Saturday, February 29, 2020

“GIỠN MẶT CHÍNH QUYỀN” NGUYỄN THANH TÚ BỊ TÒA CẤM CỬA!

Sau khi chính thức xuất đầu lộ diện là kẻ bưng bô cho Việt Cộng và xuất hiện công khai trên các hệ thống truyền thông của nhà nước và đảng CSVN. Trở về Hoa Kỳ, Nguyễn Thanh Tú đã không còn được bất cứ đài, báo nào kể cả các kênh YouTube vẫn thường khai thác Tú để câu view, giờ cũng tránh xa. Các diễn đàn mạng, những người quốc gia từng lên tiếng bênh vực Tú vì hành động “tim công lý cho cha”, giờ cũng không ai muốn dính vào một kẻ được liệt vào loại người “lừa thầy, phản bạn”.

Khi NTTú lên truyền hình An Ninh TV cũng như Báo Nhân Dân ở Hà Nội, với khuôn mặt hớn hở, tươi cười ca tụng Công An CSVN “hiền lành và thân thiện” với dân. Gọi những nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền ở trong nước là “tù nhân vô lương tâm”. Cho những người biểu tình chống đối nhà nước là vì ham tiền, và cảnh công an đàn áp dân là do phía “thù nghịch” dàn dựng. Nhưng có lẽ cái tát mạnh nhất mà Tú vả vào mặt giới truyền thông hải ngoại khi Tú nói rằng: TRUYỀN THÔNG HẢI NGOẠI ĐàKHÔNG CHUYÊN NGHIỆP và ĐẠO ĐỨC BẰNG TRUYỀN THÔNG Ở TRONG NƯỚC! Có lẽ đây chính là hành động phản thùng bẩn thỉu nhất của một người từng được một số nhà báo tại hải ngoại bảo vệ và giúp đỡ, và cũng có thể vì lý do đó mà NTTú đã bị họ cấm cửa?

THẾ NHƯNG CÓ MỘT ĐIỀU ÍT AI BIẾT LÀ NGUYỄN THANH TÚ CŨNG ĐàBỊ TOÀ ÁN HOA KỲ CẤM CỬA!

Tin này đã được NTTú giấu như mèo giấu phân! Đây là một biện pháp được xử dụng trong các hệ thống tòa án dân sự để trừng trị những kẻ lợi dụng, sách nhiễu hệ thống tư pháp, toà án, tìm cách quấy rối người khác bằng cách nộp các đơn kiện vô căn cứ.
Những kẻ này thường có đặc điểm chung. Xuất phát từ các động cơ thù hận cá nhân hoặc mục đích chính trị…họ cứ khởi kiện bừa bãi vô căn cứ bất chấp các phán quyết bất lợi và thất bại về thủ tục. Họ có thể dùng đến nhiều thủ tục tố tụng lặp đi, lặp lại để tấn công cùng một kẻ thù. Họ thường khởi động các thủ tục tố tụng tại tòa án bất chấp các chi phí pháp luật tốn kém. Họ có xu hướng kiên trì, lạm dụng tiến trình tố tụng cho các mục tiêu ích kỷ và độc ác của riêng mình nhằm mục đích làm suy yếu đối thủ thông qua một trận chiến tiêu hao về pháp lý. Đặc biệt, họ thường tự mình đại diện khi khởi kiện (để tránh chi phí cho mình và chỉ nhằm triệt hạ đối thủ bằng một trình tự pháp lý lâu dài và tốn kém…)

Để đối phó với vấn nạn này, một khi có cơ sở để xác định kẻ lợi dụng quấy nhiễu pháp luật, các Tòa án ở Bắc Mỹ sẽ áp dụng thủ tục khắt khe hơn, để hạn chế các khiếu nại có vẻ là phù phiếm, hay nói cách khác là lạm dụng quy trình. Thậm chí, khi cần thiết, sẽ công bố đương sự là một dạng sách nhiễu pháp luật (vexatious litigant) áp đặt các hạn chế tiếp cận tòa án đối với họ, có thể bao gồm các hạn chế như cá nhân ấy phải được đại diện bởi một luật sư trong bất kỳ thủ tục tố tụng nào trong tương lai và họ phải làm đơn gửi Chánh án hoặc Trợ lý Chánh án trước khi được phép khởi kiện ai.

Đó chính là đặc điểm của Nguyễn Thanh Tú, kẻ từng một mình khởi kiện rất nhiều cá nhân tổ chức suốt từ 2015 đến nay kể cả các cuộc thưa kiện một số ngân hàng cho vay nợ nhà trên những căn nhà mà đương sự làm chủ. Hậu quả dẫn đến cho Tú là Toà buộc phải đưa ra phán quyết số 17-CV-0790, nội dung công bố Nguyễn Thanh Tú là một dạng sách nhiễu pháp luật, (declaring plaintiff Tu Nguyen a Vexatious Litigant), ban hành lệnh cấm không cho đương sự tiếp tục thưa kiện bất cứ ai nữa nếu không được phép của thẩm phán hành chính địa phương (ký bởi Thẩm phán cư trú ngày 4 tháng 10 năm 2017) tiếp theo là Thông báo của Văn phòng Quản lý Tòa án (Notice by Office of Court Administration on List of Vexatious Litigants) ký ngày 2 tháng 4 năm 2019: (https://www.txcourts.gov/media/1439039/ty-nguyen.pdf).

Chính từ hậu quả này mà từ năm 2017 đến nay, sau khi thua trận pháp lý (ngày 28 tháng 6 năm 2018), bị Chánh án Miller ra án lệnh bắt phải trả tiền lệ phí luật sư tổng cộng $325.918.00 Mỹ kim cùng với tiền lời cho đài Á Châu Tự Do, đảng Việt Tân cùng 8 đảng viên của họ, Nguyễn Thanh Tú không còn cơ hội lợi dụng luật pháp để tiếp tục thưa kiện, huỷ hoại cá nhân, tổ chức nào nữa.

Tuy nhiên, cơn điên cuồng, ảo tưởng của Tú đã xoay chuyển sang hướng trả thù khác. Một trong những chiêu mới là lôi kéo các đài truyền thông phương Tây vào cái gọi là “cuộc điều tra về những vụ buôn người”. Dù CBC News, một trong các cơ quan truyền thông có trách nhiệm này ở Canada, đã không thể đi đến kết luận gì trước những vu cáo vô căn cứ của Tú, nhưng chỉ riêng việc họ thực hiện một phóng sự điều tra cũng tạo được một cái cớ cho Tú nâng các vu cáo của mình lên một nấc cao hơn và cũng khiến thiều số ủng hộ Tú có cơ hội reo hò thích thú !!! 

Toà Án Hoà Kỳ đã xem Tú là một kẻ quấy nhiễu, truyền thông Việt Ngữ từng làm ngơ không chuyên chở đưa tin những vu cáo ác ý vô căn cứ của Tú, chẳng sớm thì muộn, những đài truyền thông dòng chính cũng sẽ nhận ra và tránh xa kẻ thần kinh hoang tưởng này thôi! 

Đáng tiếc là, trước khi thời gian giúp mọi chuyện mở ra sự thật, trước khi công chúng người Việt nhận chân ra kẻ phá hoại này, không ít cá nhân, tổ chức đã phải chịu đựng những tổn thất không nhỏ từ các hành động độc ác của Tú. Phải chăng đó là cách báo oán mà cha của Tú đã mách bảo dẫn dắt để đương sự trả thù lên cộng đồng người Việt chống Cộng ở hải ngoại? 

Vũ Tiền Phong
(tháng 2/2020)

Friday, February 28, 2020

Mời các bạn đọc để thấy nhân cách và bản năng của Tổng Thống Donald Trump, vị TT thứ 45 của USA qua ngòi bút của Sử gia Hoa Kỳ Doug Wead


Nhà Sử học Doug Wead chuyên viết về tổng thống Mỹ nói gì về ông Trump?
Rất nhiều những câu chuyện về tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trên mặt báo hôm nay đến từ những nguồn tin “nặc danh”, nhưng rò rỉ của một ai đó không được đề tên trên truyền thông hoặc trên mạng xã hội. Qua con mắt của một nhà sử học chuyên viết về các câu chuyện của Tổng Thống Mỹ, ông Trump là một người như thế nào?
Doug Wead, presidential historian and author of “Inside Trump’s White House” in Virginia on Nov. 21, 2019. (Samira Bouaou/The Epoch Times)
Lúc Tổng thống Donald Trump vừa đắc cử, ông đã hỏi Tổng thống đương nhiệm Barack Obama rằng vấn đề lớn nhất mà ông sẽ phải đối mặt sau khi nhậm chức là gì?
“Bắc Triều Tiên”, Obama nói. Khi chỉ có 2 người, Obama nói với Trump rằng: “Ông sẽ phải đi tới chiến tranh với Triều Tiên trong thời gian ông làm chủ Tòa Bạch Ốc.”
“À, thế ông đã gọi cho ông ta bao giờ chưa?”. Trump đề cập thẳng đến lãnh đạo Triều Tiên – Kim Jong Un.
“Chưa, hắn là một kẻ độc tài.” Obama đáp lại.
Và cuộc nói chuyện cứ thế tiếp diễn dưới ngòi bút của nhà sử học tổng thống Doug Wead trong cuốn sách mới của ông: “Bên trong Tòa Bạch Ốc: Những chuyện thật dưới thời Tổng thống Trump”. Cuốn sách dựa trên những buổi phỏng vấn độc quyền với Trump, các thành viên gia đình và những người thân cận quanh ông.
Chính trị gia người Phổ Otto von Bismarck có câu nổi tiếng: “Chính trị là nghệ thuật của những điều khả thi” , nhưng ông Trump phải vận hành trong một khuôn khổ của những điều bất khả thi, Wead nói trong buổi phỏng vấn trong chương trình :American Thought Leaders: của tờ Epoch Times.
Ông Trump tin rằng một doanh nhân phải đối đầu với những điều không thể. “Trước hết, bạn hãy chọn xử lý việc khó nhất, sau đó chuyển sang việc ít khó hơn”, Wead nói, nhắc lại lời của Trump.
Sau những cảnh báo của người tiền nhiệm Obama, Tổng Thống Trump nhanh chóng triển khai các bước để vô hiệu hóa mối đe dọa chiến tranh hạt nhân từ Bắc Triều Tiên.
“Đó là bản năng của ông ấy: Nếu bạn gặp vấn đề với ai đó, hãy gọi thẳng cho anh ta..” Và đó chính xác là những gì Trump đã làm với Kim Jong Un.
Khi Trump đảm nhận chức Tổng Thống , mối quan hệ căng thẳng với Kim đã lên đến đỉnh điểm. Chính quyền Bắc Hàn khoe rằng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa với đầu đạn hạt nhân có thể tấn công đất Mỹ bất cứ lúc nào. Chính quyền Trump cũng đáp trả ngược lại bằng lời đe dọa về một cuộc tấn công quân sự. Trump sau đó nói với Wead rằng, cuộc chiến với Bắc Hàn dường như đã không thể gần hơn.
Thế nhưng, vào năm 2018, Trump đã trở thành Tổng Thống đương nhiệm đầu tiên của Hoa Kỳ gặp gỡ nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên; và cũng lần đầu tiên, một nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên vượt biên giới đến Hàn Quốc tham dự hội nghị thượng đỉnh với Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae-in. Hai bên đồng ý chấm dứt hoàn toàn Chiến tranh Triều Tiên – cuộc chiến vẫn dai dẳng từ năm 1953 nhưng chưa từng kết thúc bằng một hiệp ước hòa bình. Chính quyền Trump cũng đã giải phóng thành công 3 con tin Mỹ và đưa nhiều hài cốt của binh sĩ Hoa Kỳ bị mất tích trong Chiến tranh Triều Tiên về nước.
Cách tiếp cận vấn đề Triều Tiên của ông Trump chỉ là một trong số rất nhiều câu chuyện được đan xen vào nhau và được ghi lại cho hậu thế trong cuốn sách mới xuất bản của Wead.
Cuốn sách hé lộ những cảm xúc thăng trầm của Trump trong Ngày bầu cử tổng thống, khi ban đầu ông Trump đã nói với các con mình rằng ông đã thua.
Wead đã vẽ một bức tranh đầy sắc thái về khoảnh khắc một người đàn ông quyết định xé toạc bài phát biểu chiến thắng được chuẩn bị từ trước của mình sau khi ông nhìn thấy trên màn hình TV những người ủng hộ Hillary Clinton đang khóc tại Trung Tâm Javits. Và ông kể câu chuyện về Trump qua góc nhìn của những đứa con của ông ấy, như một người đủ dũng cảm để đối đầu với toàn bộ giới chính trị tinh hoa mặc dù điều đó chẳng đem lại gì cho ông.
Đặc quyền chưa từng có
“Ông ấy là một người cực kỳ, cực kỳ bản năng.” Đó là lời nhận xét Wead dành cho Trump.
Khi Wead bước chân vào văn phòng Bầu Dục cho buổi phỏng vấn với Tổng Thống, Trump đang cầm những lá thư trao đổi giữa ông với Kim và vẫy về phía Wead: “Không ai được xem những thứ này. Người của tôi không muốn tôi đưa những bức thư này cho ông. Nhưng tôi muốn ông đọc chúng.”
Trump cũng quyết định luôn trong sáng hôm đó: “Tôi sẽ để ông ghi âm buổi phỏng vấn.. Tôi cũng cho phép ông được quyền tiếp cận bất cứ người nào trong gia đình tôi và bất cứ người nào trong Nhà Trắng.”
Wead tiếp tục kể: “Cuối ngày hôm đó, ông ấy đã sắp xếp cho tôi một căn phòng đặc biệt tại Tòa Bạch Ốc, nơi tôi có thể ngồi nghỉ ngơi và dành thời gian đọc.”
“Nếu phải có cảm tình với ai đó, thì tôi rất có cảm tình với ông.” Đó là cách mà Trump giải thích với Wead về thái độ của mình.
Và như thế, Wead đã được trao một đặc quyền chưa từng có trước đây, đặc quyền tiếp cận Tổng Thống và gia đình ông.
Đã có quá nhiều sách chứa đầy những tin đồn về Trump với những nguồn tin nặc danh.
“Nó khiến tôi khó chịu. Tại sao không có ai đi ghi chép từ nguồn chính thống?”
Wead chia sẻ, rồi nhiều năm sau, khi các nhà sử học nhìn lại và họ sẽ muốn biết: “Tổng thống lúc đó đã nói gì? Jared và Ivanka đã nói gì? Don Jr, Tiffany, Lara và Eric đã nói gì. Và đó là những gì tôi muốn ghi lại”.
Sự phản bội của giới thượng lưu Mỹ
“Trong nhiều năm, tôi có thể thấy rằng cha tôi đã rất thất vọng với các chính trị gia ở Hoa Kỳ.” Con trai tổng thống – Eric Trump kể lại với Wead: “Mỗi khi đọc một tin tức trên báo, ông ấy sẽ tỏ vẻ đầy ngao ngán.”
Ông đã bực tức vì những cuộc chiến bất tận ở nước ngoài, sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ, sự tràn lan của thuốc phiện, các thỏa thuận thương mại tồi tệ và sự thất thoát tài sản của Mỹ ra nước ngoài, Eric, con trai của Trump nói với Wead.
Ngay từ khi Ivanka Trump còn là một cô bé, cha cô thường xé toạc các trang của tờ Thời báo New York và không ngừng than thở về những gì giới thượng lưu ở cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đang làm với nước Mỹ.
Wead nói: “Trong suốt thời gian này, ông ấy đã hy vọng có người nào đó sẽ bước ra tranh cử chức Tổng Thống để dọn dẹp lại đất nước, nhưng không ai làm cả.”
Trump đã chứng kiến khi các đời Tổng Thống cả hai Đảng Cộng hòa và Dân chủ chào đón Trung Quốc cộng sản gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và trao cho Trung Quốc vị thế của một quốc gia được ưa chuộng nhất. Họ đã mở đường cho sự trỗi dậy của Trung Quốc cộng sản và khởi động “sự chuyển giao tài sản lớn nhất trong lịch sử loài người bên ngoài Trung Đông, từ Mỹ sang Trung Quốc”, Wead nói.
“Hãy tưởng tượng xem, phải mất bao nhiêu tiền bạc để kéo được Trung Quốc ra khỏi nghèo đói? Và chính tầng lớp trung lưu của Mỹ đã làm được điều đó.” nhà sử học nói.
Wead chia sẻ: “Tổng Thống biết các quyết định mà ông phải đưa ra khi đối mặt với vấn đề Trung Quốc là những quyết định khó khăn nhất. Và ông cũng hiểu rằng, người Mỹ sẽ không hoàn toàn ủng hộ các quyết định của ông, chẳng hạn như việc áp thuế quan nặng nề đối với các sản phẩm của Trung Quốc.”
Chuyện chưa kể
Trump là Tổng Thống Hoa Kỳ thứ 6 mà Wead đã phỏng vấn. Ông cũng đã nói chuyện với 6 vị phu nhân và 30 anh chị em cùng con cái của các vị Tổng Thống khác.
Trong các cuộc chuyện trò với Tổng Thống , ông cho biết tất cả đều có một đặc điểm chung, họ đều là những người lắng nghe tuyệt vời.
“Khi tôi cũng thấy điều đó ở Trump, tôi đã rất ngạc nhiên. Vì trên TV, hầu như bạn chỉ thấy ông ấy nói liên tục và hiếm khi thấy ông ấy ngồi nghe.” Wead bộc bạch: “Toàn bộ quan điểm của tôi về Ngài Tổng Thống đã ngay lập tức thay đổi khi tôi gặp ông.”
Ivanka Trump trong một cuộc phỏng vấn đã tâm sự với Wead: “Ông ấy là một người thật sự giàu lòng trắc ẩn.”
Wead cũng đã ghi lại một cách chi tiết trong cuốn sách của ông: “Suốt cuộc đời mình, ngay từ tuổi thiếu niên, Ivanka thường được gọi vào văn phòng của bố, nơi cô bắt gặp hình ảnh người đàn ông quen thuộc hay xé những tờ báo buổi sáng và nói với cô: “Ivanka, hãy đi tìm người này đi.”. Đó có thể là một người có căn hộ vừa bị cháy, đã mất hết tài sản. Hay lần nọ thì là một cô gái trẻ có người cha bị sát hại ở khu vực Bronx nhưng các công tố viên không ra lệnh bắt”.
Cuối cùng Ivanka đã tìm thấy ra cô gái đang trong cảnh bần cùng, Trump đã đề nghị giúp đỡ và cho cô ấy một công việc, Wead nói.
Wead cũng hé lộ với Thời báo Đại Kỷ Nguyên rằng, một trong những bí mật đáng xấu hổ nhất của nước Mỹ là việc nhiều con tin Mỹ vẫn còn đang bị giam giữ ở nước ngoài. Chính quyền trước đây đã không đảm bảo được việc giải cứu họ.
“Tôi đã nói chuyện với gia đình của những con tin này. Cả Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hòa – họ đều không quan tâm. Những người này có những người thân mà họ yêu thương đang bị chặt đầu, bị tra tấn và hãm hiếp” Wead nói.
Chính phủ Mỹ đã yêu cầu gia đình các nạn nhân hãy giữ im lặng với lý do là nếu công khai thông tin thì giá trị của các con tin sẽ tăng lên và càng khó giải cứu họ. Hơn nữa sẽ tăng nguy cơ nhiều người Mỹ ở nước ngoài bị bắt giam để tống tiền chính phủ.
“Đã có một thời kỳ tăm tối như vậy, một thời kỳ đáng xấu hổ khi không một ai động đến vấn đề con tin. Nếu như đó là con trai hay con gái bạn, hy vọng duy nhất của bạn chắc chắn là Chính phủ Liên bang. Nhưng họ sẽ không cập nhật tình hình với bạn, không nói bạn biết việc gì đang diễn ra, cũng không cho bạn vận dụng khả năng và tiền bạc để cứu con mình.” Wead nói.
Trump đã phẫn nộ về điều đó. Kể từ khi nhậm chức, ông đã giải cứu thành công 22 con tin. Ông cũng từ chối dùng tiền để trao đổi.
“Thực tế ông ấy đã làm điều ngược lại. “Chúng tôi lấy tiền của họ và chúng tôi sẽ ép cho đến khi họ chịu thả người của chúng tôi ra.” Đó là logic của Trump.” Wead cho biết.
Trong cuốn sách của mình, Wead cũng nhấn mạnh trường hợp của mục sư Andrew Brunson – người đã bị giam cầm tại Thổ Nhĩ Kỳ vì bị cáo buộc có liên quan đến phong trào Gülen, một tổ chức được cho là khủng bố ở Thổ Nhĩ Kỳ. Chính phủ Ankara đã không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào chống lại Brunson vì vậy, Brunson không thể bác bỏ các cáo buộc này.
Trong một cuộc phỏng vấn sau này, Brunson đã kể với Wead, chính quyền Trump đã cố gắng đề xuất một số thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ để đảm bảo việc trả tự do cho ông, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối.
Trump sau đó gây áp lực với Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách đưa ra lệnh trừng phạt đối với hai quan chức của họ, tăng gấp đôi thuế lên thép và nhôm nhập từ Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời thuyết phục Quốc hội và Nghị viện châu Âu cùng gây áp lực. Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ đã tụt giảm nghiêm trọng. Vào ngày 12/10/2018, Tổng Thống Trump đã chào đón Brunson và gia đình đến gặp ông tại Tòa Bạch Ốc
Wead nhận xét: “Trump đã đẩy nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đến bờ vực vì một người đàn ông và đã đưa được ông ấy về nhà.”
Những lời đe dọa giết người
Wead kể lại rằng, trước khi cuốn sách được xuất bản, ông bắt đầu nhận được những lời đe dọa giết người nhắm vào ông và gia đình từ những địa chỉ IP mạng khác nhau nhằm ngăn việc ông phát hành cuốn sách.
“Chúng đã điểm tên các thành viên trong gia đình tôi và nghiên cứu cả những thông tin chi tiết về họ. Đó là một khoảng thời gian thật khác thường.” Wead nói.
Wead tin rằng những thành phần chống Trump đã muốn luận tội Trump ngay khi ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử.
Trump đã bị Hollywood, giới học thuật, Phố Wall, và giới truyền thông quốc gia phản đối. Tất cả cựu Tổng Thống còn sống, gồm cả Đảng Cộng hòa và Dân chủ, đã bỏ phiếu chống lại ông. 240 tờ báo đã công khai ủng hộ đối thủ của ông, Hillary Clinton. Chỉ có 19 tờ ủng hộ Trump. Các tỷ phú bỏ phiếu chống lại ông với tỉ lệ 20/1. Ngoài ra, ngay sau cuộc bầu cử, nhà kinh tế đoạt giải Nobel Paul Krugman đã viết: “Có lẽ chúng ta sắp lâm vào một cuộc suy thoái toàn cầu không có hồi kết.”
Tuy nhiên, hoàn toàn trái ngược với dự đoán về sự suy thoái, nền kinh tế Mỹ đã bùng nổ, và tạo ra thêm 7 triệu việc làm trong 2 năm. “Con số này là bằng toàn bộ dân số của bang Indiana.” Wead cho biết..
Wead nói rằng con rể Trump, Jared Kushner – người đóng một vai trò lớn lớn hơn nhiều những gì người ngoài nghĩ tại chính quyền Trump – một lần nhận xét với Trump rằng chính là nhờ giới truyền thông hoàn toàn bám cứng lấy câu chuyện Trump thông đồng với Nga mà chính quyền của ông có thể thực hiện chính sách giảm tải quy định hành chính.
“Việc giảm các quy định hành chính đáng lẽ nên là một câu chuyện lớn hơn. Nhưng thay vào đó, họ mù mắt với những gì chúng tôi làm và chúng tôi có thể tái khởi động nền kinh tế” Kushner nói với Wead.
Nói về cuốn sách mới của mình, Wead cho biết: “Điều tôi muốn làm là đưa những câu chuyện chính xác, những câu chuyện có thật lên giấy”.
“Tôi đã nói với Ivanka rằng, cô biết đấy, trong 100 năm nữa, vẫn sẽ có những cuốn sách được viết và các vở kịch được trình diễn về gia đình cô. Nhưng liệu nó sẽ được xem với thái độ thù ghét như nhà Borgia, nhà Medicihay trang trọng như nhà Kennedy, Rockerfeller hay một gia tộc vĩ đại nào đó, tất cả điều đó phụ thuộc vào những gì được viết và kể về các vị ngày hôm nay.”
“Tất nhiên không phải từ những tin đồn mà từ các nguồn xác thực.”
Đỗ Hoàng dịch
Theo The Epoch Times

NỮ CA SĨ KIM ANH "BA CON MÈO" ĐỘT NGỘT TỪ TRẦN TUỔI 72


(trích bài Trần Quốc Bảo đăng trong Bán Nguyệt San Trẻ số 543 phát hành đầu tháng 3 năm 2020)

3g chiều nay, thứ sáu 28 tháng 2/2020, ca sĩ Minh Xuân và Uyên Ly gọi người viết báo tin "B. ơi, Kim Anh vừa mất nửa tiếng, chị báo em biết". Cô hưởng thọ 72 tuổi.

Tên thật của cô là Trần Thị Kim Anh, sinh ngày 28 tháng 8 năm 1947. Trong gia đình có người chị lớn đi hát, nghệ danh Minh Tuyết. Khoảng năm 1967, chị Minh Tuyết bị bịnh không đi hát được nên nhờ Kim Anh chạy lên vũ trường Majestic báo cho nhạc sĩ Đỗ Thiều biết. Chương trình đang bị trống, Đỗ Thiều "gạ" Kim Anh hát thế. Bài bản của chị hai Minh Tuyết, Kim Anh đã nghe nhiều lần nên rất thuộc, rất nhớ. Bài hát đầu tiên, Kim Anh cất tiêng trên bục gỗ là ca khúc Moon River đã làm khán giả phía dưới ngạc nhiên, sau đó cô được Đỗ Thiều mời thu băng bài hát Tìm Một Ánh Sao cho chương trình Dạ Hương trên đài phát thanh.

Khởi đi từ sân khấu Majestic, Kim Anh lần lượt cộng tác với Ritz, Queen Bee, La Sirene, Tự Do, Quốc Tế, Văn Cảnh.. sau đó biến cố Mậu Thân trờ tới, mọi sinh hoạt phòng trà vũ trường lắng đọng, cô phải đi hát Show cho các Club Mỹ ở Vũng Tầu, Biên Hòa...

Tháng 10 năm 1969, nhạc sĩ Lê Chấn kết hợp Mỹ Hòa, Uyên Ly, Kim Anh thành lập ban tam ca Ba Con Mèo còn gọi là The Cat's Trio. Gần một năm sau, Mỹ Hòa đi ra, Minh Xuân thế chỗ vào, Ba Con Mèo tiếp tục thành công với những nhạc phẩm Reach Out, Aquarios, Let The Sunshine In, Impossible Dream... cùng với những nhạc phẩm Việt Nam như Xóm Đêm, Mưa, Giờ Này Anh Ở Đâu, Đêm Đô Thị...

Cũng nên nhắc thêm, cách đây 9 tuần, chồng ca sĩ Kim Anh là anh John Trương Duyên đã từ trần vào ngày 20 tháng 12 năm 2019.

Bán Nguyệt San Trẻ số 543 phát hành đầu tháng 3 sẽ làm số Tưởng Niệm Kim Anh của ban Ba Con Mèo.

Thursday, February 27, 2020

Đức Giáo Hoàng Francis ‘không khỏe,’ không dự buổi thánh lễ tại Rome

Đức Giáo Hoàng Francis ‘không khỏe,’ không dự buổi thánh lễ tại Rome


ROME, Ý (NV) – Đức Giáo Hoàng Francis “không được khỏe” và không dự được một buổi thánh lễ dự trù diễn ra tại Rome, với hàng giáo phẩm nơi này, theo tin từ giới hữu trách hôm Thứ Năm, 27 Tháng Hai.
Theo bản tin của NBC News, Tòa Thánh Vatican loan tin Đức Giáo Hoàng Francis, năm nay 83 tuổi, cảm thấy “không khỏe” cho lắm, nhưng cũng sẽ giữ nguyên chương trình làm việc còn lại của ngài trong ngày Thứ Năm, nhưng sẽ không rời khỏi Santa Marta, nơi ngài đang ở tại Vatican.
Hiện tòa thánh Vatican chưa đưa ra thông báo gì về sức khỏe của Đức Giáo Hoàng, như hình ảnh của giới truyền thông cho thấy ngài ho và sổ mũi trong lúc chủ tọa Thánh Lễ Tro Thứ Tư.
Việc Đức Giáo Hoàng Francis có biểu hiệu đau ốm, dù là nhẹ, cũng khiến nhiều người lo ngại vì đang có sự lây lan khắp nơi ở Ý của virus COVID-19, khiến hơn 400 người mắc bệnh, phần lớn ở vùng Bắc nước Ý.
Ở Rome đã có ba trường hợp lây nhiễm, nhưng tất cả các bệnh nhân đều đã lành bệnh và xuất viện.
Đức Giáo Hoàng Francis thấy bị sổ mũi khi chủ tọa thánh lễ tại 
Vương Cung Thánh Đường Santa Sabina ở Rome. 
(Hình: AP Photo/Gregorio Borgia)
Đức Giáo Hoàng Francis trước đó dự trù sẽ đến Vương Cung Thánh Đường St. John Lateran cách đó không xa để gặp hàng giáo phẩm ở Rome và chủ tọa thánh lễ khởi đầu Tuần Chay. Đức Giáo Hoàng cũng là giám mục địa phận Rome, nhưng việc điều hành thường nhật được giao cho một cha sở khác.
Đức Giáo Hoàng Francis đã rất bận rộn trong tuần này. Ngài có buổi xuất hiện trước công chúng hôm Thứ Tư và chủ tọa Thánh Lễ Tro Thứ Tư sau đó trong ngày.
Trong buổi xuất hiện trước công chúng, ngài đã có một thái độ rất rõ ràng là không lo sợ COVID-19 khi bắt tay với những tín đồ ở  hàng đầu, hôn một em bé khi ngồi trên xe đi qua Quảng Trường Thánh Phêrô và sau đó chào đón các giám mục. Tuy nhiên, để bảo vệ cho Đức Giáo Hoàng, các vị này đã không hôn nhẫn hay ôm lấy ngài, như họ vẫn thường làm.
(V.Giang)

Wednesday, February 26, 2020

CDC (Center for disease Control) cảnh báo người Mỹ cần chuẩn bị COVID-19 lây lan rộng trong Cọng Đồng.

CDC (Center for disease Control) canh bao nguoi MY can chuan bi COVID-19 lay lan rong trong CD.
Quan chức cao cấp của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) hôm thứ Ba (25/2) đã dấy lên cảnh báo công chúng Mỹ cần phải chuẩn bị cho kịch bản COVID-19 lây lan trong cộng đồng. Trường học, doanh nghiệp và các cơ sở công cộng phải có biện pháp phòng ngừa và sẵn sàng đối phó với tình huống xấu nhất có thể xảy ra. 

Tiến sĩ Nancy Messonnier, quan chức cấp cao của CDC hôm 25/2 nói rằng người dân Mỹ nên chuẩn bị sẵn sàng thích ứng với cuộc sống bị gián đoạn, trong đó có việc đóng cửa trường học và doanh nghiệp do COVID-19 lây lan rộng trong cộng đồng.

Bà Messonnier nói với báo giới rằng việc đang gia tăng các ca nhiễm virus corona chủng mới (nCoV) tại Ý, Iran, Hàn Quốc và các nước khác mà không có dấu hiệu dịch tễ rõ ràng “khiến cho tất cả chúng ta cảm thấy rằng rủi ro lây lan [COVID-19] tại Hoa Kỳ đang tăng lên”.

Theo The Epoch Times, bà Messonnier kể với các phóng viên rằng khi ăn sáng với gia đình sáng 25/2, bà đã nói chuyện với bọn trẻ rằng dù hiện nay chúng có thể chưa gặp rủi ro nhiễm COVID-19, nhưng cả gia đình cần phải chuẩn bị cho kịch bản cuộc sống sẽ thay đổi đáng kể trong thời gian tới.

Quan chức cao cấp của CDC nhấn mạnh rằng hiện nay điều mà nhà chức trách Hoa Kỳ tập trung chủ yếu không phải vào vắc-xin và biện pháp điều trị được kiểm chứng mà là các biện pháp can thiệp phi dược phẩm, trong đó có ba mục: cá nhân, cộng đồng và môi trường.

Can thiệp cá nhân bao gồm đưa ra các khuyến cáo người dân hình thành các thói quen phòng bệnh như rửa tay, ở nhà khi bị ốm và các biện pháp cụ thể liên quan tới ngăn chặn đại dịch như mọi người cần tình nguyện tự cách ly tại nhà ngay cả khi họ chưa bị bệnh nhưng có thành viên trong gia đình đã bị bệnh.

Can thiệp vào cộng đồng có thể bao gồm việc đóng cửa trường học, chuyển đổi sang hình thức học trực tuyến và thay đổi các cuộc họp trực tiếp tại doanh nghiệp bằng các cuộc họp qua mạng internet, cũng như hoãn và hủy bỏ các cuộc tụ tập đông người tại địa phương.

Bà Messonnier cho rằng các bậc phụ huynh nên liên lạc với giới chức trường học để hỏi họ về các kế hoạch chuẩn bị cho học trực tuyến và cũng cần yêu cầu các doanh nghiệp có phương án cho nhân viên làm việc từ xa. Mọi người cũng cần xác định tâm lý có thể bị mất việc và thu nhập, bà Messonnier nói.

Can thiệp môi trường cơ bản cần xử lý vấn đề vệ sinh nơi công cộng. Các cộng đồng địa phương sẽ cần phải tự quyết định nơi nào cần phải thực hiện các biện pháp can thiệp để phòng ngừa bệnh dịch lây lan.

BM

Trong tình hình diễn biến dịch COVID-19 bên ngoài Trung Quốc khá phức tạp với các ca nhiễm tăng nhanh tại Hàn Quốc, Iran, Ý, nhưng theo bà Messonnier, Hoa Kỳ vẫn chưa điều chỉnh các đối tượng cần xét nghiệm COVID-19. Quan chức CDC này nói rằng giới chức Mỹ đang thảo luận về khả năng này và sẽ thực hiện thay đổi phạm vi đối tượng xét nghiệm nếu việc lây lan bệnh dịch tại cộng đồng xảy ra.

Trong khi đó, chính quyền Trump cũng đang có những bước đi rõ ràng trong việc chuẩn bị đối phó với rủi ro COVID-19 bùng phát trên diện rộng tại Hoa Kỳ.

BM

Hôm thứ Hai (24/2), chính quyền Trump đã yêu cầu Quốc Hội thông qua 2,5 tỷ USD ngân sách bổ sung để giúp chống dịch COVID-19.

Fox News cho hay, yêu cầu này bao gồm 1,25 tỷ USD tiền cấp mới, các khoản còn lại chuyển từ các nguồn ngân sách chưa sử dụng. Số tiền này sẽ giúp chính phủ liên bang, các cơ quan tại từng bang địa phương chuẩn bị sẵn sàng ứng phó trong trường hợp dịch bệnh bùng nổ ở Mỹ.

Trước đó, CNBC cho hay Cục Điều tra liên bang Hoa Kỳ (FBI) đã đặt hàng mua lô hàng nước rửa tay và khẩu trang trị giá 40.000 USD trong trường hợp dịch COVID-19 trở thành đại dịch ở Mỹ.

Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ trước đó cũng đã dùng đến quỹ phản ứng nhanh đối với dịch bệnh lây nhiễm khẩn cấp và đang tìm cách chuyển hơn 130 triệu USD từ các tài khoản của bộ để chuẩn bị chống virus corona cũng như yêu cầu chính phủ cấp thêm.

Ngoài ra, các khoản tiền bổ sung còn cần để bù đắp cho Bộ Quốc phòng, nơi đang làm nhiệm vụ cách ly người Mỹ trở về từ Trung Quốc tại các căn cứ ở California.

Hoa Kỳ có 4 ca nhiễm mới hôm 25/2, nâng tổng số ca nhiễm lên 57. Trong 57 ca nhiễm COVID-19, 40 người là hành khách trên tàu du lịch Diamond Princess ở Nhật Bản, 3 người trở về từ Trung Quốc và 14 trường hợp tại Mỹ.
Video

TRỊNH CÔNG SƠN: NGƯỜI BẠN HỌC, KẺ ĐỐI NGHỊCH, ĐỨA PHẢN BỘI....

Niên khóa 1959-60, tôi lên lớp Terminale (lớp Tú Tài 2) ở trường Jean-Jacques Rousseau, Sài Gòn. Lúc ấy, trường này không mang tên Chasseloup Laubat nữa, như một ông tác giả nào đó còn gọi lộn.

Lớp học là một phòng riêng biệt nằm ở góc đường Công Lý và Hồng Thập Tự, gần dinh Độc Lập. Trong lớp Terminale, ban Philosophie, có một số học sinh cũ từ dưới lên, có một số ở các trường ngoài vào, hoặc "học nhờ". Lớp Philo của tôi năm đó có sáu cô từ Marie Curie, hay trường các bà sơ Pháp Regina Pacis, Regina Mundi, vào "học nhờ", chiếm hẳn ba bàn học, mỗi bàn ngồi hai cô nàng, xếp liền nhau, trong sáu cô nàng đó bây giờ tôi còn nhớ ba, là Nguyễn Thiếu Nga (nhí nhảnh, dễ thương, sau đi Mỹ học, bây giờ không biết ra sao, nếu tình cờ đọc được bài này, làm ơn lên tiếng nhé, bà Nga!), Caroline (mà tên Việt tôi quên mất, vui tính, lúc nào gặp cũng cười, và bọn con trai cứ gọi đùa là Caroline chérie, theo tựa đề một quyển sách Pháp), và Nhung (tôi quên họ, hiền thục, ít nói, luôn mặc áo dài xanh hoặc trắng đi học).

Trịnh Công Sơn là học sinh từ ngoài vào Jean-Jacques Rousseau học Philo, tôi chẳng rõ từ đâu tới mà cũng chẳng bao giờ hỏi. Lần đầu, các học sinh chọn chỗ ngồi, đâu vào đó rồi, không ai được thay đổi nữa, vì các thầy cô muốn vậy để dễ nhận diện, như thế cho đến hết năm học. Sơn đeo kính cận, gọng đồi mồi lớn, mặt mày, râu ria, và dáng dấp gầy gầy giống tôi, nên các thầy cô, nhất là Monsieur Pezeu, thầy Sử-Địa (Histoire-Géographie), một giáo sư vào tuổi sồn sồn (nổi tiếng dê cụ, nghĩa là lúc giảng bài cứ hay đưa mắt dòm dòm về phía các cô cười cười), thường lẫn lộn Sơn với tôi. Nhiều lần Pezeu gọi lên khảo bài, tên thì gọi đúng của tôi, nhưng ông hất hàm, đưa mắt nhìn Sơn, hoặc ngược lại, gọi Sơn mà cứ đăm đăm ngó tôi, khiến hai đứa bối rối, nhìn nhau, tự hỏi không biết đứa nào sẽ phải "hy sanh", và có khi tôi, có khi Sơn, nếu hôm đó đứa nào thuộc bài, tự nguyện đứng lên bục trả lời thay cho đứa khác. Rủi là hai đứa đều kém Sử Địa một cách tệ hại giống nhau, nên điểm đứa nào cũng dưới trung bình. Tôi nhớ một lần, lên "hy sanh" cho tôi, bị hỏi một câu về Géo (Địa) khó quá, Sơn đứng như trời trồng, nhìn Pezeu cười trừ, vẻ rất ngây thơ vô tội, và bị ông thầy phết cho con 03 (trên 20), nhưng khổ một nỗi đó là điểm mang tên... tôi. Biết thế, nhưng chả đứa nào cải chính, vì hai đứa đều dốt và ghét Sử-Địa ngang nhau. Đó có lẽ là kỷ niệm duy nhất tôi có về Sơn.

Trịnh công Sơn, một trong những kẻ từng to mồm: "nối vòng tay lớn..."
đón giặc cộng vào chiếm phá miền Nam (VNCH)

Trong lớp Philo năm đó, có khoảng 40 tên. Ngoài Trịnh Công Sơn, tôi nhớ còn Nguyễn Văn Hòa, con của một giáo sư trung học (thầy Kính?) tắm biển chết ở Vũng Tàu. Hòa trẻ nhất, nhưng học giỏi nhất lớp, nhất là môn Triết, thường đến bắt chuyện, hỏi thăm tôi một cách rất tử tế. Có Vương Quang Sơn, con của Bác sĩ Vương Quang Trường, cháu của Luật sư Vương Quang Nhường, thủ lãnh Luật sư đoàn, gia đình vọng tộc nổi tiếng vào thời ấy; Sơn Vương này cũng đeo kính cận, hình như không biết nói tiếng Việt. Có Lê Hoàng Ân*, bạn khá thân, mà lúc đầu tôi tưởng lầm là tên của ông tân Tổng lãnh sự Mỹ tại Việt Nam , Lê Công Ân. Có Dương Sơn Trường luôn ngồi chung với Nguyễn Trung Tâm, không biết cả hai bây giờ ở đâu*. Có Trương Cam Hiển, không biết có liên hệ gì với các cụ Trương Cam Vĩnh, Trương Cam Khải hiện ở Mỹ không. Có ba anh Tây con, mà tôi chỉ nhớ hai: Claude Desboeufs (Desboeufs có nghĩa "của những con bò", đúng ra phải đọc là Đề-Bơ, khi boeuf (bớp) ở số nhiều, nhưng chúng tôi muốn chọc anh ta gọi là thằng Đề Bớp, anh ta bực lắm, và Alain Bui (đọc là Bui, chứ không phải Bùi), Tây chính cống, đẹp trai, dễ thương, chơi thân. Những người bạn học này, tôi không biết tin tức gì từ ngày rời trường, năm 1960, tức đã đúng nửa thế kỷ rồi.

Có ba người tôi biết tin chính xác. Đó là:

1) Hoàng Văn Kim, rất đẹp trai, trắng trẻo, người Bắc. Năm 1963, tôi về Nha Trang dạy học, thì bất ngờ gặp Kim đang là SVSQ tại Trung tâm Huấn Luyện Không Quân. Về sau, lúc tôi ra Thủ Đức, về đơn vị ở Ban Mê Thuột, Kim trở thành phi công lái khu trục A37 và năm nào đó, Kim lái biểu diễn tại quân trường Thủ Đức nhân dịp Nguyễn Cao Kỳ chủ tọa một buổi lễ lớn. Theo báo chí, máy bay của Kim đâm xuống đất sâu mấy thước. Khi TCS viết bản nhạc "Cho một người nằm xuống" (Anh nằm xuống sau một lần đã đến đây...), tôi cứ tưởng anh ta làm để tưởng niệm Kim, một bạn học cũ. Nhưng nghĩ lại Sơn không chơi thân với Kim hay bất cứ ai trong lớp bèn thắc mắc không biết đối tượng là ai, cho đến sau này, qua cô ca sĩ "mùa chay nào cũng có nước mắt" mách trên sân khấu mới rõ là ông cố chuẩn tướng Lưu Kim Cương, người đã chứa chấp cho Sơn trốn quân dịch và Sơn khóc để trả ơn.

2) Phan Quang Tuệ, con của Phó Thủ tướng Phan Quang Đán, hiện là thẩm phán Di trú tại San Francisco . Tuệ lúc còn ở trường chơi với tôi, tính tình dễ thương, thường nói chuyện qua lại, giọng của Tuệ hình như là Nghệ An, Hà Tĩnh lai Huế. Mấy năm trước, chị Kiều Mỹ Duyên cho tôi số điện thoại làm việc hay cell của Tuệ, tôi gọi mấy lần không được*.

3) Trần Quý Phong, con nhà giàu, chủ khách sạn Catinat và Đêm Màu Hồng, sau này trở thành dân biểu VNCH. Từ lâu tôi nghe tin ai nói, và đinh ninh, rằng Phong đã chết trong ngục tù cải tạo. Nhưng cách đây mấy tháng thôi, tôi đọc trên báo một bài tường thuật lễ kỷ niệm nào đó ở vùng DC hay Virginia , có nhắc rõ ràng tên "cựu dân biểu Trần Quý Phong" tham dự. Tôi dụi mắt, đọc lại cho kỹ. Té ra anh ta còn sống, mừng lắm! Không lẽ trước đây có hai ông dân biểu Trần Quý Phong? Dĩ nhiên, tôi không biết gì thêm nữa qua bài báo tình cờ được đọc ấy. Lúc còn học, Phong đôi khi quên làm bài philo ở nhà. Trước giờ nộp bài, Phong rủ tôi ra "gánh" kem trên lề đường Hồng Thập Tự, trước cổng trường, đãi tôi một ly, rồi mượn bài philo của tôi, chép lại tại chỗ. Tôi dễ dãi, vì còn kẹt ly kem, nhưng cũng thòng một câu: "Nhớ đừng chép nguyên văn nghe không toa." Cũng may thầy Lê Văn Hai, giáo sư Philo, có lẽ không đọc bài, nói chi sửa bài, mà cứ nhắm mắt cho điểm, không ghi một lời phê dù nhỏ nào, đứa nào cũng vừa đủ trung bình (trừ bài của Nguyễn Văn Hòa luôn luôn trên 16), cho nên bài của tôi và của Phong gần như sao y bản chánh, mà tôi (khổ chủ, tác giả) được 10, Phong (chép viên) lại được 12*.

Thầy Hai là agrégé (không phải thạc sĩ) Triết, tốt nghiệp École Normale (trường Sư phạm Pháp), như Sartre, người gầy thấp. Ông giảng (hay đúng hơn, đọc) bài bằng tiếng Pháp, dĩ nhiên, miệng chúm lại, như bị hô, những tử âm gió (consonnes sifflantes, s, z, ch, v.v...) bay ra vù vù (giống như TNS McCain nói tiếng Anh, quý bạn để ý nghe lại). Khi đọc, ông bỏ kiếng trắng, nhưng thỉnh thoảng nghe đứa nào nói chuyện to quá, ông nổi nóng, vội chụp kiếng đeo lên, nhìn chòng chọc thủ phạm, mắng chửi một hồi, rồi cúi xuống đọc tiếp. Không bao giờ thầy cười hay nói chuyện với học trò. Xong lớp, ông biến đâu mất. Còn thầy dạy Physique-Chimie (Lý Hóa) là một ông già béo phệ, Monsieur Breton, quanh năm suốt tháng chỉ đóng một bộ complet xanh nhạt, dính đầy bụi phấn, hình như không bao giờ giặt. Dạy Lý-Hóa mà mới bước vào lớp ông đã thao thao bất tuyệt ngay, nói không người lái, như đọc thuộc lòng, hồn ai nấy giữ, chả đứa nào "nắm" (tiếng VC) được cái gì. Ông hiền lắm, nên học sinh phá, có đứa khi thực tập thí nghiệm hóa học, vô tình hay cố ý pha trộn hóa chất bậy bạ, ống thủy tinh nổ, làm giật mình, lúc ấy ông mới lớn tiếng thôi, và gọi ông Tây Tổng giám thị rất hắc ám, người Corse, có nickname là Bù Lệt, vào chửi giùm và cho hình phạt. Còn bà dạy Khoa Học (Sciences Nat), Madame Cervetti, đẹp, hiền, năm nào cũng mang bầu bự. Mỗi lần thực tập mổ nghiên cứu chuột, ếch, v.v... mấy anh nam sinh trời đánh, cứ xách chuột nhát các cô "học nhờ" khiến các cô hoảng hồn, la ơi ới. Dạy Sử Việt Nam thì có thầy Nguyễn Văn Ban, mỗi tuần vào lớp mở sách ra đọc rào rào đủ một giờ, rồi "dọt". Thầy dạy Việt văn là ông Tôn Thất Dương Kỵ, mà sau này tôi mới biết là cán bộ Việt Cộng, bị tướng Nguyễn Chánh Thi trục xuất qua bên kia Bến Hải cùng với hai người khác. Khi học Việt ngữ, mỗi tuần một lần, tất cả các lớp, đều tụ lại học chung trong một phòng lớn, nghe thầy Kỵ đọc một bài văn tiếng Việt rồi bản dịch ra tiếng Pháp của chính ông, và ngược lại. Chả đứa nào phải làm gì, nhưng không trốn học được, vì ông Bù Lệt lù lù đứng đó.

Sở dĩ tôi kể tên một vài thầy cũ, nay chắc đã chết cả rồi, và bạn cũ, chẳng phải để khoe mẽ gì ráo, nhưng chẳng qua tôi có cái tật nói có sách mách có chứng. Lý do thứ hai, tôi muốn những người bạn cũ đã mất liên lạc nếu đọc bài này biết tôi còn sống nhăn đây, cũng chẳng để làm gì, chỉ muốn cùng nhau ôn kỷ niệm, khi bóng đời đã xế. Thế thôi.

Trở lại Trịnh Công Sơn. Anh ta rất đơn độc, suốt niên học không nói chuyện với ai, trừ tôi ngồi cạnh, nhưng cũng chỉ thỉnh thoảng thôi, để hỏi bài vở. Ít nói, không thân thiện, nhưng không làm phiền ai bao giờ. Trái lại, tôi thấy vẻ ngoài Sơn dễ thương. Xong các giờ học, không thấy anh ta đâu nữa. Riết rồi chẳng ai còn nhớ sự hiện diện trong lớp của Sơn. Tôi nghĩ bây giờ những người học lớp Philo năm đó, không chắc có ai còn nhớ đến Sơn, trừ sau khi đọc bài này của tôi. Lúc ấy, tiếng tăm của Sơn chưa nổi. Sơn sinh hoạt tại Jean-Jacques Rousseau như một bóng mờ. Khi đọc báo nghe biết anh soạn nhạc từ thời đi học, tôi rất ngạc nhiên, vì ít ra suốt thời gian còn ngồi cạnh nhau, tôi không hề thấy anh trong lớp viết lén nhạc hoặc ca âm ỉ trong miệng, trái lại học hành chăm chỉ, đôi khi tay chống cằm lơ đãng nhìn ra phía đường Công Lý, dập dìu xe cộ.

Niên học của tôi cũng là năm đầu tiên chính phủ Pháp áp dụng thủ tục mới thi Bac II: thi hai lần, không có vấn đáp. Tháng 4 thi đợt đầu, hai tháng sau, đợt hai, tại khuôn viên trường Marie Curie. Điểm số của hai đợt được cộng lại để lấy trung bình cho đậu hay rớt. Cũng như với Bac I, bài thi từ Paris gửi đến qua Tòa đại sứ Pháp Sài Gòn. Tôi được đậu, nhờ bài Triết (số điểm ấn định cho môn này là 40 thay vì 20 cho các môn khác) mà tôi đầu tư vào tối đa, vì tôi biết mình kém về các môn khác, chủ trương "được ăn cả ngả về không", như hiện giờ thỉnh thoảng đánh phé tố láng (all in) với bạn bè, em út. Năm đó, Trịnh Công Sơn, tôi dò đọc, không thấy tên trên bảng vàng. Và anh biến mất khỏi trường, khỏi trí nhớ tôi.

Chuyện về Trịnh Công Sơn và bài viết của tôi có thể kết thúc tại đây. Nhưng thời gian phục vụ tại trường Đại Học CTCT Đà Lạt, một đêm nào, tôi đi lang thang, tắp vào một quán cà phê, Tùng hay Domino (?), bất ngờ gặp lại Trịnh Công Sơn đang trình diễn nhạc ở đấy. Sơn không nhớ tôi, phải nhắc trường JJR, Monsieur Pezeu và chuyện"hy sanh" trả bài Histoire-Géo cho nhau, Sơn mới "à" ra, cười thành tiếng -điều rất hiếm hoi. Sơn còn nhái giọng nói của Pezeu khi gọi tên hai đứa: Ngu-y-en-Kim-Ky và Chin-Kông-Xon. Tôi cũng cười. Vì không khí ồn ào và Sơn bận tíu tít, tôi từ giã ra về, sau đó lòng thấy dửng dưng không buồn, không vui, bởi vì cả hai không thân nhau. Rồi ngày 30/4/1975, trong lúc đất nước hấp hối, và quân trường CTCT vừa mới tan hàng, tôi và tất cả quân dân Miền Nam nghe trên radio tiếng hát của Sơn, trong bài "Nối vòng tay lớn". Hát rồi nói, nói rồi hát tiếp, lặp đi lặp lại, giọng mỗi lúc một to hơn: "Hôm nay ngày vinh quang của dân tộc, ngày này chúng ta đã mong đợi từ lâu, mời các bạn văn nghệ sĩ hãy về đây cùng ca với chúng tôi Nối Vòng Tay Lớn, vòng tay của anh em, của tình thương, của bẻ gẫy xích xiềng, của chống Mỹ, của diệt Ngụy." Tôi ngỡ ngàng, đau xót, tức giận, buột miệng chửi thề: "Salaud, thằng khốn nạn!" Trên đường Lê Văn Duyệt về nhà, thấy những chiếc xe tăng đầu tiên chở lúc nhúc những "sâu bọ" và những "đàn bò vào thành phố" (câu của TCS), tôi nghẹn ngào, nước mắt chảy quanh. Đọc trên báo, thấy có người "quốc gia phe ta" lên tiếng bênh vực hành động này của Sơn (ví dụ, Sơn bị bắt buộc), nhưng lập luận của họ quá ấu trĩ, không thuyết phục nổi ai. Những tài liệu tôi đọc được chứng minh rằng anh ta là VC nằm vùng thứ thiệt từ lâu. Nhưng đây không phải là chủ đích bài này.

Rồi năm 1989, tôi đang ở Paris . Cô cháu gái tôi từ Việt Nam trở về. Cháu khoe với tôi, có ông nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đi cùng chuyến Air France , mang theo nhiều bức tranh, "bị cảnh sát phi trường Orly chận hỏi, ông ta cãi lại, bằng tiếng Pháp, cũng lưu loát lắm." Tôi nói, "ông đó học cùng lớp với cậu ở trường Jean-Jacques Rousseau Sài Gòn trước kia." Cháu reo lên, "hèn gì ổng nói giỏi tiếng Pháp." Quả vậy, năm đó, Trịnh Công Sơn đến Paris để triển lãm tranh, hay trình diễn ca nhạc gì đó, dưới sự bảo trợ của tòa đại sứ VC. Dĩ nhiên, còn lâu tôi mới đi tìm gặp anh ta, xem tranh, hay nghe hát. Trịnh Công Sơn, một người bạn học cũ, đã chết trong tôi như một kẻ đối nghịch, một đứa phản bội, ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng sản, kể từ ngày 30 tháng 4, 1975, trước khi chết thật, vào năm 2001.

Những người yêu nhạc Trịnh Công Sơn ca tụng nhạc của anh hay, lời óng chuốt như thơ, gọi anh là “phù thủy của ngôn ngữ”. Tôi không nghĩ vậy. Tôi không rành về nhạc, nhưng có thể nói mà không sợ sai rằng nhạc Trịnh Công Sơn trung bình, đơn điệu (monotone), tẻ nhạt quá, bài nào cũng một âm giai, nghèo nàn, buồn rầu, nghe là biết của anh liền, so với những ca khúc của Phạm Duy, phong phú, biến đổi (varié), mỗi bài mỗi khác, hay của Đặng Thế Phong, đặc biệt Văn Cao nghe sang cả, cổ điển, cung điệu trầm bổng, thay đổi ngay trong cùng một bài, như "Thiên Thai" hoặc "Bến Xuân".

Còn lời ca? Những chữ như rong rêu, sỏi đá, ghế đá, đá xưa, đá ngây ngô, hòn cuội, công viên, sâu bọ, kiếp người, hư vô, tiền kiếp, cát bụi, hóa kiếp, trần gian, hiện tại, xa lạ, một ngày như mọi ngày v. v... đều là những nhóm chữ lấy từ những bài học Triết dựa trên tác phẩm của Sartre, như La Nausée (Buồn nôn), và Camus, như L'Étranger (Kẻ xa lạ), chẳng hạn, mà Trịnh Công Sơn đã dịch ra và được thấy nhan nhản trong Sáng Tạo của lớp nhà văn, nhà thơ hiện sinh mới. Chả có gì mới mẻ đối với văn học sử Pháp và chúng tôi, thuộc lớp Philo tại Jean-Jacques Rousseau đầu thập niên 60.

Tại Qui Nhơn năm nào, sau một cuộc hành quân trở về, tôi cùng với anh hạ sĩ tài xế vào một tiệm kem, chuyên chơi nhạc Trịnh Công Sơn. Tôi đến quán ấy không phải để nghe Trịnh Công Sơn, mà để ngắm cô chủ tiệm có mái tóc thoảng mùi hương bưởi, nước da trắng bóc và đôi mắt tình không chịu nổi. Lúc ấy, trong băng cassette, Khánh Ly đang hát bài "Ru mãi ngàn năm". Đến câu "bàn tay em năm ngón ru trên ngàn năm..." anh tài xế nói nhỏ với tôi: "Ông thầy có nghe không? Bàn tay em nào chả năm ngón, ông nhạc sĩ này thiệt kỳ, còn nếu bàn tay em nào có sáu ngón thì làm sao đây, phải chặt một ngón đi chăng?" Anh ta không biết rằng, bàn tay năm, sáu ngón ấy, hay ngón tay nói chung, Trịnh Công Sơn lấy từ một bài thơ của một ông thi sĩ trường phái Siêu thực Pháp nào đó mà thơ thuộc loại "hũ nút" còn hơn của Thanh Tâm Tuyền, hoặc Bùi Giáng. Nguyên Sa cũng có một bài thơ nói về các ngón tay của “em”, ngón này dùng để... ngón kia dùng để..., bắt chước hình như một bài của Prévert. Hay nhóm chữ dài tay em mấy trong câu dài tay em mấy thuở mắt xanh xao là một cấu trúc văn phạm quen thuộc trong thơ Pháp (tĩnh từ hay trạng từ đứng trước danh từ). Những mưa hồng, nắng thủy tinhv.v... là hình ảnh, ẩn dụ rất thường gặp trong văn chương Pháp.

Bởi vì bài của tôi không có chủ đích phê bình nhạc và lời của Trịnh Công Sơn, nên xin phép tạm dừng ở đây. Muốn viết một bài phê bình hẳn hoi, phải nêu ra nhiều dẫn chứng, ví dụ –điều rất dễ nếu có thì giờ và tôi nghĩ sẽ, hay đã, có người khác làm.

Nhạc Trịnh Công Sơn là nhạc phản chiến nặng, cộng thêm những bức ảnh của Nick Út, một tên Việt gian khác, chẳng hạn, đã góp phần vào sự sụp đổ của đất nước Miền Nam thân yêu của chúng ta bằng cách tiếp tay cho Cộng sản Việt Nam trong mưu đồ xâm lược (kêu gọi phản chiến một chiều) của chúng, tác động ít nhiều trên tinh thần đấu tranh của toàn quân toàn dân ta trước thực trạng bi thảm của chiến tranh (một cuộc chiến tranh do chính lũ Cộng Phỉ gây nên), và nhất là trên cái đầu tăm tối, ngu xuẩn của những chính trị gia và ký giả quốc tế vô luân. Chúng ta mất nước, ra đi tỵ nạn, gia đình tan nát, cá nhân bị bắt bớ, tù đày, thân nhân bị hãm hiếp, hoặc vùi thây trong lòng đại dương, và xa hơn những đồng bào ruột thịt tại quê nhà đang rên siết dưới gông cùm Cộng sản, tất cả cũng bởi vì những món độc dược văn hoá nguy hiểm ấy.

Vả lại, nhạc và lời của Trịnh Công Sơn đâu đặc sắc gì cho lắm, mà những kẻ đầu nhỏ như đầu chim sẻ phải khen ngợi, mê man, ca ngợi rối rít, ầm ĩ. Tuy nhiên, tôi tôn trọng ý thích của mọi người, miễn là họ đừng viết những bài để cầm ống đu đủ thổi Trịnh Công Sơn và sự nghiệp âm nhạc của anh ta lên tận mây xanh, các chủ băng video đừng bắt đồng hương và những người quyết tâm chống Cộng tới chiều, như tiện nhân đây, và những thế hệ con em lớn lên sau chiến tranh, chưa biết Cộng sản là gì, phải nghe những ca khúc Trịnh Công Sơn trong khi họ lợi dụng danh nghĩa chiến sĩ, thương phế binh, tử sĩ VNCH để bán hàng. Những việc làm vô ý thức đó rất mâu thuẫn, có tính cách phản bội, và đâm sau lưng chiến sĩ đấy. Không ai cấm các người mê “nhạc Trịnh”, chúng ta đang ở trong một nước tự do, dân chủ mà! Chỉ xin các người làm ơn hát, nghe hát nó trong xe, trong phòng ngủ, phóng tắm, như khi các người làm những việc cá nhân kín đáo. Đừng bắt thiên hạ mê theo các người, khổ lắm!

Các người cũng đừng ngụy biện rằng nghệ sĩ, nghệ thuật là phi chính trị, và Trịnh Công Sơn là nghệ sĩ nên không cần biết lập trường của anh ta là gì. Sai, chủ trương "nghệ thuật vị nghệ thuật" chỉ là một ảo tưởng. Có giỏi cứ đem vấn đề này ra tranh luận với Việt Cộng, nhất là Tố Hữu, là bọn chuyên bắt nghệ thuật (kể cả thơ con cóc chết của Bác khi còn chui rúc trong hang Pắc Bó) phục vụ cho mọi ý đồ chính trị đen tối. Tranh luận đi, chúng sẽ cười cho thối mũi.

Còn những người tỵ nạn lưu đày chân chính? Chúng ta hãy luôn tỉnh táo, đừng thấy ai khen, mình cũng vỗ tay khen theo, nức nở. Việc ấy, xưa rồi.

kim thanh/nguyễn kim quý
Copy from Fb Te Nguyen

* Tác giả Kim Thanh (OR) đã liên lạc được với ba người bạn cũ, Lê Hoàng Ân (TX), Phan Quang Tuệ (CA) và Trần Quý Phong (GA), nhờ những đệ tam nhân có lòng, sau khi bài này được post lên các diễn đàn cách đây vài năm. Mới đây liên lạc qua email với Dương Sơn Trường ( Hawaii )
** Sau khi thì rớt tú tài 2 năm 1960, TCS vào học trường Sư phạm Trung cấp 2 năm ở Gềnh Ráng, Qui Nhơn, tỉnh Bình Định, từ 1962-64. Khi tốt nghiệp, đã dạy các lớp tiểu học một thời gian ngắn ở Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Mùa hè 1967, do lệnh Tổng Động Viên ban hành, TCS đã về Sg mưu sinh, và bắt đầu tình trạng trốn lính từ dạo ấy!

FB James Nguyễn 

Bị yêu cầu rời khỏi chùa Bảo Quang, sư trụ trì nộp đơn kiện HĐQT

Ngọc Lan/Người Việt
SANTA ANA, California (NV) – Chuyện lôi thôi ở chùa Bảo Quang, thành phố Santa Ana, vẫn chưa chấm dứt, vì vị sư trụ trì của chùa vừa nộp đơn kiện Hội Đồng Quản Trị (HĐQT), sau khi bị một luật sư “gửi giấy báo đòi trục xuất ông ra khỏi chùa trong vòng 30 ngày.”
Những người đứng đơn kiện là ông Dương Cao Cường (tức Thượng Tọa Thích Phước Hậu), trụ trì chùa Bảo Quang. Cùng đứng tên với vị sư trụ trì là hai người nói là đại diện Phật tử chùa, ông Tony Bùi và ông Phil Bùi.
Bên bị kiện là ông Lộc Hoàng Bạch và cô Christie Hoàng Bạch, hai thành viên HĐQT chùa, và Trung Tâm Phật Giáo Chùa Bảo Quang (Vietnamese-American Buddhist Center For Charitable Services).
Đơn kiện được Luật Sư Marks S. Rosen, đại diện ông Tony Bùi, gửi đến Tòa Thượng Thẩm California, Orange County, qua Internet hôm 4 Tháng Hai, mã số hồ sơ là 30-2020-01129597 CU-MC-CJC.
Ông Tony và ông Phil, theo đơn kiện, là cư dân Orange County, tiểu bang California, đang hành xử trong tư cách cá nhân và cũng đại diện cho Phật tử chùa Bảo Quang. Ông Phil Bùi trước đây là phụ tá cho Thượng Tọa Thích Phước Hậu.
Bị đơn là ông Lộc Hoàng Bạch và cô Chrisite Hoàng Bạch đã và đang nắm giữ vai trò điều hành ngôi chùa, và cũng là người phải chịu trách nhiệm cho những thiệt hại gây ra đối với nguyên đơn, đơn kiện viết.
Đơn kiện có nhắc lại quá trình hình thành chùa Bảo Quang, một cơ sở tôn giáo bất vụ lợi.
Theo đó, cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh thành lập chùa Bảo Quang từ năm 1990, và giữ vai trò tối cao trong chùa từ đó cho đến lúc viên tịch ngày 9 Tháng Sáu, 2019.
Tháng Ba, 1990, hòa thượng viện chủ đệ đơn xin tiểu bang cho phép ngôi chùa được hoạt động theo hình thức một tổ chức tôn giáo bất vụ lợi. Điều lệ hoạt động của chùa cũng được nộp trong thời gian này.
Một số điều lệ được trích dẫn trong đơn kiện cho biết tổ chức của chùa bao gồm một trụ trì và một HĐQT. Trụ trì được HĐQT và giáo hội chỉ định. HĐQT có 20 thành viên được bầu chọn từ những thành viên ban điều hành. Nhiệm kỳ của HĐQT là hai năm.
Cũng theo điều lệ này, người được xem là Phật tử của chùa (regular membership) phải đóng lệ phí $25 một năm, Phật tử bảo trợ (sponsoring membership) đóng lệ phí $1,000/năm, và Phật tử danh dự (honorary membership) không giới hạn số tiền đóng góp.
Ông Tony Bùi (phải), là một trong những người nộp đơn kiện 
Hội Đồng Quản Trị chùa Bảo Quang. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Phật tử của chùa sẽ có một cuộc họp thường niên được ấn định vào lúc 2 giờ chiều Thứ Bảy đầu tiên của Tháng Tư.
Theo đơn kiện, cơ sở tôn giáo bất vụ lợi này được hình thành từ tiền đóng góp của bá tánh và tiền lệ phí của các Phật tử. Cơ sở tôn giáo bất vụ lợi này khởi đầu ở địa chỉ 11561 Magnolia Street, Garden Grove, CA 92841. Năm 2001, cơ sở tôn giáo bất vụ lợi này mua ngôi chùa hiện tại ở đường Newhope với giá khoảng $1.6 triệu.
Để mua địa điểm mới này, cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh đã bán tài sản trước đó được khoảng $500,000.
Đơn kiện cho biết giấy tờ mua ngôi chùa này được Hòa Thượng Thích Quảng Thanh trưng ra cho thấy có khoản tiền mặt là $56,743.51, giá trị của các bức tượng Phật, đá, sách báo tôn giáo là $58,000. Giá trị ngôi chùa trên đường Magnolia là $436,619.50. Ngoài ra không có khoản nợ nần nào.
Báo cáo tài chính kết thúc vào ngày 31 Tháng Mười Hai, 2001, của chùa cho thấy các khoản đóng góp từ Phật tử thành viên là $97,353.92 và tiền dư còn lại của năm 2000 là $425,009.11.
“Tiền mua ngôi chùa mới đã được trả hết bằng tiền lệ phí của Phật tử thành viên và tiền đóng góp của bá tánh,” theo đơn kiện.
Cũng theo đơn kiện, sau khi dọn về ngôi chùa mới trên đường Newhope, cũng là lúc Hòa Thượng Thích Quảng Thanh đã có tuổi, ông chấm dứt việc họp hành HĐQT cũng như họp mặt Phật tử thường niên, trong khi vẫn tiếp tục vai trò trụ trì, coi hết mọi việc của chùa.
“Không có bất kỳ phiên họp HĐQT nào từ năm 2002. Không có bất kỳ phiên họp Phật tử thành viên nào để bầu hội đồng quản trị kể từ năm 2002,” theo đơn kiện.
Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh đưa cháu ông, là Thượng Tọa Thích Phước Hậu (từ Việt Nam sang) vào chùa với tư cách là phụ tá và là người kế vị, đơn kiện viết.
Ông Lộc Hoàng Bạch và cô Christie Hoàng Bạch, chủ tịch và thủ quỹ 
Hội Đồng Quản Trị chùa Bảo Quang. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Năm 2013, Hòa Thượng Thích Quảng Thanh lại mời Thượng Tọa Thích Phước Hậu đến chùa ở tạm để huấn luyện ông trở thành người kế vị. Tháng Tư, 2019, cố hòa thượng mời Thượng Tọa Thích Phước Hậu quay trở lại để kế vị ông, sau khi biết mình bị bệnh ung thư.
Khi hòa thượng viên tịch, Thượng Tọa Thích Phước Hậu chính thức trở thành trụ trì chùa.
Đơn kiện cũng cho biết, khi hòa thượng viên tịch, ông Tony Bùi và ông Phil Bùi quản lý mọi việc ở chùa.
Hòa Thượng Thích Quảng Thanh có một tài khoản ngân hàng của chùa.
Sau đó, ông Tony và Phil tiếp tục giúp Thượng Tọa Thích Phước Hậu quản lý chùa, bao gồm cả việc trả hóa đơn điện nước cũng như các chi phí khác, vẫn theo đơn kiện.
Đơn kiện cũng cho rằng “sau khi Hòa Thượng Quảng Thanh viên tịch, ông Lộc Bạch và cô Christie Bạch đã cố gắng khẳng định quyền kiểm soát ngôi chùa. Họ cho rằng họ là thành viên duy nhất của HĐQT và cũng khẳng định điều lệ của chùa chưa hề tồn tại. Họ đã nộp đơn sửa đổi các văn bản và tuyên bố họ là chủ tịch và thủ quỹ của HĐQT.”
Đơn kiện cũng nhắc đến việc ông Lộc chuyển địa chỉ tài khoản ngân hàng chùa Bảo Quang ở ngân hàng East West Bank về nhà riêng của ông ở Lake Forest. Kể từ đó, không có khoản tiền nào từ tài khoản này dùng cho chùa, không trả tiền điện nước, cũng như không hỗ trợ chi phí nuôi dưỡng Thượng Tọa Thích Phước Hậu.
Đơn kiện cũng cho biết trong quá trình tìm hiểu, nguyên đơn khám phá ra rằng năm 2012 có một số ngân phiếu được trả cho Lộc Hoàng Bạch và Christie Hoàng Bạch hoặc người thân của họ. Theo đó, có hai tấm ngân phiếu trả cho ông Lộc Hoàng Bạch số tiền $8,000 và $7,000. Hai tấm ngân phiếu khác trả cho ông Mai Đại, chồng cô Christie, mỗi ngân phiếu là $25,000.
Cũng trong đơn kiện này, nguyên đơn cho hay vào ngày 10 Tháng Mười Hai, 2019, một luật sư tên Adina Stern gửi thư báo trục xuất ông Hào Nguyễn (tức Thượng Tọa Thích Tuệ Đạt), phụ tá của Thượng Tọa Thích Phước Hậu, ra khỏi chùa trong vòng 60 ngày. Đến ngày 3 Tháng Giêng, 2020, ông Stern lại gửi giấy báo trục xuất Thượng Tọa Thích Phước Hậu ra khỏi chùa trong vòng 30 ngày.
Theo đơn kiện này, ông Tony và ông Phil yêu cầu tòa ra lệnh tổ chức một cuộc bầu cử hội đồng quản trị cho chùa. Bên nguyên đơn cũng mong muốn có một quyết định mang tính pháp lý về quyền hạn của các bên, tước bỏ quyền hạn của bị đơn để tránh các tổn thất mà họ có thể gây ra cho bên nguyên đơn, đồng thời bên nguyên đơn không có quyền trục xuất Thượng Tọa Thích Phước Hậu. 
Các bên nói gì về vụ kiện này?
Đơn kiện của ông Tony Bùi, Phil Bùi, chùa Bảo Quang, và 
ông Dương Cao Cường (Thượng Tọa Thích Phước Hậu) kiện 
ông Lộc Hoàng Bạch và cô Christie Hoàng Bạch. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Trả lời phỏng vấn của báo Người Việt liên quan đến vụ kiện này, ông Luyến Phạm, đại diện HĐQT chùa Bảo Quang, cho rằng, “Luật sư đang xem xét hồ sơ kiện nên chưa thể lên tiếng.”
Tuy nhiên, ông Luyến cũng cho biết lý do phía HĐQT nhờ luật sư tống đạt lệnh trục xuất Thượng Tọa Thích Phước Hậu ra khỏi chùa trong vòng 30 ngày là vì “phía HĐQT không nắm được tình trạng di trú của vị sư trụ trì, đồng thời vị sư không hợp tác với HĐQT trong việc điều hành, bảo quản tài sản chùa.”
Về phía nguyên đơn, ông Tony từ chối trả lời các câu hỏi của nhật báo Người Việt.
Trước đó, phóng viên Đằng-Giao của nhật báo Người Việt cũng đến chùa Bảo Quang gặp trực tiếp Thượng Tọa Thích Phước Hậu để được nghe ông lên tiếng về những gì có liên quan đến cá nhân ông cũng như những điều ông nói trên YouTube.
Tuy nhiên, thượng tọa chỉ nói, “Tôi không có gì để nói về những điều người ta bịa đặt, vu khống cho tôi. Bị hàm oan mà bào chữa là hèn nhát.”
Ông tiếp: “Phật Giáo là đạo về luật nhân quả. Có thể kiếp trước tôi phạm tội vu oan giá họa cho người khác nên kiếp này tôi phải nhận nghiệp báo.”
Ông nhấn mạnh: “Luật nhân quả công minh lắm, một người không thể bị hàm oan lâu đâu. Nếu mình vô tội thì sớm muộn gì mọi người sẽ thấy điều đó.”
Chỉ tay về phía chính điện chùa Bảo Quang, ông nói: “Chú tôi (cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh) là người tự tay xây dựng ngôi chùa này mà họ còn dám nói là có hai vợ, hai con thì tôi có nhằm nhò gì.”
Ông nói thêm: “Cuộc đời là một sự thử thách. Đây là sự thử thách mà tôi phải tự mình vượt qua. Nếu tâm mình trong sáng thì mọi việc sẽ tự nó qua hết. Tôi tin rằng một ngày gần đây mọi việc sẽ được làm sáng tỏ.”
Hiện tại, tòa chưa ấn định ngày xử vụ kiện này. (Ngọc Lan)