Friday, May 24, 2019

Bác sĩ Việt tại Mỹ hướng dẫn cách ăn uống ngừa ung thư, coi thức ăn là thuốc


BS Tran cho biết, ung thư chỉ phát sinh từ 1 tế bào. Bình thường mỗi ngày tế bào sinh ra và chết đi nhưng nếu 1 tế bào ác tính sinh ra, chúng sẽ không mất đi mà nhân lên không kiểm soát được, phát triển thành khối u, gọi đó là ung thư.
BS Tran cho biết, ung thư chỉ phát sinh từ 1 tế bào. Bình thường mỗi ngày tế bào sinh ra và chết đi nhưng nếu 1 tế bào ác tính sinh ra, chúng sẽ không mất đi mà nhân lên không kiểm soát được, phát triển thành khối u, gọi đó là ung thư.
Thức ăn được coi là thuốc, đã là thuốc sẽ có tác dụng phụ. Đồ ăn ngon thì thường có hại.
35% ung thư do ăn uống
Ung thư đang có xu hướng tăng trên toàn thế giới chứ không riêng tại Việt Nam. Năm 2000, số ca mắc mới ung thư tại Việt Nam là 69.000. Hiện tại, con số này tăng lên 126.000, trong đó có khoảng 94.000 trường hợp tử vong, gấp 9 lần tai nạn giao thông và dự kiến sẽ tăng lên 190.000 ca mắc mỗi mỗi năm vào năm 2020.
Tỉ lệ mắc ung thư ở cả 2 giới là 140/100.000 dân, đứng thứ 78/172 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đáng tiếc, hầu hết các bệnh nhân ung thư ở Việt Nam thường phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn (giai đoạn 3-4), phổ biến từ 70-90%, đặc biệt ung thư phổi (84,3%), ung thư gan (87,8%)…
Theo nhiều nghiên cứu, 80% ung thư do yếu tố môi trường, trong đó chế độ ăn uống không hợp lý và ô nhiễm thực phẩm chiếm tới 35%.
Theo BS Wynn Huynh Tran, đang làm việc tại Mỹ, là người sáng lập tổ chức y khoa VietMD, sở dĩ ăn uống làm tăng nguy cơ ung thư do thức ăn chính là thuốc, tác dụng chính là cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng tác dụng phụ có thể làm tăng đường huyết, tăng mỡ máu… nếu ăn không đúng cách.
“Thức ăn là thuốc, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ hàng ngày nên ăn cái gì hôm nay sẽ ảnh hưởng đến ngày mai. Đồ ăn ngon thì thường có hại”, BS Tran nhấn mạnh.
BS Tran cho biết, ung thư chỉ phát sinh từ 1 tế bào. Bình thường mỗi ngày tế bào sinh ra và chết đi nhưng nếu 1 tế bào ác tính sinh ra, chúng sẽ không mất đi mà nhân lên không kiểm soát được, phát triển thành khối u, gọi đó là ung thư.
“Các loại ung thư khác nhau là khác nhau nên khẳng định đến thời điểm này chưa có loại thuốc nào chữa được tất cả các loại ung thư. Chưa kể cơ địa mỗi người là khác nhau nên việc chữa ung thư khó khăn là vì vậy”, BS Tran chia sẻ.
Ông cũng nhấn mạnh, ung thư không phải 1 bệnh mà là nhiều bệnh tổng hợp lại. Không ai chết vì ung thư nhưng chết vì nhiều bệnh liên quan tới ung thư.
“Khối u không giết chúng ta nhưng khối u khiến ta bị đau, khối u cũng di căn tới gan khiến gan bị hư, di căn đến phổi, di căn đến xương… Bệnh nhân chết vì di căn ung thư chứ không phải vì ung thư”, BS Tran giải thích.
Trái với suy nghĩ của nhiều người, BS Tran cho biết, ung thư phát triển chậm. Ung thư chỉ được phát hiện khi tế bào ác tính nhân lên gấp 1 tỷ lần, tương đương với kích cỡ hạt đậu.
“Chính vì ung thư phát triển chậm nên những gì ăn hôm nay có thể giúp ngăn ngừa được bệnh”, BS Tran nói.
Để ngừa ung thư, BS Tran khuyên mọi người dân nên áp dụng 6 nguyên tắc ăn uống đơn giản sau:

1. Uống nhiều nước
Uống ít nhất 2 lít nước/ngày, uống nhiều lần trong ngày, không đợi khát mới nước, uống kèm nước với trái cây, rau củ. Nếu không uống nước cũng giống như chúng ta chạy xe không đổ dầu.
Chúng ta có thể nhịn ăn 30 ngày nhưng nếu không uống nước 2 ngày thì có thể nguy hiểm tới tính mạng nên mới có chuyện tuyệt thực nhưng không ai tuyệt đối không uống nước.
2 lít nước chỉ tính riêng nước lọc, nước canh, không tính các loại nước có đường, có ga như Cocacola, Starbucks, 7Up, Pepsi, thậm chí cả trà.

2. Ăn nhiều rau quả
Hầu hết rau quả tươi đều có chất chống ung thư do đó bữa cơm càng ăn nhiều các loại rau càng tốt như cà rốt, su hào, rau dền, cải tím…
Gia đình nào có tiền có thể dùng rau quả hữu cơ, không có tiền thì ăn rau quả tươi thường. Tuy nhiên đừng bao giờ ăn đồ hộp do rau củ trong đồ hộp có chất bảo quản.

3. Bớt ăn thịt đỏ
Trong thịt đỏ (bò, heo…) chứa chất kích viêm, những chất này theo thời gian khiến tế bào dễ bị ác tính. Thịt đỏ được chế biến sẵn càng nguy hiểm.
Nếu thịt đỏ chế biến với dầu ăn, tạo ra các phản ứng sinh ra Acrylamide, một hoá chất có thể gây ung thư.

4. Ăn uống đa dạng
Ăn uống thiếu đa dạng là một sai lầm. Nên ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau để có nhiều chất kháng ung thư khác nhau trong đó ăn nhiều rau, trái cây, củ, hạt đậu, gạo lứt, mè, ngũ cốc… và ăn thức ăn từ nhiều nền văn hoá khác như Trung Đông, Địa Trung Hải, Thái Lan, Ấn Độ… để tế bào ung thư ít có khả năng phát triển.

5. Giảm chiên xào, áp chảo
Thức ăn chế biến nhiệt độ cao với dầu tăng rủi ro ung thư (nghiên cứu từ Nhật Bản và Hàn Quốc về ung thư dạ dày và tiêu hoá).
Nhật Bản, Hàn Quốc là 2 nước có tỉ lệ ung thư dạ dày rất cao do ăn nhiều thịt chiên, xào.

6. Ăn cho ngon, không ăn cho no
Ăn vừa đủ sẽ giúp hệ tiêu hoá, dạ dày khoẻ mạnh.
Ngoài ra BS Tran lưu ý cần phải chăm sóc bữa ăn tinh thần như nghe nhạc, đi chùa, xem phim… thậm chí đi ngắm cảnh để nghe tiếng nước chảy, chim hót. Người Việt ít để ý đến việc này.
Hiện nay có một số bệnh nhân ung thư dùng thêm thực phẩm chức năng, tuy nhiên BS Tran lưu ý, người bệnh cần tham khảo kĩ ý kiến của bác sĩ do thực phẩm chức năng cũng có một số tác dụng phụ, như fucoidan thường gây xuất huyết.
Và cuối cùng, để ngừa và điều trị ung thư hiệu quả, mọi bác sĩ đều nhấn mạnh đến việc tầm soát, dò tìm ung thư trước khi có triệu chứng như người trên 50 tuổi khuyên nội soi đại tràng, nữ trên 40 tuổi chụp nhũ ảnh hàng năm.
Hiện nay cũng bắt đầu có công nghệ phân tích gene để phát hiện những tế bào có nguy cơ phát triển thành tế bào ác tính để có thể can thiệp sớm.
Video Khi bị ung thư, ăn uống như thế nào cho đúng cách?

Tuesday, May 7, 2019

VOICE: tiếng nói của lương tâm và trách nhiệm. - Nam Lộc

Gia đình ông Bạch Hồng Quyền và thành viên của tổ chức VOICE
tại phi trường Toronto, Canada
Sự thành công trong cuộc vận động và định cư khẩn cấp nhà hoạt động môi trường Bạch Hồng Quyền cùng gia đình của ông được đến bến bờ tự do của tổ chức VOICE và VOICE Canada vào ngày 3 tháng 5, 2019 vừa qua, đã là một câu trả lời mạnh mẽ cho những kẻ chuyên loan tin bịa đặt cùng những người thích chuyển tin thất thiệt mà họ đã tung ra, nhằm triệt hạ ý nghĩa của nỗ lực giúp đỡ các đồng bào tỵ nạn Việt Nam, đang sống vất vưởng ở Thái Lan hiện nay và đang mòn mỏi đợi chờ để được thế giới tự do đưa tay cứu vớt.
Trước đây tôi vẫn thường cho hành động phao tin thất thiệt trên các diễn đàn truyền thông, xã hội là việc làm của những kẻ “vô trách nhiệm”. Tuy nhiên, nếu thẩm định kỹ lưỡng qua trường hợp của ông Bạch Hồng Quyền, thì có thể nói rằng, đây là cả một âm mưu đánh phá thâm độc có chủ đích, có tổ chức và có sự liên kết giữa những thế lực ở trong nước cùng tay sai của họ tại hải ngoại. Bởi vì từ ngữ “vô trách nhiệm” là để ám chỉ sự loan tin bừa bãi, hoặc không đúng với sự thật. Nhưng cố ý dựng một câu chuyện hoang tưởng, với những tình tiết hoàn toàn bịa đặt và xảo trá để kết tội những người đã và đang tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền hay bảo vệ môi trường, nhất là đối với những cá nhân đang bị nhà cầm quyền CSVN truy nã, như trường hợp của các ông Trương Duy Nhất hay Bạch Hồng Quyền, thì rõ ràng đây là một kế hoạch có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và mưu mô.
Chuyện thất thiệt này bắt đầu xuất hiện trên các mạng truyền thông xã hội kể từ ngay sau khi nhà báo đối kháng Trương Duy Nhất đi lánh nạn ở Thái Lan, nhưng ông đã bị công an, bộ đội CSVN bắt cóc đem trở lại VN để giam giữ. Có lẽ để che giấu hoặc đánh lạc hướng sự kiện đó, nên những kẻ chủ mưu đã dùng tay sai hải ngoại tung ra bản tin hoàn toàn bịa đặt, với tựa đề là “Tổ chức VOICE, Nam Lộc và Trịnh Hội buôn người, đưa lậu Trương Duy Nhất vào Thái Lan”! Ngoài ra bọn họ còn dọa dẫm, nào là “đã trình báo cho các sở di trú cùng cảnh sát Thái Lan, Canada...”, nào là anh em chúng tôi đang bị “truy lùng, bắt bớ” v..v... Nhưng sự thật, thì chính lúc đó lại là lúc mà LS Trịnh Hội và các thành viên của VOICE cũng đang có mặt ở những cơ quan di trú, hay công lực của các quốc gia nói trên. Đang tiếp xúc, gặp gỡ với ông Bộ Trưởng Di Trú Canada cũng như Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải tại Otawa, thủ đô nước Canada, đồng thời cũng đang làm việc với các giới chức cao cấp của chính phủ Thái Lan cùng các tổ chức bảo vệ nhân quyền, Human Right Watch (HRW), cơ quan di dân quốc tế IOM, và văn phòng Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ (UNHCR) tại quốc gia này, để can thiệp và vận động cho sự an toàn của ông Bạch Hồng Quyền cùng gia đình được đến bến bờ tự do, trong tiến trình định cư khẩn cấp, chứ không như bản tin “tưởng tượng” mà họ đã tung ra và gởi đi khắp mọi nơi!

Inline image
Nam Lộc, Trịnh Hội và VOICE Canada cùng ông Bộ Trưởng 
Bộ Di Trú Canada
Ngoài ra và lố bịch hơn nữa khi nhóm chủ mưu ở trong nước và tay sai Việt gian tại hải ngoại còn loan tin rằng “Luật sư Anna Nguyễn cùng các thành viên của VOICE đang tìm đường trốn ra khỏi Thái Lan?”. Họ đâu có biết rằng thời gian đó anh chị em chúng tôi đang đi vận động với chính phủ và quốc hội Liên Âu cho sự an toàn của những tù nhân lương tâm, đang bị giam giữ ở VN, đồng thời yêu cầu các quốc gia trong khối đặt trọng tâm vào vấn đề nhân quyền với chính phủ CSVN trước khi ký kết những thỏa hiệp hợp tác về thương mại!

Inline image
BS Mỹ Lâm, LS Anna Nguyễn, cô Vi Yên, LS Dương Nguyễn, và 
 LS Trịnh Hội tại trụ sở Liên Minh Âu Châu
Thật ra thì trường hợp gia đình ông Bạch Hồng Quyền chỉ là một trong số vào khoảng hơn một ngàn người tỵ nạn đang sống ở Thái Lan và đang chờ đợi được tổ chức VOICE can thiệp đi định cư tại Canada như các trường hợp khác. Tuy nhiên vì âm mưu bắt cóc nhà đối kháng Trương Duy Nhất, và kế hoạch quy tội để lấy cớ thi hành lệnh truy nã nhà hoạt động môi trường Bạch Hồng Quyền hầu đưa về VN xét xử, (cùng tội danh tương tự như một người cùng nhóm, ông Hoàng Đức Bình với bản án 14 năm tù) đã là nguyên nhân chính tạo mối quan tâm cho các chính phủ nước ngoài. Với lương tâm và trách nhiệm, họ đã áp dụng những nguyên tắc tôn trọng nhân quyền căn bản để bảo vệ các nhà đối kháng tại các nước Cộng Sản hay độc tài, đảng trị. Và đó cũng chính là lý do mà trong thời gian gần đây, nước Đức đã nhận LS Nguyễn Văn Đài cùng cô Trần Thu Hà đến tỵ nạn, cũng như Hoa Kỳ đã cấp chiếu khán nhập cảnh cho Blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và nhạc sĩ Việt Khang v..v... 

Inline image
Nam Lộc và NS Việt Khang cùng PT Việt Hưng tiếp xúc TNS Tim Kaine tại Thượng Viện HK trước khi phái đoàn quốc hội đi VN
Theo kinh nghiệm cá nhân của tôi, một người phục vụ hơn 40 năm trong lãnh vực định cư người tỵ nạn ở Hoa Kỳ, thì mỗi khi các quốc gia tự do đưa ra những quyết định cấp quy chế tỵ nạn trong trường hợp khẩn cấp cho một cá nhân nào, thì họ phải cứu xét thật kỹ lưỡng hồ sơ, chi tiết và hoàn cảnh cùng lý do nguy hiểm đến tính mạng cũng như nguy cơ bị ngược đãi của đương đơn, với các chứng cớ rõ ràng và thuyết phục. Cộng với uy tín cùng thành tích hoạt động của các tổ chức đứng ra can thiệp và vận động, trước khi họ cấp các loại chiếu khán nhập cảnh có tính cách nhậy cảm và tế nhị nói trên, nhất là trong lãnh vực ngoại giao. VOICE và VOICE Canada đã thành công trong việc định cư gia đình ông Bạch Hồng Quyền là một kết quả vô cùng quan trọng trong tiến trình tranh đấu cho quyền tỵ nạn của những người Việt đang còn kẹt lại tại Thái Lan và Indonesia.

Inline image
Đại diện VOICE và VOICE Canada cùng ông Bạch Hồng Quyền trong cuộc họp báo tại Toronto, Canada
Để cho rộng đường dư luận, hai ngày sau khi gia đình ông Bạch Hồng Quyền đặt chân đến Toronto, VOICE Canada đã tổ chức một cuộc họp báo công khai và mở rộng để trình bầy và trả lời tất cả mọi thắc mắc của truyền thông, báo chí, đại diện cơ quan, đoàn thể cùng quý vị đồng hương người Việt tại Canada liên quan đến cuộc vận động định cư cho gia đình ông Quyền cũng như các đồng bào khác còn lại. Chúng tôi hy vọng những thông tin đứng đắn nói trên sẽ xóa tan đi các bản tin bịa đặt với chủ trương nhằm triệt hạ uy tín và danh dự của tổ chức VOICE cùng những thiện nguyện viên có lòng, đống thời làm ảnh hưởng đến cơ hội định cư đồng bào tỵ nạn Việt Nam, đang sống vất vưởng ở các nước tạm dung và đang dựa vào niềm hy vọng nhỏ nhoi đó để sống còn.  
(Nam Lộc)

Saturday, May 4, 2019

Những chiếc hộp quẹt quý tộc - Paul Sáng

Năm 1955, dân chơi hộp quẹt Sài Gòn vui mừng khi thấy ở số 88 đường Nguyễn Thiệp (nay là đường Ngô Đức Kế), quận 1 xuất hiện một gã thanh niên có mái tóc quăn bồng bềnh ngồi ôm thùng gỗ có ghi dòng chữ "chuyên sửa hộp quẹt Dupont". Thời đó, chỉ có giới quí tộc sành điệu mới chơi hộp quẹt Dupont. Giá một chiếc không dưới 1 cây vàng ròng nên những thợ sửa hộp quẹt thông thường không dại dột cạy phá thử sửa.
Gã thanh niên "dám" sửa loại hộp quẹt quý tộc ấy được giới dân chơi gọi là Paul Sáng, tên khai sinh là Phạm Văn Sáng. Năm nay ông đã 80 tuổi.
Hồi ca sĩ Duy Khánh còn sống, thỉnh thoảng vẫn kể với bạn bè về những ký ức Sài Gòn xưa cũ. Trong mớ ký ức ấy, không ít lần ông nhắc về cái tên Paul Sáng - Dupont. 
Ngày nay, chiếc tủ sửa hộp quẹt của Paul Sáng vẫn còn hiện diện trên con đường Ngô Đức Kế - suốt hơn nửa thế kỷ qua. Ông Phạm Thần Phong, con trai ông Paul Sáng kế nghiệp cha, tiếp tục sửa hộp quẹt cho dân chơi sành điệu. Ông Phong cho biết cha mình vẫn còn sống nhưng sức khỏe yếu và trí nhớ giảm sút rất nhiều.
Paul Sáng không còn minh mẫn nhưng rất vui khi chúng tôi gợi về những ngày hoàng kim của ông. Ông háo hức kể về những mẩu ký ức không đầu đuôi, chúng tôi góp nhặt kết nối lại: "Dân chơi sành điệu Sài Gòn không chú trọng nhiều đến "bộ mã" (tiếng lóng: Dáng vẻ hào nhoáng bên ngoài).
Có khi họ ra đường với bộ trang phục lèm xèm, phong trần bụi bặm, chạy chiếc xe cũ xì, xài những món "phụ kiện kèm người" xưa cũ để tăng thêm dáng vẻ... không tiền. Người ngoại giới nhìn một dân chơi thứ thiệt dễ nhầm tưởng đó là một kẻ không đáng 3 xu. 
Tuy nhiên, một món "phụ kiện" của họ quăng ra có khi được chào bán với giá cao hơn một chiếc xe hơi thượng lưu. Một trong những món "phụ kiện" để thể hiện đẳng cấp của họ là hộp quẹt. Và Dupont được đánh giá là quý tộc nhất trong tất cả các loại hộp quẹt sành điệu".
Tuy gia đình không giàu có nhưng mang tính cách Hà Đông, thuở thiếu niên ông chỉ thích làm thơ đăng báo và rong chơi, giao du với bạn văn nghệ sĩ. Ông có một số bài thơ được xuất hiện trên báo Thần Phong, Tiếng Chuông. Năm 19 tuổi, ông mới nhận ra cần phải có một cái nghề kiếm cơm. Vốn lười nhác, ông không thích học những nghề nặng nhọc. 
Một hôm, một người trong nhóm bạn thuộc hạng công tử cho ông chiếc hộp quẹt Drago (tiền thân của hộp quẹt Dupont) bị lệch cò lửa, không sử dụng được nữa. Người này bảo, loại hộp quẹt này rất đắt tiền nhưng không có chỗ sửa chữa, khi hư hỏng không còn giá trị. Người bạn khuyên ông nên nghiên cứu rồi mở điểm sửa chữa để kiếm cơm. 
Sau một tháng ròng nghiên cứu, ông "bắt mạch" được nguyên lý hoạt động của loại hộp quẹt này. Sau khi sửa chữa xong, ông bán chiếc Drago được hơn 1 cây vàng. Ông dùng tiền đó mua dụng cụ sửa chữa chuyên nghiệp rồi thuê vỉa hè ở số 88, Nguyễn Thiệp để hành nghề..
Năm 1957, Paul Sáng bước vào tuổi 21 và có nguy cơ bị bắt quân dịch. Để cứu mình, ông đã tìm đến nhà một viên sĩ quan cảnh sát cao cấp tặng chiếc hộp quẹt Dupont. Nhờ chiếc hộp quẹt đó, ông được thu xếp một chân lao công tạp dịch ở Nha Cảnh sát Đô thành (cách gọi Sở Cảnh sát Sài Gòn thời đó).
Mỗi ngày, ông đến Nha Cảnh sát lúc 5 giờ sáng, lau dọn cho đến 7 giờ rồi đường hoàng đến số 88, Nguyễn Thiệp hành nghề sửa hộp quẹt Dupont trong bộ... cảnh phục. Vừa sửa chữa vừa thu mua rồi bán lại những chiếc hộp quẹt "quý tộc" giá khủng, thu nhập đủ để ông thường xuyên la cà vào các hộp đêm cùng nhóm bạn vương giả. Dù ăn chơi, ông vẫn tích cóp được hàng trăm cây vàng.
Những năm lính Mỹ đổ bộ ào ạt vào miền Nam, hộp quẹt Zippo cũng ào ạt vào theo. Nghề sửa hộp quẹt càng thêm thịnh. Một thương gia người Nhật bắt mánh với ông "sản xuất" hộp quẹt Zippo. Thương gia người Nhật này bỏ vốn thu mua hộp quẹt Zippo của lính Mỹ rồi giao cho ông cắt ngắn lại thành loại Zippo "lùn" rồi xuất khẩu sang Nhật. Thời đó, người Nhật thích những vật dụng tiện ích nhỏ, xinh. Ông Paul Sáng trở thành kẻ giàu "ngầm".
Kể về những thành công trong đời mình, ông lão Paul Sáng 80 tuổi khề khà cười: "Tôi được kết bạn với ca sĩ Chế Linh và nhiều nghệ sĩ tên tuổi khác; Là người đầu tiên biết sửa chữa hộp quẹt Dupont ở Sài Gòn; Có 10 người con với 2 vợ; Vợ lớn, vợ nhỏ là 2 chị em ruột, sống chung nhà hòa thuận; Đóng vai phụ trong một số phim trước năm 1975.
Chúng tôi tìm đến nhà ông Hùng "Kim Thịnh" ở gần chợ Phú Nhuận.. Quả thật, ông Hùng đã có hàng trăm chiếc hộp quẹt Dupont đủ kiểu dáng. Trong đó có cả những chiếc hộp quẹt có chữ ký tặng của TT Ngô Đình Diệm, TT Nguyễn Văn Thiệu.
Ông Hùng cho biết, Dupont được giới sành điệu đánh giá là quý tộc vì thuở sơ khai, Hãng Dupont chỉ sản xuất cho giới tướng lĩnh Pháp.
Theo các tài liệu của Hãng Dupont công bố thì người sáng lập hãng là Simon Tissot Dupont (1847 - 1900) vào năm 1872. 
Simon Tissot Dupont là một nhiếp ảnh gia nổi tiếng, từng được Hoàng gia Pháp mời vào cung điện chụp hình cho Hoàng đế Louis Napoleon đệ tam - vị Tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Pháp. Nhờ thường xuyên giao tiếp với giới hoàng tộc, Simon Tissot Dupont nắm bắt được nhu cầu sử dụng các phụ kiện đời sống cao cấp của giới quý tộc. 
Ông chuyển sang sản xuất những sản phẩm da tinh xảo như bóp, ví da cho giới quý tộc. Biết được thói ganh tị của các công nương quý tộc, Simon Tissot Dupont sản xuất số lượng có giới hạn. Sản phẩm của ông được giới quý tộc đón nhận ngay. Nối tiếp thành công của Simon Tissot Dupont, vào năm 1941 con trai là Lucien Tissot Dupont và Andre Tissot Dupont cho xuất xưởng 100 chiếc hộp quẹt bọc vàng có tên gọi là Drago. Để hoàn tất 100 chiếc hộp quẹt này, 120 thợ thủ công của anh em nhà Dupont phải mất đến 3 năm chế tác. 
Những chiếc hộp quẹt này chỉ dành cấp cho các tướng lĩnh và sĩ quan cấp tá thực dân Pháp tại Đông Dương. Dòng hộp quẹt này, một mặt chạm khắc biểu tượng con rồng ôm lấy bản đồ Đông Dương, một mặt chạm hình 3 con chuồn. Mỗi chiếc được "lắc kê" 20 miligon vàng. Ông Hùng "Kim Thịnh" đang sở hữu 3 chiếc hộp quẹt loại này. Dân chơi hộp quẹt gọi dòng hộp quẹt này là "Dupont Điện Biên Phủ".
Vì đó là phụ kiện dành cho tướng lĩnh và sĩ quan cấp cao của quân đội Pháp đang đi viễn chinh nên hộp quẹt Dupont trở thành món hàng vô giá. Nếu không là sĩ quan cao cấp của quân đội Pháp mà sở hữu được chiếc Dupont thì không cần giới thiệu người ta cũng hiểu chủ nhân của nó thuộc giới quý tộc mới được tặng. Chỉ có 200 chiếc nên Dupont cứ chuyền tay từ người này sang người khác. Mỗi lần chuyền tay, giá được nâng lên một nấc. Yếu tố này đã góp phần đẩy Dupont lên thành một thứ mốt thượng đẳng và vô giá.
Chờ cho các thượng đế phát sốt, năm 1952, Dupont tiếp tục tung ra một lô hàng mới. Lần này những chiếc hộp quẹt mang tên chính thức là ST Dupont. Dòng sản phẩm mới này, ngoài việc kế thừa kiểu dáng sang trọng, nó còn xuất hiện thêm một điểm nổi bật là tiếng "chuông ngân" xuất hiện ngay khi bật nắp. Dù không giới hạn số lượng sản xuất nhưng dư âm của dòng sản phẩm cũ và tiếng chuông bật nắp đã khiêu khích máu hãnh tiến của rất nhiều người thừa tiền.
Ngay lập tức, tiếng chuông bật nắp của Dupont “vang” khắp các bàn tiệc của giới thượng lưu, quý tộc. Những danh nhân như họa sĩ Picasso, Warhol, minh tinh điện ảnh Marilyn Monroe, Ailen Delone, TT Ngô Đình Diệm, Bảo Đại... đều đã có một chiếc Dupont.
Rất nhiều người không hút thuốc vẫn thủ trong túi chiếc "hộp quẹt sang chảnh" để có ai đó vừa gắn điếu thuốc trên môi là móc ra bật nắp tạo tiếng chuông châm lửa. Riêng bà Jackie Kennedy được TT Ngô Đình Diệm tặng 1 chiếc Dupont có nạm kim cương chữ "J" với giá tương đương 20 cây vàng, được đặt sản xuất một chiếc duy nhất. 
Ngoài ra, TT Ngô Đình Diệm còn đặt hàng cho hãng sản xuất 100 chiếc Dupont, trong đó có 20 chiếc đặc biệt dành tặng các nguyên thủ quốc gia, 80 chiếc dành tặng thưởng thuộc hạ. Tất cả đều có chạm khắc sẵn chữ ký tặng. Đi đâu ông cũng để ít nhất 1 chiếc Dupont trong túi áo để tặng, xem như phần thưởng nhanh cho một thuộc hạ vừa lập công xuất sắc. 
TT Ngô Đình Diệm bị thuộc hạ thủ tiêu trong biến cố đảo chính năm 1963, sau khi bắn Diệm chết, việc đầu tiên của sát thủ là lục tìm chiếc Dupont. Sau đó, chiếc hộp quẹt này bị viên tướng Nguyễn Chánh Thi tước đoạt. Trong những năm lưu vong ở nước ngoài, viên tướng thích chửi thề tung tóe này đã bán chiếc Dupont đó cho một thương gia người Nhật. Sau vài lần sang tay, cuối cùng chiếc Dupont này quay trở về Việt Nam nằm trong bộ sưu tập của một tay sưu tầm đồ cổ ở Sài-Gòn . Vì nhiều lý do, tay sưu tầm này kiên quyết không muốn tiết lộ danh tính. Hiện, chiếc Dupont này được kỳ kèo giá 50 triệu nhưng chủ nhân của nó dứt khoát không bán.
Tiếng chuông Dupont trở thành một âm thanh thể hiện sự giàu có, thành đạt. Trong một nhà hàng, bất giác tiếng chuông Dupont vang lên, chắc chắn ai cũng phải ngoái nhìn xem ai là chủ của nó.
Sau này, Hãng Dupont đã nhắm vào túi tiền của giới trung lưu , cũng như giới thượng lưu, chia sản phẩm theo từng lô giá trị từ cao đến thấp. Giá thấp nhất là 200 USD và cao cấp nhất có giá xuất xưởng là 79.000 USD.
Năm 1987, thương hiệu Dickson Poon xuất xứ từ Hồng Kông đã mua quyền sản xuất của xưởng bật lửa ST Dupont và vẫn tiếp tục duy trì sản xuất tại Favergers (Pháp). 
Tháng 11-2013, để kỷ niệm ngày xuất xưởng chiếc hộp quẹt đầu tiên thời Louis XIII, Dupont đã chế tác 1 chiếc hộp quẹt duy nhất có tên gọi là Louis XIII Fleur de Parme S.T.Dupont. Parme là công chúa Louis XIII. Chiếc hộp quẹt độc nhất vô nhị này được đính 152 viên đá sapphire và 400 gram vàng ròng. 
Trong đó khoảng 40 viên sapphire trên vương miện có trọng lượng đến 13 carats. Ngoài ra có 72 viên sapphire, 27 princess cut và 13 viên cabochon cut trên phần thân và chân đế, tổng cộng 33.6 carats. Tháng 10-2014, Tổ chức kỷ lục Guinness thế giới (Guinness World Record Organization) công nhận một chiếc Louis XIII Fleur de Parme này đạt kỷ lục "chiếc hộp quẹt đắt nhất thế giới".
Ông Hùng "Kim Thịnh" cho biết, dù Dupont là loại "hộp quẹt sang chảnh" nhưng toàn bộ dân sành điệu Sài-Gòn sưu tầm và sử hữu được ít nhất 1.000 chiếc. Trong số đó có không ít chiếc có giá khoảng 40 triệu đồng. Có những chiếc Dupont xưa, như chiếc Drago Điện Biên Phủ đầu búa, không thể định giá.
Anh Hùng chỉ là một trong số nhiều người sưu tầm Dupont. Ngoài ra, còn có những tên tuổi mê đám Dupont như Hùng "Gò Vấp", Hoàng "Zippo" ở Bình Thạnh, doanh nhân Ph ở quận 7...
Dù có giá và hút hàng, Dupont vẫn không mở cửa hàng chuyên doanh lẫn sửa chữa bảo hành hộp quẹt ở Việt Nam. Muốn mua, dân chơi phải sang tận Pháp.
Vì thế, tiếng chuông của hộp quẹt Dupont vẫn là âm thanh của những kẻ thừa tiền./ 

ST

Thursday, May 2, 2019

DZỪA ĐI ĐƯỜNG, DZỪA NÓI XÀM - CN726

Trên đường về thăm lại quê cha, đất tổ của đứa bạn vốn là một chiến binh thuộc đoàn 71SCT/NKT,chúng tôi đáp máy bay ra Quảng Bình, nơi địa đầu giới tuyến của miền bắc cs thời chiến tranh của hơn 40 năm trước. Đây cũng là nơi chôn nhau, cắt rốn của một vị tướng nổi danh với chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm xửa, năm xưa. Ông ấy không những được đánh giá là một bậc thiên tài quân sự kiệt quệ, à không, kiệt xuất, ở ông còn có nhiều khả năng phi thường khác mà chỉ có những cặp mắt tinh quái, à không, tinh đời của đảng, nhà nước ta mới khám phá ra và họ đã không bỏ lỡ cơ hội khai thác một cách triệt để và hiệu quả những phẩm chất tốt đẹp nằm ẩn sâu trong thăm thẳm tiềm thức của ông để trưng ra trước ánh sáng giúp cho ông có cơ hội thi thố tài năng phục vụ cuộc đời. Thật tuyệt vời ông mặt trời là ông đã không phụ lòng tin yêu của tổ chức nên đã hoàn thành không phải chỉ có xuất sắc mà phải nói rằng thì là xuất...mồ hôi hột luôn. Thành tích đáng nể đó của ông trong lãnh vực hoạt động mới đã được nhân dân miền bắc làm cả áng văn chương, thơ phú bất hủ để ca tụng. Đại khái như:
- Ngày xưa đại tướng cầm quân
Ngày nay đại tướng cầm quần chị em.
Hoặc:
- Ngày xưa đại tướng công đồn.
Ngày nay đại tướng công loz chị em.
V.V...và V.V...
Trở lại chuyến đi của chúng tôi khi đặt chân đến thành phố Đồng Hới của tỉnh Quảng Bình. Mặc dù đã mang dáng dấp của một đô thị ven biển khá hiện đại với những cao ốc, khách sạn 5 sao, casino dành cho khách nước ngoài... Nhưng trên đường phố vẫn khá vắng vẻ xe cộ lưu thông. Để tham quan thành phố, chúng tôi kêu một chiếc xe điện làm phương tiện di chuyển. Tài xế là một anh chàng trung niên tỏ rõ sự mừng rỡ khi nghe chúng tôi gọi. Nhìn cách ăn mặc và nhất là giọng nói của chúng tôi, anh ta đã biết chúng tôi là người miền nam ra, thế là anh ta huyên thuyên suốt. Trong số những mẫu chuyện mà anh ta kể cho chúng tôi nghe, có hai chuyện làm chúng tôi chú ý nhất. Chuyện thứ nhất có phần nào liên quan đến đại tướng võ nguyên giáp. Đó là:
Cũng như những người dân Quảng Bình khác, anh ta rất tự hào về người đồng hương nổi tiếng của mình. Anh quả quyết chỉ có bác giáp là người xứng đáng được tôn thờ. Còn những kẻ khác chỉ là phường tham nhũng, bán nước, xảo trá, giá áo túi cơm v.v... Nói chung chỉ là loại tội đồ của dân tộc mà thôi. Chả biết anh chàng này muốn dẫn dắt câu chuyện đến đâu nên tôi ởm ờ:
- Tôi thấy đảng bộ và nhà nước địa phương đã làm cho bộ mặt thành phố thay đổi đến mức xem ra Đồng Hới hiện giờ không thua kém bất kỳ nơi nào khác trong cả nước.
- Giời ạ! Bộ anh tưởng chúng nó làm không cho người dân chúng tôi chắc? Các anh thấy đó: Những công trình này đâu phải phục vụ cho chúng tôi. Chúng tôi đâu có tiền vào khách sạn 5 sao? Mặc dù vào đó chẳng biết để làm gì? Hoặc vào casino đánh bài. Nguồn thu từ những nơi này đâu có chạy vào túi chúng tôi mà vào túi của chúng. Chúng tôi vẫn sấp mặt chạy ăn từng bữa.
- Thế anh thích cảnh nghèo nàn, hoang tàn như xưa à?
- Tất nhiên là không. Nhưng không phải làm có một đồng mà kê lên chục đồng để hưởng lợi. Như thế là điếm đàng, là bóc lột. Mà các anh chắc chả thích thú gì chuyện làm ăn gian dối chỉ biết tính phần lợi cho mình mà đẩy phần thiệt hại cho người khác. Phải không?
Chúng tôi chỉ biết làm thinh mà nghe chớ còn biết nói gì nữa giờ.



Chuyện thứ hai là khi xe chạy ngang một chiếc tháp chuông nhà thờ bị đổ nát nằm trơ trọi giữa những gác tía, lầu vàng... trông thật dị hợm, phản cảm. Chưa kịp hỏi thì anh tài xế đã nhanh nhẩu:
- Quảng Bình muốn giữ lại chứng tích này như để tố cáo tội ác của Mỹ. Nhưng, tôi muốn hỏi các anh là tại sao người Mỹ thờ Chúa lại đánh phá nhà thờ là nơi thờ phụng Thượng Đế của họ?
- Tôi không phải người Mỹ, cũng không phải đạo Thiên Chúa nên tôi không thể trả lời câu hỏi này.
- Đơn giản thôi! Vì cs nghĩ rằng ẩn nấp vào nhà thờ thì máy bay Mỹ sẽ không dám bỏ bom. Phải nói là buổi đầu cũng đạt được mục đích là máy bay Mỹ tránh né địa điểm tâm linh này. Nhưng cuối cùng phải đánh sập để cs không dựa vào đó mà gây khó khăn cho máy bay Mỹ.
Nghe xong câu chuyện, tôi suy nghĩ hồi lâu rồi chợt nhận ra nguyên nhân thật sự về sự tồn tại lạc điệu, xấu xí của cái tháp chuông trước sự phát triển của thành phố. Đó là cs không cho xây dựng lại ngôi nhà thờ từ nơi đổ nát này như là một sự dằn mặt những tín đồ đạo Cơ Đốc rằng tôn giáo của họ có nguồn gốc xuất xứ từ phương tây sẽ không có chỗ đứng ở nơi mà sự đối đầu giữa hai ý thức hệ, hai khoảng cách về địa lý, về nhân sinh quan, về tất cả các cái diễn ra hết sức gay gắt, quyết liệt như Đồng Hới, Quảng Bình.
Và thật ra, tuy có phát triển, nhưng tầm vóc của Đồng Hới vẫn còn rất khiêm tốn so với nhiều địa phương khác nên chúng tôi chỉ tốn chưa hết một giờ đồng hồ là đã dạo hết phố phường ở đây.
Chia tay anh tài xế hoạt bát sau khi tặng thêm cho anh số tiền hoa hồng bằng một phần ba tiền xe như để trả công cho anh đã giúp chúng tôi hiểu thêm nhiều điều, trong đó, điều quan trọng nhất là người dân không hề thờ ơ trước thời cuộc chỉ có điều là họ chỉ trao đổi trực tiếp với nhau chứ ít khi đưa lên mạng vì theo họ, việc đó chỉ có hại hơn là có lợi.
Nhìn anh vui vẻ chạy xe đi, chúng tôi cũng thấy vui lây vì biết mình vừa mang đến một niềm vui nhỏ, nhưng hết sức cụ thể, thực tế cho người dân nghèo chứ chả phải chỉ quang quác cái mồm như những kẻ sáo rỗng khác.

Wednesday, May 1, 2019

Tưởng niệm 30 Tháng Tư, các dân cử gốc Việt nói về ‘đoàn kết trong cộng đồng’ Ngọc Lan/Người Việt April 29, 2019

Từ trái, ông Michael Minh Võ - nghị viên thành phố Fountain Valley, ông Charlie Nguyễn Mạnh Chí - nghị viên thành phố Westminster, Luật Sư Andrew Đỗ - giám sát viên Orange County, ông Tạ Đức Trí - thị trưởng thành phố Westminster, bà Kimberly Hồ - phó thị trưởng thành phố Westminster, và Luật Sư Nguyễn Quốc Lân - chủ tịch Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Garden Grove. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)
WESTMINSTER, California (NV) – Tưởng niệm 30 Tháng Tư năm nay, cũng đánh dấu 44 năm cộng đồng người Việt có mặt và phát triển tại miền Nam California nói riêng và trên toàn nước Mỹ nói chung. Sự lớn mạnh của cộng đồng thể hiện ở việc ngày càng có nhiều tổ chức hội đoàn cùng đứng ra tổ chức các sự kiện quan trọng, đặc biệt như các hoạt động tưởng niệm Tháng Tư Đen.
Bên cạnh đó, sự lớn mạnh của cộng đồng còn thể hiện rõ rệt nhất qua sự có mặt của đông đảo dân cử gốc Việt hiện diện trong chính trường Hoa Kỳ ở đủ các cấp.
Tuy nhiên, càng đông tổ chức, càng đông dân cử, thì càng có nhiều tiếng nói trái chiều, càng có những mâu thuẫn tưởng chừng đến mức khó hòa giải. Trước hiện tượng đó, có người cho rằng đây là biểu hiện của sự mất đoàn kết, chia rẽ; có người lại nhìn nhận đó là chuyện thường tình trong một xã hội dân chủ.
Vậy, các dân cử gốc Việt suy nghĩ ra sao về vấn đề này?
Không có chia rẽ, chỉ có khác biệt
Luật Sư Nguyễn Quốc Lân, chủ tịch học khu Garden Grove, cho rằng “không có sự chia rẽ giữa dân cử với cộng đồng.”
“Dân cử thì mỗi người mỗi ý, mỗi người một khái niệm, không ai giống nhau. Khác biệt nhau thì phải có, nhưng vấn đề là họ có tìm ra mẫu số chung để làm việc với nhau hay không. Có một số người làm việc với nhau được, một số người không làm việc chung được. Điều đó mình phải chấp nhận, nhưng không thể coi đó là sự chia rẽ,” ông phân tích.
Thị trưởng thành phố Westminster Tạ Đức Trí thì cho rằng “vẫn có sự đoàn kết tương đối giữa các nghị viên.”
“Điển hình là chưa có khi nào mà 11 dân cử gốc Việt cùng ngồi lại tổ chức Lễ Tưởng Niệm 30 Tháng Tư như năm nay. Các dân cử các cấp từ tiểu bang đến quận hạt, địa phương cùng phối hợp làm việc để mà thể hiện lòng biết ơn đối với sự hy sinh của thế hệ đi trước, đó có thể nói là một sự đoàn kết tương đối,” ông Trí nói.
Ông nói thêm về ý nghĩa của sự đoàn kết giữa các dân cử gốc Việt, “Đa số đồng hương thầm lặng trong cộng đồng đều nhìn thấy sự đoàn kết của các dân cử, là những người phục vụ cộng đồng. Tuy nhiên chúng ta cũng khó tránh khỏi một số điều trái ngược nhau trong một xã hội tự do dân chủ như xã hội Mỹ. Nhưng chúng tôi vẫn tin tưởng là đa số đồng hương đều muốn thấy các dân cử hòa thuận với nhau. Nếu các dân cử không đồng ý với nhau điểm nào thì có thể bày tỏ sự không đồng ý bằng một phương thức tôn trọng nhau, đồng hương muốn nhìn thấy chuyện đó, và chuyện đó có thực hiện được hay không thì tùy theo cá nhân của mỗi người.”
Luật Sư Lân cũng giải thích về lý do vì sao các dân cử gốc Việt tổ chức lễ tưởng niệm 30 Tháng Tư năm nay: “Chuyện các anh chị em dân cử tổ chức lễ tưởng niệm năm nay bắt đầu từ việc một nhóm cộng đồng bằng cách này hay cách khác họ đánh phá nhóm dân cử này, thành ra khó mà có thể ngồi xuống làm việc chung với họ. Giống như mình chơi với người mà lúc nào cũng tung cát vô mắt mình thì làm sao mình chơi được.”
Nghị Viên Tài Đỗ của thành phố Westminster cũng cho rằng “không có vấn đề gì khi có những mâu thuẫn xảy ra giữa các tổ chức cộng đồng.”
“Theo tôi thấy, cộng đồng nào cũng vậy, cũng có những bất đồng ý kiến. Cho nên nói chia rẽ hay không chia rẽ thì theo tôi không là vấn đề, vì mỗi người có lựa chọn của mình, người ta thích ai thì họ đi với nhóm đó, người ta thích sinh hoạt với nhóm nào cũng là do ý thích của họ, tôi không thấy có vấn đề gì để gọi là chia rẽ hết,” ông Tài nói.
Ông giải thích, “Đối với tôi, chuyện có nhiều hội đoàn đứng ra tổ chức 30 Tháng Tư theo tôi cũng là điều bình thường. Cũng như hội chợ Tết cũng vậy, hai, ba người cùng tổ chức một ngày thì điều đó cũng là bình thường. Chỗ nào làm người ta cảm thấy vui vẻ khi tới, an toàn khi tới thì người ta tụ tập về đó nhiều hơn, còn chỗ nào không có chương trình phong phú khiến người ta chán thì tự động người ta không đi nữa. Với người Mỹ cũng y như vậy.”
Nghị Viên Tài Đỗ cho rằng, “Nếu cái gì cũng chỉ có một, độc quyền, độc tài thì cách phục vụ sẽ xuống, còn khi có nhiều tổ chức, có cạnh tranh công bằng, thì luôn luôn có những điều tốt hơn.”
Ông cũng chia sẻ, “Trong vấn đề chính trị có rất nhiều điều khiến người ta dè dặt, không biết dính líu đến người này thì có ảnh hưởng đến chuyện tranh cử này nọ hay không. Cho nên tất cả mọi người đều có nỗi lo sợ của họ, nhưng đối với tôi thì chuyện đó rất là bình thường. Sự mâu thuẫn là bình thường, không có vấn đề gì. Tôi sẵn sàng làm việc với mọi người, tôi không cảm thấy mình có xung đột với ai hết.”
‘Mâu thuẫn sâu xa khó hàn gắn’?
Dân Biểu Tyler Diệp tại Hạ Viện California. (Hình: Tyler Diệp cung cấp)
“Các hội đoàn cũng như các dân cử gốc Việt có những mâu thuẫn sâu xa khó hàn gắn.” Đó là nhận xét thẳng thừng của Dân Biểu Tyler Diệp, dân cử gốc Việt cao cấp nhất hiện nay tại California.
“Tôi bắt đầu sinh hoạt trong cộng đồng Việt Nam tại Quận Cam từ năm 2005. Từ đó đến nay, tôi thấy càng ngày các tổ chức hội đoàn cũng như các dân cử gốc Việt càng có những mâu thuẫn sâu xa khó hàn gắn, chứ không thấy có sự đoàn kết nào hơn, cho dù rằng mỗi năm ai cũng vỗ ngực nói đoàn kết này đoàn kết kia nhưng rốt cuộc đoàn kết đâu không thấy, mà thấy đánh phá nhau thì nhiều,” ông Tyler nêu cảm nhận.
Lý do của nhận xét này, theo ông Tyler xuất phát từ chỗ “có một số người không biết thông cảm với đối phương, nên khi thấy người khác làm một điều gì không đúng tuy rất nhỏ, thì họ cũng xé ra to. Mà ở đời thì cái gì cũng có qua có lại. Mình đánh phá người ta, thì người ta cũng sẽ nghĩ đến chuyện đáp lại, cứ chồng chất như vậy, đến cuối cùng cũng không ai nhớ được là sự mâu thuẫn đã bắt đầu từ đâu.”
Nghị Viên Diedre Thu-Hà Nguyễn của thành phố Garden Grove cũng có suy nghĩ “thời gian gần đây, có sự không hòa thuận giữa các dân cử cũng như cộng đồng của chúng ta.”
“Tôi cảm thấy được điều đó. Tôi cảm thấy cộng đồng mình đang có sự chia rẽ, đặc biệt 30 Tháng Tư năm nay có rất nhiều hội đoàn khác nhau cùng tổ chức, cùng giờ cùng ngày, điều đó cũng tạo cho người dân cảm thấy không biết nên tham dự bên nào, ủng hộ bên nào,” Nghị Viên Thu-Hà nói.
“Hiện nay có nhiều người hợp lại gọi là ‘nhóm dân cử gốc Việt’ để tổ chức sự kiện này sự kiện khác thì theo tôi dân cử không phải là một tổ chức. Dân cử là chức vụ mà người dân tín nhiệm bầu cho mình, để mình làm việc theo nguyện vọng của cử tri. Dân cử là người của chính quyền, là thuộc về cộng đồng chung,” cô nói.
Cô bày tỏ, “Là một người trẻ, tôi rất mong muốn thấy tương lai chúng ta có được một sự đoàn kết, nhưng mà sự đoàn kết đó phải là sự tự nguyện của từng cá nhân, đặt công việc chung của cộng đồng lên trên hết để mà đoàn kết. Chứ hiện tại thì bên nào cũng có đường hướng riêng thì rất khó cho đồng hương, cho cộng đồng tại miền Nam California của mình.”
Nghị Viên Diedre Thu-Hà Nguyễn (trái) và Nghị Viên Phát Bùi 
của thành phố Garden Grove tại một lễ tưởng niệm ngày 30 Tháng Tư, 2019. 
(Hình: Facebook Phát Bùi)
Mâu thuẫn chỉ có hại?
Theo ông Tyler, sự mâu thuẫn mà ông nhìn thấy “không hề có lợi, mà chỉ có hại mà thôi.”
“Cái lợi, nếu có, thì hy vọng là người khác có thể dẫn chứng ra được, chứ riêng tôi thì tôi chưa thấy cái lợi ở đâu hết mà trước mắt chỉ thấy cái hại không thôi,” ông nói.
Ông phân tích, “Có những chuyện không đáng lên tiếng, nhưng người ta vẫn lôi ra để chỉ trích lẫn nhau, rồi sự thật cũng không được tôn trọng nữa. Và cứ thế dân chúng phần nhiều cũng nản lòng.”
“Cái hại nữa là vì mâu thuẫn nên ai cũng muốn tranh giành với nhau để làm chuyện này chuyện kia, không ai chịu ngồi chung với nhau, từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn. Như chuyện gần đây nhất là chuyện làm đám tang cho một người cũng khiến cộng đồng xào xáo lên, mà điều đáng buồn là lúc người đó còn sống thì không ai để ý đến đời sống của họ, nhưng khi họ qua đời thì người ta lại tranh giành nhau,” ông nói thêm.
Ông cũng cho biết, “Vào lúc mới thắng cử, tôi thật tâm muốn thực hiện việc hòa giải các mâu thuẫn trong cộng đồng. Nhưng chỉ mới vỏn vẹn 4-5 tháng sau lời phát biểu đó thì tôi thấy chuyện đó khó quá để thành hiện thực, vì từ những việc như tặng bằng khen, từ những việc như cư xử với nhau trong hội đồng thành phố,… có quá nhiều những lời qua tiếng lại, mà nhìn tới cùng thì các đồng nghiệp hay các dân cử chỉ tranh cãi vô những chuyện không đâu vào đâu cả.”
Ông lo lắng, “Bây giờ để nói rằng bằng cách nào để cho những người này ngồi lại với nhau thì thực sự là rất khó, và trong cộng đồng chúng ta hiện tại không có ai có thể làm trung gian cho việc hòa giải này.”
Luật Sư Lân nêu vấn đề, “Một số người lãnh đạo của nhóm cộng đồng có mục đích riêng của họ là đánh phá triệt hạ những người dân cử bằng cách này hay cách khác, và việc đó thể hiện qua nhiều hành động mà họ làm liên tục trong mấy năm vừa qua, và rõ ràng là hành động của họ có tác dụng làm yếu đi, hay làm mất đi ảnh hưởng về quyền lợi của cộng đồng Việt Nam.”
Tác hại của việc đánh phá này, theo ông Lân, “Thiệt hại ở chỗ người ngoài không biết chuyện cứ tưởng là cộng động này chia rẽ, chính giới của Mỹ tưởng rằng các dân cử tách rời ra với cộng đồng, tai hại là như vậy, nó yếu đi sức mạnh của cộng đồng. Nhưng trên thực tế thì nhóm này lại không đại diện cho cộng đồng, họ không hành xử với mục đích nhìn ra bức tranh lớn hơn, mục tiêu lớn hơn là bảo vệ sức mạnh, biểu tượng của cộng đồng, họ không muốn làm như vậy. Họ chỉ muốn trả thù cá nhân mà che đi quyền lợi cộng đồng. Và đó là lý do vì sao các anh chị dân cử không thể nào làm việc với họ được.”
Ông nói thêm, “Ở đây ai cũng có mục tiêu chống Cộng, nhưng mỗi người có quan điểm và cách làm việc khác nhau, mà sự khác biệt đó không biến họ thành Việt gian hay Việt cộng. Cái sai của những người nhân danh cộng đồng là thấy người nào khác quan điểm, mục đích với họ thì họ cho người ta là Việt gian. Đó là sai. Mọi người nên biết chấp nhận là mỗi người có quan điểm khác nhau, nhưng cuối cùng cũng đi đến mục tiêu giống nhau.”
Nghị Viên Tài Đỗ (cầm micro) tại một sinh hoạt tưởng niệm 30 Tháng Tư, 2019.
 (Hình: Facebook Phát Bùi)
‘Cạnh tranh với nhau là chuyện bình thường’
Với Nghị Viên Phát Bùi của thành phố Garden Grove thì cho rằng, “Cộng đồng ở đây có sự cạnh tranh và phe nhóm của một số người, cá nhân tôi không chia rẽ với ai cả. Trong những lúc tranh cử thì dĩ nhiên có sự cạnh tranh với nhau, đó là chuyện bình thường trong sinh hoạt dân chủ ở Mỹ.”
“Nếu chúng ta nhìn sự đoàn kết theo nghĩa mọi người cùng chung một mối, mọi người cùng tiếng nói, cùng cách nhìn thì không khác gì chuyện độc tài cộng sản. Tôi nghĩ rằng những sự không đồng ý kiến, không đồng chính kiến là một sinh hoạt tốt cho một chế độ dân chủ tự do, quan trọng là chúng ta ngoài vấn đề cạnh tranh đánh phá nhau trong lúc tranh cử ra thì chúng ta nên làm việc với nhau,” ông Phát nói.
Ông cũng cho rằng, “Khi chúng ta có cái nhìn khác nhau, đối chọi nhau thì đó chưa phải là chia rẽ. Khi chúng ta tẩy chay nhau thì đó mới là chia rẽ. Tuy nhiên, với cái nhìn của tôi thì tôi thấy ở đây có sự cạnh tranh, chứ chưa thấy có bằng chứng gì cụ thể để gọi là tẩy chay nhau hay chia rẽ.”
Ông cũng nói thêm rằng, “Cá nhân tôi không tẩy chay bất kỳ ai. Khi ai làm vì có lợi cho cộng đồng thì tôi tham gia, còn ai làm gì có hại cho cộng đồng thì tôi lên tiếng phản đối, cái nhìn của tôi đơn giản như vậy thôi.”
Ông Phát cũng nêu lên sự bất bình trong vai trò của một chủ tịch cộng đồng khi cho rằng tổ chức  Cộng đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali đã nộp đơn xin thành phố Westminster tổ chức lễ tưởng niệm 30 Tháng Tư từ Tháng Mười năm 2018, và được chấp thuận vào Tháng Ba năm nay. Tuy nhiên, vào cùng ngày giờ mà Cộng đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali tổ chức thì “một số dân cử gốc Việt cũng tổ chức Lễ Tưởng Niệm 30 Tháng Tư với một chương trình ca nhạc.”
“Họ có thể tổ chức ngày khác để mọi người đều có thể tham dự thì tốt hơn,” ông Phát nói.
Nói về ý kiến của một số cử tri cho rằng “không bầu cho ứng cử viên gốc Việt nữa trong kỳ bầu cử tới” ông Phát bày tỏ, “Tôi nghĩ rằng người Việt của chúng ta bỏ phiếu cho một cá nhân nào thì đều phải cân nhắc dựa trên căn bản là người đó có làm được những điều mang lại lợi ích cho cộng đồng chúng ta, họ phục vụ cho cử tri thì chúng ta bỏ phiếu cho người đó.”
“Tôi nghĩ là người dân sáng suốt lắm, họ sẽ nhận định quá trình làm việc của một ứng cử viên nào đó để họ bỏ phiếu cho người xứng đáng với lá phiếu của họ. Tôi không có chủ trương là người Việt phải bỏ cho người Việt. Vì làm như vậy chẳng lẽ người Việt quốc gia lại bỏ phiếu cho người Việt thân Cộng hoặc là những người có lập trường không rõ ràng. Và ngược lại? Cho nên tôi nghĩ là người dân biết chọn người có thành tích phục vụ quyền lợi cho người dân thì chúng ta bỏ phiếu cho người đó,” ông nói.
Dân cử nên hành xử sao cho đúng?
Có những điều lệ, điều luật trong sinh hoạt chính trị dòng chính mà dân cử gốc Việt không thực hiện.
Cựu Dân Biểu Trần Thái Văn (Hình: Người Việt)
“Cộng đồng Việt Nam ngày càng lớn mạnh, và hướng đi theo sự phát triển lớn mạnh đó bao giờ cũng gây ra những thảo luận, tranh cãi, thì đó là điều tốt cho xứ sở dân chủ và trọng pháp, không có gì ngạc nhiên hết,” cựu Dân Biểu Trần Thái Văn  nhận xét.
Là người được xem là có thâm niên sinh hoạt chính trị trong dòng chính lâu đời nhất so với tất cả các dân cử gốc Việt khác, cựu dân biểu Trần Thái Văn nêu suy nghĩ.
“Tôi không nhìn thấy vấn đề gì trầm trọng đến nỗi như mọi người nghĩ về tình hình cộng đồng cũng như dân cử gốc Việt hiện nay. Đây chỉ là giai đoạn thuyên chuyển cho sự trưởng thành và lớn mạnh của cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Nói chung đây là hiện tượng trong một cộng đồng đa dạng và có nhiều thế hệ khác nhau, không riêng gì về tuổi tác mà cả về kiến thức, cách nhìn, kinh nghiệm trong sinh hoạt cộng đồng có những khác biệt thì dễ gây ra nhiều sự bàn thảo hay tranh cãi. Nhưng đối với tôi thì tôi thấy việc đó là điều tốt.”
“Tuy nhiên, về phương diện dân cử có một số điều lệ, không phải là điều luật, mà là tiền lệ để các dân cử phải tương nhượng và kính nể nhau để cùng làm việc mà tôi muốn nhìn thấy trong các dân cử gốc Việt. Đây không phải chỉ áp dụng trong dân cử Việt Nam với Việt Nam, mà kể cả các dân cử Mỹ hay các cộng đồng khác cũng vậy,” ông diễn giải.
Theo ông, “Thứ nhất, là không nên xía vào công việc của các dân cử thành phố khác. Nghĩa là mình chỉ nên lo cho khối cử tri và công dân của thành phố mình. Đây là điều lệ rất rõ ràng, thành phố của you you lo, thành phố của tui tui lo, không có nói ra nói vô gì hết. Đây là điều lệ căn bản, không nên vi phạm. Vấn đề thứ nhì là giữa các dân cử với nhau, nếu không ủng hộ nhau được vì có sự khác biệt về phương diện chính trị, hay thành kiến cá nhân không hợp nhau, thì tối thiểu đừng có đả kích lẫn nhau hay thọc gậy phá nhau. Điều răn này khá rõ, nhất là khi quyền lợi không mâu thuẫn gì với nhau.”
Ông nói tiếp, “Chuyện các dân cử không ủng hộ nhau rất là thường, nhưng trong một sinh hoạt của nền dân chủ Mỹ, ngay trong Quận Cam cũng đã có mấy trăm dân cử các cấp khác nhau, từ dân biểu liên bang trở xuống tới quận hạt địa phương, đâu phải ai cũng đồng lòng để có thể làm việc chung với nhau, nhưng không vì thế mà đâm thọc lẫn nhau trong công việc hàng ngày.”
“Đó là điều lệ và điều luật mà nếu nói các dân cử nên hành xử như thế nào cho đúng thì tôi muốn thấy nó phải đúng như vậy,” ông nhấn mạnh. (Ngọc Lan)