên thế giới có luật nghĩa vụ quân sự bắt buộc đối với cả nam lẫn nữ. Nguồn ảnh: IRFA.

Những nữ quân nhân Do Thái đều phải trải qua quá trình huấn luyện giống hệt với các nam quân nhân, không hề có ngoại lệ. Nguồn ảnh: IRFA.

Trong thời gian đóng quân ngoài mặt trận, các nữ quân nhân thường được ưu tiên hơn với phòng ngủ kín đáo và nhà vệ sinh, nhà tắm riêng. Nguồn ảnh: IRFA.


Tính từ năm 1962 tới 2016, đã có tổng cộng 535 nữ quân nhân Israel hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Nguồn ảnh: IRFA.

Mặc dù vậy, trong Quân đội Israel vẫn có tới 92% vị trí dành cho nữ giới chẳng hề kém cạnh các đồng nghiệp nam của họ. Nguồn ảnh: IRFA.

Kể cả những vị trí có nhiệm vụ cực kỳ nặng nề như bộ binh, đặc nhiệm, trinh sát,... cũng đều có các nữ quân nhân tham gia phục vụ. Nguồn ảnh: IRFA.

Tính tới năm 2000, trong Quân đội Israel có khoảng 7% quân số là nữ giới với thời hạn nghĩa vụ 2 năm trong khi đó với nam giới, thời hạn nghĩa vụ là 3 năm. Nguồn ảnh: IRFA.

Thursday, November 19, 2020

Kỷ niệm Ngã Tư Phú Nhuận


Từ xưa, chợ Phú Nhuận chỉ là một ngôi chợ nhỏ, bán buôn hàng hoá giống bao ngôi chợ làng khác trên đất Sài Gòn – Gia Định, tuy nhiên, điểm khác biệt của ngôi chợ này là sự gắn liền với việc phát triển đô thị hoá từ năm 1976, từ một xã Phú Nhuận thuộc quận Tân Bình được tách ra, mở rộng thêm ranh giới đổi thành quận Phú Nhuận có diện tích khiêm tốn và dân số không nhiều so với các quận giáp ranh như Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Bình, Q.1 và Q. 3, do vậy, với vai trò từ một chợ làng, Chợ Phú Nhuận hiển nhiên trở thành một chợ cấp quận ngang hàng với Chợ Gò Vấp, Chợ Thủ Đức hay Chợ Hóc Môn, khi tôi đưa ra nhận xét trên như vậy, ông bạn già phản ứng ngay.

Ông từng có thời gian ngụ tại Phú Nhuận ngay ngã tư Võ Di Nguy (Phan Ðình Phùng ngày nay) và Võ Tánh (phía Phan Ðăng Lưu) sau thời kỳ 1945 khi miền Bắc gặp nạn đói, gia đình cha mẹ ông di cư vào Sài Gòn, mở tiệm may sinh sống. “Chợ nào không là chợ bán buôn hàng hoá, thức ăn thức uống mà phải phân biệt chợ làng chợ quận. Chợ Phú Nhuận hồi xưa cũng chỉ rộng có bấy nhiêu. Sau này, hồi năm 1975 trước khi tôi theo dòng người di tản ra nước ngoài, ngôi chợ cũng như vậy, đâu có lớn hơn chút nào”.
Nhưng sau vài giây, ông nói ra cảm nhận như vầy: “Tôi mới về thăm lại Phú Nhuận, đổi thay nhiều quá, vùng đất bán thôn quê trong khu vực hẻm Cô Giang, Cô Bắc và hẻm Thích Quảng Ðức phía bên kia đường, hồi nhỏ tôi thường đi giăng lưới bắt cá lòng tong trên con rạch ở đó, bây giờ nhà cửa san sát. Lại còn khu đường Phan Xích Long mới mở dẫn xuống Rạch Miễu, toàn nhà lầu, bán buôn sầm uất không còn nhận ra vùng trồng rau rẫy của người lao động nghèo, buôn gánh bán bưng trước kia. Và khi đi Chợ Phú Nhuận, tự nhiên mình lại có cảm giác đến một ngôi chợ quận trung tâm, mặc dầu nếu so với vài ba cái chợ khác trong quận mới lập sau này như Chợ Nguyễn Ðình Chiểu, Chợ Mới, có khi còn thoải mái hơn”.
 
Vậy là ông quay lại trúng cái ý phân biệt chợ làng chợ quận của tôi. Một cảm nhận vô hình không cần cụ thể bằng con số phân biệt chợ lớn chợ nhỏ có bao nhiêu sạp bán buôn, có tiện ích phục vụ trong chợ như thế nào, quy mô chợ cỡ nào thì thuộc quyền quản lý của các cấp chính quyền nào đó. Cái cảm nhận một ngôi chợ quận nơi mình đang sống nó cũng thú vị lắm vì chính ngôi chợ đó nói lên được việc phát triển cư dân hình thành bộ mặt đô thị hoá. Và nó cũng làm cho miền ký ức của chúng ta sống lại những hình ảnh ngày xưa trong cảnh chợ búa đông người, một nét sinh hoạt bán buôn không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của người thôn quê hay dân thành thị cho dù trong thời thanh bình hay đương thời tao loạn.
 
Ông kể hèn chi lúc còn nhỏ, thỉnh thoảng đang ngủ ngon lành thì ông bà già kêu giật giọng dậy… dậy. “Thì ra mấy ông Việt Minh từ miệt Gò Vấp vào, đi rảo dọc đường, gõ mõ kêu gọi đồng bào nay mai đình công bãi thị. Sáng theo bà già cắp rổ đi Chợ Phú Nhuận thấy truyền đơn rải trắng đường, cáo thị dán đầy trên vách tường mặt tiền chợ. Hồi xưa, xã Phú Nhuận chỉ lèo tèo vài ba con đường chính, đa phần nhà cửa mặt tiền đường không có mở tiệm bán buôn hay mở tiệm ăn như sau này. Nét sinh hoạt mang tiếng cận thị thành chớ còn buồn tẻ lắm. Ít có cơ quan chính quyền, chỉ có vài ba nhà máy sản xuất hàng hoá thủ công hay chợ búa là nơi còn chút sinh hoạt trong cuộc sống hằng ngày. Mấy ổng kêu đình công bãi thị thì cứ kêu, chứ người dân ngưng hoạt động làm ăn mua bán thì lấy cái gì mà ăn, cho nên Chợ Phú Nhuận vẫn ì xèo mua bán”.
Ông thả hồn vào câu chuyện không đầu không đuôi khi mớ ký ức hỗn độn qua từng giai đoạn bỗng chốc ùa về. “Trên con đường Võ Di Nguy mọc lên nhiều tiệm may do người Bắc di cư vào thời gian sau này chia cắt hai miền Nam-Bắc. Vài ba tiệm thuốc Bắc thuốc Tây, tiệm buôn dọc theo đường cái từ Cầu Kiệu trở vô thuộc làng Phú Nhuận, mấy ngôi nhà gạch mái ngói âm dương của người Tàu mở tiệm chạp phô ngay bên hông chợ. Phú Nhuận vào thời gian này đã đông dân có nét thị thành, nhưng còn nhiều đất trống phía bên trong những con hẻm nhỏ thông ra các mảnh đất trống trồng rau màu”.
Nghe chuyện ông nhắc lại phong cảnh của miệt Phú Nhuận thuở trước, tôi biết Phú Nhuận sau này vào thuở tôi bước chân ra đời đi làm của mình cũng không khác là bao. Tôi nhớ vào khoảng đầu thập niên 1980 khi nhóm chúng tôi đi khảo sát thực địa lập bản đồ hiện trạng quận Phú Nhuận. Dân cư mới đến chưa nhiều, hiện trạng không thay đổi nhiều so với bản đồ không ảnh do Mỹ chụp trước 1975. Hẻm Cô Giang, Cô Bắc nhỏ hẹp dẫn ra một vùng đất trống gần lăng ông Võ Di Nguy, còn nhiều bụi tre mọc quanh những mái nhà tranh không khác gì một làng quê giữa lòng thành phố. Ðường cống hộp thoát nước ra Rạch Miễu rất lớn. Nghe đâu đường cống này do quân đội Ðại Hàn đảm nhận rồi bỏ dở trước khi kết thúc chiến tranh. Nhà cửa tạm bợ xập xệ trong khi phía vùng đất nghĩa trang Bắc Việt Tương tế gần Bộ Tổng tham mưu VNCH ngày trước đang giải toả, có dấu hiệu xây dựng lấn chiếm đất công (đất quân sự) hình thành. Và rồi vài năm sau đó khi tôi trở lại trường học có dịp qua lại nơi đây nhiều lần đã thấy nhà cửa đầy dẫy tới tận đường Ðào Duy Từ. Tôi biết chắc một điều là lập hiện trạng quy hoạch một đường, nhà cửa tự phát của người dân mới di cư vào Sài Gòn đi theo một nẻo, xây dựng chẳng cần phải xin phép, chờ hợp thức hoá là xong. Và thời gian sau đó nữa, những dự án lớn phát triển nhà ở dân cư nối tiếp nhau ra đời đã khiến ông bạn già từng sống ở Phú Nhuận phải tròn mắt ngạc nhiên sau nhiều năm xa xứ trở về thăm lại chốn xưa.
 
Thời gian ông rời xa Phú Nhuận thì nơi đây đã chuyển mình thành một quận nội thành không còn kiểu sống của người dân nửa quê nửa thành thị như thuở ông trưởng thành trên vùng đất mang cái tên đẹp có từ thời khai lập thôn xã hành chánh trên trăm năm trước. Mà đâu chỉ có mỗi cái tên Phú Nhuận đẹp đẽ dành cho vùng đất cưu mang gia đình ông di cư từ Bắc vào Nam làm ăn sinh sống.
_________________________
Sài Gòn – Gia Ðịnh có nhiều làng mang tên bắt đầu bằng chữ “Phú”: Phú Thạnh, Phú Hoà, Phú Nhuận, Phú Thọ, Phú Lâm, Phú Lợi, Phú Ðịnh. Phú Mỹ, Phú Xuân… Chắc hẳn người xưa muốn dân chúng sống ở vùng đất mới lập làng được giàu có ấm no hạnh phúc nên làng nào cũng lập chợ.
__________________________
Tuy nhiên, trong cuốn tiểu thuyết “Ông Cử” viết hồi năm 1935 của nhà văn Hồ Biểu Chánh từng có thời gian sống và mất ở Phú Nhuận, miêu tả thế này: “Bấy giờ Phú Nhuận còn tiêu sơ, chưa phát triển: Ở sát một bên kinh thành Sài Gòn, lại nhờ mấy năm lúa gạo cao giá làm cho cuộc kinh tế đâu đâu cũng thạnh phát nên miệt Phú Nhuận mở mang mau lẹ, ngày nay dân cư đông đảo, buôn bán xôn xao, xe hơi, xe điển rần rần, nhà gạch phố lầu chớn chở… Mà cách mấy mươi năm về trước thì Phú nhuận bất quá là một làng trộng trộng của tỉnh Gia Ðịnh vậy thôi. Trong làng có một cái chợ kêu là chợ Xã Tài ở dựa bên đường xuống cầu Kiệu, song cái chợ ấy leo heo, mỗi buổi sớm mai, bạn hàng nhóm thưa thớt một lát, mà bán cá tôm, rau thịt sơ sịa cho bình dân ở chung quanh dùng hàng ngày, chớ không có món chi ngon, không có đồ chi quý 
 
 … Dọc đường xuống cầu Kiệu, thì có năm ba tòa nhà ngói, nền đúc, rào sắt coi sạch sẽ, mỗi chặng, xa xa có một tiệm Chệt bán đồ tạp hóa giống như các tiệm ở theo mấy chợ nhà quê, còn bao nhiêu thì là nhà lá, hoặc phố ngói mà vách ván cũ mèm, cất chen lộn với nhau, coi dơ dáy…”.
Qua vài đoạn miêu tả trong truyện, ít nhiều làm tôi hình dung được quang cảnh của làng Phú Nhuận ngày xưa không như nhiều người vẫn nghĩ nơi đây là vùng đất đông dân cư náo nhiệt tuy rằng “ở sát một bên kinh thành Sài Gòn”. Còn Chợ Xã Tài là một cái tên xa lạ ngay từ thuở ông bạn già của tôi về cư ngụ tại Phú Nhuận những năm cuối thập niên 1940. Ông bảo: “Ði đâu cũng nghe kêu là Chợ Phú Nhuận chớ nào nghe gọi là Chợ Xã Tài”.
Ngôi chợ “ở dựa bên đường xuống cầu Kiệu” xa xưa kia dựng nên từ 1850 do ông Lê Tự Tài người miền Bắc di dân từ đàng ngoài vào Gia Ðịnh rất sớm. Ông cùng dân chúng khẩn hoang lập ấp dựng làng nên khi Phú Nhuận còn là một cái thôn nhỏ, ông Tài được dân đề cử làm thôn trưởng, sau này, dân khắp nơi kéo về định cư nhiều hơn, Phú Nhuận được mở rộng địa danh hành chánh lên cấp xã. Ông Tài lại được tín nhiệm làm chức Xã trưởng và dân trong vùng thường hay gọi ông là Xã Tài. Ðể đáp lại cảm tình của dân chúng, ông cho dựng lên một ngôi chợ nhỏ, lợp tranh tre mái lá để có chỗ cho bạn ghe mang hàng tiêu theo con rạch Thị Nghè đến trao đổi buôn bán với dân sở tại. Chợ Xã Tài hình thành từ đó. Về sau chính quyền Pháp cho xây lại Chợ Phú Nhuận, hơn trăm năm trải qua thăng trầm thời cuộc, Chợ Phú Nhuận cũng bao lần thay đổi hình hài và cấp độ chợ làng lên chợ quận. Chỉ tiếc rằng dấu ấn người khai sinh ra ngôi chợ lẽ ra nên đặt đúng tên con đường dẫn vào bên hông Chợ Phú Nhuận mà lại trở thành con đường mặt tiền trước Chợ Nguyễn Ðình Chiểu mới cất sau này nằm trong địa phận quận nhà. Thôi, âu cũng là niềm an ủi cho người có công lập chợ. Có còn hơn không!
Xin hết
Xin cảm ơn bài viết anh Trang Nguyên

AI LÀ NGƯỜI CHỈ ĐIỂM CHO CỤC QUÂN BÁO HOA KỲ ĐỘT KÍCH CƠ SỞ CHỨA MÁY CHỦ BẦU CỬ CỦA SCYTL Ở ĐỨC ĐỂ CAN THIỆP BẦU CỬ

Như đã hứa, tui sẽ viết tiếp chủ đề mà hồi tối nay tui đã viết ra là "GIA TỘC BUSH VÀ ĐÁM CỰU QUAN CHỨC CIA ĐÃ THAM GIA ĐƯỜNG DÂY MA QUỶ QUYẾT LẬT ĐỔ TỔNG THỐNG TRUMP BẰNG GIAN LẬN BẦU CỬ THÔNG QUA MÁY BẦU CỬ CỦA SCYTL CÓ MÁY CHỦ ĐẶT Ở ĐỨC", sáng nay tui sẽ tiếp tục viết ở đây để chuyển sang đường dây ma quỷ can thiệp bầu cử do đảng Dân chủ cầm đầu.
Hiện nay, nguồn tin quân đội Hoa Kỳ đã đột nhập vào một cơ sở chứa máy chủ can thiệp vào bầu cử ở Hoa Kỳ tại các tiểu bang sử dụng máy bầu cử của Scytl nay đã thuộc quyền sở hữu của Paragon group tại phi vụ sáp nhập vào tháng 10/2020 chủ yếu từ các trang mạng không mấy nổi tiếng ở Hoa Kỳ và từ ông luật sư Lin Wood đã tham gia chiến dịch pháp lý của Tổng thống Trump. Nhưng thông tin trên là có thật 100% và đây là tin động trời, bom tấn có sức công phá rất lớn do gia tộc Bush và các tài phiệt có máu mặt cũng như các chánh trị gia hàng đầu của Liên Âu nên truyền thông dòng chính không dám loan tin và Tổng thống Trump cũng chưa vội lên tiếng mà chờ các cơ quan chức năng có kết luận cuối cùng.
Có nhiều người loan báo rằng người đã chỉ điểm cho Cục Quân báo Hoa Kỳ - Defense Intelligence Agency, viết tắt là DIA để đột nhập vào cơ sở chứa máy chủ của Scytl ở Frankfurt bên Đức chính là cựu nhơn viên CIA đã bị chánh quyền Obama truy nã phải tị nạn bên Moscow là ông Edward Snowden nhưng theo kiến thức của cá nhơn thì hoàn toàn không phải mà thắng lợi lần này của Cục Quân Báo Hoa Kỳ đó chính là cựu Quyền Giám đốc Tình báo Quốc Gia - DNI là ông Richard Grenell, người được Tổng thống Trump bổ nhiệm thay thế cho quyền giám đốc DNI là Joseph Maguire, ông Richard Grenell đảm nhiệm chức vụ Quyền giám đốc DNI từ ngày 20/02/2020 đến ngày 26/6/2020.
Ông Grenell là người đồng tính, từng là phát ngôn nhơn của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc dưới bốn đời đại sứ Hoa Kỳ khác nhau trong chánh quyền của Bush con. Sau đó ông thành lập Công ty truyền thông Capitol, một công ty tư vấn chiến lược quốc tế và truyền thông quốc tế; ông cũng làm việc như một người đóng góp cho Fox News. Grenell là người phát ngôn chánh sách đối ngoại cho Mitt Romney trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2012.
Vào tháng 9/2017, Tổng thống Trump, đã đề cử Grenell làm Đại sứ Hoa Kỳ tại Đức. Nhiệm kỳ Đại sứ của ông ở Đức đã gây nhiều tranh cãi, ông Grenell đã bị cô lập về chánh trị và ngoại giao ở Berlin. Hầu hết các nhà lãnh đạo chánh trị Đức tránh tiếp xúc với ông vì liên quan đến quyền cực hữu, sự can thiệp của ông vào chánh trị nội địa Đức và quan chức của chánh quyền Angela Merkel vu cáo ông &thiếu chuyên nghiệp nhận thức.
Chính thời gian làm Đại sứ ở Đức đã giúp cho ông Grenell nắm bắt được những thông tin tuyệt mật của chánh quyền Angela Merkel trong lãnh vực đối ngoại nhờ những điệp viên của CIA trung thành với ông và Tổng thống Trump đang hoạt động ở Đức, đặc biệt là tin Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ liên kết với Tàu cộng và đảng Dân chủ cũng như kẻ thù của Tổng thống Trump trong Nước Mỹ để lật đổ Tổng thống Trump. Nhắc lại, Angela Merkel là thành viên của Hội kín Bilderberg do cú đêm Kissinger và tài phiệt nhà Rockefeller làm đại nguyên lão.
Khi Tổng thống Trump rút ông Grenell từ Đại sứ quán bên Đức về đảm nhiệm chức vụ Quyền giám đốc DNI thì phía đảng Dân chủ và những tên dị ứng Trump trong Đảng Cộng hòa đã mỉa mai, dè bỉu là ông Trump là không biết dùng người và không biết điều hành chánh phủ khi bổ nhiệm một người có ít kinh nghiệm tình báo như ông Grenell cho chức vụ Quyền giám đốc Tình báo quốc gia.
Nhưng việc bổ nhiệm ông Grenell cho chức vụ Quyền giám đốc DNI phải khẳng định rằng đó là "một lựa chọn độc đáo" để giám sát các cơ quan tình báo của Hoa Kỳ. Bởi vì trong lãnh vực tình báo, không nhứt thiết phải có một ông sếp giỏi mà quan trọng là người đứng đầu cơ quan tình báo phải là một người trung thành với Tổng thống và Quốc gia nơi họ phụng sự sứ mạng bảo đảm an ninh quốc gia. Với lòng trung thành của mình, ông Grenell xứng đáng giữ chức Quyền giám đốc DNI, một cơ quan điều phối công việc của 17 cơ quan tình báo quốc gia trong thời gian chờ người thích hợp để nhường lại.
Độc đáo hơn là khi ông Grenell được Tổng thống bổ nhiệm chức vụ Quyền giám đốc DNI, trong thời gian này, kẻ thù của Nước Mỹ và Tổng thống Trump đã chủ quan, coi thường nên những hoạt động bí mật tối thượng của chúng, đặc biệt là những hoạt động này diễn ra ở Đức nơi ông Grenell từng làm Đại sứ đã bị trúng kế "Điệu hổ ly sơn" của Tổng thống Trump.
Như hôm trước Tran Hung tui đã nói ông Ngoại trưởng Mike Pompeo đã tuyển mộ được một lực lượng CIA trung thành trong thời gian ông ta làm giám đốc cơ quan này cùng với lực lượng Mossad trung thành với Thủ tướng Netanyahu của Israel là nòng cốt giúp Tổng thống Trump triệt hạ thế lực can thiệp vào bầu cử Hoa Kỳ thì ông Grenell cũng vậy. Trong thời gian làm Đại sứ ở Đức cũng như hơn 04 tháng làm Quyền giám đốc DNI, ông Grenell đã tuyển mộ và xây dựng được một lực lượng tình báo trung thành với ông và với Tổng thống Trump tại Đức và tại 17 cơ quan tình báo quốc gia mà ông giữ quyền giám sát trong cương vị Quyền giám đốc DNI.
Cũng như tổng thống Kennedy trước đây phải đối mặt với sự chống đời quyết liệt từ lực lượng tình báo quốc gia, từ các tướng lãnh trong quân đội Hoa Kỳ và từ bên Đảng Cộng hòa và một số đảng viên Dân chủ hàng đầu vì họ cho rằng Kennedy trẻ người, non kinh nghiệm thì Tổng thống Trump cũng tứ bề thọ địch vì lập luận tương tự dù ông Trump rất tài ba trong vai trò Tổng tư lệnh Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ.
Ngay trong Đảng Cộng hòa của mình, ông Trump đã vấp phải sự chống trả quyết liệt từ gia tộc Bush, từ Thượng nghị sĩ John McCain, từ Thượng nghị sĩ Mitt Romney,... toàn là những đại thụ chánh trị. Khủng khiếp nhứt đó chính là gia tộc Bush, vừa là bãi đá ngầm chực đâm thủng tàu Donald Trump và cũng là những con sóng ngầm sẵn sàng làm đắm con thuyền mang tên Donald Trump.
Như hồi tối tui đã viết, thông qua Tập đoàn Carlyle, một tập đoàn vươn vòi Bạch Tuộc khắp Nước Mỹ và thế giới, nơi mà Bush cha từng là cố vấn cao cấp và gia tộc Bush có cổ phần lớn trong đó dù Carlyle group luôn giữ kín ngay cả phần vốn của dòng họ trùm khủng bố Osama Bin Laden cũng có trong nó. Carlyle group là chủ sở hữu của Scytl trước khi nó được "vội vã sáp nhập" vào Paragon group vào tháng 10/2020, dĩ nhiên phần vốn sở hữu của gia tộc Bush vẫn còn trong Scytl nay là công ty con của Paragon group mà đại diện là Service Point Solutions là một công ty con của Paragon group đứng ra mua lại. Chi tiết tài chánh của giao dịch này không được tiết lộ. Việc mua lại cũng bao gồm Civiciti, nền tảng tham gia của công dân do Scytl ra mắt vào năm 2016, và các công ty con của nó ở Hoa Kỳ, Canada, Úc, Pháp và Hy Lạp.
Mặc dù Scytl không có chi nhánh ở Đức nhưng bằng hình thức điều khiển từ xa, các máy bầu cử của Scytl ở Hoa Kỳ sẽ được hệ thống máy chủ đặt ở Frankfurt bên Đức. Điều này sẽ đánh lạc hướng điều tra vì các nhơn viên điều tra chỉ tập trung vào Hoa Kỳ, Canada, Úc, Pháp và Hy Lạp, Tây Ban Nha, những nơi có chi nhánh của Scytl đang hoạt động dưới tên mới là Scytl Election Technologies.
Gia tộc Bush gắn liền với Carlyle group, tại Hoa Kỳ vào những năm 2000, 2001 thời kỳ Bush con ra tranh cử và đắc cử tổng thống thứ 43, khi hỏi công ty nào có thể đã cố gắng đe dọa một số nhà ngoại giao gắn bó với Liên Hợp Quốc, thì các chánh trị gia cho rằng họ sẽ quan tâm chủ yếu đến Carlyle group. Thời điểm đó, chủ tịch của Carlyle group là Frank Carlucci, cựu Tổng trưởng Quốc phòng của chánh quyền Tổng thống Ronald Reagan đã gọi điện thoại cho Alex Collier và ra lịnh cho Alex Collier "giữ miệng của mình".
Bởi vì lúc đó có nhiều nguồn khác cho thấy Carlyle group có liên quan đến UFO - Vật thể bay không xác định được mà Alex Collier tê thật là Ralph Amigron, người cho rằng ông ta đã từng tiếp xúc với một chủng tộc ngoài hành tinh được gọi là Andromeda.. Alex Collier làm việc như một người cung cấp thông tin bí mật cho CIA, và ông cũng điều tra rất nhiều vụ án liên quan đến người ngoài hành tinh. Kể từ lần đầu tiên nói về cuộc gặp gỡ của ông với người ngoài hành tinh, Collier đã bị theo dõi gắt gao của chánh phủ, và nhiều người đã cố gắng làm mất uy tín ông ta.
Thực ra, UFO chỉ là các thử nghiệm bay của những khí cụ bay, võ khí cao cấp của Hoa Kỳ. Trong trường hợp UFO bị nhìn thấy thì đó là sự thất bại trong việc giữ bí mật, hoặc cố ý tìm cách xâm phạm thông tin tình báo. Chuyện này liên quan tới Area 51 - Khu vực 51, là tên gọi thường dùng cho một khu vực quân sự được phân loại cấp cao của Không quân Hoa Kỳ, nằm bên trong vùng thử nghiệm Nevada có tên gọi là Phi trường Homey.
Bởi vì lúc đó, chủ tịch của Carlyle group là cựu Tổng trưởng Quốc phòng Frank Carlucci đã tham gia vào sự cố ARV (Phương tiện tái tạo người ngoài hành tinh, biệt danh là Flux Liner) trên Căn cứ Không quân Norton vào năm 1988, được Mark McCandlish tiết lộ trong Dự án Tiết lộ" nên việc ông Alex Collier loan tin sẽ ảnh hưởng tới dự án của ông Carlucci.
Quý vị có thể tự tìm hiểu về Alex Collier qua câu chuyện "Sự thật về Alex Collier trong cuộc chiến chống lại người ngoài hành tinh Bò sát". Ở câu chuyện đó, quý vị sẽ biết tới người Andromeda mà Alex Collier cho rằng ông ta đã tiếp xúc với họ. Sở dĩ chánh phủ Hoa Kỳ không thích những người như Alex Collier làm bại lộ thông tin về các sự kiện có khả năng gây ra một cuộc nổi dậy ở nước này. Nếu mọi người ở Mỹ biết rằng họ đang bị cai trị bởi người ngoài hành tinh bò sát, sẽ có một cuộc nổi dậy và chánh phủ không muốn đối phó với điều đó.
Vào thời kỳ Bush con làm tổng thống, dư luận Hoa Kỳ cho rằng đang có một "bộ tứ siêu quyền lực" liên kết và chia sẻ các nhiệm vụ đối với các chương trình như sau:
1. Tập đoàn Lockheed Martin giữ vai trò sản xuất các thiết bị bay.
2. Tập đoàn Carlyle Group có nhiệm vụ giữ An toàn và Quy trình
3. Tập đoàn Paragon Group có nhiệm vụ Nghiên cứu Tình báo và Không gian
4. Công ty Tư vấn địa chánh trị Kissinger Associates giữ vai trò Điều phối, Giải quyết xung đột,...
Hành trình cá nhân của chủ tịch Carlyle group lúc bấy giờ là ông Frank Carlucci, cựu phó giám đốc CIA dưới thời Tổng thống Jimmy Carter và là Tổng trưởng Quốc phòng dưới thời Tổng thống Ronald Reagan đang được thảo luận rộng rãi.
Nhiều trang web của Pháp đã nói về tham vọng của Carlyle group. Một bài báo từ tháng 3/2008 đưa ra tham vọng của quỹ đầu tư Carlyle, với việc mua lại Booz Allen Hamilton, được thành lập vào năm 1914, trở thành một thực thể khổng lồ và một công ty tư vấn chiến lược hàng đầu. Booz Allen Hamilton cung cấp các khóa đào tạo nhơn viên khác và cung cấp các hệ thống thiết yếu trong hầu như tất cả các cơ quan tình báo Hoa Kỳ như NSA, DIA, CIA, NRO, NGA… Ví dụ vào năm 2005, FBI đã yêu cầu Booz Allen đào tạo khẩn cấp 1000 nhà phân tách mới.
Booz Allen Hamilton là một công ty tư nhân nằm ở trung tâm của toàn bộ hệ thống tình báo của Hoa Kỳ để thuê ngoài hầu hết các hoạt động bí mật của họ đã được thông qua dưới sự kiểm soát của Tập đoàn Carlyle. Có một bài báo khác đã trích dẫn những lời tố cáo đặc biệt là trò chơi xoay vòng vốn dành cho tư nhân thuê tất cả các giám đốc cấp cao của ngành dịch vụ công “Tại Booz Allen, nhiều quan chức tình báo từng giữ chức vụ tương tự trong chánh phủ".
Booz Allen, công ty con của Carlyle group mà Bush cha đã từng là cố vấn cao cấp phụ trách khu vực Châu Á. Booz Allen đã từng bị nhóm tin tặc nổi tiếng là nhím Anonymous với vụ hack tài khoản ngày 11/7/2012 với 90.000 email đã được phát hành có địa chỉ quân sự, các cơ sở giáo dục và các nhà thầu quốc phòng. Anonymous đã cáo buộc Booz Allen hợp tác với HBGary Federal bằng cách tạo ra một dự án thao túng mạng xã hội. Anonymous cũng cáo buộc Booz Allen đã tham gia vào các chương trình giám sát và thu thập thông tin tình báo của chánh phủ liên bang Hoa Kỳ.
Edward Snowden là nhơn viên của Booz Allen, vào tháng 6/2013, Edward Snowden đã ký hợp đồng với các dự án của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và đã tiết lộ công khai chi tiết về các chương trình thu thập dữ liệu và giám sát hàng loạt được phân loại, bao gồm cả PRISM . Các cáo buộc rò rỉ được cho là xếp hạng trong số các vi phạm đáng kể nhứt trong lịch sử của NSA và dẫn đến mối quan tâm đáng kể trên toàn thế giới. Ngày 10/7/2013, Không quân Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ đã xóa bỏ hành vi sai trái của Booz Allen liên quan đến vụ Snowden.
Năm 2013, David Sirota của Salon nói rằng Booz Allen và công ty mẹ The Carlyle Group có những đóng góp chánh trị đáng kể cho đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa cũng như các chánh trị gia cá nhơn, bao gồm cả Barack Obama và John McCain . 
Sirota kết luận rằng "nhiều chính trị gia hiện đang công khai bảo vệ nhà nước giám sát và chỉ trích những người tố giác như Snowden đã lấy một số tiền khổng lồ từ hai công ty này", ám chỉ Booz Allen và Carlyle, và rằng các đảng chính trị "được chi trả bởi các công ty này ”
.
Kể từ tháng 6/2012, Booz Allen đã mở rộng hoạt động của mình ở Bắc Phi và Trung Đông,... David Sirota của Salon nói rằng các chánh trị gia ở Hoa Kỳ nhận tài trợ từ Booz Allen và "các công ty khác có mô hình kinh doanh đa quốc gia tương tự" đã hỗ trợ lợi ích trong việc "bôi nhọ các phong trào phản đối dân chủ thách thức các bang giám sát của Mideast khiến những nhà tài trợ đó cũng kiếm được nhiều tiền".
Trước quần hồ điệp điệp trùng trùng như vậy nhưng tỷ phú Donald Trump đã dễ dàng hạ gục con gà mái Hillary Clinton, kẻ được đảng Dân chủ, Tàu cộng, gia tộc Bush,... ủng hộ đồng thời Tổng thống Trump vẫn kiên cường đánh bại mọi đòn tấn công của chúng nhằm lật đổ ông ta trong 04 năm qua thì nay ba cái trò can thiệp vào bầu cử chỉ là chất xúc tác để cho Tổng thống Trump và những chiến binh oai hùng vây quanh Tổng thống dễ dàng tát cạn đầm lầy Nước Mỹ mà thôi.
Sẽ viết tiếp tại sao gia tộc Bush, nhà John McCain, tay Mitt Romney,... lại ca ngợi Obama, ủng hộ Hillary Clinton và Joe Biden nhưng quyết tâm lật đổ Tổng thống Trump. Đặc biệt là tại sao vào năm 2015 tỷ phú Donald Trump nói Thượng nghị sĩ John McCain của Arizona "không phải là một anh hùng chiến tranh".
Theo kiến thức của Tran Hung tui thì John McCain là kẻ phá hoại, phản bội lại Hoa Kỳ giúp cộng sản Bắc Việt cướp Miền Nam theo kế sách của cú đêm Kissinger và Chu Ân Lai. Hãy theo dõi bài viết tiếp theo nếu quý vị hứng thú và không ngán vì tui viết dài dòng./.
Trần Hùng

Monday, November 16, 2020

Voter fraud allegations

What we’re about to tell you is important, so we’ll get right to the point.

So far, we have 234 pages of sworn affidavits alleging Election irregularities from just ONE county in Michigan. Here are the allegations:
 
  • EYEWITNESS saw a batch of ballots where 60% of them had the SAME signature
  • EYEWITNESS saw a batch of ballots scanned 5 times
  • EYEWITNESS saw 35 ballots counted that were NOT connected to a voter record
  • EYEWITNESS saw poll workers marking ballots with NO mark for candidates
  • VOTER said deceased son was recorded as voting TWICE
  • EYEWITNESS said provisional ballots were placed in the tabulation box
  • FAILED software that caused an error in Antrim County used in Wayne County
  • Republican challengers not readmitted but Democrats admitted
  • Republican challengers physically pushed from counting tables by officials
  • Democrats gave out packet: “Tactics to Distract Republican Challengers”
  • Republican challenges to suspect ballots ignored

Các tu chính án Hiến pháp Hoa Kỳ

(Các tu chính án từ I đến X được đề xuất ngày 25 tháng 9 năm 1789, phê chuẩn ngày 15 tháng 12 năm 1791)

Quốc hội sẽ không ban hành một đạo luật nào nhằm thiết lập tôn giáo hoặc ngăn cấm tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, báo chí và quyền của dân chúng được hội họp và kiến nghị Chính phủ sửa chữa những điều gây bất bình.

Tu chính án II[ghi chú]

Xét thấy lực lượng dự bị có tổ chức nghiêm chỉnh là rất cần thiết cho nền an ninh của một quốc gia tự do, quyền của dân chúng được giữ và sử dụng vũ khí sẽ không bị vi phạm.

Tu chính án III[ghi chú]

Không một quân nhân nào trong thời bình được đóng quân trong bất cứ nhà dân nào nếu không được sự đồng ý của chủ nhà, và ngay trong thời chiến cũng chỉ theo qui định của luật pháp.

Tu chính án IV[ghi chú]

Quyền của con người được đảm bảo về cá nhân, nhà cửa, giấy tờ và tài sản khỏi mọi sự khám xét và bắt giam, quyền này sẽ không được vi phạm. Không một lệnh, trát nào được cấp nếu không có lý do xác đáng căn cứ vào lời tuyên thệ hoặc sự xác nhận, đặc biệt cần miêu tả chính xác địa điểm khám xét, người và đồ vật bắt giữ.

Tu chính án V[ghi chú]

Không một ai bị buộc phải chịu trách nhiệm về một tội nghiêm trọng hay một tội xấu xa khác nếu không có sự tường trình và cáo trạng của Bồi thẩm đoàn, trừ những trường hợp xảy ra trong lục quân, hải quân hoặc trong lực lượng dự bị, khi đang thi hành công vụ trong thời chiến hoặc trong tình trạng xã hội gặp hiểm nguy. Không một ai sẽ bị kết án hai lần về cùng một tội có nguy hại đến tính mạng và thân thể; không một ai bị ép buộc phải làm chứng chống lại bản thân mình trong một vụ án hình sự và bị tước đoạt sinh mạng, tự do hoặc tài sản, nếu không qua một quá trình xét xử theo đúng luật; không một tài sản tư hữu nào bị trưng dụng vào việc công mà không được bồi thường thích đáng.

Tu chính án VI[ghi chú]

Trong mọi trường hợp truy tố hình sự, bị cáo có quyền được xét xử một cách nhanh chóng và công khai bởi một Bồi thẩm đoàn công bằng của bang hoặc khu vực nơi tội trạng xảy ra, nơi đã được pháp luật chỉ định trước; bị cáo phải được thông báo về tính chất và lý do buộc tội, được đối chất với các nhân chứng chống lại mình, được quyền triệu tập những nhân chứng để biện minh và được sự giúp đỡ của luật sư bào chữa.

Tu chính án VII[ghi chú]

Trong những vụ kiện tụng theo thông luật, nếu giá trị tranh chấp quá 20 đô-la, thì quyền được xét xử bởi Bồi thẩm đoàn sẽ được tôn trọng và không một vụ việc nào đã được Bồi thẩm đoàn xét xử lại phải xem xét lại lần nữa ở bất cứ tòa án nào của Hoa Kỳ, mà phải căn cứ theo các quy tắc của thông luật.

Tu chính án VIII[ghi chú]

Không đòi hỏi những khoản tiền bảo lãnh quá cao, không áp đặt những khoản tiền phạt quá mức và không áp dụng những hình phạt dã man và khác thường.

Tu chính án IX[ghi chú]

Việc liệt kê một số quyền trong Hiến pháp không có nghĩa là phủ nhận hay hạ thấp những quyền khác của người dân.

Tu chính án X[ghi chú]

Những quyền lực không được Hiến pháp trao cho Liên bang và không bị ngăn cấm đối với các bang, thì thuộc về các bang cụ thể hoặc nhân dân.

Tu chính án XI

(đề xuất ngày 4 tháng 3 năm 1794, phê chuẩn ngày 7 tháng 2 năm 1795)

Quyền lực tư pháp của Hoa Kỳ sẽ không được giải thích với mục đích mở rộng ra các vụ tố tụng về luật pháp hay công lý mà công dân của một bang khác hoặc công dân và đối tượng của một nước khác dựa vào đó để khởi kiện hoặc truy tố một bang của Hoa Kỳ.

Tu chính án XII

(Đề xuất ngày 9 tháng 12 năm 1803, phê chuẩn ngày 15 tháng 6 năm 1804)

Các đại cử tri sẽ họp lại trong từng bang của họ và bằng lá phiếu bầu Tổng thống và Phó Tổng thống. Ít nhất một trong hai người này sẽ không phải là cư dân cùng một bang với họ. Họ sẽ ghi vào lá phiếu tên người được bầu là Tổng thống và trên lá phiếu khác tên người được bầu làm Phó Tổng thống. Và họ sẽ lập ra các bản danh sách khác nhau những người bầu cho Tổng thống, những người bầu cho Phó Tổng thống và cả số phiếu bầu cho mỗi người. Họ sẽ ký xác nhận vào những danh sách này, niêm phong và chuyển lên Chính phủ Hoa Kỳ, trình lên Chủ tịch Thượng viện. Chủ tịch Thượng viện trước sự hiện diện của Thượng viện và Hạ viện, sẽ mở tất cả các hồ sơ đã được chứng nhận và các phiếu bầu sẽ được đem ra đếm. Người có số phiếu nhiều nhất trong cuộc bầu cử cho Tổng thống sẽ đắc cử Tổng thống nếu con số này là đa số trong tổng số đại cử tri được chỉ định; nếu không ai đạt số phiếu như vậy thì Hạ viện sẽ ngay lập tức bỏ phiếu bầu Tổng thống trong những người có số phiếu bầu cao nhất, nhưng không quá 3 người. Nhưng trong việc bầu Tổng thống này, việc bỏ phiếu sẽ được tính theo các bang, đại diện của mỗi bang có một phiếu bầu. Số đại biểu qui định để tiến hành việc này gồm một hoặc các thành viên của hai phần ba các bang và phải có đa số các bang. Nếu Hạ viện đã được trao quyền bầu cử mà không bầu ra Tổng thống trước ngày thứ 4 của tháng 3 tiếp theo, thì Phó Tổng thống sẽ là quyền Tổng thống, cũng giống như trường hợp Tổng thống qua đời hoặc không đủ năng lực như Hiến pháp quy định. Người có số phiếu bầu nhiều nhất cho Phó Tổng thống sẽ đắc cử Phó Tổng thống nếu số phiếu này là đa số phiếu của tổng số đại cử tri được chỉ định; nếu không có ai được đa số phiếu, thì Thượng viện sẽ căn cứ vào hai người có số phiếu cao nhất trong danh sách để bầu ra Phó Tổng thống. Số đại biểu cần thiết cho mục đích này gồm hai phần ba trong tổng số thượng nghị sĩ và đa số trong tổng số là tiêu chuẩn cần thiết để chọn lựa. Người nào không đủ tiêu chuẩn hợp hiến để đảm nhận chức vụ Tổng thống thì cũng không đủ tiêu chuẩn để được chọn làm Phó Tổng thống Hoa Kỳ.

Tu chính án XIII

(Đề xuất ngày 31 tháng 1 năm 1865, phê chuẩn ngày 6 tháng 12 năm 1865)

Khoản 1

Không một chế độ nô lệ hoặc lao dịch cưỡng bức nào có thể tồn tại ở Hoa Kỳ hoặc ở một nơi nào thuộc thẩm quyền của Hoa Kỳ, trừ trường hợp trừng phạt thích đáng đối với tội phạm hình sự mà đương sự phạm phải.

Khoản 2

Quốc hội sẽ có quyền thực thi điều này bằng quyền lập pháp tương ứng.

Tu chính án XIV

(Đề xuất ngày 13 tháng 6 năm 1866, phê chuẩn ngày 9 tháng 7 năm 1868)

Khoản 1

Tất cả những người sinh ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ hoặc được nhập quốc tịch ở Hoa Kỳ và thuộc thẩm quyền tài phán ở đó, đều là công dân của Hoa Kỳ và của bang mà họ sinh sống. Không một bang nào được ban hành hoặc thực thi bất cứ đạo luật nào nhằm hạn chế đặc quyền hoặc quyền bất khả xâm phạm của công dân Hoa Kỳ. Cũng không một bang nào có thể tước đoạt sinh mệnh, tự do hoặc tài sản của một cá nhân mà không theo một quy trình do luật định. Cũng không thể phủ nhận quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng của một cá nhân trong phạm vi thẩm quyền tài phán của bang đó.

Khoản 2

Số Hạ nghị sĩ được phân chia theo tổng số nhân khẩu của các tiểu bang, ngoại trừ những người da đỏ không phải nộp thuế. Nhưng trong bất cứ một cuộc bầu cử đại cử tri (để bầu Tổng thống và Phó Tổng thống Hoa Kỳ), bầu cử các Hạ nghị sĩ trong Quốc hội, các quan chức hành pháp và tư pháp của bang hoặc các thành viên của cơ quan lập pháp nơi đó, nếu quyền bầu cử của nam công dân tuổi 21 và là công dân Hoa Kỳ bị phủ nhận hoặc hoặc bị tước bỏ vì lý do nào đó (không kể trường hợp những người tham gia phiến loạn hoặc phạm các tội khác), thì số đại cử tri ở đó sẽ bị giảm bớt theo tỷ lệ giữa tổng số nam công dân và số nam công dân ở độ tuổi 21 tại bang đó.

Khoản 3

Những ai với tư cách là thành viên của Quốc hội, hoặc một quan chức của Hoa Kỳ, hoặc một thành viên của một cơ quan lập pháp của bang, hoặc quan chức hành chính hay tư pháp của bất cứ một bang nào đã tuyên thệ ủng hộ Hiến pháp của Hoa Kỳ nhưng lại tham gia các cuộc nổi dậy hay phiến loạn chống lại Hiến pháp hoặc trợ giúp hay úy lạo kẻ thù, thì không thể là thượng nghị sĩ hoặc hạ nghị sĩ trong Quốc hội, hoặc đại cử tri để bầu Tổng thống và Phó Tổng thống, hoặc phụ trách một cơ quan dân sự hay quân sự nào của Hoa Kỳ hay của một bang nào đó. Nhưng Quốc hội có thể với 2/3 số phiếu của hai phần ba thành viên mỗi Viện để bác bỏ sự nghiêm cấm nói trên.

Khoản 4

Giá trị của những khoản nợ công cộng của Hoa Kỳ, được luật pháp đảm bảo, kể cả những khoản nợ để trả cho các khoản phụ cấp và tiền thưởng cho công việc phục vụ trấn áp các cuộc nổi dậy và phiến loạn, không bị chất vấn. Tuy nhiên Hoa Kỳ và bất cứ bang nào đều không thừa nhận hoặc thanh toán các khoản nợ hay trái vụ liên quan tới sự hỗ trợ các cuộc nổi dậy và phiến loạn chống lại Hoa Kỳ, hoặc đối với những yêu cầu bồi thường cho tình trạng mất mát nô lệ hoặc giải phóng nô lệ. Những khoản tiền, nghĩa vụ và yêu cầu loại này phải bị coi là phi pháp và không có giá trị.

Khoản 5

Bằng luật lệ thích hợp, Quốc hội có quyền triển khai xem xét điều khoản này.

Tu chính án XV

(Đề xuất ngày 26 tháng 2 năm 1869, phê chuẩn ngày 3 tháng 2 năm 1870)

Khoản 1

Quyền bầu cử của các công dân Hoa Kỳ sẽ không bị phủ nhận hoặc hạn chế, dựa vào lý do chủng tộc, màu da hay tình trạng nô lệ trước đây.

Khoản 2

Quốc hội sẽ có quyền triển khai điều khoản này bằng luật lệ thích hợp.

Tu chính án XVI

(Đề xuất ngày 12 tháng 7 năm 1909, phê chuẩn ngày 3 tháng 2 năm 1913)

Quốc hội sẽ có quyền ban hành và thu các khoản thuế thu nhập có từ bất cứ nguồn nào mà không phân bổ tỷ lệ giữa các bang và không dựa vào bất cứ sự thống kê và điều tra dân số nào.

Tu chính án XVII

(Đề xuất ngày 13 tháng 5 năm 1912, phê chuẩn ngày 8 tháng 4 năm 1913)

Thượng viện của Hoa Kỳ sẽ gồm có hai thượng nghị sĩ của mỗi bang do dân chúng ở đó bầu ra với nhiệm kỳ 6 năm và mỗi thượng nghị sĩ sẽ có một lá phiếu biểu quyết. Đại cử tri ở mỗi bang phải có đủ phẩm chất cần thiết như là phẩm chất của đại cử tri ở bang có cơ quan lập pháp đông đảo nhất.

Khi có chỗ trống trong số đại diện của tiểu bang trong Thượng viện, cơ quan hành pháp của bang đó sẽ ban hành lệnh bầu cử để bổ sung vào chỗ trống, với điều kiện là cơ quan lập pháp của bang đó trao quyền tạm thời cho cơ quan hành pháp cho đến khi nhân dân bầu chọn được người bổ sung vào những chỗ trống theo luật lệ sẵn có.

Điều khoản này sẽ không được giải thích làm ảnh hưởng đến việc bầu cử hoặc nhiệm kỳ của thượng nghị sĩ được bầu ra, cho đến khi nó có hiệu lực như một bộ phận của Hiến pháp.

Tu chính án XVIII

(Đề xuất ngày 18 tháng 12 năm 1917, phê chuẩn ngày 16 tháng 1 năm 1919, bị bãi bỏ bởi Tu chính án XXI ngày 5 tháng 12 năm 1933)

Khoản 1

Một năm sau khi phê chuẩn điều khoản này của Hiến pháp, việc sản xuất, mua bán hoặc chuyên chở các loại rượu có cồn ở trong nước, nhập khẩu từ nước ngoài, xuất khẩu từ Hoa Kỳ và các lãnh thổ thuộc thẩm quyền của Hoa Kỳ đều bị cấm.

Khoản 2

Quốc hội và các bang có quyền lực như nhau khi triển khai điều khoản này của Hiến pháp.

Khoản 3

Điều khoản này sẽ không có hiệu lực trừ phi được phê chuẩn bởi cơ quan lập pháp của các bang như một tu chính án của Hiến pháp trong vòng 7 năm kể từ ngày Quốc hội chuyển đến các bang như Hiến pháp quy định.

Tu chính án XIX

(Đề xuất ngày 4 tháng 6 năm 1919, phê chuẩn ngày 18 tháng 8 năm 1920)

Khoản 1

Quyền bầu cử của các công dân Hoa Kỳ sẽ không bị phủ nhận hoặc hạn chế bởi Liên bang hoặc bất cứ bang nào với lý do giới tính.

Khoản 2

Quốc hội có quyền thực hiện điều khoản này bằng luật lệ thích hợp.

Tu chính án XX

(Đề xuất ngày 2 tháng 3 năm 1932, phê chuẩn ngày 23 tháng 1 năm 1933)

Khoản 1

Nhiệm kỳ của Tổng thống và Phó Tổng thống sẽ kết thúc vào đúng trưa ngày 20 tháng giêng, và nhiệm kỳ của các thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ sẽ kết thúc vào đúng trưa của ngày 3 tháng giêng của năm mà những nhiệm kỳ trên sẽ kết thúc, nếu điều khoản này vẫn chưa được phê chuẩn và nhiệm kỳ của những người kế nhiệm họ sẽ bắt đầu từ thời điểm đó.

Khoản 2

Quốc hội sẽ họp ít nhất mỗi năm một lần và kỳ họp sẽ bắt đầu vào giữa trưa ngày 3 tháng giêng, trừ trường hợp họ có thể căn cứ vào luật để xác định một ngày khác.

Khoản 3

Nếu vào thời điểm bắt đầu nhiệm kỳ đã được ấn định mà Tổng thống đắc cử qua đời, thì Phó Tổng thống đắc cử sẽ trở thành Tổng thống. Nếu trước thời điểm bắt đầu nhiệm kỳ đã được ấn định mà Tổng thống chưa đắc cử hoặc Tổng thống đã đắc cử nhưng không đủ tư cách, thì Phó Tổng thống đắc cử sẽ đảm đương cương vị Tổng thống cho đến khi Tổng thống được xác định là có đủ tư cách. Quốc hội có thể căn cứ vào luật để quyết định về trường hợp khi cả Tổng thống đắc cử và Phó Tổng thống đắc cử đều không đủ điều kiện, tuyên bố ai sẽ đứng ra đảm đương quyền Tổng thống hoặc xác định cách thức để chọn người đảm đương chức vụ Tổng thống cho đến khi Tổng thống hay Phó Tổng thống có đủ tư cách.

Khoản 4

Quốc hội có thể căn cứ vào luật để quy định trong trường hợp có sự qua đời của bất cứ cá nhân nào trong những người mà Hạ viện có thể chọn làm Tổng thống khi Hạ viện được trao quyền lựa chọn đó; và trong trường hợp có sự qua đời của bất cứ cá nhân nào trong những người mà Thượng viện có thể chọn làm Phó Tổng thống khi Thượng viện được trao quyền lựa chọn đó.

Khoản 5

Khoản 1 và khoản 2 sẽ có hiệu lực bắt đầu vào ngày 15 tháng 10 sau khi điều khoản này được phê chuẩn.

Khoản 6

Điều này của Hiến pháp sẽ không có hiệu lực trừ phi được phê chuẩn như những tu chính án của Hiến pháp bởi cơ quan lập pháp của ba phần tư các tiểu bang trong 7 năm kể từ ngày được đệ trình.

Tu chính án XXI

(Đề xuất ngày 20 tháng 2 năm 1933, phê chuẩn ngày 5 tháng 12 năm 1933)

Khoản 1

Kể từ nay, tu chính án số 18 của Hiến pháp bị bãi bỏ.

Khoản 2

Việc chuyên chở hay nhập khẩu nhằm cung cấp và sử dụng rượu có cồn ở bất cứ bang nào hoặc lãnh thổ và vùng thuộc sở hữu của Hoa Kỳ mà vi phạm luật ở những nơi đó sẽ bị nghiêm cấm.

Khoản 3

Điều này sẽ không có hiệu lực trừ phi nó được các đại hội của các bang phê chuẩn như một tu chính án của Hiến pháp, theo qui định của Hiến pháp, trong vòng 7 năm kể từ ngày Quốc hội chuyển đến các bang.

Tu chính án XXII

(Đề xuất ngày 24 tháng 3 năm 1947, phê chuẩn ngày 27 tháng 2 năm 1951)

Khoản 1

Không người nào được bầu giữ chức vụ Tổng thống quá hai nhiệm kỳ và không người nào đã đảm đương chức vụ Tổng thống hoặc là quyền Tổng thống quá hai năm trong nhiệm kỳ mà người khác đã đắc cử Tổng thống sẽ được bầu vào chức vụ Tổng thống hơn một nhiệm kỳ. Nhưng điều khoản này không áp dụng đối với những người đang giữ chức Tổng thống khi điều khoản này được Quốc hội đề nghị và sẽ không ngăn cản bất cứ ai có thể giữ chức Tổng thống hoặc quyền Tổng thống trong thời gian điều khoản này có hiệu lực đúng vào nhiệm kỳ của họ, vì vậy họ sẽ tiếp tục cương vị Tổng thống hay quyền Tổng thống trong thời gian nhiệm kỳ còn lại.

Khoản 2

Điều này sẽ không có hiệu lực trừ phi nó sẽ được cơ quan lập pháp của ba phần tư các bang phê chuẩn như một tu chính án vào Hiến pháp trong vòng 7 năm kể từ ngày Quốc hội chuyển tới các bang.

Tu chính án XXIII

(Đề xuất ngày 16 tháng 6 năm 1960, phê chuẩn ngày 29 tháng 3 năm 1961)

Khoản 1

Các địa hạt cấu thành nên các khu vực bầu cử chính quyền của Hoa Kỳ sẽ được tổ chức theo thể thức mà Quốc hội quy định như sau:

Số đại cử tri bầu Tổng thống và Phó Tổng thống mà các địa hạt có được bằng tổng số thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ trong Quốc hội, nếu đó là một bang, nhưng nếu số đại cử tri không nhiều hơn so với bang ít dân số nhất, thì họ sẽ được ghép vào số đại cử tri do các bang bổ nhiệm, nhưng xuất phát từ mục đích của cuộc bầu Tổng thống và Phó Tổng thống, thì họ sẽ được coi là các đại cử tri do một bang bổ nhiệm, và họ sẽ họp với nhau ở khu vực bầu cử và hoàn thành trách nhiệm do điều 12 của Tu chính án Hiến pháp qui định.

Khoản 2

Quốc hội có quyền đem lại hiệu lực cho điều khoản này bằng luật lệ phù hợp.

Tu chính án XXIV

(Đề xuất ngày 27 tháng 8 năm 1962, phê chuẩn ngày 23 tháng 1 năm 1964)

Khoản 1

Quyền bầu cử của công dân Hoa Kỳ trong các vòng bầu cử sơ bộ, hoặc trong các cuộc bầu cử Tổng thống hay Phó Tổng thống, cuộc bầu đại cử tri để bầu Tổng thống, Phó Tổng thống, thượng nghị sĩ hay hạ nghị sĩ trong Quốc hội, sẽ không bị phủ nhận hoặc hạn chế bởi Hoa Kỳ hay một bang nào với lý do không có khả năng nộp thuế thân hoặc thuế khác.

Khoản 2

Quốc hội có quyền thực thi điều này bằng luật lệ phù hợp.

Tu chính án XXV

(Đề xuất ngày 6 tháng 7 năm 1965, phê chuẩn ngày 10 tháng 2 năm 1967)

Khoản 1

Trong trường hợp Tổng thống bị phế truất, qua đời hoặc từ chức, Phó Tổng thống sẽ trở thành Tổng thống.

Khoản 2

Trong trường hợp vị trí Phó Tổng thống bị bỏ trống, Tổng thống sẽ chỉ định một người làm Phó Tổng thống, nhưng phải được đa số phiếu bầu của cả hai Viện trong Quốc hội.

Khoản 3

Trong trường hợp Tổng thống chuyển đến Chủ tịch lâm thời của Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện văn bản tuyên bố rằng Tổng thống không thể thực thi quyền lực và trách nhiệm của mình và cho đến khi Tổng thống chuyển đến họ một văn bản với nội dung ngược lại thì những quyền lực và trách nhiệm đó sẽ do Phó Tổng thống thực thi với tư cách quyền Tổng thống.

Khoản 4

Trong mọi trường hợp khi Phó Tổng thống và đa số các quan chức chủ yếu của cơ quan hành pháp hay cơ quan tương đương nào khác mà Quốc hội đã quy định bằng luật, chuyển lên Chủ tịch lâm thời của Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện văn bản của họ tuyên bố rằng Tổng thống không thể thực thi những quyền lực và trách nhiệm của mình, thì Phó Tổng thống sẽ ngay lập tức nắm quyền lực và trách nhiệm đó với tư cách quyền Tổng thống.

Sau đó, khi Tổng thống chuyển lên quyền Chủ tịch của Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện văn bản tuyên bố về năng lực của mình, Tổng thống có thể tiếp tục thực thi quyền lực và nhiệm vụ với điều kiện trong vòng 4 ngày Phó Tổng thống và đa số các quan chức chủ yếu của cơ quan hành pháp hay cơ quan tương đương mà Quốc hội đã qui định chuyển đến Chủ tịch lâm thời của Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện văn bản tuyên bố về việc Tổng thống có đủ năng lực thực thi quyền lực và trách nhiệm của mình.

Nếu không phải trong kỳ họp, trong vòng 48 tiếng đồng hồ Quốc hội sẽ phải họp để giải quyết vấn đề đó. Nếu Quốc hội trong vòng 21 ngày sau khi nhận được văn bản tuyên bố nói trên hoặc nếu vào thời điểm đó không phải là kỳ họp thì trong vòng 21 ngày, Quốc hội phải họp để với hai phần ba số phiếu của cả hai Viện quyết định về việc Tổng thống không thể thực thi các quyền và trách nhiệm của mình, và Phó Tổng thống sẽ tiếp tục thực thi công việc đó với tư cách là quyền Tổng thống, trong trường hợp ngược lại, Tổng thống sẽ tiếp tục thực thi quyền lực và trách nhiệm của mình.

Tu chính án XXVI

(Đề xuất ngày 23 tháng 3 năm 1971, phê chuẩn ngày 1 tháng 7 năm 1971)

Khoản 1

Quyền bầu cử của công dân Hoa Kỳ từ 18 tuổi trở lên sẽ không bị tước bỏ hoặc hạn chế bởi Liên bang hay bất cứ bang nào với lý do tuổi tác.

Khoản 2

Quốc hội có quyền thực hiện điều này bằng luật lệ thích hợp.

Tu chính án XXVII[ghi chú]

(Đề xuất ngày 25 tháng 9 năm 1789, phê chuẩn ngày 7 tháng 5 năm 1992)

Trước cuộc bầu cử hạ nghị sĩ, không một điều luật nào nhằm thay đổi các khoản trợ cấp cho công việc của thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ sẽ có hiệu lực.