Wednesday, September 30, 2020

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ UNG THƯ TIỀN LIỆT TUYẾN (PROSTATE CANCER)

Nhân tiện đọc một bài về không nên giải phẩu về già trừ trường hợp khẩn cấp, tôi viết bài này để chia sẻ với các bạn khi còn nằm trên giường ngũ lúc 5 giờ sáng - gỏ thẳng vào iPhone luôn.
Cách đây cũng 10 năm sau khi đi khám sức khoẻ hàng năm (Annual) và thử máu, bác sỹ của tôi cho biết là PSA (Prostate Specific Antigen), chất này nằm trong tiền liệt tuyến của đàn ông, của tôi lên cao trên 4 chấm - thường thì khoảng 1 hoặc 2 chấm. Và ông đề nghị tôi đi gặp bác sỹ đường tiểu (Urologist). Đây cũng là bước đầu của một tai hoạ cho tôi.
Tôi cũng hơi lo, vì chỉ biết mơ hồ rằng khi thử máu mà PSA cao thì cơ duyên có thể bị ung thư tiền liệt tuyến, sau này mới biết cao chưa chắc đã là bị ung thư. Sau khi gặp bác sỹ đường tiểu, ông đề nghị tôi làm biopsy (lấy mẩu tế bào để thử nghiệm). Tôi đã hỏi ông những câu hỏi như nguyên tắc làm như thế nào, có nên làm lúc này không, ảnh hưởng phụ như thế nào, và câu trả lời làm tôi sốt ruột nhất khi hỏi là có khi nào sau khi làm biopsy, nó có làm tổn hại tiền liệt tuyến sau khi đâm nhiều mủi kim vào nó không, thì ông trả lời là CÓ. Tôi cũng đã nghiên cứu xem biopsy làm như thế nào, thì thấy cũng lạnh người. Bác sỹ sẽ dùng một dụng cụ, tôi không được xem, dụng cụ này có thể bắn ra những mủi kim để thu thập những tế bào của tiền liệt tuyến. Mà cần ít nhất là 7 hoặc 8 mẫu. Nhưng vì sợ bị ung thư quá nên tôi đồng ý để ổng làm biopsy.
Trước giờ hẹn để làm biopsy thì tôi phải uống vài viên Valium. Loại thuốc này thật sự chỉ làm cho tôi bớt bị căng thẳng thôi chứ BS không chụp thuốc mê, hoặc cho thuốc giảm đau.
Điều tôi nhớ rỏ nhất sáng hôm đó là sau khi tuộc quần ra, nằm nghiêng trên bàn. Ông bác sỹ trẻ tuổi chừng 40, đút dụng cụ vào hậu môn tôi, trong lúc chăm chú theo dỏi vị trí trước màn ảnh computer. Bổng nhiên tôi nghe “bụp, bụp ...” khi ông bắn những mũi kim qua ruột già, đâm vào tiền liệt tuyến phía trước. Người tôi bắt đầu run lên thật ra tôi không có cảm giác đau lắm nhưng nó shock nguyên cơ thể tôi. Sau khi bắn 6 mủi, tôi van xin ông BS, “please stop, that’s enough,” ổng mới stop. Kéo quần đứng lên, đầu óc tôi xây xẩm nên phải ngồi xuống liền. Liên tiếp một tuần lể sau đó đi tiểu đều ra máu - nhưng đó là chuyện bình thường của biopsy mà ông đã báo trước.
Buổi chiều hôm đó sau khi ăn cơm, người tôi bắt đầu run lên bần bật, tôi gọi BS của tôi thì ông bảo đi vào Emergency gấp. Tôi vào bệnh viện để khám nghiệm xem bị gì, thì sau những giờ chờ đợi, BV cho biết tôi bi E-coli, bị nhiễm trùng, loại này rất nguy hiểm nếu không chửa có thể gây tử vong!
Thế là tôi phải nằm bệnh viện cả tuần lể, sau khi ra bệnh viện tôi cũng phải qua cả tháng để qua chương trình fusion - chuyền thuốc trụ sinh vào IV để giảm nhiệt độ cho tới lúc bình thường.
Đó thực sự là một cơn ác mộng đối với tôi. Giờ nó đã qua đi và tôi học được một vài điều mà tôi muốn chia sẽ với các bạn đàn ông lớn tuổi. Có lẽ từ đây đến chết sẽ không bao giờ làm tiền liệt tuyến biopsy nửa.
Khi PSA (Prostate Specific Antigen) trong máu cao, đừng có vội vàng kết luận là bị ung thư. Vì sau khi ra bệnh viện, BS cho biết kết quả thử biopsy thì những mô của tôi không bị ung thư (Benign).
Có nhiều lý do để PSA lên cao: bị sưng hoặc nhiểm trùng (Inflammation), hoặc tiền liệt tuyến bị lớn (BPH), và bị ung thư. Sau khi gặp BS gia đình, tôi hỏi có thuốc gì để giảm PSA cho trường hợp infammation không, thì ổng cho tôi Avodart. Sau khi uống thuốc này, PSA của tôi giảm nhiều.
Đàn ông tuổi 50 trở lên hay bị đi tiểu nhiều lần trong đêm hoặc luồn nước tiểu ra không mạnh, yếu đi, hoặc khó ra vì tiền liệt tuyến bị lớn lên. Tuyến này nằm dưới bọng đái và bao quanh đường tiểu. Vì thế khi lớn ra, nó sẽ chèn đường tiểu làm nước tiểu khó ra. Triệu chứng này gọi là BPH (Benign Prostatic Hyperplasia) không ung thư và có thể chửa trị bằng nhiều loại thuốc tây. Đây là hai loại thường dùng: Avodart, Flowmax.
Những tin tức gần đây cho biết không nên đi khám tiền liệt tuyến hàng năm (thử máu) vì nó có thể dẩn đến những cách chửa trị quá hăng hái của bác sỹ dẫn đến trường hợp như tôi. Và một điều nửa ung thư tiền liệt tuyến phát triển rất chậm, bạn có thể chết trước khi nó giết bạn.
Một điều rất thích thú BS tôi cho biết là thuốc Avodart còn có một tác dụng phụ nửa là mọc tóc cho đàn ông, vì thế đầu tôi vẫn đầy tóc. Những điều này không ai tiết lộ cho các bạn biết đâu kể cả bác sỹ, ngoại trừ bác sỹ của tôi, và cũng là bạn thân. Rất tiếc ông đã chết trẻ tuổi hơn tôi.
Chúc các bạn mạnh khoẻ luôn.

Tuesday, September 29, 2020

TÂM SỰ CỦA CA SĨ SHAYLA MAI - Mylinh Hughes dịch - Tôi chỉ YÊU đất nước này và những người chăm chỉ sống ở đây.

Mylinh Hughes dịch
Lớn lên, tôi không bao giờ thực sự quan tâm đến chính trị hoặc tham gia, dính dáng sâu vào chính trị. Một khi tôi được hỏi tôi thuộc đảng nào và sau một hồi suy nghĩ, tôi quyết định rằng tôi có thể tự nhận mình là đảng viên Dân chủ hay Tự do. Rốt cuộc, tôi có nhiều bạn bè đồng tính và ủng hộ quyền và hôn nhân đồng tính. Tôi tin vào quyền của phụ nữ và tôi muốn chấm dứt mọi bất công về chủng tộc hoặc xã hội đối với tất cả mọi người. Tôi chắc chắn là phe cánh tả với tư duy phóng khoáng và cởi mở của mình. Vì vậy, lần đầu tiên tôi đi bầu là khi Obama tranh cử Tổng thống. Tôi đã chán ngấy George W. Bush, các cuộc chiến và đường lối của Đảng Cộng hòa. Tôi đã nhảy lên vì sung sướng và rất hạnh phúc khi được vượt ra ngoài lịch sử để bầu chọn tổng thống da đen đầu tiên của Hoa Kỳ. Tôi không nghĩ nhiều về chính trị nữa, chỉ bận rộn với cuộc sống của mình. Năm 2012, Tôi lại bầu tiếp cho ông ấy thậm chí không nghiên cứu xem chính quyền của ông ấy đã làm như thế nào. Vì tôi là phía cánh tả, tôi sẽ chỉ bỏ phiếu màu xanh dương một lần nữa. Sau đó, cuộc bầu cử với Bà Hillary Clinton và Trump diễn ra vào năm 2016. Đây là một lựa chọn dễ dàng, heck yeah, tại sao không có một nữ Tổng thống đầu tiên của Đảng Dân chủ, tôi sẽ ủng hộ điều đó! Sau cùng, chồng cô là cựu Tổng thống nên anh ấy sẽ cho cô lời khuyên tuyệt vời về cách điều hành đất nước.
Không thể có chuyện một cựu ngôi sao chương trình thực tế có thể trở thành Tổng thống. Những gì ông ấy có thể biết.
Khi Trump được công bố là Tổng thống, trái tim tôi như tan vỡ ra từng mảnh. Chúng tôi đã thua. Tôi thật sự rất đau lòng và cảm nhận được mọi cảm xúc buồn bã và thất vọng.
Tôi đã tự nhủ với bản thân mình rằng, đảng Cộng hòa đã lặng lẽ chịu đựng với chúng tôi trong 8 năm khi ông Obama làm Tổng thống nên chắc tôi cũng phải cho ông ấy một cơ hội và đợi đến cuộc bầu cử tiếp theo để bỏ phiếu loại ông ấy.
Vấn đề là ông TT Trump không bao giờ có được cơ hội nào để có sự công bằng. Sự căm thù rất mạnh mẽ, nhanh chóng và lan nhanh từ mọi hướng.
Tôi không thích ông ấy nhưng căm thù ghét bỏ ai đó là một cảm xúc rất mạnh mẽ. Rốt cuộc, ông ấy thậm chí còn chưa giơ tay tuyên thệ và tôi đã nhận thấy các phương tiện truyền thông chỉ trích TT Trump và mọi người nhảy vào vòng xoáy phán xét, chỉ trích và ghét bỏ. Họ cũng không im lặng về điều đó. Truyền thông đã thổi phồng sự việc nhiều khi rất là thiếu tôn trọng Tổng thống. Có lẽ tôi được dạy dỗ từ trường xa xưa với cách dạy và giá trị của trường xưa. Đó có thể là con đường tâm linh của tôi và hành trình hướng tới tình yêu thương và lòng trắc ẩn đối với mọi người. Dù thế nào đi nữa, tôi không thể xác định và liên hệ đến sự tiêu cực và thù hận mà bên Cánh Tả đang thể hiện. Có vẻ như chúng tôi đã thua đau và nổi cơn thịnh nộ như những đứa trẻ 3 tuổi vì chúng tôi không thắng.
Mặc dù tôi không phản đối hay căm ghét TT Donald Trump, tôi chỉ luôn nghĩ rằng tôi sẽ bỏ phiếu cho chiếc vé của đảng Dân chủ cho dù có thể đến vào năm 2020. Sau đó, một điều kỳ lạ xảy ra với tôi.
Tôi đã có một sự thức tỉnh tâm linh vào khoảng mùa hè năm 2019. Nó buộc tôi phải phá bỏ mọi nhãn mác và niềm tin mà tôi từng nghĩ rằng tôi đã xác định cho mình. Tôi nhìn thế giới và xã hội chúng ta đang sống qua những lăng kính khác nhau với một đôi mắt hoàn toàn mới. Tâm trí tôi bằng cách nào đó đã ngủ yên, bị tẩy não và thao túng bởi mọi người xung quanh. Các thành viên trong gia đình, giới truyền thông, bạn bè dường như luôn khiến bạn thay đổi ý tưởng và niềm tin để giống với họ. Chúng ta dường như không lắng nghe, tán dương và chấp nhận sự khác biệt của mình.
Tôi buộc phải thực sự đặt câu hỏi về mọi thứ xung quanh mình. Một câu hỏi tôi đặt ra là... "tại sao tôi lại không thích TT Donald Trump đến vậy?" Vì vậy, tôi phải quay lại đọc một bài báo về ông ấy nhiều năm trước khi ông ấy tranh cử Tổng thống. Nhà văn mô tả TT Trump là người đầy kiêu ngạo, tự mãn, yêu bản thân... và tôi tin ông ấy như thế . Tại sao TT Trump lại nói dối?
Nhưng sau đó tôi nhận ra rằng tôi hoàn toàn không biết TT Trump là ai. Tôi đã dựa tất cả vào một người mà tôi thậm chí không biết. Tôi đã tin tưởng và tin tưởng tất cả những gì mà các phương tiện truyền thông và đài báo đưa tin.
Sau khi tỉnh lại, vì một lý do nào đó, tôi có thể nhìn thấu tất cả những lời nói dối và sự thúc đẩy một số bài tường thuật, tuyên truyền và chương trình nghị sự của các phương tiện truyền thông chính thống. Với đại dịch, nó mở rộng tầm mắt của tôi. Không có gì có ý nghĩa. Cả đời tôi cũng không thể hiểu nổi tại sao Hollywood lại ghét TT Trump đến vậy. Tại sao mọi người nổi tiếng đều chống TT Trump và nói với tất cả người hâm mộ và những người theo dõi họ hãy ủng hộ niềm tin của những ngôi sao Hollywood.
Tôi đã phải đào sâu tìm tòi một số tin tức. Khi tôi bắt đầu nghiên cứu, tôi đã đi sâu xuống lỗ thỏ và mọi thứ bắt đầu có ý nghĩa.
Bạn thấy đấy, tất cả các dấu chấm được kết nối và câu hỏi của tôi đã được trả lời vì nó có ý nghĩa đúng đắn hơn. Chúng tôi đã được đào tạo và đóng khun dán nhãn sẵn vào mọi việc chỉ để tin rằng những lời nói dối đó là sự thật. Một khi bạn tháo bỏ nhãn ra, tôi có thể thấy rằng chỉ vì tôi là phụ nữ không có nghĩa là tôi phải bỏ phiếu cho phụ nữ. Tôi không phải là đảng viên Tự do/ Dân chủ hay Cộng hòa. Tôi chỉ YÊU đất nước này và những người chăm chỉ sống ở đây.
Trong trái tim, tôi là một người yêu nước nếu tôi phải đóng nhãn mác đó. Bạn thấy đấy, tôi sinh ra ở Việt Nam một tháng trước khi Sài Gòn sụp đổ năm 1975 nên tôi thậm chí không có nhà cho đến khi nước Hoa Kỳ cưu mang đưa gia đình tôi đến đây. Chúng tôi là dân tị nạn cho đến năm 1979. Nước Mỹ sẽ mãi mãi giữ một vị trí đặc biệt trong trái tim tôi bởi vì nước Mỹ đã cho chúng tôi một ngôi nhà và vì điều đó mà tôi sẽ mãi mãi trân trọng và biết ơn.
Bây giờ nhìn lại, tôi thấy tôi đã quá thiếu hiểu biết và bị thao túng như thế nào trong quá khứ. Tôi thấy mình đã sai lầm như thế nào khi bỏ phiếu cho một đảng muốn tiêu diệt nước Mỹ nhưng bề ngoài thì có vẻ cứu nước Mỹ. Họ đã đưa Chúa ra khỏi trường học và trong khi chúng tôi không tìm cách bán đất nước thân yêu của mình cho người trả giá cao nhất. Chúng ta đã bị xâm nhập, chúng ta có những nhà lãnh đạo tham nhũng từ Bush, Clinton đến Obama, vì vậy vấn đề không phải là đứng về phía một đảng phái, mà là cứu nước Mỹ. Tất cả các vị Tổng thống tiền nhiệm đều đã nói điều đúng đắn và có sức hút của người mà chúng ta nghĩ phải là người và trông giống như một Tổng thống... nhưng tất cả những người đó đã khiến đất nước chúng ta thêm chia rẽ chứ không phải Thống nhất.
Có lẽ bây giờ đã đến lúc có một Tổng thống như TT Trump sẽ không nói những gì bạn muốn nghe nhưng sẽ cho chúng ta biết sự thật cho dù điều đó có đau đớn đến mức nào.
Tôi bây giờ thấy TT Trump không phải là kẻ thù, ông ấy thực sự yêu đất nước này và đó là con người nhưng cực kỳ bị hiểu lầm do nhận thức dựa trên phương tiện truyền thông và hệ thống niềm tin cá nhân của chúng tôi. Cần một nhân vật mạnh mẽ để phá bỏ hệ thống và đưa bóng tối ra ánh sáng. Không có Tổng thống nào từng giải quyết các vấn đề khó thực sự thực sự quan trọng như buôn người, nhập cư bất hợp pháp, ấu dâm, chủ nghĩa toàn cầu và cứu trẻ em. Thật dễ dàng hơn khi nhìn ra xa và phủ nhận sự thật về việc loài người có thể xấu xa như thế nào và cách chúng ta đối xử với nhau. Chúng ta đang ở trong một cuộc chiến vô hình và kẻ thù đã ở dưới mũi và trong đầu chúng ta trong nhiều thập kỷ, nếu không muốn nói là hàng thế kỷ. Tôi cầu nguyện với Chúa/ Vũ trụ/ phù hộ cho nước Mỹ và Thế giới vì chúng ta cần nó hơn bao giờ hết.
Nguồn tiếng Anh: ca sĩ Shayla Mai
Mylinh Hughes dịch
* * *
Growing up I never really cared about politics or was deeply involved. Once I was asked what party I belong to and after some thought, I decided that I probably identified myself as a Democrat or Liberal. After all I had many gay friends and supported gay rights and marriages. I believe in a women's rights and I wanted to end any racial or social injustice to all. I definitely was left wing with my liberal and open minded thinking. So the first time I ever voted was when Obama ran for President. I was fed up with George W. Bush, the wars and the Republican ways. I jumped for joy and was so happy to be apart of history to vote the first black president into United States. I didn't think much about politics again, just busy living my life. 2012 I re-elected him not even researching how his administration did. Since I'm Left, I'll just vote blue all across again. Then the election with Hillary Clinton and Trump came in 2016. This was easy choice, heck yeah, why not have a first female and Democrat President, I'll support that! After all, her husband was the former President so he would give her great advice on how to run a country.
There was no way a former reality show star could be President. What could he possibly know.
When Trump was announce as President my heart dropped. We lost. I was utterly heartbroken and felt every emotion of sadness and disappointment.
I told myself well, the Republicans quietly put up with us for 8 years when Obama was President so guess I have to give the guy a chance and wait until next election to vote him out.
The thing is he never got a fair chance. The hate was strong, quick and fast from every direction.
I didn't like the guy but hating someone is a strong emotion. After all, he hasn't even raised his hand to be sworn in and I was noticing the media bashing him and people jumping on the bandwagon of judgment, criticism and hate.
They weren't quiet about it either. Media was making it cool to disrespect the President. Maybe I'm old school with old school teaching and values. It could have been my spiritual path and journey towards love and compassion for people. Whatever the case, I couldn't identify and relate to the negativity and hatred that the LEFT was showing.
It looked like we were sore losers and having a tantrum like 3 year olds because we didn't win.
Even though I didn't bash or have hatred for Donald Trump, I just always thought I'll vote for the Democratic ticket whoever it maybe come 2020. Then something strange happen to me.
I had a spiritual awakening around summer of 2019. It force me to break down every labels and beliefs I ever thought I identified myself with. I looked at the world and the society we lived in through different lenses and a new fresh pair of eyes. My mind had somehow been asleep, brainwash and manipulate by everyone around me. Family members, media, friends always seem to make you change your ideas and belief to be the same as theirs. We don't seem to listen, celebrate and accept our differences.
I was force to really question everything around me. One question I had was..."why do I dislike Donald Trump so much?" So I had to go back to an article about him years before he ran for President. The writer described him as arrogant, narcissist, full of himself...and I believed him. Why would he lie?
But then I realize I didn't know who Trump was at all. I was basing it all on a person I didn't even know. I was trusting and believing everything the media and news station fed me.
After my awakening, for some reason I was able to see through all the lies and the push for certain narratives, propagandas and agenda by mainstream media. With the pandemic it open my eyes wider. Nothing made sense. I also couldn't understand for the life of me why Hollywood hated Trump so much. Why was every celebrity anti-Trump and telling all their fans and followers to support their belief.
I had to do some digging. Once I started researching, I was so far down the rabbit hole that everything started to make sense.
You see, all the dots connected and my questions were answered because it made sense.
We have been trained and condition to label and believe lies as truth. Once you drop the labels, I can see that just because I'm a women's doesn't mean I have to vote for a women. I'm not a Liberal /Democrat or Republican. I just LOVE this country and the hardworking People that live here.
At heart, I am a Patriot if I must label. You see, I was born in Vietnam one month before the fall of Saigon in 1975 so I didn't even have a home until United States took my family in. We were refugees until 1979. America will forever hold a special place in my heart because it gave us a home and for that I will forever be appreciative and grateful for.
Looking back now, I see now how ignorant and manipulated I was about the past. I see how wrong I was for voting for a party that wanted to destroy America with the facade of saving it. They took God out of schools and while we weren't looking sold our beloved country to the highest bidder. We have been infiltrated, we do have corrupt leaders from Bush, Clinton to Obama, so it's not about siding with a party, It's about saving America. All the previous President have all said the right thing and had the charisma of who we think should be and look like a President...but all those people have made our country more divided not United.
Maybe now it's time to have a President that's not going to say what you want to hear but is going to tell us the truth no matter how much it hurts.
I see now Trump is not the enemy, he truly loves this country and it's people but is extremely misunderstood due to perception based by the media and our personal belief system. It takes a strong character to dismantle the system and bring the darkness into the light. No President has ever tackled the real tough issues that really mattered like human trafficking, illegal immigrants, pedophilia, globalism, and saving the children. It's easier to look away and deny the truth at how evil humanity can be and how we treat each other. We are in an invisible war and the enemy has been under our nose and in our heads for decades if not centuries. I pray God/Universe/Source (again Labels) does bless America and the World because we need it now more than ever.
Shayla Mai

Sunday, September 20, 2020

Cáo Phó Ông Bùi Nhật Tiến Pháp Danh Minh Thành

TỜ KHAI SANH OAN NGHIỆT...( Ở hiền gặp lành )

Tác giả là một nhà báo, người phụ trách một cột mục trên tạp chí Ca Dao tại Dallas, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Sau đây là hồi kết bài viết mới của ông, với lời ghi:
“ Gởi chút niềm riêng...”
1.
…Cha tôi đánh mẹ tôi như cơm bữa, lần cuối cùng, năm tôi 6 tuổi. Hôm đó, cha về nhà với người đàn bà son phấn chứ không xoàng xĩnh như mẹ tôi. Sáu tuổi đầu nhưng tôi đã linh cảm được đại sự xảy ra! Thay vì chạy trốn đòn như mọi lần cha về thì tôi chạy xuống bếp với mẹ để nhớ đời về trận đòn kinh khủng mà mẹ tôi phải gánh chịu. Cha đuổi mẹ ra khỏi nhà bằng những câu chửi tục tằn, những hành vi ghê sợ. Người đàn bà kia đứng khoanh tay nhìn cha tôi đá cái lò củi đang cháy mà trên đó là nồi cơm chiều đang sôi. Có lẽ do nước cơm đang sôi làm phỏng chân vì cha đi dép chứ không phải giày nên ông nóng giận hơn bình thường và đã trút cơn thịnh nộ lên mẹ tôi một trận đòn kinh khủng. Ông đá mẹ tôi liên miên đến không đứng dậy nổi, cuối cùng là nắm tóc và giập đầu mẹ vô vách đến khi dòng máu đỏ chảy dài xuống mặt thì người đàn bà kia can ra, không cho đánh nữa. Bà ta mở bóp đầm, lấy ra cái khăn tay để hỉ mũi… chứ không phải lau máu cho mẹ tôi.
Mẹ nắm tay tôi, lom khom vì đau đến không đứng thẳng người lên được, trở lên nhà trên, mẹ xốc thằng em tôi đang ngủ dúi ở góc nhà. Mẹ vác nó lên vai, cố tha lưng nó cho đừng khóc nữa. Chúng tôi ra khỏi nhà trong bóng chiều chạng vạng. Người đàn bà kia đứng lặng nhìn theo… tương lai của bà. Con chó phân bua vài tiếng sủa, rồi quyết định chạy theo những kẻ khốn cùng.
Chúng tôi đi bộ thật gần để sang nhà bà nội. Mẹ tôi gởi chị em tôi cho bà nội để đến nhà ông y tá trong xóm băng bó vết thương vì máu chảy đầm đìa. Nội xua đuổi chúng tôi làm om xòm cả xóm. Chú Tư tôi ngoài quán nhậu, nghe chuyện trở về nhà. Ông ra lệnh cho bà nội giữ đứa con trai, (năm đó, em tôi 4 tuổi) và ra lệnh cho mẹ dẫn tôi đi đâu thì đi, đừng về nhà nữa, đừng đến đây nữa. Mẹ tôi miễn cưỡng gởi lại thằng em tôi cho bà nội, nhưng nó khóc la, không chịu rời mẹ tôi. Chú Tư táng nó một bạt tai đến sặc máu mũi, chửi tới ba đời nhà nó. Mẹ tôi không cho đánh nó nữa bằng cách ôm nó vào lòng mẹ. Chú Tư trút giận lên mẹ tôi còn tàn nhẫn hơn cha tôi. Chú đánh mẹ tôi như đánh chó. Đá lăn lông lốc trên sân… Tôi không còn khóc la nổi nữa, chỉ đứng há hốc miệng ra nhìn. Thằng em tôi thôi khóc, máu mũi nó chảy xuống đỏ cả ngực áo nó lẫn áo tôi, nó vùng ra khỏi tay tôi đang ôm nó trong lo sợ, nó dõng dạc chỉ mặt chú Tư! "Đụ má mày chú Tư." Ông, cho nó một đá văng ra ngõ, nó giẫy đàng đạch như con cá lóc bị đập đầu. Mẹ tôi bò ra ngõ, lôi thằng em tôi và gọi tôi. Chạy. Con chó chạy theo…
Đêm đó, chúng tôi ngủ sạp ngoài chợ Chồm hổm là ngôi chợ tự phát, mọc lên sau "giải phóng". Bờ sông bãi rác trước đây nhưng có lợi thế trên bờ dưới bến, thuận tiện cho việc mua bán của ghe thương hồ. Đêm xuống, mấy chiếc ghe thương hồ leo lét đèn bão và tiếng hát lời ca vang lên cùng tiếng đàn vọng cổ. Tôi quá lạnh, sợ và đói nên không ngủ được, rúc vô mẹ tôi thì thằng em không nhường hơi ấm, nó xô tôi ra. Tôi ôm con chó, khóc thút thít… rồi lịm đi.
Khuya, mấy người Phường đội, du kích, công an… đi bắt vượt biên làm náo động mấy chiếc ghe thương hồ đã yên giấc. Họ bắt chúng tôi chung với những người lạ, những người vượt biên lớ ngớ không biết chạy di đâu. Tất cả những người bị bắt, được giải về Công an Phường. Sáng hôm sau, công an nhận mặt ba mẹ con tôi là người địa phương nên thả ra chứ không đưa đi trại giam.
Mẹ dẫn chị em tôi xuống cuối chợ, mua cho mỗi đứa một trái bắp luộc và dặn ngồi ngoan ở đó để mẹ đi xin việc làm. Con chó cũng kêu đói ăng ẳng đòi phần, mẹ nhường cho nó củ khoai lang luộc là phần của mẹ. Bây giờ, tôi mới thấy trên đầu mẹ tôi được buộc lại như đeo tang, máu khô còn đầy ở mang tai và gương mặt tím bầm nhiều chỗ. Chúng tôi ăn xong, ngồi ngoan một chỗ để mẹ đi gánh nước và rửa tô cho hàng hủ tiếu. Con chó lẽo đẽo theo mẹ đi gánh nước…
Từ đó, chúng sống ngoài chợ. Tối ngủ coi đồ cho hàng hủ tiếu khỏi dọn bàn ghế về nhà như trước đây. Gia đình tôi cũng quen được ông bà Mười làm nghề thương hồ. Ong bà lên hàng là cả ghe cá mắm tới rau trái, dừa khô, khoai lang, bí đỏ… Họ mua bán trao đổi không hết hàng thì để lại cho mẹ tôi bán chợ chiều vì công việc phụ hàng hủ tiếu chỉ bán chợ sáng. Những ngày tháng ấy, tôi thấy mẹ tôi cười khi chợ vắng tanh về tối và thằng em tôi chơi với con chó nhiều hơn chơi với chị.
Chuyện ba mẹ con tôi sống ngoài chợ được đồn đến tai cha tôi và chú Tư cũng đồng nghĩa với hết yên ổn từ hôm bà nội đi chợ. Bà ngồi ăn bún thịt nướng chả giò thơm lừng. Tôi không giữ nổi thằng em như lời mẹ tôi dặn dò, nó vùng khỏi tay tôi để chạy đến bà nội xin ăn vì thịt nướng thơm lắm! Bà nội hất nguyên tô bún vô mặt nó. Bảo lượm lấy mà ăn! Chửi ba đời chín kiếp nhà nó. Nó không lượm thịt nướng chả giò dưới đất mà chỉ thẳng vào mặt bà nội! "Đụ má mày bà nội". Người dưng cười hả hê bao nhiêu thì mẹ tôi bị chú Tư ra chợ đánh cho một trận còn thê thảm hơn thế. Chiều tối hôm sau, tới phiên cha tôi ghé chợ, đánh cho mẹ tôi một trận nữa, đánh tới gẫy xương sườn. Từ đó về sau, thằng em tôi chỉ nói một câu: "Đụ má". Ai hỏi nó ăn hôn? Chơi hôn? Ngủ hôn? Đi đái hôn?... nó chỉ trả lời…! Người kẻ chợ gọi nó là "thằng Đụ má".
Chị em tôi sống nhờ cơm ông Mười nấu dưới ghe, bà Mười đưa mẹ tôi đi nhà thương chưa về. Dì Hường (cháu gọi bà hủ tiếu bằng dì, là người làm công việc gánh nước, rửa tô với mẹ tôi). Dì mua cho chúng tôi hai bộ đồ mới… là tất cả những gì tôi còn nhớ được tới hôm nay.
Ông ngoại (ông Mười) bỏ chị em tôi xuống ghe, con chó đã bị người ta bắt trộm làm thịt trong hôm mẹ tôi đi nhà thương. Chúng tôi khóc con chó quá mức nên quên khóc cho mẹ dở sống dở chết nơi đâu chúng tôi cũng không biết! Ong ngoại đưa chị em tôi về nhà ngoại ở dưới quê. Bà ngoại ở bệnh viện chờ bác sĩ "hàn xương sườn" cho mẹ tôi. Ông ngoại nói với chị em tôi như thế. Chúng tôi được ở nhà ngoại với dì Hai, (dì bị té sông hồi nhỏ nên tâm thần lãng đãng). Nhưng dì biết nấu cơm cho chúng tôi ăn, dì biết ca vọng cổ, hay lắm! Không nhớ bao lâu thì mẹ tôi cũng được ông bà ngoại đưa về quê. Từ đó, mẹ tôi làm người đi trao đổi hàng hóa từ thành phố về, thu mua đặc sản trong xóm, sắp sẵn cho ông bà ngoại về tới là lên hàng và xuống hàng, đi liền. Ông bà ngoại không phải ở lại xóm một hai hôm để mua bán, trao đổi hàng hóa với xóm làng vì đã có mẹ tôi lo.
Thương vụ của ông bà ngoại phát đạt nhờ có mẹ tiếp sức. Ông bà ngoại tôi tin là mẹ tôi đã đem may mắn đến gia đình có bốn người con gái nên làm ăn ạch đụi hoài! Từ hồi có mẹ tôi thì gia đình ông bà ngoại đã đủ Ngũ Long Công Chúa nên ai cũng ăn nên làm ra. Trừ dì Hai bị tâm thần nên không lập gia đình, còn lại các dì kế đều tự nhiên làm ăn được nên khá lên. Cả nhà ngoại thương mến mẹ con tôi đến độ ông bà ngoại gả chồng cho mẹ tôi với người đàn ông trong xóm, cũng làm nghề thương hồ và vợ chết khi sanh đứa con thứ hai cho ông. Mẹ tôi chưa đồng ý chuyện cưới hỏi thì chú Tư đã xuống tới nơi, tố cáo với công an địa phương là ông bà ngoại tổ chức vượt biên nên mẹ con tôi bị bắt lần nữa. Ông bà ngoại xạt nghiệp lần đó, phương tiện làm ăn chỉ là cái ghe thương hồ mà bị cấm hoạt động vì tội đưa người; chứa người vượt biên thì còn gì để sống! Ngoại bán ghe để chạy chọt cho họ thả chúng tôi ra.
Dì dượng ba của tôi đã âm thầm chuẩn bị cho chúng tôi ra khỏi trại giam với lệnh phải trở về Sài gòn trong ngày. Nhưng dì dượng đón chúng tôi khi xe đò rời Vĩnh Long không xa và đưa chúng tôi đi trốn trong gò mả - ngoài đồng hoang cả tuần tới hôm đi vượt biên.
2.
Chúng tôi đến đảo như mọi người vượt biên khác và khác người là ba mẹ con thui thủi, không biết có được đi định cư ở nước thứ ba vì hoàn toàn không có thân nhân ở ngoại quốc. Cơ may bất ngờ là có một gia đình vượt biên như chúng tôi, họ có thơ của thân nhân ở Pháp gởi tới trại. Trong thơ có mấy câu tiếng Pháp do đứa cháu nội của ông già vượt biên viết hỏi thăm ông nội, nhưng ông không biết đọc tiếng Pháp. Mẹ tôi dịch được sang tiếng Việt cho ông hiểu. Nhờ đó, mẹ tôi quen chú Thành. Chú giỏi tiếng Anh và làm việc cho ban lãnh đạo trại để giúp đỡ đồng bào tỵ nạn, chứ chú đi Mỹ lúc nào cũng được vì gia đình chú đã sang Mỹ từ lâu.
Ngày tháng, những gia đình vượt biên cùng chuyến đã đi định cư, chỉ còn gia đình tôi ở miết vì không người bảo lãnh đi nước thứ ba; cũng không phái đoàn nào nhận chúng tôi đi bất cứ đâu để khỏi bị cưỡng bức hồi hương. Chú Thành quyết định làm đám cưới với mẹ tôi ngay bên trại tỵ nạn. Đám cưới được Ban lãnh đạo trại tổ chức cho và có mấy phái đoàn ngoại quốc dự đám cưới nữa nên gia đình tôi đi Mỹ với chú Thành, khá dễ dàng.
Tôi không tưởng tượng được sự giàu sang của gia đình chú Thành, khi tôi tới Mỹ. Nhưng tôi không được sống trong căn nhà lộng lẫy, gọi bà cụ hiền khô là bà nội. Chúng tôi sống riêng ở một căn aparterment. Cuối tuần, chú Thành ghé thăm.
Mẹ tôi, một lần nữa lăn xả vào cuộc sống mới vì hai đứa con nhỏ. Ai cũng khen mẹ tôi giỏi giang vì tới Mỹ mấy ngày thôi đã lội tuyết đi làm cho tiệm fast-food Mỹ. Đêm, ngồi may tới khuya lơ để kiếm tiền. Từ khi mua được chiếc xe hơi cũ, cuối tuần nào mẹ cũng chở chúng tôi đến thăm bà… với quà bánh cho bà rất hậu.
Cuộc sống chúng tôi ổn định dần thì bà bị trợt té gẫy chân, phải nằm bệnh viện lâu vì giập lá lách nữa. Mẹ chú Thành có bốn người con trai thì ba người con dâu trước đây không công nhận mẹ tôi là em dâu út, nhưng bây giờ cần người vô bệnh viện với mẹ chồng thì gọi vợ Ut Thành! (Tôi đã bắt đầu biết suy nghĩ về gia cảnh của mình và hoàn cảnh của mẹ vì tôi đến Mỹ năm 10 tuổi, bây giờ đã sắp 13).
Mẹ tôi nói với chú Thành là mẹ xin nghỉ vacation, sau đó nghỉ không ăn lương để có thể chăm sóc cho bà. Nhưng mẹ nói với tôi: "Chú Thành đã cứu chúng ta, bây giờ mẹ phải giúp chú ấy. Mẹ bị buộc thôi việc vì nghỉ nhiều quá, nên không có tiền lương nữa. Cũng không có thời giờ may để kiếm tiền trả tiền thuê aparterment…" Mẹ dạy tôi may và tôi đã ngủ gục trên bàn may nhiều lần để có tiền trả aparterment, năm tôi 13 tuổi.
Khi bà được xuất viện về nhà, mẹ tôi vẫn chăm sóc bà thêm mấy tháng. Khi bà tự nói: Bà đã có thể tự túc một mình, mẹ tôi nên đi làm lại để nuôi con. Bà cho mẹ tôi một số tiền lớn lắm, có thể mua được căn nhà để ở. Nhưng mẹ tôi không lấy và trình ra giấy ly dị với chú Thành mà mẹ đã ký sẵn để trả lại tự do cho chú Thành như thoả thuận của mẹ với chú Thành từ hồi làm đám cưới bất đắc dĩ bên đảo.
Tôi với thằng em, phản đối vì chúng tôi đã thân quen với chú Thành như con với cha, dù chú không ăn ở với mẹ tôi. Tôi nhớ lần cuối đến thăm bà vào ngày cuối tuần vì mẹ tôi quyết định dời đi tiểu bang khác sinh sống. Mẹ không giải thích lý do nhưng tôi lờ mờ hiểu là mẹ muốn xa bà và chú Thành.
Hôm đó thật buồn, bà ngồi trên ghế bành và khóc. Cuối cùng, bà tuốt cái nhẫn trên tay bà mà bà nói là quà cưới của bà. Bà trịnh trọng trao cho mẹ tôi: "Bác không có con gái để trao lại cái nhẫn này nên bác cho cháu. Về chuyện của cháu với thằng Thành, nó là người tín nghĩa trong việc giúp cháu qua được Mỹ, hai đứa phải mang danh nghĩa vợ chồng trên giấy tờ mà nó thì sống độc thân mấy năm nay. Nó chờ cháu đó! Cháu cứ nhận cái nhẫn gia bảo này như cháu là người xứng đáng được bác trao lại kỷ vật của gia đình. Nếu cháu nhận thêm ý nghĩa thứ hai - là cái nhẫn đính hôn cho con trai của bác thì bác cảm ơn cháu thật nhiều."
Mẹ tôi khóc, chị em tôi cũng khóc, mẹ đưa tay cho bà đeo nhẫn vào.
Chúng tôi trở về aparterment của chúng tôi. Tôi bắt đầu suy nghĩ về tình cảm của người lớn! Tôi ước gì chú Thành đến tặng hoa cho mẹ tôi vì nhẫn đính hôn thì bà đã trao rồi. Tôi hỏi thằng em: "Mày có muốn chú Thành làm ba của mình hôn?" Nó trả lời tôi bằng cái ôm chị hai thật lâu. (Nó là người khô khan tình cảm tới lạnh lùng, nó không thích nói và chỉ thích đánh lộn.) Không ngờ, mẹ tôi khóc sau lưng chúng tôi - hôm đó là thứ bảy. Sáng hôm sau, chú Thành ghé aparterment chở chúng tôi đi chơi như chú hứa. Hai chị em tôi xin qua cây xăng - sát bên aparterment mua kẹo để mang theo ăn. Mẹ tôi đang chuẩn bị đi làm, mẹ tôi đi làm liên tu bất tận…
Lần đầu tiên, chúng tôi nói dối mẹ với chú Thành vì chúng tôi băng qua chợ Mỹ, mua một bó hoa hồng rẻ nhất (loại người ta đã bỏ ra ngoài tủ lạnh chưng hoa với bảng giá 50% off, vì tiền chúng tôi có tới đó thôi!) Chúng tôi mang về, dúi vô tay chú Thành và hai đứa đứng yên. Chú nhìn chúng tôi thật lâu sau lớp kính cận rất dày của chú… chỉ có nước mắt chảy ra. Cuối cùng, chú cũng tiến đến mẹ tôi để trao bó hoa, chú trao luôn ra cái hộp bé xíu mà xinh xắn đến tuyệt vời…
Ba mẹ tôi đã ôm nhau thật lâu - trước mặt chị em tôi - để vài năm sau - tôi có thêm đứa em cùng mẹ khác cha. Lần đầu tiên từ khi đến Mỹ, mẹ tôi bỏ việc không làm để đi chơi. Ngày chủ nhật đầu tiên trong đời chị em tôi được đi chơi với cha mẹ. Chiều về, ăn nhà hàng sang trọng để hai chị em tranh nhau cái toilet mà ói vì đứa nào cũng không quen với cao lương mỹ vị.
3.
Hai năm trước, tôi ghé thăm ba mẹ nhằm hôm ba đi câu với thằng em khác cha của tôi. Mẹ đưa tôi lá thơ viết tay có dấu Bưu điện Sài gòn chứ không phải Vĩnh Long. Tôi bình tĩnh theo phản xạ của người trưởng thành dị biệt. Tôi ngồi nghĩ về ngôi chợ Chồm hổm ở bờ sông Dương Bá Trạc…
…Nhớ ba lần về Việt Nam, gia đình tôi đều thuê xe về thẳng Vĩnh Long. Lần đầu về thăm ông bà ngoại và các dì; lần sau về xây mộ cho ông ngoại; lần cuối về xây mộ bà ngoại. Mẹ tôi về một mình trong lần thứ tư để chôn cất dì Hai đã mãn phần vì chứng tâm thần từ nhỏ của dì nên dì kém thọ. Không biết lần về một mình, mẹ tôi có ghé thăm bên nội?! Tôi không nghĩ mẹ tôi còn ghé bờ sông Dương Bá Trạc làm gì! Nhưng bằng cách nào mà bên nội biết được địa chỉ của mẹ? Tôi không hỏi, cũng không đọc thơ dù phong bì đã xé. Tôi ngồi lặng thinh, ký ức trở về năm lên 6 tuổi của mình với lòng oán hận tới ứa nước mắt. Mẹ tôi nói: "Vì lá thơ có liên quan tới con nên mẹ phải đưa cho con." Tôi ngước lên nhìn mái tóc bạc sớm của mẹ, đôi vai gầy và đôi mắt sâu… làm tôi không nói được lời oán trách nào hết! Mẹ ngồi xuống bên tôi như đêm đầu ngủ chợ, vết thương trên mang tai mẹ chỉ còn vết sẹo lu mờ, máu khô nâu đã sạch nhờ ơn chú Thành chùi rửa! Không biết mẹ có biết vết thương trong lòng tôi với em tôi không bao giờ khép miệng!
Một tuần trôi qua, tôi mất ngủ hoàn toàn vì tò mò muốn đọc lá thơ nhưng lại tự lòng không cho mình đọc. Tôi không muốn xát muối lên vết sẹo còn mưng mủ trong lòng em tôi. Tôi không muốn làm tổn thương chú Thành khi ơn chú chưa trả mảy may! Vì ở vai trò người cha kế, chú xử tệ với chị em tôi thì đã sao? Ngược lại, chú thương tôi bằng vất vả, hy sinh, chia sẻ… cho đứa con gái nhiều mặc cảm về gia đình và xuất xứ bản thân. Chú khổ sở với tánh tình hung bạo, hận thù tất cả, không tin ai ở đời… của thằng em bất trị của tôi. Không ít lần nó làm cho chú suýt vô tù, mất việc, tiền bạc tiêu tan trong những lần phải bồi thường cho những người mà nó gây hại cho người ta. (Nó đánh người vô cớ khi chợt nhớ về thù hận đâu đâu trong tuổi thơ của nó.) Nó quên tiếng Việt đến 99%! Phần trăm còn lại là câu "Đụ má". Mỗi lần nhìn mẹ tôi cắn răng chịu đựng những cơn đau nội tạng bị tổn thương khi trở trời. Nó chửi thề tiếng Việt ỏm tỏi, mắt long lên giận dữ như con chó điên! Những lúc ấy, tôi an ủi, vỗ về nó để nó đừng ra đường đánh đại - bất cứ ai mà nó thấy mặt. Chú Thành lặng lẽ săn sóc mẹ tôi hết khăn nóng tới khăn lạnh. Chú nói chơi mà tôi khóc thiệt, "Lau mòn da cũng không hết cái đau bên trong! Tụi con ngoan ngoãn nghe lời, cố gắng vươn lên… mới là cái khăn lông lau được nhức nhối trong lòng của mẹ con. Hai đứa ráng lên…"
Tôi đến nhà em tôi sau cú điện thoại nó gọi, tôi đoán được việc nó đã thu xếp trước với anh rể vì chồng tôi ít khi để tôi đi đâu môt mình trong ngày nghỉ cuối tuần. Tôi đến một mình và người vợ mới cưới của nó cũng vắng nhà vô cớ để chỉ có hai chị em tôi gặp nhau. Tôi ngồi chưa nóng ghế thì ba tôi đến - chú Thành ở trại tỵ nạn năm xưa - nay đã già, qua hai tròng kính cận thật dày, đôi mắt nhân từ độ lượng của ông vẫn như xưa - người đàn ông khuôn mẫu trong quyết định của tôi khi lập gia đình vì chồng tôi giống chú đến 90%, mười phần trăm còn lại là khoảng cách tuổi tác của hai người.
Ba chúng tôi không vào chuyện được khi chai rượu vang đã gần cạn. Chú Thành hỏi tôi: "Con đã đọc lá thơ của ba con chưa?" Tôi trả lời: "Dạ chưa"! Chú nói: "Không cần đọc nữa! Vì mẹ con đã đưa chú đọc. Chính chú nói: Cứ đưa cho con để con quyết định. Nội dung bức thơ do cha con viết, chỉ một yêu cầu: Con bảo lãnh ông ấy sang Mỹ vì thằng Thắng (em tôi) không có giấy khai sanh. Con thì có. Cha con cũng không có giấy kết hôn với mẹ con, nên chỉ mình con có tư cách bảo lãnh ông ấy sang Mỹ. Mẹ các con nhờ chú suy nghĩ giúp vì bà không lường được hậu quả chuyện này. Với lòng tin mà mẹ các con đã gởi gắm nơi chú! Chú tin mình có thể vượt qua những khó khăn của gia đình chú. Nhưng, hai con đã trưởng thành nhiều, chú muốn chính chúng con giải quyết việc riêng của gia đình riêng của các con…"
Thằng em tôi nổi giận, mắt nó long lên! Chửi thề văng tục… nó thề giết cha tôi, giết hết bên nội… rồi tới đâu thì tới nếu tôi bảo lãnh ông ấy sang đây.
Tôi biết không bàn tính được gì với em tôi, tôi với chú Thành và chồng tôi lại ngồi xuống với nhau. Hai người đàn ông đã gầy dựng lại cuộc đời tôi từ đổ nát… cũng không ai cho tôi được quyết định cuối cùng vì mỗi mình tôi có liên hệ pháp luật với quá khứ! Tôi có tờ khai sanh oan nghiệt.
4.
Tôi đi gặp mẹ để đi đến quyết định cuối cùng cho chuyện có bảo lãnh cha tôi hay không? Mẹ tôi biết trước cuộc gặp này nên có lẽ mẹ đã chuẩn bị chu đáo cho một lần nói hết với con. Tôi như người bạn của mẹ tôi nơi một góc nhà hàng xa lạ, hai người phụ nữ Việt Nam lạc lõng trong cái nhà hàng Mỹ như đôi bạn dạt trôi đến nơi này từ địa ngục trần gian. Mẹ tôi ăn mặc đẹp, nét đẹp trời cho… rồi tiếc! Nên ông ấy ganh tỵ với mẹ tôi hoài. Lâu lắm rồi, tôi mới nhìn kỹ mẹ mình bằng con mắt khách quan để hiểu thêm vì sao mẹ khổ! Người đàn bà nào không ham nhan sắc! Và đó là nguồn gốc của bất hạnh bản thân cùng những liên lụy đến đời sau… những nghĩ suy miên man trong đầu tôi không trốn chạy được ánh mắt mệt mỏi của mẹ mình. Mẹ tôi dở lại từng trang đời cho đứa con nghe như nước đã qua cầu! Cầu bao nhiêu nhịp lòng sầu bấy nhiêu…
Mẹ tôi nói: "…mẹ không trả lời những câu hỏi của con, khi con còn quá nhỏ. Đến khi nói được với con thì tự con thấy không nên hỏi mẹ nữa! Cảm ơn con đã xử sự với mẹ bằng sự chia sẻ thầm lặng đó! Nhưng hôm nay, mẹ nói hết một lần với con về xuất xứ của con và cả xuất xứ của mẹ nữa, khi định mệnh đã không buông tha mình…
Biến cố 1975 đã liệng mẹ ra khỏi Viện mồ côi với tuổi đời 16, thân xác trưởng thành hơn đồng lứa, có lẽ hai người sinh ra mẹ cũng khá đẹp đôi. Mẹ không biết đi về đâu, làm gì để sống?... Khi trong tay chỉ có vốn tiếng Pháp ở trình độ biết đọc, biết viết mà các dì Phước đã dạy cho mẹ; một chút tài may vá, thêu thùa học được trong Viện mồ côi. Mẹ với người bạn thân trong Viện đã đói khát nhiều ngày mới xin được việc ở đợ cho một gia đình mà trước mặt tiền đường là tiệm may. Người bạn của mẹ phải ở nhà dưới lo cơm nước, giặt giũ. Mẹ biết cắt may nên được bà chủ may mặc cho dễ coi để đứng tiệm ở nhà trên, dù thời ấy cũng chẳng ai may mặc gì nhiều. Tưởng cuộc đời có ăn có mặc được yên thân, ai dè ông bà chủ bảo coi nhà cho gia đình họ đi chơi Đà lạt dăm hôm. Họ không trở về nữa. Họ đã vượt biên. Công an đến niêm phong nhà cửa, tịch thu tài sản. Mẹ với người bạn bị bắt đưa về Phường để điều tra! Thuở ấy, hai đứa trẻ mồ côi đâu biết được cạm bẫy ngoài đời. Đó chỉ là cái cớ cho họ đưa hai đứa con gái mồ côi ngờ nghệch về hành lạc, chứ ai đi bắt đám con ở làm gì! Cả hai đứa bị hãm hiếp tập thể trên tầng ba của ngôi nhà lầu, bất kể ngày đêm… Hai (chị em) mẹ quyết định tự tử. Cô chị nhảy lầu trong hoàn cảnh không mảnh vải che thân. Mẹ nhảy theo không thoát vì bị níu lại. Người chị chết thảm trên lề đường đêm khuya, chắc cũng không được chôn cất gì đâu. Sáng hôm sau, họ giải mẹ lên công an quận để xoá dấu cái chết đêm qua của bạn mẹ. Từ quận giải đi tiếp đến đâu thì mẹ không biết! Chỉ biết trên xe có chú Tư của con. Dọc đường, đồng bọn của chú Tư giải cứu, cướp tù. Họ bắn nhau với công an. Trong hỗn loạn tiếng súng, chú Tư nói mẹ chạy theo chú chứ ở lại thì họ xử bắn mẹ. Mẹ chạy theo chú Tư… để ân hận suốt đời.
Chú đưa mẹ về nhà bà nội con, rồi đi biến đến mấy tháng. Mẹ không có khái niệm về một gia đình vì nhỏ lớn ở trong Viện mồ côi. Mẹ chỉ biết so sánh gia đình bà nội với gia đình tiệm may và thấy khác xa, thế thôi. (Con cứ nhớ lại năm con 16 tuổi và sự khờ khạo của mình thì mẹ khờ gấp đôi con vì mẹ ở trong Viện mồ côi nhỏ lớn. Không biết gì về đời sống bên ngoài). Có bà hàng xóm với bà nội, xúi mẹ trốn đi vì bà nội là người hành nghề chứa chấp mãi dâm, đó. Nhưng mẹ biết trốn đi đâu, khi miếng băng vệ sinh, mẹ cũng phải xin bà nội vì mẹ đâu có đồng nào trong túi để tự mua.
Mẹ ở nhà nội như con ở, trong tủi nhục cũng có cái mừng là mình không bị có thai với đám công an. Mẹ bắt đầu hiểu biết về chuyện đó từ bà hàng xóm của bà nội. Mấy dì Phước chỉ dạy mẹ phải giữ gìn vệ sinh thật kỹ, hàng tháng thôi. Các dì không dạy chuyện hơn. Nhưng ông nội con đã hãm hiếp mẹ đến có thai. Lần ông đang hãm hiếp mẹ thì chú Tư đột ngột về nhà, vô phòng. Chú, rút dao găm và đâm chết ông nội ngay trên người mẹ. Chú kéo xác ông xuống gầm giường vì đang trưa. Đến đêm, chú Tư với bác Hai của con đưa xác đi đâu thì mẹ không biết. Mẹ lên cơn sốt vì khủng hoảng tinh thần triền miên mấy ngày. Bà nội cho uống thuốc bắc, đối xử tử tế ra mà mẹ không biết? Khi biết thì đã thành kẻ giết người vì thuốc đó là thuốc trục thai. Mẹ nhớ suốt đời chỗ bờ sông mà bà nội đã ném cái thai xuống dòng nước… trôi đi.
Sau đó, mẹ lại có thai vì chú Tư hãm hiếp. Tiếp theo, chú Tư đi tù bất ngờ vì chú là người đâm thuê chém mướn. Tới bác Hai ra tù, (anh em họ vào tù ra khám như đi chợ). Bác Hai về nhà cũng bất thường như chú Tư, bác Hai cũng hãm hiếp mẹ như chú Tư. Mẹ biết mình đã có thai với chú Tư nhưng không nói ra vì sợ bà nội cho uống thuốc nữa. Mẹ không muốn giết người. Con hiểu! Khi bụng mẹ lớn rồi, mà vẫn chưa có tiền và có cách để trốn đi thì bà nội bắt uống thuốc phá thai như lần trước. Mẹ đã biết gian ngoa, nói dối từ cuộc sống dạy mình. Mẹ cầu cạnh bác Hai che chở và nói dối với bác: Cái thai trong bụng mẹ là con của bác Hai. Con ra đời như thế đó!"
(Tôi điếng người khi hình dung ra gương mặt chú Tư… lờ mờ trong trí nhớ! Gương mặt mà những khi thằng Thắng ngủ khò trên sofa… tôi nhìn mặt nó rồi nổi da gà vì vừa thương vừa giận mà tôi không bao giờ hiểu được vì sao? Tôi giải thích cho mình không thoả đáng khi nghĩ thương vì là chị em; giận vì nó gieo tai họa cho gia đình nghiêm trọng. Nó không biết thương chú Thành chút nào hết! Tôi giận nó để rồi thương trong vòng lẩn quẩn. Sao nó lại giống người đàn ông mà tôi ghê sợ nhất là chú Tư! Cha tôi là chú Tư. Còn gì cay đắng hơn trong đời tôi?!)
Qua cơn xúc động nhất thời, tôi không muốn nghe thêm về gia đình bên nội tôi nữa! Nhưng tôi nghe vì thương mẹ tôi. Tôi hiểu lòng người đàn bà được nói ra những khổ tâm sẽ dễ chịu lắm! Nên mẹ tôi nói tiếp: "Bác Hai thích mẹ thì đúng hơn thương. Những người nhà nội mà biết thương ai! Mẹ cũng không hiểu vì sao họ thích khi trong tay họ biết bao nhiêu cô gái trẻ. Bác Hai làm khai sanh cho con để phòng khi chú Tư ra tù thì không tranh chấp nữa vì mẹ đã như là vợ bác Hai. Bác đưa mẹ qua sống ở căn nhà mà mình đã từ đó ra đi…
Khi chú Tư ra tù (vượt ngục hay được thả thì mẹ không biết). Chú Tư lầm lì tới đáng sợ! Lui tới nhà mình khi bác Hai vắng nhà và hãm hiếp mẹ. Sự chống đối của mẹ hoàn toàn không có vì chỉ thiệt thân với những trận đòn không tả nổi. Mẹ thật sự không biết thằng Thắng là con bác Hai hay con chú Tư. Chỉ sau này, căn cứ vô tính tình của nó thì mẹ đoán nó là con chú Tư. Phần bác Hai con, là người nghiện rượu, xì-ke ma túy. Nên mẹ càng tin là thằng Thắng con chú Tư. Mẹ đối phó với hoàn cảnh mình là gian ngoa, nói dối… với chú Tư để bảo vệ cái thai thằng Thắng vì mẹ không muốn giết người - dù mới là phôi thai. Trong hoàn cảnh của mẹ lúc ấy, không có chọn lựa!
Chú Tư đánh bác Hai suýt chết vì bác Hai cướp mẹ trên tay chú Tư , bác Hai trở mặt tố cáo chú Tư giết ông nội tại nhà. (Sau này mẹ biết ra, ông nội cũng không phải là chồng bà nội. Ông có gia đình và chỉ lui tới với bà nội theo lối già nhân ngãi non vợ chồng. Ông là cán bộ, đã che chở cho bà nội làm ăn phi pháp. Nên chính bà nội cũng nổi ghen với mẹ vì bị ông bỏ rơi.) Trong tình thế gia đình tranh giành bát nháo đó, họ thi nhau trút giận lên mẹ là vậy! Mẹ hiểu chú Tư có tình cảm với mẹ hơn nhưng kẹt người anh tán tận, người mẹ bất nhân. Mẹ không muốn chú Tư giết bác Hai vì mình - dù họ tàn ác như nhau, nhưng là chuyện của họ! Không nên xui anh em người ta giết nhau để mình mang tội. Người ta có tàn nhẫn với mình thì để bề trên xét xử.
Sau khi thằng Thắng ra đời, bác Hai không làm khai sanh cho nó vì nghe lời người ngoài, bà nội… rồi tin nó là con chú Tư. Bác trở nên tàn độc với mẹ hơn, những lúc không tiền uống rượu, chích xì-ke, bác Hai bắt mẹ tiếp khách tại nhà để ông lấy tiền uống rượu và chích. Giai đoạn này thì mẹ đã học được cách tránh thai từ những cô gái trong nhà chứa của bà nội. Chú Tư thù bác Hai về việc bắt mẹ tiếp khách, điều đó thì mẹ biết! Nhưng chú bị người ta đâm lòi ruột trong những tranh chấp ngoài đường, cũng là việc làm ăn của chú. Chú về nhà nội nằm dưỡng thương mấy tháng. Giai đoạn đó, mẹ chỉ muốn tự tử vì tủi nhục. Nhưng hai con mình ai nuôi? Mẹ rối trí dữ lắm! Mẹ nhớ những người khách hiền lành, họ thật sự có nhu cầu giải quyết sinh lý đơn thuần. Họ thương cảm những cô gái điếm bằng những đồng tiền dấm dúi cho riêng trong khi hành lạc vì họ dư biết số tiền trả cho ông/ bà tú thì bản thân người gái đĩ đâu có bao nhiêu, thậm chí không được đồng nào trong những hoàn cảnh bị khống chế.
Mẹ chắt chiu tiền đó để chờ cơ hội dẫn tụi con trốn đi nơi khác, sống. Mẹ có mua cho chú Tư gói thuốc lá, tô hủ tiếu… không phải vì tình cảm của mẹ với chú mà đơn giản - chú là cha của tụi con. Mẹ phải có trách nhiệm với ông ấy cho tới khi tụi con trưởng thành. Suy nghĩ của mẹ lúc ấy là như thế.
Khi chú bình phục lại thì nói mẹ dẫn tụi con lên Long Khánh sinh sống. Chú sẽ giúp đỡ về tài chánh và sẽ sinh sống với mẹ như vợ chồng. Nhưng mẹ tưởng tượng ra tương lai của tụi con… thì trốn đi làm chi? Mẹ có mưu đồ trốn chạy nhưng với hai con thôi. Đó là căn nguyên của những trận đòn tàn tạ mà bác Hai với chú Tư đã trút lên mẹ.
Chuyện người đàn bà son phấn xuất hiện ở nhà mình để bắt đầu một cuộc ra đi của ba mẹ con mình, mẹ vẫn tin là Ơn trên đã cho mình một lối thoát.
Bên ngoài cửa kính của nhà hàng, lá thu bay xào xạc về đâu? những chiếc lá tụ ở một góc parking thì mục rữa theo thời gian. Tôi theo chiếc lá bay một mình trên parking mênh mông - vô định! Không còn tập trung nổi để nghe mẹ tôi nói, nhưng mẹ cứ nói như không còn cách nào dừng lại được!
Từ khi ngủ chợ thì con biết rồi. Những lần về Việt Nam thì con cũng đã có trí nhớ. Hôm nay, mẹ chỉ nói về lần mẹ về một mình. Sau khi xây mộ cho dì Hai, (là các dì muốn mẹ về chơi chứ không ai cần tiền của mẹ.) Lần đó, chú Thành đã chuyển về cho dượng Ba hai chục ngàn đô la, nên khi mẹ về tới là có hai chục ngàn và năm ngàn trong bóp tay của mẹ. Mẹ rời Vĩnh Long với tiền bạc còn nguyên vì không dì nào cho mẹ chi trả gì hết. Mẹ lên Sài gòn với tâm nguyện thực hiện những điều mình đã nghĩ trước đó. Mẹ tìm lại xóm xưa để thăm dì Hường, (Dì bây giờ khổ lắm! Con cái cũng nghèo nên không nhờ được gì. Người chồng thì y như bác Hai - xì-ke, nghiện rượu. Thiệt là khổ cho dì. Mẹ cho dì mười ngàn đô la để sửa sang lại ngôi nhà đã mục nát tới hết cỡ. Bỏ nhà bank cho dì mười ngàn đô la để dì có thể sống bằng tiền lời từ nhà bank, chứ tuổi tác chưa già nhưng sức khoẻ yếu kém của dì thì chắc chắn khổ tới chết. Mẹ có đến bờ sông để thắp cây nhang xin lỗi người anh/ chị của con, mẹ đã bỏ nó mấy chục năm trời lạnh lẽo ngoài bờ sông - dù mới là phôi thai nhưng nó đã có linh hồn.
Không ngờ dì Hường là người chị em mà Ơn trên đã ban cho mẹ. Dì nghèo vậy mà cũng đã xin lễ cầu siêu cho nó, rước vong linh nó vô Chùa để cầu siêu theo tín ngưỡng của dì. Mẹ nhớ hoài về hai bộ quần áo mà dì đã mua cho tụi con - hôm tụi con theo ngoại về quê - là tiền giành dụm của một đứa rửa tô ngoài chợ. Hôm mẹ xuất viện, ông bà ngoại phải lén đưa mẹ xuống ghe (sợ gia đình nội biết được thì không biết điều gì xảy ra cho mẹ). Vậy mà trước lúc ông ngoại nhổ sào cho ghe đi, dì Hường có mặt kịp thời. Dì đặt chồng tô đi thu gom từ những bạn hàng ở chợ xuống đất, dì xuống ghe và ôm mẹ khóc hết nước mắt. Khi ghe đã đi rồi, mẹ mới biết được dì đã lén đút hết cuộn tiền đi thu tiền hủ tiếu vô túi áo mẹ. Nghe bà ngoại nói, dì bị đòn cũng tan xương nát thịt vì tội ăn cắp số tiền đó.) Bao năm nay, mẹ cứ tâm niệm là mẹ còn thiếu người chị em một trận đòn, thiếu dì Hường cái tình nghĩa người dưng mà hơn cả ruột thịt.
Mẹ không ghé thăm bà nội hay bác Hai, vì chẳng có gì cho mẹ thăm. Nhưng dì Hường có cho mẹ hay là chú Tư đang ở tù vì vận chuyển xì-ke ma túy, chờ ngày ra pháp trường chứ không phải tù ngồi một thời gian như những lần trước. Mẹ suy nghĩ thật kỹ và tự đi thăm ông. Lúc đối mặt nhau ở nhà tù, ông nói: "Ong đã cầu nguyện cho được gặp lại mẹ một lần. Và ông đã mãn nguyện". Những câu xin lỗi của một người ăn năn thật hay giả thì mẹ không quan tâm, Mẹ chỉ nói với ông: "Tôi, không đến đây để thăm ông. Tôi đến đây chỉ để nói với ông: Những gì ông đã gây ra cho tôi thì tôi bỏ qua! Những gì gọi là giúp đỡ tôi lúc khốn khổ thì tôi trả ơn ông bằng cách cho ông biết: Hai đứa con tôi đã nên người…" Mẹ không muốn nói thêm nên ra về.
Vì mẹ không yên tâm lắm về cuộc sống của dì Hường nên đã để lại địa chỉ cho dì Hường liên lạc khi túng thiếu và cần mẹ giúp đỡ. Theo dì Hường cho biết qua thơ thì người chồng của dì đã ăn cướp hết tiền sửa nhà (nên nhà cũng chưa sửa được gì mà tiền thì đã hết). Phần tiền trong nhà bank thì ông không lấy ra được nhưng đánh đập dì mỗi tháng khi lấy ra tiền lời nhưng không đưa cho ông. Tóm lại, mẹ cũng không giúp được dì sướng hơn mà làm cho dì còn khổ hơn không có tiền. Thật là đau khổ.
Dì cũng cho mẹ biết: Sau lần mẹ vô thăm chú Tư trong tù thì ông đã tự tử chứ không đợi ngày bị đưa ra pháp trường. Mẹ không ăn năn, hối hận gì về việc đó! Biết ông là cha của tụi con, và mẹ nghĩ ông ấy đã để lại một chút con người cho con cái không quá xấu hổ về người cha - như thế cũng tốt!
Chuyện ông chồng của dì Hường đã đánh cắp địa chỉ của mẹ để đưa cho bác Hai với thoả thuận gì giữa họ thì mẹ không biết. Mẹ chỉ trình bày hết sự thật cho con quyết định có bảo lãnh bác Hai sang đây hay không? Cho con hiểu rõ hết những điều mà bao năm qua mẹ đã không nói! Con thương hay oán trách mẹ thì mẹ cam chịu khi không thể làm gì hơn được…"
Vậy là bức màn u uất về bản thân tôi đã được vén lên rõ ràng. Xét về mọi mặt… thì tôi không nên bảo lãnh bác Hai sang đây làm gì! Nhưng lòng riêng tôi cứ muốn đưa ông sang đây để ông tận mắt thấy được hạnh phúc mà mẹ tôi đang có. Để ông thấm thía tội ác mà ông đã gieo cho người vô tội thì về sau: Người hiền vẫn được trời thương, người ác vẫn bị trừng phạt. Tôi muốn ông sống thật lâu để chết mòn trong bơ vơ và đau khổ ở xứ người, hơn là để ông chết với một cơn say thuốc phiện quá liều bằng cách gởi tiền về cho ông ăn hút ngập mặt; chết vô thừa nhận như một kẻ vô lại.
Những thù oán xưa cũ đã cho tôi nghị lực để hoàn thành ý nguyện từ mỗi miếng giấp khai sanh - xét ra chẳng có giá trị gì! Tờ khai sanh như tờ giấy lộn với cái mộc đỏ của cấp Phường, là đơn vị hành chánh cấp địa phương, vừa vô nghĩa, vừa nực cười… Nhưng lòng riêng đã quyết nên tôi không ngại tốn kém. Tôi thực hiện bằng được một cuộc trả thù xứng đáng cho những gì mẹ con tôi đã chịu đựng từ mấy mươi năm qua và tới hết đời chúng tôi không chừng! Tánh tình em tôi có dịu lại từ khi Ơn trên đã sai phái người vợ hiền ngoan của nó đến giúp nó làm lại cuộc đời. Nhưng tôi biết trong lòng nó chẳng bao giờ có bình an - nhất là những lúc mẹ tôi đau đớn với nội tạng hư hao vì bị hành hạ xưa kia…
Ngày vợ chồng tôi ra phi trường đón bác Hai - với danh nghĩa cha tôi. Tôi thề không khoan nhượng trong cuộc trả thù này. Nhưng bề trên không muốn cho tôi trở thành một người độc ác. Người đàn ông răng hô, da trắng xanh đến bệnh hoạn, nói giọng Bắc đặc… thì chắc chắn không phải bác Hai tôi vì gia đình nội tôi người miền Nam. Tôi chưng hửng, không biết đối phó ra làm sao trong trường hợp mà mình không lường trước được. May là chồng tôi tỉnh táo, anh nói chuyện với tôi bằng tiếng Anh và dùng toàn tiếng lóng vì không biết ông Bắc này có biết tiếng Anh không? Chồng tôi đã bình tĩnh để suy xét:
"… Ba em (bác Hai) đã khôn hơn em tưởng! Ong qua đây làm gì cho em trả thù? Ong đã nhường chuyến xuất ngoại này cho một tội phạm trong nước hay cán bộ bị truy nã vì lý do gì đó?... thì anh không cần biết! Bác Hai ôm một đống tiền, tha hồ ăn hút ở Việt Nam, không sướng hơn sang đây cho em trả thù! Ông này đủ tiền mua một chuyến xuất ngoại và qua mặt chính quyền thì ông ấy là tay ghê gớm bên Việt Nam. Anh nghĩ, ra khỏi phi trường, ông ta sẽ bỏ trốn mình. Chuyện còn lại là chúng ta đối mặt với luật pháp ở đây là không khai báo khi đón nhận thân nhân giả mạo…"
"…. Em hết biết tính sao rồi! Anh tính toán giùm em."
Chồng tôi cho biết:
"Nếu mình tố cáo ông ấy ngay trong phi trường thì mình vô tội. Ông ấy, không phải người tốt cho mình áy náy hay hối hận gì đâu! Phần bác Hai của em bên Việt Nam cũng không yên nếu ông này không trót lọt bên đây! Có thể tay chân ông này sẽ đòi lại tiền bằng máu của bác Hai. Nhưng những người không đáng giúp này thì rất cần trừng trị…"
Tôi đồng ý với chồng tôi nên anh giả đi vô toilet để gọi cảnh sát. Ong Bắc đúng như chồng tôi tiên đoán, ông cũng giả đi toilet nhưng trốn chạy! Ông ta là tội phạm cỡ nào bên Việt Nam thì tôi thật thà không biết!
Chồng tôi đã giúp tôi qua được những rắc rối điên đầu với cảnh sát cho tới khi họ tóm được thủ phạm của một vụ lừa đảo sở Di Trú Hoa kỳ.
Nhiều lần ngồi nhớ lại chuyện ân oán này. Tôi hiểu biết hơn về lòng mình với những ân oán của con người. Tôi nghĩ… Hãy để bề trên phán quyết thay ta.
Phan
* Lời người viết.
Cảm ơn nhân vật "tôi" trong bài ghi chép của Phan. Cảm ơn bạn đã cho nhiều người suy nghĩ về tình yêu và hận thù trong những hoàn cảnh tương tự với bạn. Lớn hơn là suy nghĩ về tình yêu và hận thù trong thời đại chúng ta.
Cảm ơn nhân vật "mẹ" đã đồng ý cho phổ biến trên trang báo về cuộc đời không may nhưng kết thúc khá có hậu của bà. - Như một thông điệp chia sẻ cùng bạn đọc: Ở hiền gặp lành không bị ảnh hưởng gì từ văn minh và khoa học kỹ thuật. Con người muôn đời - gieo gió gặt bão - ở hiền gặp lành.
Chân thành cảm ơn qúy vị
Người ghi chép
Phan
Đức Trần sưu tầm (FB Bình Hồ)

Friday, September 18, 2020

Câu chuyện về Charlie (Nam Tài Tử Charles Bronson)

Bất cứ ai trong chúng ta, nếu mê điện ảnh quốc tế, chắc chắn đều biết Charles Bronson. Nhưng về cuộc đời với lắm vết hằn của ông, kể cả khi ông đã nổi tiếng cả thế giới, chắc cũng cần phải lật lại chút ít…
... Ngày 3/11/1921, Charles “Charlie” Dennis Buchinsky chào đời trong một gia đình có tới 15 người con mà cậu là người thứ 11. Cả bố và mẹ cậu đều có gốc gác truyền đời từ Litva, một đất nước mà sau Cách mạng tháng 10 Nga, đã nằm trong Liên bang Xô viết. Bố cậu, Valteris Bucinskis, và mẹ, Mary Valinsky cùng gặp nhau trước đó nhiều năm và khi lấy nhau, họ đem cả gia đình mình tới khu mỏ than Allegheny tại Johnstown, Pennsylvania để gầy dựng mái nhà. Ông chủ gia đình sau đó đã xin chính quyền sửa tên mình thành Walter "Buchinsky" cho nghe có vẻ "Mỹ" hơn.
Tuổi thơ nhọc nhằn
Như bao trẻ khác ở khu đó, Charlie không nói nổi một chữ tiếng Anh nào khi đi học và chỉ biết nói tiếng Litva ở nhà. Theo năm tháng, khi nhập ngũ, anh cũng đã nói tiếng Anh được thành thục nhưng giọng vẫn nghe nặng tới mức bạn đồng đội cứ ngỡ rằng, anh đến từ một đất nước khác chứ không phải là công dân Mỹ đẻ ra tại Mỹ hẳn hoi. Thực tế, Charlie biết nói 4 ngôn ngữ thông thạo, ngoài tiếng Anh còn tiếng Litva, tiếng Nga và tiếng Hy Lạp.
Về bố mình, trong một cuộc trả lời phỏng vấn của truyền hình Mỹ vào năm 1973, Charlie cho biết mình "không chắc là nên yêu hay nên ghét bố”, vì có quá ít thì giờ ở cùng ông già ruột mà chỉ chắc chắn là “mỗi khi ông ấy về nhà, tất cả lũ trẻ đều rủ nhau đi trốn”. Năm Charlie 10 tuổi, người bố ấy lìa đời và ngay từ thuở đó, cậu đã phải đi làm vất vả ở mỏ than. Charlie nhớ lại, vì còn quá bé, lương của cậu chỉ được tính là một đô-la cho mỗi tấn than khai thác được cùng cả đội và cậu đã tự nguyện làm ca đúp để mỗi tuần kiếm thêm một đô-la nữa, tất nhiên là với phần việc nguy hiểm nhất và nặng nhọc nhất mà một đứa bé có thể được phép làm.
Gia đình Charlie nghèo đến mức nhà không có gì để ăn và chính cậu cũng phải thường xuyên nhịn đói. Nhà không hề có sữa để nuôi em của cậu, nên mẹ cậu phải cho con uống trà nguội để thay. Bản thân Charlie nhiều hôm phải mặc váy của chị cậu để đi học vì thiếu áo quần nhưng cậu chính là đứa con đầu tiên trong gia đình tốt nghiệp trung học.
Trưởng thành trong mồ hôi
Năm 1943, 22 tuổi, từ giã hầm mỏ sau 12 năm quần quật ở đó, Charles Buchinsky ghi danh vào lực lượng Không quân Mỹ và phục vụ đất nước trong Đệ nhị Thế chiến. Anh được biên chế vào Phi đội súng máy 760 và tới 1945 thì thành xạ thủ trên siêu pháo đài bay Boeing B-29, thuộc đơn vị Phi cơ ném bom thứ 61 đóng ở Guam, với nhiệm vụ đặc biệt là tấn công vào các hòn đảo của Nhật Bản. Anh được tặng thưởng huy chương Tử Tâm (Purple Heart) do đã bị thương trong một chuyến bay. Đó là lý do, về sau này khi trở thành Charles Bronson, anh chính là người có nhiều kinh nghiệm nhất về chiến trường thực tế trong các phim chiến tranh mà anh tham gia.
Hòa bình, Charlie làm đủ thứ nghề để kiếm sống trước khi tham gia một nhóm kịch tại Philadelphia. Rồi anh thuê một căn hộ tại New York cùng Jack Klugman, một người bạn cũng mê diễn xuất trên sân khấu như anh. Năm 1950, sau khi lập gia đình, Charlie dời chỗ ở đến Hollywood, theo học nghệ thuật đóng phim ở đó và bắt đầu nhận một số vai nhỏ. Anh xuất hiện cạnh Roy Rogers, Red Skelton và nhất là Lee Marvin trong một số chương trình về đấm bốc và phim truyền hình. Thời gian đó, nhờ đạo diễn Andre De Toth chú ý giao nhiều vai trong một số phim khác nhau, tên tuổi Charlie lớn dần theo các phim như Miss Sadie Thompson, House Of Wax, Riding Shotgun và nhất là Tennessee Champ cùng Crime Wave. Khi tài năng của Charlie được nhìn nhận, theo lời đề nghị từ người đại diện của mình, Charles Buchinsky quyết định đổi tên thành Charles Bronson vì như người ấy nhận xét, cái tên mang sặc mùi Đông Âu đó rất có thể sẽ làm hỏng cả sự nghiệp của anh, nếu không khéo. Chúng ta biết đến Charles Bronson kể từ năm 1954, như mãi mãi về sau.
Nhưng cũng phải mất 4 năm nữa, Charles Bronson mới tìm được vai chính đầu tiên, mà cũng chỉ trên phim truyền hình, là ở loạt phim Man With A Camera của đài ABC, trong vai thám tử Mike Kovac. Rồi điện ảnh mỉm cười với anh, khi một số phim kinh phí thấp đã mời anh, cho tới phim chiến tranh với kinh phí lớn Never So Few (1959) của John Sturges. Song song đó, anh vẫn giữ vai chính trong nhiều phim truyền hình là mảnh đất sở trường cho tới một ngày, chính John Sturges gọi điện cho Charlie: “Tôi chuẩn bị quay một phim cao bồi để đời mà vai chính cần tới 7 người. Cậu có quan tâm không?”. Phim đó làm vào năm 1960, nó gọi tới 7 nam diễn viên đình đám mà người giữ vai chính là Yul Brynner đã chính tay mình đi chọn 6 người còn lại: Steve MacQueen, James Coburn, Brad Dexter, Horst Buchholz, Robert Vaughn, Charles Bronson và tên nó là The Magnificent Seven. Sang năm 1963, khi John Sturges làm một trong những phim chiến tranh về Đệ nhị Thế chiến hay nhất mọi thời đại là The Great Escape, chỉ có 3 người từ phim trước được giao vai tiếp ở phim sau và Charles Bronson là một trong 3 tên tuổi đó, cùng Steve MacQueen và James Coburn.
Chính với vai Bernardo O’Reilly trong The Magnificent Seven, Charlie được trả thù lao là 50.000 đô-la nhưng quan trọng hơn cả, anh đã trở thành một nghệ sĩ Mỹ được nhiều nhà làm phim và diễn viên châu Âu, kể cả Xô viết, thời đó mê như điếu đổ. Nhưng tại Mỹ, bất chấp những thành công từ 2 phim đã kể của John Sturges, Charlie vẫn chỉ được giữ những vai chính quen tay trên phim truyền hình và mãi tới 1965, anh mới giữ vai chính đầu tiên trong Guns Of Diablo trên màn bạc và tới 1967, lại một phim chiến tranh nổi tiếng nữa là The Dirty Dozens, của Robert Aldrich, với Lee Marvin vai chính và dàn cast gồm Ernest Borgnine, Jim Brown, John Cassavetes, George Kennedy, Robert Ryan, Donald Sutherland, Robert Webber và Terry Savalas. Với phim để đời này, Charlie đứng thứ ba trên bảng casting. Con đường leo lên vai chính, với chính anh, tại Hollywood sau 14 năm theo đuổi điện ảnh là quá khắc nghiệt.
Con đường vòng
Sau khi tiếp tục đóng vai phụ cho Liz Taylor và Richard Burton trong The Sandpiper và cho Yul Brynner cùng Robert Mitchum trong Villa Rides, 2 phim thành công về doanh thu tại Mỹ, thời vận đã mở ra với Charles Bronson theo một hướng khác. Như đã nói, điện ảnh nơi Lục địa già và cả Đông Âu rất thích anh: Chuyện đó được minh chứng bằng phim Adieu L’ami (Tựa tiếng Anh là Honor Of Thieves) mà Charlie đóng vai chính cùng Alain Delon khi chính các nhà điện ảnh Pháp tìm đến anh. Người đại diện của Charles Bronson là Paul Kolner nhớ lại, năm 1968 đó khi ông thương lượng hợp đồng trên với phía bên Paris, lúc ông nói: “Tại Hollywood người ta có thói quen ném hết tiền cho những vai anh hùng và kép đẹp” thì nhà sản xuất phim Adieu L’ami đã ngắt lời: “Ở châu Âu chúng tôi, người ta quan tâm đến tính cách nhân vật hơn là gương mặt”. Bởi thế khi đã có một anh chàng khôi ngô như Delon, thì cần có một đối trọng là một bậc đàn anh gồ ghề như Bronson. Tham gia phim đó, Delon mới 34 tuổi ngoài đời thật, trong khi Bronson đã 47 tuổi.
Cũng năm đó, hình ảnh Charlie chơi harmonica như là vai chính trong Once Upon In The West của Sergio Leone, một đạo diễn Ý, đã đi khắp thế giới và chính Sergio cứ khen nức nở: “Tôi đã có cơ hội làm việc với một trong vài tài năng điện ảnh lớn nhất mọi thời đại”. Một chi tiết rất ít người biết và những ai yêu Clint Eastwood có thể phản bác nhưng đó là sự thật: Khi chuẩn bị làm phim A Fistful Of Dollars, Sergio Leone đã dành luôn vai chính đó cho Charles Bronson nhưng vì một vài lý do, anh đã từ chối nó để sau đó, khi Clint Eastwood thay chân, nó đã trở thành một trong vài phim để đời trên cả thế giới của Leone.
Thành công liên tiếp đến với Charlie khi anh làm phim cùng điện ảnh châu Âu, lần lượt là xuất hiện cùng Anthony Quinn trong Guns For San Sebastian tại Pháp, Lola tại Anh, nhất là Rider In The Rain đóng cùng Marlène Jobert cũng của Pháp – Phim đó giật giải Quả cầu vàng dành cho Phim nước ngoài hay nhất năm 1970 tại Hollywood. Dứt khoát Charles Bronson đã được điện ảnh châu Âu trân trọng tài năng hơn chính tại Hollywood rất nhiều, mà một trong những minh chứng nữa là bộ 4 tác phẩm điện ảnh lừng danh do anh đều giữ vai chính của đạo diễn người Anh Terence Young, chính là người đã lăng-xê tên tuổi của Sean Connery trong các phim 007 đầu tiên. Bốn phim đó là Cold Sweat (1970), Someone Behind The Door (1971), The Valachi Paper (1972) và nhất là Red Sun (Hay Soleil Rouge, 1971). Trong một phim gồm toàn các minh tinh quốc tế này, như Alain Delon, Toshiro Mifune và Ursula Andress, Charles Bronson đã dẫn đầu. Chính năm đó, cùng Sean Connery, anh giật một giải Quả Cầu Vàng đặc biệt có tên là Henrietta Awards dành cho Nam diễn viên đóng vai chính được yêu thích nhất thế giới.
Trở về
1972 chắc chắn là năm mà Charles Bronson đã nhớ nhất vì người Mỹ khi thấy anh thành công quá tại châu Âu, họ “đã nghĩ lại”. Anh xuất hiện trong 3 phim liên tiếp của Michael Winner là Chato’s Land, The MechanicThe Stone Killer. Sang 1973, khi mình 52 tuổi, Charles Bronson được trả thù lao cao bậc nhất thế giới với 1 triệu đô-la cho mỗi phim. Anh bắt đầu bước vào loạt phim nổi tiếng Death Wish mà 2 phần đầu vẫn do Michael Winner đạo diễn. Phim này ăn khách: Nó đã xuất hiện trước sau 5 phần và vắt qua 2 thập niên. Tới 1974, Charles Bronson cùng Robert Redford, Barbra Streisand và Al Pacino là 4 minh tinh có sức hút khán giả tới rạp mạnh nhất nước Mỹ.
Sau đó là sự hợp tác dài lâu giữa Charles Bronson và đạo diễn J. Lee Thompson trong nhiều phim rải dài từ 1976 tới 1994 (Nổi tiếng nhất là Murphy’s Law, 10 To MidnightDeath Wish 4). Quãng thời gian đó, bất chấp tuổi già của mình, ông vẫn buộc các hãng phim nhỏ mới trồi lên lúc đó như Cannon phải trả ông từ 1,2 – 1,5 triệu đô-la cho mỗi phim. Rồi sự nghiệp của ông nhạt dần kể từ 1991 khi tham gia The Indian Runner của Sean Penn, một phim mà lâu lắm ông không đóng cảnh hành động nào trước khi ông đóng phim điện ảnh cuối cùng của đời mình là Death Wish 5: Face Of Death vào năm 1994, lúc mình đã 73 tuổi.
Nhận xét về Charles Bronson, nhà phê bình phim Stephen Hunter đã viết: “Đó là một con người luôn tràn trề sinh lực đàn ông, cứng rắn tới mức khắc kỷ, đầy khả năng và sức mạnh. Từ anh ấy luôn thể hiện ra một sức hút mơ hồ: Đó là một người đàn ông khôi ngô xấu trai hay một người đàn ông xấu trai khôi ngô? Chúng ta không bao giờ biết chắc chắn về chuyện đó và bởi thế, việc tìm hiểu thêm về Charles Bronson luôn là cần thiết. Anh ấy chưa bao giờ trở thành một diễn viên thực sự vĩ đại, nhưng anh ấy biết chính xác cách mình cần chiếm lĩnh cảnh quay theo một phong thái rất riêng. Bronson là người đàn ông có tên kết thúc bằng một nguyên âm (Chữ A – JMS), cũng là người không bao giờ rời bỏ vị trí, không bao giờ phàn nàn, không bao giờ bỏ ngang việc, không bao giờ đi tắt. Anh cáu kỉnh, anh hờn dỗi, anh nổi cáu với đoàn phim, nhưng anh vẫn ở đó, hoàn thành công việc và không mong đợi một lời cảm ơn nào. Vẻ thanh lịch của anh càng dễ cảm nhận hơn vì không bao giờ có thể diễn tả nó bằng lời”.
Chính Charles Bronson đã nói với nhà phê bình Roger Ebert vào năm 1974: "Tôi chỉ là một sản phẩm giống như một chiếc bánh xà phòng, được bán chạy nhất có thể". Rồi anh kể về những bộ phim hành động mà anh tham gia lúc đó, đã không có nhiều thời gian cho việc diễn xuất. Anh nói: "Tôi cung cấp một sự hiện diện. Không bao giờ có bất kỳ cảnh đối thoại dài nào để có thể thiết lập nên tính cách một nhân vật. Người ấy phải hoàn toàn thể hiện mình ngay từ đầu phim và sẵn sàng làm mọi việc sau đó”. Đạo diễn Michael Winner thì nhận xét, Charles Bronson không cần phải "đi sâu vào bất kỳ điều gì lớn lao về những gì anh làm hoặc về cách mà anh sẽ làm" bởi vì anh có một "phẩm chất mà máy quay chỉ khi chuyển động mới có vẻ đáp ứng được”. Anh có một thế mạnh lớn về màn hình, ngay cả khi anh đứng yên hoặc ở một vai trò hoàn toàn bị động. Có một chiều sâu, một bí ẩn, luôn cho cảm giác rằng một điều gì đó bất ngờ sẽ xảy ra.
Thục ra, theo Ebert, tâm hồn Charles Bronson đã bị mang sẹo bởi sự thiếu thốn đủ thứ từ rất sớm trong đời mình và cả bởi cuộc tranh đấu ngay từ ngày đầu với tư cách một diễn viên. Một bài báo nào đó vào năm 1973 cho rằng, Charles Bronson rất nhút nhát và sống bằng nội tâm nên không dám xem các bộ phim của chính mình. Ông được mô tả là "vẫn còn luôn nghi ngờ, vẫn giữ mối hận thù, vẫn coi thường các cuộc phỏng vấn, vẫn ghét phải đưa ra bất cứ điều gì của bản thân, vẫn không thể tin rằng vận may đã thực sự xảy đến với mình". Ông thực tế từng buồn chán khi đã phải mất quá nhiều thời gian để được nhìn nhận ở Mỹ và sau khi có danh tiếng, chính ông đã từ chối làm việc với một đạo diễn lớn, người đã hắt hủi ông từ nhiều năm trước.
Cuộc hôn nhân đầu tiên của Charles Bronson là với Harriet Tendler, người mà ông gặp khi cả hai còn là diễn viên non trẻ ở Philadelphia. Họ có 2 con, Suzanne và Tony, trước khi ly hôn vào năm 1965. Harriet viết trong cuốn hồi ký của mình, bà "là một trinh nữ 18 tuổi khi gặp Charlie Buchinsky 26 tuổi tại một trường diễn xuất tại Philadelphia vào năm 1947". Hai năm sau, với đồng ý miễn cưỡng của cha bà, một người nông dân nuôi bò sữa gốc Do Thái rất thành công, Harriet lấy Charlie. Harriet nhớ lại, ngay buổi hẹn hò đầu tiên, Charlie chỉ có 4 xu trong túi.
Rồi Charles Bronson kết hôn với nữ diễn viên người Anh Jill Ireland vào ngày 5/10/1968 cho đến khi Jill qua đời vào năm 1990. Anh gặp Jill vào năm 1962, khi cô đã kết hôn với nam diễn viên người Tô Cách Lan David McCallum. Thời điểm đó, Charlie - Người chia sẻ màn ảnh với chính David trong The Great Escape - đã nói với David: "Tôi sẽ cưới vợ của anh". Rồi gia đình Bronson ấy sống trong một biệt thự lớn ở Los Angeles với 7 người con: 2 người trong cuộc hôn nhân trước của anh, 3 người của riêng Jill (Một trong số đó là con nuôi) và 2 người nữa là con chung, Zuleika và Katrina, cô bé cuối cùng này cũng được nhận nuôi. Sau khi kết hôn, Jill thường đóng vai nữ chính trong suốt 15 phim mà Charlie giữ vai chính. Để duy trì vòng tròn gia đình, vợ chồng nhà Bronson luôn đưa hết các con mình lên xe tải và đem tất cả đến bất cứ nơi nào mà họ đang quay phim để mọi người có thể ở bên nhau. Họ đã dành nhiều thời gian chăm sóc một trang trại rộng trên 260 mẫu Anh ở Tây Windsor, Vermont, nơi đó Jill đã nuôi ngựa và huấn luyện cho con gái Zuleika cưỡi ngựa biểu diễn - Trang trại được đặt tên là “Zuleika Farm”, theo tên đứa con ruột duy nhất giữa họ. Từ cuối những năm 1980 đến giữa những năm 1990, Charles Bronson thường xuyên dành những kỳ nghỉ Đông cùng gia đình ở Snowmass, Colorado. Thời kỳ đó anh rất vất vả, vừa chăm sóc vợ bệnh, vừa phải duy trì đóng phim.
Vào ngày 18/5/1990, ở tuổi 54, sau một thời gian dài chiến đấu với bệnh ung thư vú, Jill Ireland qua đời trong vòng tay gia đình ở Malibu, California. Hơn 8 năm sau, tháng 12/1998, Charles Bronson kết hôn lần thứ ba với Kim Weeks, một cựu nhân viên của Dove Audio, người đã từng giúp Jill Ireland ghi âm trong quá trình sản xuất sách nói của bà. Họ đã sống cùng nhau 5 năm cho đến khi Charlie qua đời vào năm 2003.
Sức khỏe của Charlie ngày càng giảm sút vào những năm cuối đời, và ông đã từ giã nghiệp diễn sau khi trải qua cuộc phẫu thuật thay khớp háng vào tháng 8/1998. Ông thở hơi cuối cùng ở tuổi 82 vào ngày 30/8/2003, tại bệnh viện Cedars-Sinai ở Los Angeles. Trên giấy chứng tử của ông, người ta ghi "suy hô hấp", "ung thư phổi di căn", rồi "bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính" và "bệnh cơ tim sung huyết" là những nguyên nhân gây ra cái chết.
Charles Bronson được an táng tại nghĩa trang Brownsville ở Tây Windsor, Vermont.
Lời nói thêm: Charles Bronson chính là một trong vài tài tử điện ảnh yêu thích nhất của người viết. Toát ra từ ông ấy là một tinh thần luôn tranh đấu mạnh mẽ suốt cuộc đời mình để được nhìn nhận là một nghệ sĩ hàng đầu tại chính nơi ông sinh ra và từ rất sớm, là thoát khỏi cảnh nghèo. Ông chưa giật một giải thưởng cá nhân chính thức nào nhưng trong những phim lớn, ông luôn được nhắc tên dù chỉ giữ vai phụ. Ông đã phải đi rất xa, sang châu Âu vì ở đó người ta trân trọng ông hơn, để về gần trong lòng nước Mỹ. Thấm thoát, sắp đến ngày giỗ thứ 17 của Charles Bronson, người mà trong đời mình, đã từng xuất hiện cạnh các ngôi sao lớn nhất thế giới và người đã đứng thứ tư trong Danh sách đảm bảo thành công chắc chắn cho mỗi phim mình giữ vai chính. Trong ảnh là ông và Jill Ireland, họ đã không thể đi đến cùng đường với nhau.....

Wednesday, September 16, 2020

Biên Hòa

 LỊCH SỬ:

Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh (còn có tên Nguyễn Hữu Kính) được chúa Nguyễn Phúc Chu cử vào kinh lược xứ Đàng Trong đã thành lập dinh Trấn Biên, tiền thân của tỉnh Biên Hoà sau này. Năm Gia Long thứ 7 (1808), dinh Trấn Biên được đổi thành trấn Biên Hòa, huyện Phước Long thuộc dinh Trấn Biên được nâng lên thành phủ Phước Long, các tổng được nâng lên thành huyện. Trấn Biên Hòa (gồm 1 phủ Phước Long) là một trong 5 trấn dưới thời Gia Long, thuộc Gia Định thành.

Trấn Biên Hoà (1808 - 1832) hay tỉnh Biên Hòa (1832 - 1861) có địa giới hành chính hết sức rộng, bao gồm vùng đất các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Dương và một phần của Saigon ngày nay, với tổng diện tích lên đến trên 17.000 km².

THỜI NHÀ NGUYỄN:

Tỉnh được thành lập năm Minh Mạng thứ 13 (1832) và là một trong 6 tỉnh của Nam Kỳ (Nam Kỳ Lục Tỉnh).

Năm Minh Mạng thứ 18 (1837) đặt thêm phủ Phước Tuy, tách hai huyện Long Thành và Phước An của phủ Phước Long đặt thuộc phủ Phước Tuy mới lập trực thuộc tỉnh Biên Hòa, đồng thời tách phần đất phía bắc hai huyện này lập thành huyện mới Long Khánh với 6 Tổng là:

1 - Long Xương

2 - Long Cơ

3 - An Trạch

4 - An Viễn

5 - Tập Phước

6 - Khánh Nhơn

Như vậy tỉnh Biên Hòa có 2 phủ Phước Long và Phước Tuy.

Phủ Phước Long gồm: 2 huyện Phước Chính, Bình An và kiêm nhiếp 2 huyện Phước Bình, Nghĩa An.

Phủ Phước Tuy gồm: 2 huyện Long Thành và Phước An, và kiêm nhiếp 1 huyện Long Khánh.

Đến năm 1840 đặt thêm 4 phủ: Tân Định, Tân Bình, Tân Lợi, Tân Thuận và nhiều huyện.

Theo Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862, Biên Hòa bị cắt nhượng cho Pháp cùng với Gia Định và Định Tường.

THỜI PHÁP THUỘC:

Năm 1876, tỉnh Biên Hòa bị Pháp giải thể và biến thành 3 tiểu khu, còn gọi là hạt tham biện (arrondissement): Biên Hòa, Thủ Dầu Một và Bà Rịa.

Từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 hạt tham biện Biên Hòa trở thành tỉnh theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương, đổi tên tất cả các hạt tham biện thành tỉnh. Thời kỳ này, địa giới tỉnh Biên Hòa bao gồm tỉnh Đồng Nai, một phần các tỉnh Bình Phước và Bình Dương hiện tại.

Năm 1939, tỉnh Biên Hòa có 5 quận: Châu Thành, Long Thành, Xuân Lộc, Tân Uyên, Núi Bà Rá.

THỜI VIỆT NAM CỘNG HÒA:

Ngày 22 tháng 10 năm 1956 Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm ra Sắc lệnh 143-NV chia tỉnh Biên Hòa thành 3 tỉnh: Biên Hòa, Long Khánh, Phước Long (có thêm phần đất của tỉnh Thủ Dầu Một).

Theo Nghị định số 140-BNV/HC/ND của Bộ trưởng Bộ Nội Vụ ngày 2/5/1957, tỉnh Biên Hòa mới gồm 4 quận, 11 tổng, 84 xã:

1 - Quận Châu Thành Biên Hòa, quận lị: Bình Trước, có 3 tổng: Phước Vĩnh Thượng, Phước Vĩnh Trung, Long Vĩnh Thượng. Ngày 7/2/1963 đổi tên thành quận Đức Tu, quận lị dời về Tam Hiệp.

2 - Quận Long Thành, quận lị: Phước Lộc Xã, có 2 tổng: Thành Tuy Thượng, Thành Tuy Hạ.

3 - Quận Dĩ An, quận lị: An Bình Xã, có 3 tổng: An Thủy, Chánh Mỹ Thượng, Long Vĩnh Hạ.

4 - Quận Tân Uyên, quận lị: Uyên Hưng, có 3 tổng: Chánh Mỹ Trung, Chánh Mỹ Hạ, Phước Vĩnh Hạ.

Ngày 23/1/1959, tách một phần đất quận Tân Uyên, cùng phần đất của các tỉnh khác lập tỉnh Phước Thành. Khi đó tỉnh Biên Hòa phía bắc giáp tỉnh Phước Thành, phía đông giáp tỉnh Long Khánh, phía đông nam giáp tỉnh Phước Tuy, phía tây và tây nam giáp hai tỉnh Gia Định và Bình Dương.

Ngày 9/9/1960, tách một phần đất quận Long Thành, lập quận Nhơn Trạch, quận lỵ đặt tại Phú Thạnh. Quận Nhơn Trạch có 2 tổng: Thành Tuy Trung (7 xã) và Thành Tuy Hạ (6 xã). Đồng thời nhập 2 quận Quảng Xuyên, Cần Giờ (tỉnh Phước Tuy) vào tỉnh Biên Hòa

Ngày 22/3/1963, lập quận mới Công Thanh, gồm 2 tổng: Thanh Quan (6 xã), Thanh Phong (6 xã), quận lỵ đặt tại Tân Phú.

Năm 1972, tỉnh Biên Hòa có 6 quận là:

1 - Quận Đức Tu gồm 15 xã: Bình Trước, Tam Hiệp, Tân Thành, Hiệp Hòa, Bùi Tiếng, Hố Nai, Trảng Bom, Bửu Hòa, Tân Vạn, Long Bình Tân, Phước Tân, Long Hưng, An Hòa Hưng, Tân Phong, Bửu Long.

2 - Quận Công Thanh gồm 13 xã: Bình Ý, Bình Hòa, Tân Triều, Bình Phước, Bình Long, Lợi Hòa, Tân Phú, Bình Thạnh, Thiện Tân, Tân Định, Đại An, Trị An, Thái Hưng.

3 - Quận Tân Uyên gồm 14 xã: An Thành, Bình Hòa, Bình Chánh, Mỹ Hòa, Mỹ Quới, Tân Ba, Phước Thành, Thạnh Hội, Uyên Hưng, Tân Tịch, Thường Lang, Tân Hòa, Tân Hiệp, Tân Hòa Khánh.

4 - Quận Dĩ An gồm 8 xã: Bình Trị, Tân Hiệp, Tân Hạnh, Hóa An, Bình An, Đông Hòa, Tân Đông Hiệp, An Bình.

5 - Quận Long Thành gồm 8 xã: Tam Phước, Tam An, An Lợi, Phước Lộc, Thái Thiện, Long Phước, Long An, Lộc An.

6 - Quận Nhơn Trạch gồm 12 xã: Phước Hội, Phước Thọ, Phước Long, Phước Lai, Phước Mĩ, Phước Thiền, Phú Thạnh, Đại Phước, Phú Hữu, Phước Khánh, Vinh Thạnh, Long Tân.

SAU 1975:

Tháng 2 năm 1976, Tỉnh Biên Hòa được sáp nhập với Bà Rịa (kể cả Vũng Tàu) (tức tỉnh Phước Tuy của Việt Nam Cộng Hòa) và Long Khánh thành tỉnh Đồng Nai mới, tỉnh lỵ đặt tại thành phố Biên Hòa. Tuy nhiên, đến năm 1991, địa bàn tỉnh Phước Tuy cũ lại được tách ra để tái lập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Hiện nay, địa danh "Biên Hòa" chỉ còn được dùng để chỉ thành phố Biên Hòa, đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Đồng Nai và là tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Nai.

Địa bàn tỉnh Biên Hòa cũ hiện nay tương ứng với thành phố Biên Hòa, các huyện Long Thành, Nhơn Trạch và một phần các huyện Trảng Bom, Vĩnh Cửu thuộc tỉnh Đồng Nai, thị xã Dĩ An, một phần thị xã Tân Uyên và một phần huyện Bắc Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương ngày nay.

(Tài liệu của Phóng Viên Chiến Trường sưu tầm)
https://www.facebook.com/NguoiNhapCuoc1975/