Friday, February 25, 2022

“Vàng đen” là loại vũ khí quyết định cục diện địa chính trị thế giới.

Quốc gia nào nắm được loại vũ khí này thì tiếng nói có trọng lượng trên bàn cờ thế giới. Ngược lại nước nào phụ thuộc vào dầu mỏ, thì khó vượt trội trong cuộc chơi và khó chiếm ưu thế trong bàn đàm phán quốc tế.
Trong các đời Tổng Thống Mỹ gần đây, chỉ có hai vị TT đã nhìn thấu bản chất của loại vũ khí này, và đã khai thác yếu huyệt của đối thủ tiềm tàng, đó là Liên Xô cũ và Nga hôm nay khi nền kinh tế quá phụ thuộc vào dầu mỏ.
Nga đang sở hữu một trữ lượng dầu mỏ và khí đốt vào hàng top, và đây chính là ưu thế để Nga có tiếng nói trên bàn cờ quốc tế.
Và chính đây cũng là điểm yếu chết người, khi kinh tế Nga quá lệ thuộc vào dầu mỏ. Năm 2021, dầu mỏ và khí đốt chiếm khoảng 17%GDP và 60% tổng giá trị xuất khẩu của Nga.
Reagan là Tổng Thống Mỹ đầu tiên phát hiện điểm yếu chết người này của Liên Xô.
TT Reagan đã dùng lá bài Saudis Arabia để thực hiện kế hoạch.
Năm 1986, Saudis Arabia đã tăng sản lượng dầu khai thác gấp 5 lần. Từ 2 triệu lên 10 triệu thùng/ngày và điều này đã làm giá dầu giảm từ 32USD xuống còn 8USD/1 thùng.
Ngân sách của Liên Xô hụt 7,5 tỷ USD, cộng với lạm phát tăng cao, kinh tế lao dốc đi vào ngõ hụt hơi, dẫn đến quyền lực trung ương mất tập quyền, các nước Cộng hoà ly khai và Liên Xô tan rã.
Tổng Thống Trump cũng nhìn ra điểm yếu này của nước Nga và đã bấm đúng huyệt.
Ông Trump đẩy mạnh khai thác dầu và khí đốt. Khiến Mỹ lần đầu tiên sau hàng thập kỷ đã tự chủ về năng lượng và khí đốt. Từ một nước nhập khẩu dầu và khí đốt, nay trở thành là một trong những nước xuất khẩu khí đốt hóa lỏng lớn nhất thế giới.
Giá dầu thế giới đã giảm từ hơn trăm USD/ thùng, về tiệm cận vùng 40USD/thùng.
Nga im ru
Iran giẫy nảy tính làm loạn, nhưng TT Trump đã xử lý quyết đoán, nhanh gọn, dứt điểm.
TT Trump đã áp đặt lệnh cấm vận đối với dự án Nord Stream, nhưng bị Đức và Đảng Dân chủ phê phán kịch liệt.
Tổng Thống Biden lên nắm quyền đã quyết liệt đảo ngược toàn bộ chính sách tự chủ năng lượng của Trump
Ngày đầu tiên ngồi ghế TT, Biden cho đóng cửa một loạt giếng dầu vì cho rằng ô nhiễm môi trường, theo đúng cái thuyết “Biến đổi khí hậu” của thế lực toàn cầu đưa ra.
Biden cho dừng đại dự án xây dựng đường ống Keystone XL (dẫn dầu từ Canada đến các nhà máy lọc dầu bên Vịnh Mexico).
Ngược lại với ông Trump, Biden dỡ bỏ lệnh cấm vận Nord Stream 2 nối Nga với Châu Âu.
Kết quả sau vài tháng của chính sách này là, làm cho giá xăng tại Mỹ tăng vọt và tăng gần gấp đôi chỉ trong vòng chưa đến một năm.
Mỹ từ chủ động dầu khí trong thời Trump, giờ quay lại mua dầu Nga và một số nước OPEC.
Và cũng từ chính sách năng lượng của Biden, đã góp phần đẩy giá dầu thế giới từ 4x lên 100USD/ thùng.
Đây là lý do chính yếu, khiến cho Putin rất tự tin mở chiến dịch ở Ukraine.
Ngọc Giàu

Wednesday, February 23, 2022

Sự tích đường Bolsa 28/04/2020 Vũ Quí Hạo Nhiên

 Trường học Bolsa School xây năm 1888, toạ lạc ở chỗ hiện nay là góc Bolsa và Brookhurst, không rõ năm chụp. Hình courtesy Orange County Archives. 

 Một toà nhà mang tên Bolsa, gồm tiệm bán thực phẩm và một tiệm hớt tóc, tại góc Bolsa và Brookhurst hiện nay, không rõ năm chụp. Photo courtesy of Orange County Archives

Ở Westminster có đường tên Bolsa. Từ lâu tên gọi “Bolsa” trở thành đại diện cho cả khu Little Saigon ở Quận Cam. Nó được hiểu với cả nghĩa rộng lẫn nghĩa hẹp.

Thí dụ, nếu hỏi ai đó đang đi đâu và người ta trả lời “đi Bolsa” thì mình hiểu là người ta đi về khu Việt Nam nói chung mặc dù có thể người ta chỉ đi tới một góc nào đó của khu Việt Nam và không hề băng qua đường Bolsa.

Nhưng ngược lại, thí dụ có ai đó hỏi đường đi tới đâu đó và mình trả lời, “vầy nha, nếu đi từ Bolsa thì tới Newland quẹo trái ...” mình hiểu là người ta đang chỉ đường đi từ khu thương mại Phước Lộc Thọ chứ không phải từ bất kỳ điểm nào khác trên đường Bolsa. Cụ thể là đường Bolsa nằm ở cả hai bên đường Newland; xuất phát lầm chỗ thì sẽ quẹo lầm hướng!

 Đường Bolsa năm 1952, đi về hướng Tây nhìn về đường Magnolia. Miếng đất bên trái tấm hình sẽ trở thành vùng Little Saigon tấp nập với Phước Lộc Thọ và các khu thương mại khác của Việt Nam. Hình courtesy Orange County Archives.

Đoạn đường Bolsa nơi có Phước Lộc Thọ, trước đây hầu hết là ruộng, chỉ có lác đác vài căn phố. Phải tới thập niên 1980 với sự đầu tư địa ốc của một số thương gia gốc Việt qua công ty Bridgecreek, đường Bolsa mới trở nên sầm uất như hiện nay.

Tuy nhiên điều đó không có nghĩa Bolsa là đường mới. Tên đường Bolsa là một trong những tên đường cổ nhất của Quận Cam. Tên đường còn xưa hơn cả Quận Cam. Năm 1889, khi Quận Cam tức County of Orange được thành lập, tách ra khỏi County of Los Angeles, tên đường Bolsa đã có trên bản đồ.

 Chi tiết trong bản đồ treo tường Quận Cam năm 1889 do công ty S.H. Finley (San Francisco) xuất bản ghi tên đường Bolsa. Nguồn: Library of Congress, Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ.

Chi tiết trong bản đồ treo tường Quận Cam năm 1889 do công ty S.H. Finley (San Francisco) xuất bản ghi tên đường Bolsa. Nguồn: Library of Congress, Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ.

Bolsa tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là cái túi. Túi áo, túi xách tay của phụ nữ, hay túi đựng tiền, đều là bolsa. Thị trường chứng khoán cũng gọi là “bolsa” (tương tự như tiếng Pháp gọi là “bourse”).

Vùng Bolsa hiện nay, thời xưa nằm trong một khu trang trại mang tên “Rancho Las Bolsas,” bao gồm từ khoảng thành phố Garden Grove xuống tới bờ biển Huntington Beach. Ngày xưa, khi chưa xây đập trên con sông Santa Ana, nguyên vùng đất này thường xuyên lầy lội, chỉ có lỗ chỗ vài khu đất khô, nên được gọi là las bolsas - như những cái túi.

Thời thế kỷ 18, California thuộc về Mexico, lúc còn là thuộc địa Tây Ban Nha. Năm 1769, Phó vương Mexico sai đại úy Gaspar de Portolá dẫn đầu một đoàn quân đi thám hiểm vùng bờ biển phía Tây của Mexico, cùng với một nhà truyền giáo dòng Phanxicô là Junípero Serra. Tới nay có rất nhiều tên đường, tên quảng trường, thậm chí tên các công ty, ở California mang tên Portola. Linh mục Serra được phong thánh năm 2015.

Đoàn thám hiểm này đi từ đỉnh cực nam của bán đảo California (nay thuộc Baja California Sur của Mexico) lên tới vùng vịnh San Francisco. Portolá được xem như là người sáng lập hai thành phố San Diego và Monterey. Linh mục Serra lập nhiều nhà thờ truyền giáo, trong đó có nhà thờ truyền giáo tại San Juan Capistrano, nổi tiếng với bài truyền thuyết đàn én bay về mỗi mùa Xuân và bài hát When the Swallows Come Back to Capistrano.

Thế thì trong đoàn thám hiểm ấy có một anh lính tên là Jose Manuel Nieto Perez. Đoàn thám hiểm được vua Tây Ban Nha ban đất để khẩn hoang. Anh thượng sĩ này được cho một mảng đất lớn năm 1784, từ bờ sông Santa Ana tới bờ sông Los Angeles, và từ ranh giới đất của nhà thờ truyền giáo San Gabriel xuống tới biển. Miếng đất này rộng 167,000 acres (680 km vuông) và bao gồm gần như một nửa Quận Cam và một phẩn của quận Los Angeles hiện nay. Ông đặt tên cho vùng đất này là Rancho Los Nietos.

Ông mất năm 1804, và tới năm 1833 thì các con cháu ông xin chính quyền chia đất ra cho đỡ tranh cãi. Thống đốc José Figueroa (hiện nay một con đường huyết mạch chính ở Los Angeles mang tên Figueroa) đồng ý và cắt Rancho Los Nietos làm 6 miếng. Người vợ goá của con trai thứ ông Nieto được chia miếng đất Rancho Las Bolsas rộng 27,054 acres (135 km vuông).

 Bản đồ treo tường Quận Cam năm 1889 do công ty S.H. Finley (San Francisco) xuất bản với các “ranchos” thời Mexico. Rancho Las Bolsas màu hồng nhạt phía bên trái của Rancho Santiago de Santa Ana màu xanh lá cây, với sông Santa Ana ở giữa. Nguồn: Library of Congress.

Năm 1848 chiến tranh Mỹ - Mexico kết thúc với hoà ước Guadalupe Hildalgo. Mexico nhượng cho Mỹ hầu hết vùng đất miền Tây Hoa Kỳ hiện nay, từ Texas tới California. Theo hoà ước này, Hoa Kỳ tôn trọng quyền tư hữu của các chủ nhân đã từng được cấp đất.

Tuy nhiên, năm 1851 Quốc Hội thành lập một ủy ban để xem xét quyền sở hữu đất ở California, và chủ đất phải chứng minh được chủ quyền của mình, nếu không đất sẽ bị sung công. Tuy nhiều chủ đất chứng minh được quyền của mình, nhưng trên thực tế ngay cả khi chứng minh được trước ủy ban đất, nhiều vụ bị phía nhà nước kháng án lên toà trên. Toàn bộ hồ sơ tranh chấp đất được thu thập trong bộ hồ sơ Land Case Files của toà án liên bang tại California, hiện lưu trữ trong thư viện Bankcroft đại học California.

Bộ hồ sơ này cho thấy một vụ chứng minh chủ quyền ở California kéo dài trung bình tới 17 năm. Với chi phí luật sư, thông dịch viên, đo đạc địa lý, lên cao, ngay cả khi chứng minh xong, nhiều chủ đất đã phải gán nhà để có tiền theo đuổi vụ kiện, với kết quả là hầu hết chủ đất của thời Mexico đều bị mất đất vào các ngân hàng hay chính luật sư của mình. Tới năm 1860, hầu hết các chủ đất của vùng Quận Cam hiện nay đã bán hết cho một nhà đầu tư và chính trị gia Los Angeles tên là Abel Stearns.

Năm 1870, một mục sư Tin Lành Trưởng Lão (Presbyterian) tới lập ra vùng Westminster cho đạo hữu trong hội thánh của ông. Tên Westminster được đặt theo Cam kết Westminster (Westminster Assembly of Divines) năm 1643 thiết lập các giáo lý chính yếu của giáo hội Anh Quốc Giáo. Hội thánh Tin lành Trưởng lão là một nhánh Anh Quốc Giáo. Theo giáo lý, vùng đất này cấm uống rượu, nên trong khi Los Angeles và một số vùng khác ở Quận Cam trồng nho, các nhà nông ở Westminster thì không.

Trường học Bolsa School xây năm 1888, toạ lạc ở chỗ hiện nay là góc Bolsa và Brookhurst, không rõ năm chụp. Hình courtesy Orange County Archives.
Trường học Bolsa School xây năm 1888, toạ lạc ở chỗ hiện nay là góc Bolsa và Brookhurst, không rõ năm chụp. Hình courtesy Orange County Archives.
Bên trong một lớp học ở Bolsa School, năm 1947. Hình courtesy Orange County Archives.
Bên trong một lớp học ở Bolsa School, năm 1947. Hình courtesy Orange County Archives.

Đường Bolsa chạy theo hướng Đông - Tây đi từ Santa Ana, thủ phủ Quận Cam, ra biển. Hai bên đường hầu hết là đất ruộng. Khu này đã từng có một học khu riêng mang tên Bolsa School District, thành lập năm 1894 cho tới năm 1929 thì sáp nhập vào với học khu Garden Grove Elementary School District.

Một trường học mang tên Bolsa School được xây năm 1888, tọa lạc tại phía đông bắc góc đường Bolsa và Brookhurst hiện nay. Miếng đất đó sau này được học khu bán lại cho tư nhân và hiện nay là khu nhà ở, không còn dấu vết của Bolsa School.

Nửa đường từ Santa Ana tới biển là khoảng đường Newland, đường Beach hiện nay. Vì xấp xỉ nửa đường từ thủ phủ ra biển, nên khi các nhà đầu tư phát triển vùng này, họ đặt tên là Midway City. Cố nhạc sĩ Phạm Duy từng dịch là “Thị trấn giữa đàng,” vừa thi vị vừa chính xác. Đến năm 1957, khi Westminster lập thành thành phố, Midway City không tham gia, nên tới giờ vẫn còn một mảng đất giáp ranh đường Bolsa trực thuộc chính quyền Quận Cam.

Vì vậy nên có thể nói, dùng tên mỗi con đường Bolsa để gọi cho cả một khu đất không phải là quá hẹp hòi, vì chính tên con đường đó, cũng đến từ tên mảnh đất lớn rộng. Ngày nay cũng như ngày xưa, tên gọi Bolsa vừa hẹp mà cũng vừa rộng.

Saturday, February 19, 2022

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ nói rằng Nga 'sẵn sàng tấn công'.

Tin Pentagon. Feb 19-2022. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin đã đảm bảo với ba quốc gia Baltic hôm thứ Bảy rằng họ sẽ không "cô độc" nếu phải đối mặt với các mối đe dọa an ninh từ Nga, nhưng ông đã không hứa hẹn triển khai thường xuyên quân đội Mỹ ở các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.

Austin đang ở Lithuania khi một lực lượng lớn của Nga và đang có các hành động khác khiến các quan chức phương Tây nói rằng Moscow có thể xâm lược Ukraine bất cứ lúc nào, mặc dù Nga đã phủ nhận việc lên kế hoạch xâm lược. "Họ đã sẵn sàng tấn công", Austin cho biết hôm thứ Bảy về sự sẵn sàng của quân đội Nga.

“Họ đang chọn con đường dựa vào vũ lực. Chúng tôi cần phải gửi một thông điệp rất rõ ràng và rõ ràng rằng nó sẽ phải đối mặt bằng một phản ứng rất rõ ràng và nhanh chóng ”Landsbergis nói.

Các quốc gia Baltic gia nhập NATO cùng ngày vào tháng 3 năm 2004 và liên minh này hoạt động theo nguyên tắc: một cuộc tấn công vào một quốc gia thành viên là một cuộc tấn công vào tất cả. Lithuania, quốc gia 2,8 triệu người, giáp với đồng minh của Nga là Belarus và vùng ngoại ô Kaliningrad của Nga.

“Tôi muốn mọi người ở Lithuania, Estonia và Latvia biết và tôi muốn Tổng thống Putin và Điện Kremlin biết rằng Hợp chủng quốc Hoa Kỳ luôn sát cánh cùng các đồng minh của chúng tôi,” Austin nói trong cuộc họp báo ở Vilnius, thủ đô Litva.

Ông Tám Đoàn 1 SLL
 

Wednesday, February 16, 2022

Mỹ cử người đến Saudi Arabia để bơm thêm dầu trong bối cảnh khủng hoảng Nga-Ukraine.

Tin Saudi Arabia. Feb 16-2022.
Toà Bạch Ốc đã cử hai quan chức tới Saudi Arabia trong tuần này để thúc ép vương quốc này tăng sản xuất thêm dầu vì lo ngại việc Nga xâm lược Ukraine khiến giá năng lượng tăng, một khả năng mà Tổng thống Biden cảnh báo trong một bài phát biểu hôm thứ Ba có thể trở nên tồi tệ hơn nếu Nga tấn công. .

Điều phối viên Trung Đông của Hội đồng An ninh Quốc gia Brett McGurk và đặc phái viên năng lượng của Bộ Ngoại giao, Amos Hochstein, đã có mặt ở Riyadh vào hôm thứ Tư, một quan chức cấp cao của Mỹ xác nhận với CNN, cố gắng thúc đẩy mối quan hệ rộng rãi hơn nhưng cũng để vận động các quan chức Ả Rập Xê Út bơm thêm dầu thô. dầu và ổn định thị trường.

Trước đây, Saudi đã chống lại bất kỳ sự thay đổi nào trong sản lượng vì các cam kết của họ với OPEC, một tổ hợp các nước sản xuất dầu bao gồm cả Nga, quan chức này cho biết. Chuyến đi của các quan chức tới Ả Rập Xê-út sau cuộc điện đàm giữa Biden và Quốc vương Ả Rập Xê-út Salman bin Abdulaziz Al-Saud vào tuần trước, trong đó họ thảo luận về "đảm bảo sự ổn định của nguồn cung cấp năng lượng toàn cầu"

Biden, trong một bài phát biểu hôm thứ Ba, nói rằng một cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine khó có thể "không đau đớn" đối với người Mỹ. Ông nói: “Có thể có tác động đến giá năng lượng của chúng ta. "Vì vậy, chúng ta đang thực hiện các bước tích cực để giảm bớt áp lực lên thị trường năng lượng của chính chúng tôi để bù đắp cho việc tăng giá."

Các quan chức Mỹ tiếp tục tuyên bố rằng một cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine có thể xảy ra bất cứ lúc nào, mặc dù ông Biden hôm thứ Ba nói rằng ông vẫn nhìn thấy một cửa sổ ngoại giao. Với nguy cơ cao về một cuộc tấn công của Nga, chính quyền Biden đã lên kế hoạch dự phòng trong nhiều tháng để củng cố nguồn cung cấp năng lượng cho châu Âu nếu một cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine gây ra tình trạng thiếu khí đốt và ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.

Ông Tám Đoàn 1/SLL

Saturday, February 12, 2022

Pho Violetta - Nguyễn Xuân Quang

 

Đặt chân tới quần đảo Martinique, cả buổi sáng rong chơi nơi hải đảo nhiệt đới trong đầu gã cứ loay hoay nghĩ xem bữa trưa nay sẽ đi ăn ở đâu. Những ngày hè nhàn rỗi ngoài rong chơi chỉ có ăn là cách duy nhất để tiêu pha thì giờ. Chẳng bù cho những ngày trên đất liền làm việc đến nghiền đến nghiện, quên cả ăn cả uống. Có nhiều buổi sáng, gã vừa lái xe vừa ăn điểm tâm. Có nhiều bữa trưa, vừa ăn vừa hội thảo, ăn bằng đĩa giấy, uống bằng ly giấy, muỗng nĩa bằng nhựa, nghĩ mà chán.
***
Gần trưa đi qua đồn điền trồng dừa, đôi chân gã như bị cuốn hút. Gã chợt tìm lại những cảm giác ngày nào rong chơi nơi vườn dừa Cấm An Sơn ở Tam Quan. Đi sâu mãi vào trong, theo con đường mòn, như con đường xóm làng, gã khám phá ra một căn nhà kiến trúc theo kiểu Địa Trung Hải. Một tiệm ăn. Một cái quán nằm hiu quạnh ven rừng dừa. Gã đã mò mầm gần hết các quán ăn trên đảo. Hầu hết những quán ăn ở đây phần lớn là những quán cơm Tây, cơm Tây Ban Nha và một số còn lại bán cơm bản xứ đượm mùi dầu dừa kiểu hải đảo và gã chịu nhất là món thịt dê nướng chấm với sauce créole mà dân địa phương gọi là “sauce chien” và gã tự biên tự diễn là…”sốt chó”.
Càng đến gần gã càng cảm thấy cái quán bỗng dưng gần gũi và quen thuộc. Quán xây bằng gạch giống như nửa Tây, nửa Việt như ở Nha Trang, Đà Nẵng. Vách tường vôi trắng, mái lợp ngói mầu cam, hàng hiên có lan can, có giàn hoa giấy tím rực rỡ mở bung ra đón nắng hải đảo. Bên hông quán còn có cây phượng vĩ flamboyant hoa đỏ, nhụy vàng. Xa xa là dăm cây me, cây xoài, ngay đằng sau quán là vườn chuối, bụi mía, mấy cây đu đủ paw pay.
Tấm bảng bằng gỗ khắc chữ Restaurant Violetta lem nhem không rõ nét. Bước vào quán, gã thấy không đến nỗi tệ vì trang trí đơn sơ mộc mạc nhưng thoáng đãng. Bàn ghế bằng mây nâu, cái quạt trần hai cánh gỗ quay chậm chậm như đuổi ruồi khiến gã gợi nhớ lại thời Pháp thuộc ngày nào. Gã chọn cái bàn bên cửa sổ nhìn ra biển….
***
Người đàn bà da đen bản xứ, có lẽ là chủ quán, đang ngồi ngủ gà ngủ gật trong cái ghế mây rộng vành choàng thức dậy, chầm chậm đứng lên gần như lười biếng kiểu dân hải đảo. Gã chào với giọng hải đảo “lô can”:
- Bon dia
- Bonjour.

Gã biết những đảo này một thời lần lượt là thuộc địa của Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Hòa Lan nên dân trên đảo nói pha giọng rất “ba rọi”. Nửa nạc nửa mỡ như “Bon dia”, “Bon Nochi”, “Pa Conay” (pas connaitre). Đang nghĩ đến đây, bà ta thản nhiên đưa cho gã cái thực đơn và bỏ vào trong. Gã chậm rãi mở ra và dò từng giòng. Thực đơn bằng tiếng Pháp và Tây Ban Nha, những món mà gã đã ăn qua cả hơn tuần nay rồi. Gã muốn tìm một món lạ. Lạ nhưng không…quá lạ. Vì một lần gã đã nếm thư” món tatoo tức kỳ
nhông chiên ròn. Gã muốn thử món sàlad ốc và nghĩ thầm chắc không ngon bằng cracker conche tức ốc nứt được.
***
Bỗng gà muốn nổi da gà. Gã nhìn kỹ lại. Ở một góc thực đơn có món “Pho Violetta”. Gã làm như quên đi chữ Violetta. Pho không có dấu. Phở chăng? Làm gì có chuyện “phở” trôi dạt vào cái đảo nhỏ và vắng tanh nửa Tây, nửa bản xứ như thế này. Gã dò hết thực đơn rồi lật lại trang đầu có chữ “Pho” và nhìn chầm chập vào chữ “Pho” như thầm nhủ là…chuyện có thật.
Vừa lúc người đàn bà da đen chậm rãi bước tới chỗ gã ngồi, trông vẫn có vẻ buồn ngủ và không muốn tiếp khách vì không có bút, không có giấy cầm tay để ghi món ăn khách gọi. Cuối cùng thì bà ta cũng buông một câu:
- Ông dùng gì?
Gã nhìn xuống thực đơn xem chữ “Pho” còn đó hay không? Chữ ấy còn nằm nguyên trên thực đơn như để cho chắc…”ăn”, gã hỏi:
- Món này bà đọc như thế nảo?
- Fo
- Mòn ăn bản xứ?
Người đàn bà ngáp một cái, rồi trả lời:
- Hình như thế. Gã gặng hỏi tiếp:
- Sao lại….hình như.
- Đó là món gia truyền có từ hồi quán mới mở. Gã thấy lạ vì gì mà…gia truyền, nên gọi đại:
- Bà cho tôi thử món này.
Gọi xong gã thở ra và chẳng hiểu sao mình lại thở dài.
- Hơi lâu một chút, ông đợi được không?
- Lâu là bao lâu?
- Một tiếng đồng hồ. Ông có thể xuống biển tắm rồi lên ăn sau. Gã hơi nghi ngại nên dò dẫm:
- Pho nấu với thịt bò?
- Không thịt gà.
- Không có “pho bò” à
- Người đàn bà cười:
- Ai mà nấu pho với thịt bò.
- Ơ...
Và gã nghĩ ra ngay ngoài đảo này làm gì có bò, dê thì có. Như đoán ra ý nghĩ của gã, bà ta chêm vào trước khi quay đi:
- Nếu ông muốn “pho dê” thì có ngay.
- Sao vậy?
- Vì thịt dê có sẵn. Còn gà thì phải đi bắt gà để làm. Gã vội vàng khỏa lấp:
- Đang nghỉ hè mà. Bà cho cái “pho gà”.
Người đàn bà da đen bỏ vào trong. Gã lắc đầu và nhìn ra biển vắng cười vu vơ với sóng nước. Nhìn lại quán một lần nữa, gã thấy bàn ghế cũng như cách trang trí giống hệt như một tiệm cơm Tây ở quê nhà nên đâm ra yên chí lớn. Người đàn bà đi ra mang cho gã ly rượu tapis vert, tiện thể gã gợi chuyện:
- Bà bảo món pho là món gia truyền như thế có từ đời nào?
- Từ đời ông cố, ông nội tôi
Nói xong bà quây quả xuống bếp. Có thêm ly rượu nên quán có vẻ bớt hiu quạnh. Nhưng đảo mắt nhìn ra ngoài gã thấy trống vắng. Vì những căn nhà hải đảo thấp lè tè ẩn khuất sau sườn đồi hay tụt xuống khe đồi để tránh giông bão trông giống như những căn nhà trong truyện thần tiên của smurf. Ngang lưng đồi cỏ non xanh mướt, nổi bật lên cả trăm hòn đá lom khom. Gà nhìn kỹ hơn một chút thấy những hòn đá….di chuyển. Hóa ra là một đàn dê. Gã lại liên tưởng đến…”pho dê”.
***
Mùi nước lèo từ bếp tỏa ra, gã ngửi thấy có mùi gừng. Đúng là mùi…phở gà rồi. Và gà nhẩm chừng là như vậy
Một lát sau, đúng ra thì hơn một giờ sau người đàn bà da đen bưng “tô phở” lên đặt trước mặt gã. Gã mở lớn mắt, nghiêm túc và cẩn trọng nhìn mấy miếng thịt gà bầy trên mặt. Phía dưới là một búi sâu làm bằng bột mầu nâu, những sợi bột to, nhỏ chen chúc như một tổ…giun đất. Nước dùng đục ngầu váng mỡ đặc sệt như…bùn đen. Gã nhủ thầm chẳng thể là “phở”. Chỉ có thể là “Pho” hay “Fo” mà thôi. Vì món phở lưu lạc đến đây đã đánh rơi ở dọc đường mất dấu “ơ” va dâu “hỏi” từ hồi nào chẳng ai hay. Nhưng thoang thoảng có mùi thịt gà, mùi gừng, mùi hành nên cũng chẳng đến nỗi nào. Tạm gọi là có tí ti mùi phở
Người đàn bà để chai maggi xuống bàn. Nhìn chai maggi, gã bâng quơ:
- Xin bà cho miếng chanh và trái ớt tươi.
- Chúa ơi…! Ai đời ăn Fo với chanh bao giờ.
- Tôi thích.
Người đàn bà quay ngoắt bỏ đi. Khi trở ra mang theo cái đĩa có miếng chanh và mấy trái ớt. Gã ngán ngẩm nhìn chanh, ớt và bật ra cái ý nghĩ gà mà chấm với muối, tiêu, chanh, ớt chắc nhai được. Nghĩ thì nghĩ vậy, nhưng gã cũng thò cái muỗng múc nước dùng nếm thử thấy giông giống như…nước sốt sào chua ngọt nên gật gù. Đồng thời lấy cái đinh ba móc mấy…con giun bỏ vào miệng nuốt thử. Con giun dẻo như bột lọc. Thế nên gã nhấm nhẳng:
- Bánh này làm bằng bột gì vậy?
- Bột manioc.
Gã nhận ra vị nồng của bột khoai mì Bình Định. Có một điều lạ là hồi nãy nhìn mấy cây dừa, gà mường tượng ra Tam Quan, Bình Định. Bây giờ lại được thưởng thức bánh dây làm bằng bột củ mì của quê nghèo Bình Định của gã. Bất giác gã lầu bầu:
- Ngon lắm.
- Cám ơn ông. Nhưng ông phải ăn mới biết ngon chứ. Gã cắm cúi đầu nuốt cho bà ta vừa lòng. Mà quả vậy:
- Hôm nay ông gọi “Fo” nên tôi nấu cho cả nhà ăn đấy. Thấy bà ta vui vui hơn lúc đầu nên gã hỏi tới:
- Nhà bà có ai là người Việt Nam không?
- Tôi đây chứ ai.
Đám giun bột đang lùng bùng ngoe nghoe trong miệng. Gã ấp úng:
- Bà nói được…tiếng,,,tiêng..Việt.
Bà ta cười. Đây là lần đầu tiên gã thấy bà cười:
- Không. Thật ra tôi chỉ mang giòng máu Việt trong người.
Bà kéo ghế ngôi ngay trước mặt gã và rỉ rả: “Ông cố nội tôi là người hoàng tộc. Hồi ấy cụ chống lại người Pháp nên bị đày ra một hòn đảo giữa biển. Cho đến chính thể Pháp thay đổi, cụ cố được giảm án và được viên toàn quyền ở đảo cho làm bếp. Sau đó ông ta được đổi qua đây và mang theo ông cụ cố tôi theo. Tiếp đến, ông cố nội lấy một người bản xứ đẻ ra ông nội tôi rồi đến cha tôi. Cha tôi học được nghề nấu ăn của các cụ nên mở ra tiệm ăn này…Quên không kể ông nghe, chồng tôi cũng người Việt. Chồng tôi và con gái đưa du khách ra hang dơi từ sáng, ngày mai mới về”.
Bà ta đứng dậy đi vào trong và mang ra cuốn album gia đình đưa cho gã xem và chỉ “Đây là cha tôi”. Những tấm ảnh đã phai mầu, mặt láng ảnh có cái đã tróc ra. Trên nền hình bầu dục, người đàn ông đen như dân hải đảo, tóc hơi quăn, chỉ có đôi mắt phảng phất Á đông. Gã hỏi cho có chuyện: “Còn đây la con gái bà phải không”. Bà gật đầu: “Nó tên là Violetta”. Lúc này gã mới hiểu ra cái tên trong thực đơn “Pho Violetta”. Rồi bà chỉ chỏ tiếp: “Đây là chồng tôi. Chồng tôi cũng là người Việt”. Gã gật đầu: “Tôi cũng là người Việt như chồng bà”. Nghe xong bà cười tươi: “Thế nào chồng tôi cũng rất vui khi gặp người đồng hương như ông ngày mai. Ông dùng chút cà phê rhum không”. Gã vui lây: “Không, cám ơn bà. Bà cho tôi cái tostones”.
Trong khi chờ đợi bà làm món “tostones” tức chuối chiên rán, gã cố nhớ lại bài học lịch sử về vua Hàm Nghi, Duy Tân, hay Thành Thái với Cần vương. Đã có nhiều người bị
đưa đi đầy xa tới tận những hòn đảo hẻo lánh như đảo Antilles. Ăn xong, gã hẹn với bà là chiều mai sẽ tới để gặp chồng bà ta để “ôn cố tri tân” nhiều hơn…”
***
Hôm sau, rảnh rang lại đang nghỉ hè, không có việc gì làm nên từ buổi trưa gà đã dẫn xác tới và gã gặp một cô gái. Gà nhủ thầm chắc hẳn là con bà chủ quán. Cô ta không có nước đen như mẹ mà là da bánh mật, bánh gai. Lại thửa được mái tóc đen như bố, thêm một thân hình bộ ngực “jump up” nẩy nở, cái eo thon lắc lư điệu “conga”, đôi chân “staccato” nhún nhẩy điệu “zapatoes”. Tóm lại bắt mắt và thật là hấp dẫn. Cô hỏi gã như bà mẹ: “Ông dùng gi?”. Gã tủm tỉm cười ruồi: “Pho Violetta”. Cô ta lắc đầu và đi một tràng: “Món đó hết rồi. Buổi trưa ông thử món ăn nhẹ salade fatiguee và uống với west insides spicy đi”. Không đợi gã có đồng ý hay chăng, cô nàng ngúng nguẩy đi vào, chân đi bước đôi “paso doble”.

***
Cũng vừa lúc vợ chồng bà chủ quán đi đâu về. Vừa trông thấy ông chồng, gã muốn bật ngửa người vì người ngợm đen thui như cái cột nhà cháy, chẳng có gì ra dáng là…người Việt gì cả. Trong khi bà vợ vui vẻ giới thiệu hai người đàn ông với nhau. Giữ phép lịch sự, gã chào hỏi bằng tiếng Pháp. Ông chồng có vẻ bối rối, ngượng ngập đáp lại không được tự nhiên cho lắm. Rồi quay qua bà vợ nói vào nhà phụ cô con gái lo cơm nước cho gã. Bà vợ vừa bước đi, ông chồng cúi xuống nói nhỏ sát bên tai gã: “Tôi là Tây lai”. Gã muốn dựng đứng đậy và đực ra vì ông ta nói tiếng Việt sõi như…gã vậy. Đồng thời gã hiểu ngay ông ta không là con cháu “Ma rốc canh” thì cũng là Tây đen gạch mặt chẳng sai chạy.
Chưa kịp hoàn hồn thì bà vợ mang ly west insides spices với đĩa salade fatiguee kèm theo đĩa cá mú nướng bọc rau nướng ra. Bà ríu rít giảng giải rằng cá mú nướng chấm với “sauce chien” mới tuyệt vời. Gã định phụ đề việt ngừ “sauce chien” là “sốt chó” thì bà đã kéo tay ông chồng ra cửa thì thầm với nhau chuyện gí ấy…
***
Nhìn bộ tóc đen xoăn tít như lò xo của ông chồng, gã lại miên man đến ông Tiểu Tử cùng ở chung Côte d’ivoire với gã. Một ngày gã đọc được truyện ngắn có cái tựa đề “Bài Ca Vọng Cổ” của ông bạn viêt:

“…Không khí nóng bức. Mấy cái quạt trần quay vù vù, cộng thêm mấy cây quạt đứng xoay qua xoay lại, vậy mà cũng không đủ mát. Thiên hạ ngủ gà ngủ gật, tôi cũng ngã người trên lưng ghế, lim dim... Trong lúc tôi thiu thiu ngủ thì loáng thoáng nghe có ai ca vọng cổ. Tôi mở mắt nhìn quanh rồi thở dài, nghĩ: ’’Tại mình nhớ quê hương xứ sở quá nên trong đầu nghe ca như vậy’’. Rồi lại nhắm mắt lim dim... Lại nghe vọng cổ nữa. Mà lần này nghe rõ câu ngân nga trước khi ’’xuống hò’’: ’’Mấy nếp nhà tranh ẩn mình sau hàng tre rũ bóng... đang vươn lên ngọn khói... á... lam... à... chiều...’’

Đúng rồi! Không phải ở trong đầu tôi, mà rõ ràng có ai ca vọng cổ ngoài kia. Tôi nhìn ra hướng đó, thấy xa xa dưới lùm cây dại có một người da đen nằm võng. Và chỉ có người đó thôi. Lạ quá! Người da đen đâu có năm võng. Tập quán của họ là nằm một loại ghế dài bằng gỗ cong cong. Ngay như loại ghế bố thường thấy nằm dưới mấy cây dù to ở bãi biển ...họ cũng ít dùng nữa. Tò mò, tôi bước ra đi về hướng đó để xem là ai vừa ca vọng cổ lại vừa nằm võng đong đưa. Thì ra là một anh đen còn trẻ, còn cái võng là cái võng nhà binh của quân đội Việt Nam Cộng Hoà hồi xưa. Tôi nói bằng tiếng Pháp:
- Bonjour!
Anh ngừng ca, ngồi dậy nhìn tôi mỉm cười, rồi cũng nói ’’Bonjour’’. Tôi hỏi, vẫn bằng tiếng Pháp:
- Anh hát cái gì vậy?
Hắn đứng lên, vừa bước về phía tôi vừa trả lời bằng tiếng Pháp:
- Một bài ca của Việt Nam. Còn ông? Có phải ông là le chinois làm việc cho hãng đường 
ở Borotou không?
Tôi trả lời, vẫn bằng tiếng Pháp:
- Đúng và sai! Đúng là tôi làm việc ở Borotou. Còn sai là vì tôi không phải là người Tàu. Tôi là người Việt Nam.

Bỗng hắn trợn mắt có vẻ vừa ngạc nhiên, vừa mừng rỡ, rồi bật ra bằng tiếng Việt, giọng đặc sệt miền Nam, chẳng có một chút lơ lớ:
- Trời ơi! ...Bác là người Việt Nam hả? Rồi hắn vỗ lên ngực:
- Con cũng là người Việt Nam nè!
Thiếu chút nữa là tôi bật cười. Nhưng tôi kiềm lại kịp, khi tôi nhìn gương mặt rạng rỡ vì sung sướng của hắn. Rồi tôi bỗng nghe một xúc động dâng tràn lên cổ. Thân đã lưu vong, lại ’’trôi sông lạc chợ’’ đến cái xứ ’’khỉ ho cò gáy’’ này mà gặp được một người biết nói tiếng Việt Nam và biết nhận mình là người Việt Nam, dù là một người đen, sao thấy quý vô cùng. Hình ảnh của quê hương như đang ngời lên trước mặt... Tôi bước tới bắt tay
hắn. Hắn bắt tay tôi bằng cả hai bàn tay, vừa lắc vừa nói huyên thuyên:
- Trời ơi!... Con mừng quá! Mừng quá! Trời ơi!... Bác biết không? Bao nhiêu năm nay con thèm gặp người Việt để nói chuyện cho đã. Bây giờ gặp bác, thiệt... con mừng ’’hết lớn’’ bác à!

***
Vừa nghĩ đến truyện ngắn ấy gã vừa lâm râm trong bụng chuyện tha hương ngộ cố tri của gã nào có khác chi chuyện của ông Tiểu Tử. Nếu có khác là ông Tây lai này già hơn cậu Mỹ lai nhiều. Dám bằng tuổi bố gã cũng không chừng, khi không gã cảm thấy gần gũi với ông chồng như chưa bao giờ từng. Như có linh tính, bỗng ông ta quay lại xin lỗi với gã là phải đưa bà vợ đi để chợ chiều nay bà và cô con gái làm thêm cho gã món “gia truyền” anphrodite tức tôm hùm cắt từng miếng nhỏ hòa lẫn với xoài tươi trộn với mayonaise như ở Nha Trang. Lần này ông ta cũng bật ra bằng tiếng Việt, giọng đặc sệt miền Nam như…cậu Mỹ lai.

Hai vợ chồng vừa biến mất thì cô con xuất hiện. Nhưng cô ta không đến chỗ gã mà ngôi ở quầy. Cô nàng có ý né tránh thì phải nhưng thỉnh thoảng gã ngẩng đầu lên bắt gặp cô nàng nhìn lén mình. Có một chút nào e ấp dễ thương. Gã đẩy đưa là món salade thật tuyệt nhưng nhìn cô đã thấy…no rồi. Cô gái lườm gã không nói. Trong một thoáng gã nhận ra cô có đôi mắt lặng lờ như biển xanh nắng ấm…
Đột nhiên cô nói trống không như gã không có mặt ở đấy là năm tới có muốn ăn “pho”
thì cô ấy nấu cho. Vì cứ như bố cô bảo có cho xương heo, xương dê vào nước “xuýt” mới đậm đà mà dê núi ở đấy thì đầy ra đấy. Bỗng dưng chẳng hiểu nghĩ sao gã gật đầu. Cô tiếp và dặn dò gã lần tới đừng quên mang “nuoc mam” và bánh phở ở Côte d’ivoire thành phố gã đang ở tới đây thì cô nấu mới đúng là mùi vị của phở.
***
Không hẹn mà gặp, cả hai đều nhìn ra ngoài cửa sổ…
Riêng gã thì bắt gặp lại bên hông quán còn có cây phượng vĩ hoa đỏ, nhụy vàng. Xa xa là dăm cây me, cây xoài, ngay đằng sau quán là vườn chuối, bụi mía, mấy cây đu đủ…Bỗng dưng gã thèm phở mà phở “gia truyền” nhà nấu thì bao giờ cũng ngon hơn tiệm. Và thế nào gã cũng đòi cô một chén hành trần nước béo.
Nguyễn Xuân Quang

Friday, February 11, 2022

Vì sao iPhone luôn có dòng chữ Lắp ráp ở Trung Cộng mà không phải ở Mỹ?

Đơn giản là ở Mỹ, làm được 1 chiếc iPhone không hề dễ dàng.

Nhìn ra đằng sau mặt lưng chiếc iPhone của bạn hay bất kỳ ai đó, để ý một chút là sẽ thấy ngay dòng chữ “Designed by Apple in California. Assembled in China” (tạm dịch: Thiết kế bởi Apple tại California. Lắp ráp tại Trung Cộng). 

Đúng rồi đó, nếu có đang bất chợt nảy lên một thắc mắc trong đầu thì đừng lo, còn có rất nhiều người cũng cùng nghĩ như bạn thôi.Trước kia, ngay cả Tổng thống Obama cũng từng tự hỏi như thế, về việc tại sao Apple phải lặn lội đến tận Trung Quốc xa xôi để hoàn thiện hàng triệu chiếc iPhone. Trong một cuộc gặp mặt cấp cao, khi đến buổi ăn tối, ông Obama đã thẳng thắn hỏi Steve Jobs – khi đó còn đương nhiệm ở Apple – rằng cớ gì mà không cho ra lò iPhone ở ngay tại Mỹ. Thật bất ngờ, Steve Jobs trả lời bình tĩnh: “Điều đó là không thể.”

Nguyên nhân ẩn giấu đằng sau

Tại sao lại không thể? Tại sao chỉ làm những công đoạn thiết kế và thống nhất ở Mỹ, còn hầu hết sản lượng iPhone lại phải nhờ đến nhà máy ở Trung Cộng làm ra, thậm chí cả iPad và hàng tá thiết bị khác cũng thế? Hay là công nghệ ở Mỹ không tiên tiến bằng Trung Cộng để đáp ứng nhu cầu sản xuất?

Thời báo The New York Times từng tò mò tới mức muốn làm cho ra nhẽ thắc mắc này, và họ cho người bỏ công đi phỏng vấn rất nhiều nhân viên cấp cao của Apple. Cuối cùng, câu trả lời nhận được lại vô cùng đơn giản: Tỷ lệ lao động và quy mô cơ sở hạ tầng tại Mỹ không đáp ứng được yêu cầu của Apple, và cũng không thể sánh được với Trung Cộng.

Vì sao iPhone luôn có dòng chữ Lắp ráp ở Trung Quốc mà không phải ở Mỹ? - Ảnh 2.

Cảnh tượng đông nghịt tại một cơ sở lắp ráp iPhone.
 

Không phải là công nghệ ở Mỹ lỗi thời hơn Trung Cộng, mà nhà máy tại Trung Cộng được Apple dựa vào để sản xuất iPhone hiện nay có nguồn nhân lực tối đa vào khoảng 230.000 công nhân. Ở Mỹ, việc huy động được từng đó con người trong một thành phố, đi tới một địa điểm nhà máy hàng ngày liên tục chỉ để lắp ráp iPhone là bất khả thi. Ngay ở yếu tố số lượng con người, Mỹ đã khó mà đáp ứng đủ được như Trung Quốc rồi.

Hầu hết các nhà máy trọng yếu hợp tác với Apple tại Trung Quốc là của Foxconn. Với con số 230.000 kia, có khoảng 1/4 trong số họ sống luôn ở khu ký túc xá gần sát, đồng nghĩa với việc khoảng 60.000 người vừa sống và làm việc tại đó luôn. Một ngày làm 12 tiếng, làm việc 6 ngày/tuần và lương trả thuộc mức rẻ mạt hơn rất nhiều – ở Mỹ có thể coi là bóc lột, nhưng tại Trung Quốc, đó lại là mức sống được nhiều người săn đón.

 

Những con số gây sốc

Trên kia mới chỉ là vài thông tin khái quát cho việc tại sao Apple đưa ra quyết định như vậy mà thôi. Giờ mới đến phần thú vị hơn: Có khoảng hơn 8.000 kỹ sư được Apple tìm kiếm và đang làm việc trong các nhà máy đó. Tại Mỹ, để gọi được kỹ sư đủ tiêu chuẩn với số lượng lớn như vậy phải mất 9 tháng. Còn ở Trung Cộng, họ chỉ mất… 15 ngày.

Vì sao iPhone luôn có dòng chữ Lắp ráp ở Trung Quốc mà không phải ở Mỹ? - Ảnh 3.

Công nhân tại nhà máy Foxconn – Trung Cộng.
 

Dĩ nhiên, lợi ích lớn nhất khiến Apple hứng thú vẫn là tối đa lợi nhuận và tối thiểu chi phí. Ở Mỹ, tiền xây nhà máy cao hơn, tiền lương phải trả cao hơn, rồi bảo hiểm, thuế má, phụ chi cũng vượt mặt. Còn tại Trung Cộng, mọi thứ đều ở một mức “dễ thở” ngay từ bước đầu tiên là tìm nhân công. Hơn nữa, Apple luôn tìm kiếm một nơi “có thể làm được nhiều iPhone nhất trong thời gian ngắn nhất” – và không gì thích hợp hơn là Trung Cộng.

Có tổng số khoảng 40.000 người làm việc cho Apple ở Mỹ, đó là bao gồm cả các nhân viên lãnh đạo cấp cao và mọi chức vụ, vậy mà vẫn ít hơn 1/5 số người làm việc cho họ ở một nhà máy Trung Cộng. Thế mới thấy muốn bỏ chữ “China” trên vỏ chiếc iPhone mà bạn đang dùng chưa bao giờ là dễ, đến Apple cũng không chắc có dám làm thế không nữa.

Thursday, February 10, 2022

Biden cảnh cáo dân Mỹ ở Ukraine nên rời đất nước này ngay.

Tin giờ chót. Feb 10-2022. Theo NBC. Tổng thống Joe Biden hôm nay thứ Năm kêu gọi người Mỹ ở Ukraine rời khỏi đất nước ngay lập tức, đồng thời cảnh báo rằng "mọi thứ có thể trở nên điên rồ nhanh chóng"

"Các công dân Mỹ nên rời đi ngay bây giờ," Biden nói trong một cuộc phỏng vấn được ghi hình vào thứ Năm với Lester Holt của NBC News.

Đề cập đến Nga, quốc gia đang tập trung quân đội ở biên giới với Ukraine, Biden nói, "Nó không giống như chúng ta đang đối phó với một tổ chức khủng bố. Chúng ta đang đối phó với một trong những quân đội lớn nhất trên thế giới. Đó là một tình huống rất khác và mọi thứ có thể trở nên điên rồ một cách nhanh chóng. "
Biden nói trong cuộc phỏng vấn với NBC rằng "không có" tình huống nào có thể khiến ông cử quân đội Mỹ đến giải cứu những người Mỹ đang cố gắng rút khỏi Ukraine, đồng thời nói thêm, "Đó là một cuộc chiến tranh thế giới khi người Mỹ và Nga bắt đầu bắn nhau."

Biden nói " Nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin đủ ngu ngốc để đi gây chiến , thì ông ấy nên đủ thông minh để không ... làm bất cứ điều gì có thể ảnh hưởng đến công dân Mỹ", ông Biden nói thêm.

Tòa Bạch Ốc đã thông qua kế hoạch điều gần 2.000 lính Mỹ ở Ba Lan để giúp những người Mỹ có thể tìm cách sơ tán Ukraine nếu Nga xâm lược.

Lực lượng Mỹ hiện không được phép tiến vào Ukraine nếu chiến tranh nổ ra, và họ không có kế hoạch tiến hành một chiến dịch di tản giống như chiến dịch của Mỹ ở Afghanistan vào mùa hè năm ngoái. Thay vào đó, kế hoạch hiện tại là các binh sĩ thuộc Sư đoàn 82 Nhảy Dù, sẽ bắt đầu thiết lập các nơi trú ẩn tạm thời bên trong Ba Lan gần biên giới Ukraine, nơi những người Mỹ chạy trốn khỏi đất nước có thể được giúp đỡ khi quá cảnh.

Một quan chức quốc phòng cho biết, các cơ sở vẫn chưa được xây dựng, nhưng sẽ bắt đầu có nhiều hơn khi quân đội Mỹ đến Ba Lan.
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm thứ Năm lặp lại cảnh báo nói rằng người Mỹ không nên đến Ukraine "do các mối đe dọa gia tăng từ hành động quân sự của Nga" và kêu gọi những người Mỹ ở nước này khởi hành ngay lập tức.

Đã có cảnh báo rằng chính phủ Mỹ sẽ không thể di tản công dân Mỹ trong trường hợp Nga có hành động quân sự ở bất cứ đâu ở Ukraine.

Ông Tám Đoàn 1/SLL

Nhà Đấu Tranh Vũ Huynh Trưởng Qua Đời

Hôm nay ngày Mùng 10 Tết Nhâm Dần, là ngày 10/2/2022, tin từ ông Phạm Hữu Sơn, cựu CT Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Bắc CA nhắn tin cho biết “Anh VHT đã qua đời vào sáng nay lúc 9 giờ. NT Phạm hữu Sơn vừa cho hay.”
Tin ông Vũ Huynh Trưởng qua đời “Rất bất ngờ” và để lại cho bằng hữu sự thương tiếc. 
Nhiều người bất ngờ vì hôm Mùng 2 Tết anh đã gửi tin nhắn cho bạn bè: “Phi hành gia VHT đang lên thượng tầng khí quyển để kiếm Oxy lúc 8 giờ sáng mồng 2 Tết !” Kèm theo tin nhắn là hình của anh đang nằm bệnh viện, mặt mang ống thở Oxy. Mọi người sửng sốt, thăm hỏi, cầu nguyện cho anh. Anh trả lời tin nhắn qua điện thoại “Tôi đi San Jose 12 ngày giúp mấy cháu nấu bánh chưng ngoài Patio phía sau nó hơi lạnh, khi xong thu dẹp lái xe xuống Nam Cali như thường gặp bạn bè ngủ 1 đêm thấy lạnh quá vòng vòng đến trưa lái về Vegas thì ho quá, 2 hôm sau thằng con đem ra clinic của nó thử thì bị dính nên nó chở thẳng vào BV mà nó làm, lượng oxy xuống quá thấp …”
Nhiều người thân quen, thường sinh hoạt trong cộng đồng đã gửi tin nhắn, và lời cầu nguyện; trong số tin nhắn có lời chúc sức khỏe của Niên Trưởng Nguyễn Khắc Bình: “Ráng dưỡng sức VHT ơi..Mọi  Anh Chị Em sẽ cùng nhiệt tình cầu nguyện cho Anh ...NKB.”Anh vẫn còn bình tỉnh trả lời “Kính cám ơn Th/T và tất cả ACE.”
Anh nói chuyện với người thân trong nhóm “Có Chúa gìn giữ nên không lo lắng chi. Vẫn khỏe mạnh như thường. Có gì sẽ thông báo sau. Xin thêm lời cầu nguyện. Cám ơn mọi người!”
Có lẽ đó là những lời sau cùng ông Vũ Huỳnh Trưởng trao đổi qua lại với người thân quen. Và sáng hôm nay, 10/2/2022 ông đã ra đi. 
Nhiều bạn bè đấu tranh cùng với ông nói “Sự ra đi của ông Vũ Huynh Trưởng là một mất mát lớn chẳng những đối với gia đình của ông, mà lại còn là sự mất mát cho những người chống cộng tại hải ngoại…”
Ông Vũ Huynh trưởng cùng gia đình định cư tại Seatle năm 1980, sau vài năm đi chuyển về San Jose. Gia đình có 8 người con, ông bà VH Trưởng đã nuôi dưỡng các con nên người, có đời sống hạnh phúc . Năm nay, các con của ông đã mua vé cho vợ chồng ông du lịch kỷ niệm 50 ngày thành hôn.
Chúng tôi đã tiếp chuyện với bà Vũ Huynh Trưởng qua FaceTime, được biết ông ra đi bất ngờ lúc 9:00am hôm nay. Bà Trưởng cho biết “Ảnh ra đi quá bất ngờ, sáng nay tim của ảnh hơi yếu, khó thở. Bác sĩ và y tá cho chuyển ảnh lên phòng ICU, chưa kịp đến nơi thì anh đã ra đi…” Được biết trong thời gian nằm bệnh viện anh vẫn khỏe và bình thường. Ông Vũ Huynh Trưởng ra đi không có gì tiếc nối. Ông chỉ có một ước nguyện làm được chút gì cho quê hương Việt Nam sớm thoát ách thống trị của Việt cộng. Tang lễ sẽ cử hành tại Oak Hill Memorial Park, San Jose.
Tưởng cũng nên nói thêm. Trong thời gian sinh hoạt tại San Jose, ông đã tham gia Ban Đại Diện Cộng, là Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Bắc California. Ông đã tổ chức những cuộc xuống đường đấu tranh chống cộng, tham gia cuộc xuống đường đòi hỏi trong việc đặt Tên cho khu phố Little Sài Gòn San Jose, biểu tình chống văn công vc đến San Jose, Bắc Cali trong âm mưu văn hoá vận, tham dự những cuộc xuống đường yểm trợ  TT Donald Trump khắp nơi, từ Florida, Washington DC, Georgia, Taxas..vv. Tham dự các cuộc hội thảo xây dựng Cộng Đồng, tìm phương hướng đấu tranh giải trừ cộng sản để đem lại tự do nhân quyền cho đất nước Việt Nam!
Xin cầu nguyện cho linh hồn ông Thomas Vũ Huynh Trưởng sớm được vào cõi Vĩnh hằng hưởng phước đời đời.

Lê Bình

Tuesday, February 8, 2022

Thức tỉnh - Đào Đức

Không ngày nào anh không bị vợ chửi.
Sáng ra, cầm cái ca múc nước và chụp lấy cái khăn lau mặt là bị trận mở màn:
– Bộ đui sao không thấy ca nước ấm của con nhỏ. Khăn đó của mấy người sao? Mình mẩy đầy lang ben, đụng khăn ai cũng chụp đặng lây cho cả nhà à!
Anh vờ như không nghe. Mới bắt đầu một ngày mà cãi vã thì không nên.
Anh mặc đồ. Thằng con trai lớn thò đầu ra khỏi mùng:
– Ba đừng mặc lộn quần con nữa nghe! Với lại, bữa nay cho con tiền thay ruột xe đạp.
Anh nhìn xuống và thấy mình không mặc quần của con. Móc trong túi ra còn mấy tờ giấy bạc, anh lấy đủ số mua cái ruột xe, bỏ vào túi áo sơ-mi của nó treo gần đó.
Chị vợ liếc một cái:
– Sao hôm qua nói không còn một đồng, bữa nay lại có, tiền giựt của ai?
Anh lấy mười ngàn từ mấy tờ còn lại cho vào túi quần để đi đường, số còn lại, anh đưa vợ:
– Tui gom ba cái phế liệu bán được mấy chục, hồi tối tính đưa mình mà quên.
Anh ôm hôn đứa con gái lên ba một cái rồi dắt cái xe cà tàng ra ngõ. Chị vợ lầm bầm mấy câu trong miệng rồi nhìn lại mấy tờ giấy bạc anh đưa. Ra tới đường lớn, anh ghé quán cà phê bình dân kêu một cái đen, trả bù hôm qua thiếu ruột ly, vậy là hết bốn ngàn. Anh nghe đói.
Hôm qua, ông thầu mời ăn giỗ và đám thợ thầy cứ chén chú chén anh, anh không ăn được gì lại bị uống. Bình sinh, anh không thích rượu nhưng không dám từ chối sợ mất lòng người trên.
Rốt cuộc, chiều về với cái mặt đỏ lừng, anh nằm lăn ra ngủ.
Bây giờ thì đói, thôi kệ, gói xôi một ngàn đỡ bụng.
Anh vừa đạp xe vừa ăn. Nghĩ tới thằng con trai mới mười lăm đã lớn ngồn ngộn bằng ba, năm nay bước vào lớp tám, không biết học hành ra sao. Anh chỉ biết đọc, biết viết. Con mồ côi mà!
Ở với bà ngoại tới mười tuổi thì ngoại qua đời. Ăn chực ăn nhờ nhà dì nhà cậu thì phải làm, ai đâu có tiền lo cho đi học.
Từ mười ba tuổi, anh đã làm quen với cái thùng hồ. Bắt đầu làm hồ, làm chỉ để ăn ba bữa. Nhưng anh siêng năng lại hiền. Ai kêu gì cũng làm, ai sai gì cũng được. Miệt mài được bảy năm, anh đã làm thợ. Trong đám con gái xách hồ, anh chấm đứa coi được nhất, cho dù nó là đứa dữ dằn có tiếng.
Con nhỏ thấy anh hiền lại siêng năng và không biết nhậu nhẹt bê tha như những người thợ khác, nó chịu. Đám cưới đãi được bốn mâm: hai mâm nhà trai nhà gái và hai mâm bạn bè.
Thôi thì, giàu cũng cưới, nghèo cũng cưới. Cho dầu xe hoa, cho dầu kèn trống, cho dầu đãi ở nhà hàng, cho dầu cô dâu có thay bao nhiêu lần áo đi nữa thì hạnh phúc vẫn là điều quan trọng. Đám cưới không rước dâu. Cái nhà lá nhỏ của vợ anh đang ở trở thành tổ ấm.
Anh không nhà nên ở luôn bên vợ... ông già vợ anh ngày xưa cũng là thợ hồ.
Thời trẻ làm lụng quá sức tới già sanh đủ thứ bịnh. Thằng con trai lớn của anh vừa được năm tuổi, ông ngoại ra đi. Từ lúc vợ có thai thằng con lớn, anh đã không cho làm hồ nữa. Anh ráng làm để vợ được yên ổn đẻ con và nuôi con.
Anh vui mỗi khi về nhà nhìn thấy vợ, thấy con. Anh không biết nói lời hoa mỹ, anh chỉ nói thật lòng. Anh làm lụng vất vả để vợ con được cái ăn, cái mặc. Anh không dám ăn ngon, không đàn đúm bạn bè. Cuối tuần, lãnh tiền xong, đám bạn kéo nhau đi làm một chầu bồi dưỡng. Anh ra chợ mua chút bánh cho con, cục xà bông thơm cho vợ.
Tiền lãnh bao nhiêu anh đưa hết cho chị cất giữ. Thấy nhà hàng xóm có cái ti-vi, anh ao ước sao mua được một cái để vợ con không phải đi coi ké nhà người ta. Nhưng như vậy chừng như cũng chưa vừa lòng chị.
Chị bực tức cái nghèo của anh.
Chị bực tức cái khờ khạo của anh.
Chị muốn được chở đi chơi vào mỗi chiều.
Còn anh về tới nhà, cơm nước xong đã nằm lăn ra ngủ.
Cả ngày phải vật lộn với công việc, buổi trưa, anh thường lãnh làm thêm công chuyện để có thêm tiền. Anh không dám than thở. Mình là đàn ông, làm không nuôi nổi vợ con thì để mặt mũi đâu.
Từ lúc thằng con lên cấp II, anh thường lén vợ cho tiền nó.
Tội nghiệp, lớn rồi mà cứ ăn cơm nguội đi học, cũng phải có tiền uống nước chớ. Chị cằn nhằn những tuần anh đưa tiền ít: "Ăn xài cho dữ, mai mốt vợ con đi ăn mày cho vừa bụng mấy người nghe!".
Anh chỉ cười. Những lần đó, anh cho tiền con mua thêm tập sách. Thằng bé thương ba, nhưng lại sợ người mẹ dữ dằn. Nó ráng lắm mà không học giỏi được có lẽ cái gien di truyền? Nó muốn nghỉ học đi làm hồ nhưng anh không chịu:
"Con cứ ráng học hết cấp III đi, ba ráng làm nuôi con nổi mà!".
Anh vừa về tới nhà đã thấy đứa con nhỏ mếu máo khóc.
Nhìn thấy vợ ăn mặc như chuẩn bị đi đâu, anh ngạc nhiên:
– Giờ nầy mà mình sửa soạn đi đâu?
– Tôi đi kiếm việc làm. Ở nhà trông vô mấy đồng lương chết đói của anh, tôi chịu hết nổi rồi!
– Mình... mình đi làm việc gì? Anh ngạc nhiên há hốc miệng...
– Chị Sáu giới thiệu tôi làm ở một quán nhậu. Chỉ làm mấy tiếng ban đêm thôi mà bằng lương cả ngày của anh đó! Được chưa?
Bây giờ ăn cơm rồi coi con nhỏ giùm tôi. Tôi đi làm mới có thêm cái ăn cái mặc. Con cái ngày một lớn mà trong nhà trống hoác như vầy, ai chịu nổi!
– Nhưng sao mình không bàn với tôi. Con còn nhỏ, mình bỏ nó ở nhà tội nghiệp lắm!
– Bởi vậy tôi mới đi buổi tối. Anh về giữ con. Anh giữ con không được sao?
Chị nói rồi, quơ cái túi xách bước ra cửa. Con bé khóc thét lên. Anh ẵm xốc con lên dỗ dành: "Nín đi con! Ba ẵm con đi chơi nghe! Đừng khóc!".
Thằng con trai vừa về tới cửa, vẻ mặt buồn hiu, nó đã biết chuyện:
– Con thấy mấy bữa nay dì Sáu qua nói gì với má. Con không dè má đi làm ở quán nhậu. Con đã nói ba cho con nghỉ học theo ba đi làm hồ mà ba không chịu.
Mấy cái quán đó phức tạp lắm. Con không muốn má đi làm ở đó đâu!
– Con còn ở tuổi đi học thì cứ ráng học. Biết chữ rồi làm được công chuyện nhẹ nhàng hơn, chứ như đời ba thì cực khổ lắm.
Thằng con buồn ra mặt. Nó nhìn ba bằng ánh mắt cảm thông. Con nhỏ đã nín khóc. Anh ẵm con đi dài theo con hẻm. Một vài người nhìn anh ái ngại.
Chị đi làm được một tuần. Đêm nào về cũng đầy mùi bia, rượu. Chị có vẻ ngượng ngùng với anh: "Khách ép thì mình phải chiều! Đi làm thì phải được lòng khách, chủ người ta mới mướn mình".
Anh buồn bã không nói gì. Anh không lạ gì cái cảnh trong các quán rượu nhưng anh không quen cãi lẫy với vợ. Và anh cũng hiểu chị muốn chia sẻ cái gánh nặng gia đình với anh.
Anh tuy không vừa ý công việc chị đang làm mà lại không có giải pháp nào tốt hơn. Hôm kia, chị đã mua cho anh bộ đồ, thằng lớn bộ đồng phục. Anh không vui gì khi nhận quà từ những đồng tiền của chị làm ra.
Đêm nay, con bé bị sốt, nó không ngủ mà cứ vật vã khóc.
Biểu thằng lớn giữ em, anh chạy ra hiệu thuốc đầu hẻm mua cho con một liều. Đã chín giờ rồi. Anh độ chừng chắc một tiếng đồng hồ nữa chị về. Anh cho con uống thuốc và thắc thỏm ngồi chờ.
Đồng hồ nhà bên gõ đều mười hai tiếng, anh giựt mình ngơ ngác. Mòn mỏi quá nên anh đã ngủ quên trên ghế. Chị vẫn chưa về.
Anh giở mùng con, con bé chừng chịu thuốc đã ngủ say. Anh bỗng lo sợ, không biết có chuyện gì mà tới giờ này chị vẫn chưa về.
Anh khép cửa, đi ra đường. Trời dường như sắp mưa. Hơi nước lành lạnh trong không gian tĩnh mịch làm anh dứt cơn buồn ngủ. Anh ra tới đường lớn. Có bóng một người đàn bà bước chếnh choáng như một người đang say rượu.
Anh ngờ ngợ rồi đi nhanh tới. Người đàn bà quỵ xuống đường.
Anh tới gần, sao giống vợ mình quá, nhưng quần áo thì không giống. Anh cúi sát xuống thì chị đã ngã vật ra đường.
Ánh đèn đường vừa sáng trên gương mặt người đàn bà ấy.
Anh thảng thốt: "Trời ơi! Đúng là mình rồi!". Bằng tất cả sức lực đàn ông, anh ẵm xốc chị như ẵm một đứa bé rồi bước nhanh về nhà.
Khi đã được lau mặt bằng nước ấm, đã được uống chút nước trà gừng, chị tỉnh lại và thút thít khóc. Thằng con trai đã thức dậy từ lúc ba nó ẵm má vô nhà. Nó lăng xăng nấu nước giúp ba và bây giờ ngồi bó gối. Anh ngồi kế bên và cứ để yên cho chị khóc.
Anh chưa biết chuyện gì xảy ra. Nhưng thấy chị như vầy, anh không nỡ hỏi. Chị vẫn khóc, tiếng khóc phát ra từ cái miệng lúc nào cũng la cũng chửi, bây giờ sao cam chịu quá, tội nghiệp quá! Mãi một lúc, chị đã bớt xúc động, anh khẽ khàng:
– Chuyện gì vậy? Mình nói tôi nghe coi!
Chị nhìn anh như nhìn một người mới gặp. Anh ngồi đó, tay nắm lấy bàn tay chị, chị cảm nhận được những vết chai trong lòng bàn tay anh. Bàn tay đã làm biết bao việc để vợ con đỡ nhọc nhằn vất vả. Bàn tay đã đem cơm, đem áo về nhà dù chỉ là những bữa cơm đạm bạc, những chiếc áo rẻ tiền.
Chị ngước đôi mắt đẫm lệ nhìn anh. Tại sao anh không mắng chửi chị, tại sao anh không bỏ mặc chị – con đàn bà hư hỏng, con đàn bà chưa từng ngọt ngào với chồng. Cứ mở miệng là chị mắng chửi anh. Sống với nhau bao nhiêu năm, anh chưa từng la rầy chị. Lẽ ra, chị phải biết thương anh, phải thấy mình có phước hơn biết bao người đàn bà khác.
Từ khi cưới nhau, tuy nghèo nhưng chị cũng chưa thiếu ăn thiếu mặc. Có một năm, anh đã làm tới gần giao thừa mới bước thấp bước cao về nhà vì đã gần kiệt sức. Anh đã lãnh quét vôi gấp cho một căn nhà. Anh đã đứng suốt mười hai tiếng đồng hồ để nhận số tiền công hậu hĩ của chủ với đôi chân sưng vù vì tụ máu.
Bây giờ nghĩ lại, nước mắt chị lại chảy dài trên má.
Chị đi làm trong quán nhậu mới ba ngày đã có người để ý.
Đó là một tay chủ tiệm buôn hàng điện tử. Cái nhan sắc mặn mòi của chị, của người đàn bà vừa bước qua tuổi ba mươi đã làm gã động lòng. Biết chị không phải gái làng chơi mà chỉ vì hoàn cảnh mới đi làm việc này, gã quăng lưới. Mấy lần mời chị ăn khuya.
Mấy lần đưa về để tạo thiện cảm, chị đã xiêu lòng. Chị cứ nghĩ gã tốt, thấy hoàn cảnh nghèo của chị mà thương. Và đêm nào chị cũng đi ăn với gã. Đêm nay, gã đem đến một gói quà gồm mấy bộ đồ đắt tiền và một số mỹ phẩm. Gã xin cho chị nghỉ sớm và cũng đi ăn. Xong, gã đưa chị tới một nhà nghỉ ở ngoại ô.
Lẽ ra chị phải từ chối. Lẽ ra câu chuyện phải dừng lại ở đây.
Anh chưa bao giờ có lỗi với chị ngoài chuyện anh nghèo.
Chị đi làm cũng vì muốn kiếm tiền thôi. Chị vẫn chưa là người xấu mà! Nhưng điều gì đã khiến chị bước vào nhà nghỉ với gã.
Nhìn căn phòng sạch sẽ với chiếc giường nệm trắng tinh, cặp gối, cái mền... mọi thứ đều đẹp, đều hơn hẳn cái giường ngủ tồi tàn của vợ chồng chị, chị thấy xót xa cho mình nhưng cũng gờn gợn một cảm giác lo sợ phập phồng.
Gã chủ tiệm mở bọc đồ ra để chị no mắt với những bộ quần áo đắt tiền mà chị chỉ thấy trong mơ. Gã biểu chị đi tắm. Chị nghe lời gã như một người máy. Chị không còn là chị nữa.
Đúng lúc chị vừa bước ra khỏi phòng tắm với bộ đồ ngủ tuyệt đẹp thì có tiếng đập cửa, tiếng một người đàn bà nào đó la ó khóc lóc và còn tiếng nhiều người nữa.
Gã chủ tiệm không còn hồn vía gì khi nghe tiếng vợ.
Gã mở cửa và cả đám người ùa vào. Chị bị người đàn bà với thân hình hộ pháp túm lấy trước tiên: "Đồ giựt chồng người ta nè! Mầy ăn gan trời rồi!".
Ả vừa chửi vừa đấm túi bụi vô người chị. Chị đưa tay chống đỡ và nước mắt trào ra. Người ta cố can ngăn, cố ôm ghì lấy người đàn bà đang trong cơn ghen hừng hực. Gã đàn ông đứng như trời trồng không dám xông vô. Người chủ nhà nghỉ phải dùng hết sức mới kéo được người đàn bà đó ra.
Y cũng tìm cách đẩy chị ra cửa rồi biểu: "Về mau đi! Còn ở đó làm gì!", rồi y xởi lởi phân bua: "Chị bớt giận! Làm ầm lên mọi người biết chỉ thêm mất mặt chồng rồi còn làm ăn gì được. Đàn ông ai mà không tằng tịu bên ngoài đôi chút, miễn là biết lo cho gia đình thì tốt rồi! Chị nghe tôi đi!".
Chị đi như chạy ra khỏi nhà nghỉ, mãi một lúc mới định được hướng về nhà. Chị đi như sợ người ta đuổi theo. Nỗi đau thân xác đâu sánh bằng nỗi đau đang giày vò lương tâm chị. Chị bỗng thấy thương anh, bỗng thấy cuộc đời này anh mới là người chồng xứng đáng nhất. Chị chắc chắn anh sẽ không làm cái việc có lỗi với chị và chị nhớ lại những gì mình đã cư xử với anh.
Chị mường tượng giờ này chắc anh đang lo lắng, nước mắt chị lại trào ra. Dường như có một vết thương trên môi. Chị đưa tay sờ và thấy máu. Chị bật khóc thành tiếng và lủi thủi bước đi trong nỗi đau đớn ê chề. Chị chỉ mong có anh bên cạnh lúc này để chị được chở che. Cái ý nghĩ về anh đã giúp chị có thêm sức mạnh. Bước ngã bước xiêu, cuối cùng chị cũng về được để gặp anh.
Trời mưa giông rồi cũng dứt. Những hục hặc trong căn nhà ọp ẹp của anh chị cũng không còn nữa từ sau cái đêm kinh hoàng đó. Chị nghỉ làm và mua một chút bánh kẹo bán cho đám con nít trong xóm. Người trong xóm cũng không còn nghe tiếng chị chửi chồng chan chát từ lúc vừa thức dậy.
Chị đã thay đổi, thay đổi đến thằng con trai cũng ngạc nhiên. Chị thấy thương chồng biết bao khi so sánh anh với những người đàn ông chị đã gặp. Chị muốn bù đắp lại những tổn thương mà chị đã gây ra cho anh. Còn anh, khỏi phải nói cũng biết anh hạnh phúc đến dường nào. Trời đã thương và đền trả cho anh. Anh đã không trách cái việc làm nông nổi của chị. Anh biết chị không là người xấu, chị cũng vì gia đình mà phải dấn thân.
Trái tim biết yêu thương và biết tha thứ của anh đã thức tỉnh con người chị. Chị đã cảm nhận được thế nào là hạnh phúc và chị sẽ gìn giữ nó. Thằng con trai bỗng dưng học khá lên. Chính tình thương yêu của ba má và không khí vui vẻ, ấm cúng của gia đình đã tiếp thêm lòng tin và sức mạnh cho nó.
Chỉ còn một nguyện vọng vô cùng chính đáng của chị mà anh phải thực hiện cho bằng được: "Em thích được anh chở đi chơi vào mỗi chiều, cho dù là trên chiếc xe đạp chẳng mới mẻ gì của anh!".
Và dĩ nhiên là anh đồng ý.
Đào Đức

Viết trong bóng rợp của người cha - Nguyễn Tường Thiết

  

 Sinh năm 1940 tại Hà Nội. Con út nhà văn Nhất Linh. Cử Nhân Khoa Học tại Đại Học Sài Gòn. Trước 1975 là giáo sư Toán Lý Hóa. Phụ trách nhà xuất bản Phượng Giang năm 1973. Qua Mỹ năm 1975, làm chuyên viên hóa chất tại tiểu bang Washington. Mới về hưu tháng 5/06. Cộng tác với Thế Kỷ 21 từ năm 2002. Tác phẩm đầu tay: Hồi ký Nhất Linh Cha Tôi xuất bản tháng 7/2006, đúng 100 năm ngày sinh của Nhất Linh.

viết, trong bóng rợp của người cha

“Một lần. Buổi trưa. Lâu rồi. Mẹ tôi ngồi nhặt cau trên sâp gụ. Tôi nằm ngửa bên cạnh bà, hai tay cầm giơ trước mặt cuốn truyện Đoạn Tuyệt của Nhất Linh. Đọc đến đoạn cảnh mẹ chồng ác nghiệt với con dâu, tôi nhỏm dậy hỏi mẹ tôi: “Mợ này, mợ có phải chịu cảnh mẹ chồng nàng dâu như cậu tả trong truyện không?”. Mẹ tôi ngửng lên nhìn tôi nói: “Đấy là cậu viết tiểu thuyết… Bà nội con có khó tính thật nhưng đâu đến nỗi khắc nghiệt thế…”. Rồi mẹ tôi tiếp tục nhặt cau.”
Trên đây là phần đầu của hồi ký nhan đề “Bà Cẩm Lợi” tôi viết về mẹ tôi, bà Nhất Linh. Tôi rất tâm đắc bài viết này, đặc biệt là câu mở đầu “Một lần. Buổi trưa. Lâu rồi” mà tôi cho là một lối hành văn mới mẻ. Viết xong, vì muốn khoe bà chị, tôi in bản thảo gửi ngay cho chị Thoa ở bên Pháp đọc trước khi đăng trên tạp chí. Ít lâu sau tôi nhận được điện thoại của chị. Chị chê tôi: “Em không biết viết văn. Câu văn thì phải có chủ từ, phải có động từ; em không thể viết hai chữ “Một lần” rồi chấm ngang xương được. Chị có quen một bà bạn dậy Việt văn, chị đề nghị để bạn chị sửa lại bài ấy trước khi em cho đăng báo.” Rồi chị nói thêm: “Em phải học lối viết của cậu thì văn mới hay được.”
Chị tôi nói thế nhưng tôi không giận chị. Trái lại tôi yêu chị Thoa của tôi hơn vì câu nói thể hiện cái tính thật thà chơn chớt nó làm nên con người chị.
Chị Thoa bây giờ không còn nữa. Có thể chị đã được gặp lại cha tôi ở bên kia thế giới như chị từng mong ước khi chị còn sống. Và có thể chị đã thuật lại quãng đời sau này của chúng tôi cho cha tôi nghe. Ông nghĩ sao khi được biết, qua lời chị kể, nửa thế kỷ sau khi ông mất, tôi đã trở thành “một nhà văn không biết viết văn”.
Năm ấy tôi ở tuổi đôi mươi. Tôi là người duy nhất trong số các con của ông cụ thường hay bàn luận với cha về chuyện văn chương. Thời gian này cha tôi vừa viết xong cuốn tiểu luận “Viết và đọc tiểu thuyết” và chúng tôi bàn về cuốn sách này. Trong sách có đề cập đến “sự quan sát” và “tìm chi tiết” mà ông cụ cho là những yếu tố quan trọng để viết một quyển truyện. Trong lúc bàn luận tôi thuật lại với ông một chuyện tôi chứng kiến: một hôm ở Đà Lạt tôi đang đứng trước vườn nhà thì thấy ông cụ tôi tiễn một người khách đi qua vườn để ra về. Hai người dừng lại trước một cái cổng gỗ thấp. Ông cụ nhìn vào cái then cổng giơ tay toan gỡ cái then cài lên thì người khách – tưởng lầm cha định bắt tay – vội đưa tay ra bắt. Cha tôi bắt tay ông khách rồi sau đó một lát lâu mới giơ tay gỡ cái then cổng. Tôi hỏi ông có phải ông cố ý không mở cửa ngay là cốt để tránh cho khách cái ngượng biết là mình lầm. Cha tôi trả lời ông không nhớ chuyện ấy, nhưng “tránh cho người khác cái ngượng biết rằng mình lầm” là một nhận xét hay, khi viết truyện nên có những chi tiết như thế.
Một lần khác khi xuất bản cuốn sách Giòng Sông Thanh Thủy ông đưa cuốn sách cho tôi đọc. Một tuần sau biết tôi đã đọc xong ông cụ hỏi ý kiến tôi. Tôi nói: “Con đọc xong và khi gấp sách lại con chỉ nhớ có một chi tiết, chi tiết rất nhỏ có lẽ người đọc chắc chẳng mấy ai để ý, đó là đoạn cậu tả lúc anh chàng Ngọc xuống suối đổ thuốc độc vào bi-đông đựng cà phê để đầu độc Nghệ và Tứ. Trong lúc chăm chú làm công việc này và chỉ chú ý sao cho thuốc độc khỏi đổ ra ngoài, nhưng tiếng nước róc rách vẫn lọt vào tai chàng và tuy không nhìn chàng cũng thấy hiện ra những gợn sóng nhỏ, những vân ánh sáng chạy lăn tăn trên nền cát trắng mịn. Đọc nhưng chi tiết này con thấy cậu tả rất sống động và rất thực, mặc dù trên đời mình chưa bao giờ có kinh nghiệm làm những chuyện như thế”.
Hồi đó tôi chưa viết văn, chưa hề có truyện nào đăng trên báo, chỉ thỉnh thoảng viết một truyện ngắn đưa ông xem và ông rất thích. Nhưng chính qua những lần nói chuyện như thế mà chúng tôi thấy rõ mối đồng cảm giữa hai bố con trong văn chương. Tuy thế cha tôi không hề khuyến khích tôi đi vào con đường văn của mình, mặc dù hồi đó ông đã khuyến khích vài cây bút trẻ trở thành những nhà văn có tên tuổi. Có thể là ông muốn để tôi tự do tuyệt đối trong việc lựa chọn đời mình, cũng có thể là ông muốn tôi chú tâm vào việc học hành (giống như ông thời bên Pháp theo học ngành khoa học, tôi hồi đó cũng đang theo học chương trình cử nhân của trường Đại học Khoa học Sài Gòn).
Tôi cho là chính vì tin tưởng vào khiếu văn nơi tôi mà ông cụ đã quyết định làm giấy ủy quyền trao cho tôi (thay vì một người con khác của ông) trách nhiệm trông coi hai nhà xuất bản Đời Nay và Phượng Giang và quyết định xuất bản những tác phẩm của ông trước khi ông từ trần.
Về cuộc sống tôi đã đi đúng con đường của cha tôi trong những năm đầu của tuổi thanh niên: cả hai chúng tôi đều tốt nghiệp Cử nhân Khoa học và cùng khởi nghiệp bằng nghề dậy học. Nhưng sau đó thì con đuờng của hai bố con khác hẳn: trong khi cha tôi bỏ nghề dậy để làm báo, viết văn…, nghĩa là không hề dùng tới kiến thức khoa học mà ông đạt được ở đại học Montpellier, thì tôi suốt đời vẫn sống bám vào kiến thức ấy (giáo sư Toán Lý Hoá ở Việt Nam hay chuyên viên Hoá Học ở Hoa Kỳ) cho đến ngày về hưu. Tôi đã không chọn đi theo nghiệp văn của ông cụ. Trong vòng gần nửa thế kỷ tôi không cầm bút, tôi chỉ viết hai bài về cha tôi theo yêu cầu xin bài của các tạp chí.
Năm 1964, nhân ngày giỗ đầu của ông cụ tôi, báo Văn Học ở Sài Gòn ra số đặc biệt Tưởng Niệm Nhất Linh, anh Phan Kim Thịnh xin tôi viết môt bài, và “Niềm Vui Chết Yểu”, bài viết đầu tiên của tôi xuất hiện trên báo. Bài ấy được khá nhiều người đọc và gây tiếng vang, một phần vì bài viết tiết lộ chi tiết cái chết và những giờ phút cuối cùng của Nhất Linh, một phần khác vì lối viết lạ, một thứ pha trộn giữa hồi ký và văn chương. Hai nhà văn Duy Lam và Nguyễn Thị Vinh (hai người được cha tôi đề nghị là thành viên tương lai của Tự Lực Văn Đoàn) khuyến khích tôi tiếp tục viết, nhưng trái với nhiều người mong đợi, tôi không hề cầm bút.
Mãi 21 năm sau, vào tháng 7 năm 1985 ở Hoa Kỳ, nhà văn Võ Phiến xin bài tôi nhân dịp tạp chí do anh chủ trương ra số đặc biệt về ông cụ tôi. Vì thế mà có bài viết thứ hai “Nhất Linh Cha Tôi” xuất hiện trên tờ Văn Học Nghệ Thuật.
Rồi 18 năm sau nữa tôi mới viết bài thứ ba “Cây Bàng Lá Đỏ” đăng trên tập san Thế Kỷ 21 số Xuân Quí Mùi 2003. Năm đó tôi vừa bước sang tuổi 63, và chỉ còn hai năm nữa là đủ tuổi về hưu. Tôi nghĩ trước trong đầu những chuyện tôi phải làm sau khi về hưu và quyết định thực hiện giấc mơ thời niên thiếu: viết.
Vì thế sau bài “Cây Bàng Lá Đỏ” tôi viết khá nhiều và đều đặn. Chủ bút tờ báo, anh Phạm Phú Minh ưu ái dành diễn đàn Thế Kỷ 21 cho tất cả những bài viết của tôi. Năm 2006, tôi tập hợp những bài ấy lại và xuất bản cuốn sách đầu tiên Nhất Linh Cha Tôi. Rồi tiếp theo những năm 2008 và 2012 hai cuốn sách nữa của tôi lần lượt xuất bản, tập truyện Mùa Hạ Năm Ấy và bút ký Căn Nhà An Đông của Mẹ Tôi. Từ đấy tôi được thiên hạ khoác lên vai tôi hai chữ “nhà văn”, một chức vị tôi không chọn trong đời.
Cùng thời gian tôi có sách xuất bản một người trong họ tôi, anh Nguyễn Lân, con của nhà văn Hoàng Đạo, cũng sáng tác và xuất bản sách. Một hôm nọ, nhân dịp Lân ghé Seattle tôi rủ Lân tới thăm nhà văn Thế Uyên, lúc này anh đã bị tai biến mạch máu não và phải ngồi trên xe lăn. Mặc dù một cánh tay bị liệt anh cũng ráng cầm ngược cái bút chì gõ đầu có cục tẩy lên phím máy chậm chạp gõ từng chữ từng chữ để sáng tác. Tôi nói với anh: “Trong họ mình chẳng bù với ông và Duy Lam viết từ nhỏ, trở thành những nhà văn có tiếng tăm từ lâu, Lân và tôi mãi trên 60 tuổi mới bắt đầu sáng tác, chúng tôi là những nhà văn muộn màng”. Lân nói thêm: “Nghĩa là tụi tôi thuộc loại hoa nở muộn”. Rất nhanh Thế Uyên đáp lại: “Không phải hoa nở muộn mà là hoa nở mượn”. Tôi hiểu ngay anh mỉa mai chúng tôi mượn danh cha mình để viết văn.
Đây là lần thứ hai tôi bị chê bởi một người thân trong họ. Nhưng cũng như lần trước với chị Thoa tôi không hề giận Thế Uyên vì tôi biết quá rõ tính thích châm chọc của anh. Tôi nói: “Tôi phục ông thật. Ông viết bài nói rõ ông bị stroke, não bộ của ông bị sứt mẻ, thế mà ông chơi chữ rất nhanh và tài tình, chứng tỏ bộ óc của ông còn rất sharp”.

*

Trong lời Bạt cho cuốn sách Nhất Linh Cha Tôi, nhà văn Duy Lam viết: “Sống trong bóng rợp của một người cha nổi tiếng như Nhất Linh rồi cầm bút viết những đoạn thể hồi ký về chính cha ruột mình về mặt tâm lý không phải là chuyện dễ dàng.”
Nhà văn Duy Lam viết không sai. Bóng rợp của cha tôi khiến tôi viết không dễ như những nhà văn khác. Bởi vì cái bóng cha tôi rất đặc biệt, thế gian ít có: cha tôi nổi tiếng không phải chỉ vì là nhà văn Nhất Linh mà còn nổi tiếng vì là nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam. Sau cái chết của cha tôi năm 1963 và trong bối cảnh chính trị rất phức tạp của thời cuộc miền Nam Việt Nam những năm sau đó, chính cái bóng thứ hai của cha tôi ảnh hưởng trực tiếp vào đời sống tôi. Có thể nói, với tôi, bóng rợp của Nhất Linh là bóng mát, bóng rợp của Nguyễn Tường Tam là bóng đè. Một đằng bảo tôi viết đi, một đằng bảo tôi đừng viết.
Nói cho công bình cái thời mà tôi mới bắt đầu viết tôi có lợi thế hơn hẳn những nhà văn khác lúc khởi nghiệp. Bài viết của tôi không biết hay hay dở cũng được độc gỉa tò mò đọc để xem “con trai ông Nhất Linh viết văn ra sao?”. Nhưng lợi thế đó cũng làm tôi ngần ngại trước khi cầm bút. Tôi nghĩ trong đầu: mình viết dở sẽ làm mất mặt ông cụ. Chưa viết mà đã tự tạo cho mình một sự khó khăn, thành thử khi viết tôi đắn đo loay hoay khổ sở lắm. Viết vài trang, bỏ dở, vài ngày sau, đọc lại thấy nhạt nhẽo, vứt thùng rác. Cứ thế. Nhiều lần. Bài “Niềm Vui Chết Yểu” sở dĩ hoàn thành vì đã lỡ hứa với anh chủ bút báo Văn Học nên tôi phải ráng viết cho xong. (Tôi tự xét mình có một đức tính, trong rất nhiều tính xấu, đó là rất trọng lời hứa).
Bài viết ấy gây tiếng vang lớn làm tôi thích thú thì ít mà làm phiền nhiễu tôi thì nhiều, khiến tôi khổ sở còn hơn là cái khổ trong lúc viết bài. Vì sao? Bà Nguyễn Thị Vinh và anh Duy Lam không những “bắt” tôi viết tiếp (vì khen tôi viết hay) lại còn chưa chi đã bàn tính chuyện to lớn là tiếp tục… sự nghiệp Tự Lực Văn Đoàn. Chưa chi đã làm tôi sợ. Đấy là mới nói cái bóng Nhất Linh. Cái bóng thứ hai, cái bóng của Nguyễn Tường Tam, còn khiếp hơn: các đồng chí của ông cụ tôi, thấy tôi nổi tiếng, thay nhau đến quyến rụ và rủ tôi vào… đảng! Mà tôi thì lại chúa ghét chính trị (cái khổ của tôi hồi đó là không có can đảm nói thẳng điều đó). Của đáng tội tôi không trách họ rủ tôi vào đảng hoạt động chính trị, cũng lỗi tại tôi cả vì tôi đã “dại dột” lạc đường vào lịch sử: đêm đảo chánh ngày 1/11/1963 tôi cùng bốn sinh viên Nguyễn Hữu Đống, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Trọng Cảnh và Dương Kiền chui vào Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, thảo truyền đơn ủng hộ cuộc đảo chính do Tướng Dương Văn Minh cầm đầu, tờ truyền đơn ký tên 5 sinh viên được loan trên đài phát thanh Sài Gòn sáng ngày 2/11/1963, như tôi đã thuật lại trong bài “Tờ Truyền Đơn”.
Sau bài “Niềm Vui Chết Yểu” cuộc sống vô tư của tôi cũng chết yểu theo. Tôi phải tự nhủ thôi đừng viết nữa, cứ im lặng sống khoẻ ru như các anh tôi, không bị ai kỳ vọng làm phiền. Hồi ấy tôi bị dụ vào những hoạt động này nọ vừa văn hoá vừa chính trị tốn rất nhiều thì giờ, ảnh hưởng đến việc học hành của tôi ở Đại học Khoa học mà môn học tự nó đã gay go rồi, lại phải học bằng tiếng Pháp. Cuối năm 1964 nghe nói ở Đại học Huế mới mở phân khoa Khoa học đầu tiên giảng dậy bằng tiếng Việt, tôi bèn khăn gói ra Huế học, một là để việc học dễ dàng hơn, hai là để trốn bầu khí chính trị xáo động ở Sài Gòn.
Để chú tâm vào việc học, ở Huế tôi không tiếp xúc với bất kỳ ai và từ chối không tham dự mọi sinh hoạt dù văn hoá hay chính trị. Thế mà có yên đâu. Một chuyện xẩy ra cho tôi cứ như là trong truyện trinh thám: Một bữa nọ đi học về tôi đi bộ trên đường Lê Lợi dọc bờ sông Hương. Một chiếc xe hơi màu đen rà tới đậu gần tôi. Hai người đàn ông ăn bận lịch sự xuống xe tiến về phía tôi áp sát người tôi ép tôi lên xe. Hai người bắt cóc tôi ngồi hai bên hông tôi ở băng dưới. Tất cả 5 người trên xe đều im lặng. Chiếc xe chạy qua cầu Trường Tiền qua cửa Thượng Tứ tiến vào Thành Nội. Xe chạy lặng lẽ một hồi qua những con đường nhỏ nhiều bóng cây rồì đậu trước một căn nhà nằm khuất sau vườn cây rậm. Khi họ dẫn tôi vào nhà tôi thấy trong một căn phòng rộng đã có đầy người trong đó và không khí rất nghiêm trang. Ở cuối phòng một băng-rôn với hàng chữ đỏ, lớn: Tinh Thần Nguyễn Thái Học Bất Diệt. Phía dưới là di ảnh của Nguyễn Thái Học và cha tôi. Tôi sực nhớ ra hôm đó 16-7-1965, là ngày tưởng niệm 35 năm liệt sĩ Nguyễn Thái Học lên đoạn đầu đài.
Trước quang cảnh ấy trong óc tôi lóe lên hình ảnh đám tang của ông cụ tôi với chiếc xe tang có hàng băng-rôn ở đầu xe: Nguyễn Thái Học 16-7-1930, Nguyễn Tường Tam 7-7-1963.
Trong thời gian tôi ở Huế, một đảng viên cốt cán của VNQDĐ cũng là đàn em của ông cụ tôi, anh Lê Hưng, từ Sài Gòn đến thăm tôi tại Đại học xá Nam Giao. Anh Lê Hưng nói với tôi: “Anh biết là nhiều người rủ em vào đảng và em đã từ chối, lấy cớ bận học. Hôm nay, anh gặp em cốt hỏi em một câu, một câu thôi, em hãy trả lời thành thật: em có thích làm chính trị không?”. Tôi ngạc nhiên trước câu hỏi của anh. Trước đó người ta chỉ nói đến bổn phận, đến trách nhiệm phải làm một cái gì cho đất nước, không ai đặt vấn đề “thích” hay “không thích”. Tôi trả lời là thực bụng tôi không thích chính trị. Anh cám ơn tôi và nói từ nay về sau sẽ xem tôi như bạn và không đả động đến chuyện lôi kéo tôi nữa. Anh Lê Hưng giữ lời hứa này với tôi cho đến ngày anh mất, khoảng trên 20 năm trước đây, anh bị tử nạn vì đi bộ băng qua đường bị xe hơi cán chết ở tiểu bang California.
Tôi không nhớ rõ vào năm nào nhưng chắc khoảng vài năm sau khi chúng tôi định cư ở Mỹ một hôm tôi lái xe từ thành phố Tacoma đến Seattle thăm nhà văn Thanh Nam vì nghe nói anh bị bệnh. Lúc đến nhà mới biết anh bị đau cổ họng không nói chuyện được và chị Thanh Nam, nhà văn Tuý Hồng, thay anh tiếp chuyện tôi. Trong câu chuyện, chị Tuý Hồng hỏi tôi: “Hồi ở Việt Nam tôi có đọc một bài viết của anh về ông cụ. Sau bài đó tôi chờ đợi mãi không thấy anh viết. Nghĩ rằng anh có thể viết bài nhưng lại đăng ở tạp chí khác chăng, tôi đi lùng tất cả các báo để đọc, rồi lại hỏi thêm bạn bè, nhưng tuyệt nhiên không thấy bài nào của anh cả. Tại sao anh không viết?” Lúc ấy tôi im lặng không nói gì vì không biết trả lời chị ra sao.
Năm 2007 sau khi cuốn sách Nhất Linh Cha Tôi được xuất bản, tôi có gửi tặng nhà nghiên cứu và phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc ở bên Úc một cuốn. Anh Quốc cũng có thắc mắc giống hệt chị Túy Hồng, anh viết cho tôi bức điện thư đề ngày 11 Jan 2007 như sau:

Anh Nguyễn Tường Thiết thân,
Tôi đã nhận được cuốn hồi ký anh gửi hôm qua. Tôi cũng đã đọc xong. Đọc nhanh một phần vì một số chương là đọc lại. Ấn tượng chung rất thích. Ít có cuốn hồi ký văn học nào viết hay như vậy. Anh có khiếu quan sát và nhận xét tinh tế. Trí nhớ lại tốt. Đặc biệt, điều tôi thích nhất: viết có chất văn. Thường, phần lớn các hồi ký chỉ nhằm đến việc cung cấp tư liệu. Anh thì rõ ràng là viết hồi ký như một cách làm văn chương. Về phương diện văn chương, ngoài câu văn rất trong sáng và gợi cảm, một trong những cống hiến có ý nghĩa nhất là sự xáo trộn về thời gian: mảnh ký ức này chồng lên mảnh ký ức khác, quá khứ xa chồng lên quá khứ gần. Cái nhớ của con người, nhờ đó, trở thành phức tạp và đa tầng hơn. Và cũng nhờ đó, trở thành thú vị hơn.
Đọc cuốn hồi ký, điều dễ thấy nhất là tình yêu của anh đối với cha anh và với anh em, họ hàng của anh. Tuy nhiên, điều khác cũng dễ thấy là sự tỉnh táo của anh khi anh nhận xét về người thân. Tôi rất cảm động khi thấy anh ghi nhận cái-không-đẹp của mẹ anh hay sự chậm chạp của chị anh. Ghi nhận như vậy không phải chỉ là một sự thành thực và can đảm mà còn là một sự tỉnh táo ít thấy. Tôi cũng rất quý anh ở chi tiết hồi trẻ anh mê đọc VP (Võ Phiến) hơn đọc bố anh. Những sự thành thực như vậy làm tập hồi ký như sáng hơn. Tôi nghĩ thế, không biết có đúng không?
Điều tôi ngạc nhiên khi đọc tập hồi ký là cái khoảng trống vời vợi giữa bài đầu (Niềm Vui Chết Yểu) và bài sau (Nhất Linh Cha Tôi), hơn 20 năm, từ 1964 đến 1985. Tôi không hiểu sao anh có thể im lặng lâu đến như vậy? Tôi chỉ hy vọng là từ nay, về hưu rồi, anh sẽ viết thật nhiều.
Xin cảm ơn anh về cuốn sách. Mong gặp anh (và chị Thái Vân?)
Thân,
Nguyễn Hưng Quốc

Hy vọng bài viết này sẽ giải tỏa thắc mắc của anh Nguyễn Hưng Quốc về cái “khoảng trống vời vợi” trên 20 năm tôi im lặng không viết.

*

Viết, trong bóng rợp của người cha… Bóng rợp ấy ảnh hưởng thế nào đến cách viết của tôi?
Năm 2020 cuốn sách Nhất Linh Cha Tôi được xuất bản ở Việt Nam. Một buổi tọa đàm về cuốn hồi ký này diễn ra tại Quận 3 Sài Gòn vào ngày 4/7/2020. Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu trong phần giới thiệu cuốn sách có nói: “Nhất Linh Cha Tôi không phải chỉ là cuốn hồi ký thuần tuý của một người con viết về cha vì tác giả là nhà văn nên bút pháp sống động vô cùng. Tác gỉa cũng rất hay ở chỗ thoát ly khỏi văn phong của Tự Lực Văn Đoàn. Ông Nguyễn Tường Thiết là con của Nhất Linh nhưng văn của ông không phải là một “Nhất Linh con” hay “Tự Lực Văn Đoàn nối dài”. Văn trong cuốn hồi ký này rất hiện đại.”
Qua những lời giới thiệu trên và qua nhận định của những nhà phê bình như Thụy Khuê, Nguyễn Hưng Quốc thì rõ ràng là tôi có một lối viết khác biệt với cha tôi.
Nhưng cái khác biệt đó, theo tôi, chỉ khác biệt về bút pháp hay kỹ thuật viết, chứ về nội dung cơ bản thì không có gì khác nhau: từ lối hành văn trong sáng, câu văn giản dị, những nhận xét về người về cảnh, tâm lý nhân vật, tìm chi tiết… nhất nhất tôi đều học từ Nhất Linh.
Ngoài ra tôi còn học được bài học quý giá từ cha tôi khi ông khuyên tôi viết văn cần nhất ở sự chân thành. “Mình phải thành thật đối với chính mình”. Lời khuyên này là kim chỉ nam cho những bài viết của tôi. Trước khi đặt bút viết, lời khuyên này bao giờ cũng loé lên trong đầu tôi trước nhất.
Nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Hưng Quốc nhận xét về cách viết của tôi đặc biệt ở chỗ thời gian xáo trộn: “mảnh ký ức này chồng lên mảnh ký ức khác, quá khứ xa chồng lên quá khứ gần”. Nhà nghiên cứu văn học Thụy Khuê tìm thấy trong hồi ký của tôi “mộng và thực giao thoa trong những mảnh đời anh, mảnh đời gia đình, được cắt dán chồng chéo một cách rất hiên đại, không trước sau, không thống nhất, như trong lối viết hồi ký cổ điển.” Nhà văn Phạm Xuân Đài đào sâu hơn khi ông viết: “Truyện của Nguyễn Tường Thiết xẩy ra luôn luôn cảnh vụt đi vụt vể của những mảnh thời gian khác nhau, đó là một kỹ thuật để diễn tả cái thực tại tâm viên ý mã của tâm trí con người, của những liên tưởng không dứt xẹt chỗ này chỗ kia nhanh như điện””
Tôi cho rằng chính cái “kỹ thuật để diễn tả thực tại” như nhà văn Phạm Xuân Đài nêu lên mới chính là điểm làm nên khác biệt giữa cách viết của hai cha con.
Trên nửa thế kỷ đã trôi qua kể tử khi cha tôi “ngừng bút” chấm dứt nghiệp văn, cho đến ngày tôi bắt đầu “gõ máy” để khởi đầu văn nghiệp. Hoàn cảnh thay đổi, phương tiện viết thay đổi, cách thưởng ngoạn của độc giả thay đổi… do đó tạo nên cách viết thay đổi.
Hãy nhìn khung cảnh viết của tôi, năm 2006, khi tôi ngồi trong quán cà phê Starbucks để viết “Đỉnh Gió Hú”. Khung cảnh là một chiếc bàn nhỏ có ba thứ đặt ở trên: ly cà phê, cái laptop và tập bản thảo dịch của ông cụ. Ly cà phê, cái laptop là hiện tại, tập bản thảo là quá vãng. Về không gian ba thứ ấy chỉ cách nhau có một gang tay nhưng về thời gian chúng cách nhau những nửa thế kỷ. Tay tôi nâng cốc cà phê, mắt tôi nhìn vào phím máy, óc tôi nghĩ về tập bản thảo. Tất cả xẩy ra đồng thời và chỉ trong nháy mắt. Thực tại của tôi lúc viết là những liên tưởng không dứt “xẹt chỗ này chỗ kia nhanh như điện” đúng như diễn tả của nhà văn Phạm Xuân Đài.
Để bắt kịp cái liên tưởng tâm viên ý mã ấy trong tâm trí tôi, tôi phải dùng kỹ thuật viết flashback để ghi lại những mảnh hiện tại, quá khứ chồng chéo lên nhau. Lối viết này tôi bắt chước kỹ thuật điện ảnh hiện đại với nhiều “xen” flashback rất đột ngột.
Ngày xưa ông cụ tôi viết tay. Bây giờ tôi gõ máy vi tính. Máy giúp tôi thực hiện flashback dễ dàng. Chỉ việc highlight, copy, paste tôi có thể nhào lộn thời gian, vứt đoạn này lên trên, bỏ đoạn kia xuống dưới trong nháy mắt, nhờ thế mà những mảnh quá khứ, hiện tại được cắt dán, chồng chéo lên nhau một cách dễ dàng nhanh chóng.
Khi viết xong tập hồi ký Nhất Linh Cha Tôi tôi in từ trong máy ra để có được “bản thảo” tác phẩm của mình. Bản thảo là một tập 300 trang giấy chữ in trông gọn gàng sạch sẽ vì mọi sửa đổi, thêm thắt, bôi xóa, nhờ máy đã không còn để lại một dấu vết nào. Trông nó sạch sẽ nhưng trơ trẽn, vô hồn.
Bản thảo Xóm Cầu Mới của cha tôi, trái lại, chứa đầy nét gạch xoá, sửa chữa, chú thích. Chính những tuồng chữ chép tay nhỏ nhí và run run này mới đích thực là bản thảo. Mỗi lần nhìn nó tôi lại rưng rưng trong người như thể có hình bóng và hồn thiêng cha tôi hiển hiện đâu đây trên những trang giấy.

*

Bây giờ ở tuổi bát tuần tôi xem như ngừng bút hẳn. Có lần tôi tự hỏi: nếu trời cho mình được trẻ lại, được sống một lần thứ hai thì mình sẽ chọn đời sống ấy ra sao và làm gì? Một câu hỏi ngớ ngẩn nhưng tôi nghĩ ai mà trong đời chẳng có lúc tự đặt câu hỏi “giá mà”?
Vâng, giá mà tôi trẻ lại ở tuổi đôi mươi tôi sẽ chọn đi lại đúng cuộc đời cũ của mình vì tôi bằng lòng với nó, chỉ khác một điều là tôi sẽ chọn nghiệp văn và để cả cuộc đời thứ hai này viết một tác phẩm duy nhất, một tác phẩm vĩ đại dầy gần mười ngàn trang; đó là tiếp tục công trình tâm huyết mà cha tôi đã bỏ dở dang để hoàn tất trường giang tiểu thuyết Xóm Cầu Mới (Bèo giạt).
Đây là một cuốn tiểu thuyết mang hoài bão lớn nhất của ông cụ tôi. Cuốn sách theo dự tính sẽ dầy “gần vạn trang” là “một cuốn Đông Chu Liệt Quốc của những đời sống tầm thường, vui lẫn buồn, những vui buồn nhỏ nhặt hàng ngày của những nhân vật, những gia đình sinh hoạt ở trong một cái xóm nhỏ ở đầu một chiếc cầu gỗ từ lúc cầu bắt đầu mọt cho đến khi cầu gẫy và xóm nhỏ và các gia đình cũng tan tác theo với chiếc cầu gỗ. Những đời “bèo giạt” đến tụ hội ở xóm nhỏ cũng như những bèo giạt đến, trong ít lâu, vương bám vào chân cầu, rồi lại trôi đi theo dòng nước, không biết về đâu” (Nhất Linh).
Hoài bão thực hiện cuốn trường thiên tiểu thuyết đó, giống như chính cuộc đời ông, bỗng dưng đứt đoạn khi ông đột ngột qua đời ở tuổi năm mươi bẩy. Cho tới khi nhắm mắt Nhất Linh hoàn toàn không hay biết là tác phẩm dang dở này của mình sẽ được xuất bản. Và tôi là người xuất bản cuốn sách đó lần đầu tiên ở Việt Nam năm 1973, và tái bản lần thứ nhất ở Hoa Kỳ năm 2002.
Viết trong bóng rợp của người cha là thái độ tôi tự chọn. Không bao giờ tôi có ý muốn thoát ly khỏi bóng rợp đó, cho dù có nhiều người khuyên tôi (trong số có nhà phê bình văn học Thụy Khuê) là hãy từ bỏ cái bóng Nhất Linh để trở thành một nhà văn độc lập.

Hôm nay là ngày hai mươi ba tháng chạp Âm lịch, khi tôi viết những dòng chữ kết thúc bài này thì thiên hạ đang chuẩn bị đón Tết Nhâm Dần. Trong không khí rộn ràng đón Xuân ấy riêng tôi có một niềm vui cuối năm: cuốn tiểu thuyết tâm đắc nhất của cha tôi, cuốn Xóm Cầu Mới (Bèo giạt) vừa in xong và được tái bản lần đầu tiên ở Việt Nam sau năm 1975.

Nguyễn Tường Thiết
Seattle, ngày 25/1/2022

 

Bạn nào thích đọc truyện dài 'Xóm Cầu Mới' xuất bản năm 2002 của cố nhà văn Nhất Linh, xin vào đây:

- - Sách Truyện Tiểu Thuyết - Thư Viện Việt Nam - Vietnamese Ebooks EPUB PDF. Viet Messenger.

Truyện dài 'Xóm Cầu Mới' của Nhất Linh gồm 25 chương, muốn đọc chương nào xin bấm vào chương đó! Chúc tất cả luôn bình an trong cuộc sống!