Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng ông sẽ đề cử cựu tổng chưởng lý Florida Pam Bondi làm tổng chưởng lý tiếp theo của Hoa Kỳ.
Bà
Pam Bondi, 59 tuổi, sẽ là ứng cử viên Nội các mới nhất của ông Trump
thay thế ông Matt Gaetz, cựu dân biểu Florida và là ứng cử viên cho chức
tổng chưởng lý được chọn trước đó, nhưng vừa mới chủ động tuyên bố rút
lui khỏi vị trí công tố viên hàng đầu này vì lý do cá nhân.
“Pam
đã là công tố viên trong gần 20 năm, bà ấy rất cứng rắn với Tội phạm
bạo lực và đảm bảo an toàn cho các gia đình ở Florida. Sau đó, với tư
cách là Tổng chưởng lý nữ đầu tiên của Florida, bà đã nỗ lực ngăn chặn
nạn buôn bán ma túy gây chết người và giảm thiểu thảm kịch tử vong do
dùng quá liều Fentanyl, vốn đã hủy hoại nhiều gia đình trên khắp đất
nước chúng ta. Bà đã làm một công việc tuyệt vời đến nỗi tôi đã yêu cầu
bà phục vụ trong Ủy ban Lạm dụng Thuốc phiện và Ma túy của chúng ta
trong Nhiệm kỳ đầu tiên của tôi — Chúng tôi đã cứu được nhiều mạng
sống!”, Trump viết trong thông báo đăng trên mạng xã hội Truth Social.
“Trong
một thời gian quá dài, Bộ Tư pháp đảng phái đã trở thành vũ khí chống
lại tôi và những người Cộng hòa khác – Không còn nữa thế nữa. Pam sẽ tập
trung lại DOJ [Bộ Tư pháp] vào mục đích ban đầu là chống tội phạm và
làm cho nước Mỹ an toàn trở lại. Tôi đã biết Pam nhiều năm rồi — Bà ấy
thông minh và cứng rắn, và là một Chiến binh AMERICA FIRST, bà ấy sẽ làm
tốt công việc của mình với tư cách là Tổng chưởng lý!” ông Trump khẳng định
Ngay sau loan báo này của ông Trump, ông Gaetz đã đăng trên X rằng bà Bondi là “lựa chọn tuyệt vời” cho vị trí tổng chưởng lý của ông Trump.
“Pam
và tôi đã làm việc chặt chẽ với nhau khi bà ấy là Tổng chưởng lý
Florida và tôi là Chủ tịch của Ủy ban Tư pháp Hình sự tại Hạ viện tiểu
bang. Bà ấy là một luật sư có uy tín, một nhà lãnh đạo truyền cảm hứng
và là người bảo vệ cho tất cả người Mỹ. Bà ấy sẽ mang đến những cải cách
cần thiết cho DOJ”, ông Gaetz viết.
Quân đội Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần
Người phát ngôn Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ (STRATCOM), Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần thiết nhưng chỉ làm như vậy khi có những điều khoản “có thể chấp nhận được”.
Phát biểu tại sự kiện Dự án Atom 2024 tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ngày 20/11, ông Buchanan lưu ý rằng những điều kiện như vậy ngụ ý rằng Mỹ sẽ “tiếp tục dẫn đầu thế giới”.
Theo ông Buchanan, nếu phải trao đổi thì Mỹ muốn thực hiện theo những điều khoản mà Washington có thể chấp nhận được nhất, cụ thể là duy trì vị thế mà Mỹ được coi là một nước đi đầu thế giới.
Ông Buchanan cũng lưu ý rằng trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân, Mỹ sẽ tìm cách duy trì một phần kho vũ khí của mình để tiếp tục răn đe.
Bên cạnh đó, ông nhấn mạnh rằng Mỹ “không muốn ở trong một môi trường mà sau đó sẽ xảy ra các cuộc tấn công hạt nhân”, và tìm cách tránh bất kỳ kịch bản nào như vậy. Đô đốc thúc giục đối thoại liên tục với phía Nga, Trung Quốc và Triều Tiên để giảm nguy cơ xảy ra xung đột hạt nhân, đồng thời nói thêm rằng “vũ khí hạt nhân là vũ khí chính trị”.
Nhận xét của ông được đưa ra vài ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ký học thuyết hạt nhân quốc gia mới, phác thảo các kịch bản mà Moskva được phép triển khai kho vũ khí hạt nhân của mình.
Học thuyết mới nêu rõ rằng Nga sẽ có quyền cân nhắc lựa chọn hạt nhân nếu Nga hoặc Belarus bị tấn công bằng vũ khí thông thường, và nếu hành động tấn công đó tạo ra “mối đe dọa nghiêm trọng” đối với chủ quyền hoặc toàn vẹn lãnh thổ của họ.
Bình luận về học thuyết hạt nhân được cập nhật, một số chuyên gia chính trị chỉ ra rằng nó có thể buộc Mỹ và các quốc gia phương Tây khác phải xem xét lại sự hỗ trợ quân sự của họ cho Ukraine.
Theo Reuters dẫn lời phát ngôn viên Đại sứ quán Mỹ Kanishka Gangopadhyay, lực lượng trên có tên gọi là Ayungin. "Lực lượng đặc nhiệm Ayungin tăng cường sự phối hợp và khả năng tương tác giữa liên minh Mỹ và Philippines bằng cách cho phép các lực lượng Mỹ hỗ trợ các hoạt động của Lực lượng vũ trang Philippines tại Biển Đông".
Ông Gangopadhyay cho biết: "Sáng kiến này phù hợp với nhiều phương diện hợp tác giữa lực lượng Mỹ và Philippines". Song, vị quan chức Mỹ nhưng không nêu chi tiết lực lượng đặc nhiệm sẽ cung cấp hình thức hỗ trợ nào.
Trong khi đó, Cố vấn An ninh quốc gia Philippines Eduardo Ano cho hay: "Họ đang hỗ trợ chúng tôi, ví dụ như ISR (Tình báo, Giám sát, Trinh sát), nhận thức về lĩnh vực hàng hải, nhưng khi tham gia trực tiếp ở thực địa, đó hoàn toàn là hoạt động của Philippines". Trước đó, Đại sứ Philippines tại Mỹ Jose Manuel Romualdez tuyên bố Manila không yêu cầu Washington hỗ trợ tiếp tế cho quân đội của mình, đồng thời nhấn mạnh phía Mỹ chỉ cung cấp "hình ảnh" để giúp đỡ lực lượng Philippines.
Thông tin trên được đưa ra sau khi Mỹ và Philippines hôm 18.11 ký thỏa thuận chia sẻ công nghệ và thông tin quân sự mật. Thỏa thuận trên có tên chính thức là Hiệp định bảo mật thông tin quân sự chung (GSOMIA), là bước đi quan trọng nhằm tăng cường chia sẻ thông tin, cùng việc tương tác giữa hai nước, được kỳ vọng mang lại lợi ích cho mảng quốc phòng của quốc gia Đông Nam Á. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin hôm 17.11 tuyên bố rằng chính phủ Mỹ đã cung cấp cho Hải quân Philippines một số tàu mặt nước không người lái (USV).
Mối quan hệ quốc phòng giữa Philippines và Mỹ đã tăng cường nhanh chóng trong thời gian gần đây. Phía Mỹ khẳng định nước này có lợi ích hợp pháp trong việc đảm bảo hòa bình và tự do hàng hải ở Biển Đông, nơi có khối lượng thương mại hơn 3 nghìn tỉ USD đi qua mỗi năm.
Der Spiegel ngày 20.11 loan tin rằng các cơ quan tình báo phương Tây, gồm Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA), đã báo trước cho Đức về nguy cơ phá hoại các đường ống Nord Stream, khoảng 3 tháng trước khi vụ việc xảy ra.
Tuy nhiên, Berlin đã không lắng nghe và được cho là đã nhận định cảnh báo đó là sai, dẫn đến việc không phản ứng kịp thời.
Theo Der Spiegel, một đặc vụ Thụy Điển đã thông tin cho các cơ quan tình báo phương Tây về quá trình chuẩn bị cho một chiến dịch phá hoại vào tháng 6.2022. Các đường ống Nord Stream bị nổ vào cuối tháng 9 cùng năm.
Đài RT dẫn lại thông tin cho biết Cơ quan Tình báo liên bang (BND) của Đức đã nhận được tin nhắn mã hóa từ các đồng nghiệp nước ngoài, gồm các cơ quan của Hà Lan và CIA trong tháng 6.2022, cảnh báo về kế hoạch tấn công. Theo các nguồn tin, ít nhất 6 biệt kích Ukraine sử dụng giấy tờ giả đang chuẩn bị thuê tàu để lặn xuống đáy biển Baltic và chuẩn bị cho việc kích nổ đường ống khí đốt.
Theo các cảnh báo, chiến dịch do ông Valery Zaluzhny, khi đó là Tổng tư lệnh quân đội Ukraine, bật đèn xanh và dự kiến diễn ra vào thời điểm NATO tập trận hải quân tại biển Baltic từ ngày 5-17.6.2022.
BND chỉ chuyển thông tin cho văn phòng Thủ tướng Đức Olaf Scholz sau khi cuộc tập trận kết thúc. Chính phủ Đức cho rằng thông tin không liên quan vì không có gì xảy ra trong thời gian diễn ra tập trận.
Các đường ống Nord Stream nối Nga với Đức, cung cấp khí đốt của Nga cho châu Âu. Sau các vụ nổ, Đức và các nước ven biển Baltic mở cuộc điều tra. Đức không công bố thông tin gì về cuộc điều tra nhưng truyền thông hồi tháng 8 loan tin nước này đã ra lệnh bắt một người Ukraine liên quan, được cho là thợ lặn tham gia kế hoạch.
Theo Der Spiegel, tác giả kế hoạch phá đường ống Nord Stream là một nhóm quan chức tình báo Ukraine được Mỹ đào tạo. Tổng tư lệnh quân đội Ukraine khi đó là tướng Valery Zaluzhny khi nhận được kế hoạch này đã rất hài lòng, đến mức ông muốn mở rộng thêm mục tiêu là tuyến đường ống khí đốt TurkStream của Nga dưới đáy biển Đen. Tờ báo Đức không nói rõ vì sau dự định này không được triển khai.
Berlin chưa bình luận về những thông tin trên của Der Spiegel.
Trong năm qua, giới chức Đan Mạch và Thụy Điển đã kết thúc cuộc điều tra của họ vì cho rằng không đủ thẩm quyền, cơ sở để tiếp tục.
Moscow tỏ ra nghi ngờ tính hợp lý các thông tin theo hướng liên kết một nhóm nhỏ người Ukraine với vụ phá hoại. Hồi tháng 10.2024, truyền thông Đan Mạch tiết lộ rằng các tàu chiến của hải quân Mỹ đã hoạt động gần đường ống Nord Stream ngay trước vụ nổ.
Một chuyên gia lặn nổi tiếng của Đức, tiến sĩ Sven Thomas, cũng đặt câu hỏi về khả năng một nhóm nhỏ tiến hành được cuộc tấn công có quy mô lớn như vậy. Trong một phát biểu đầu tháng 11.2024, ông Thomas cho rằng cần phải có mìn đáy biển cấp quân sự có sức công phá tương đương với 1.260 kg thuốc nổ TNT để thực hiện các vụ nổ có quy mô như vậy. Ông cho biết, việc đặt các thiết bị như vậy sẽ cần đến một con tàu lớn, chứ không phải du thuyền mà nhóm Ukraine được cho là đã sử dụng.
Trang ScienceNews ngày 21.11 dẫn lời các nhà khoa học cho hay họ đã chụp được hình ảnh cận cảnh đầu tiên của một ngôi sao bên ngoài dải Ngân hà. Theo đó, các nhà khoa học ghi lại hình ảnh mờ của ngôi sao đang dần tắt WOH G64, có kích thước lớn hơn mặt trời 2.000 lần.
Cách trái đất khoảng 160.000 năm ánh sáng, ngôi sao WOH G64 nằm trong đám mây Magellan lớn - một thiên hà vệ tinh của dải Ngân hà. Đây là một siêu sao khổng lồ đỏ, là loại sao lớn nhất trong vũ trụ vì chúng mở rộng vào không gian khi gần đến cái chết bùng nổ.
Hình ảnh được chụp bởi một nhóm các nhà nghiên cứu sử dụng một thiết bị mới trên kính viễn vọng VTL của Đài thiên văn Nam Âu (ESO) tại Chile.
Nhà vật lý thiên văn Keiichi Ohnaka tại Đại học quốc gia Andres Bello của Chile dẫn đầu nghiên cứu cho biết "lần đầu tiên, chúng tôi đã thành công trong việc chụp ảnh phóng to một ngôi sao đang tắt".
Hình ảnh cho thấy ngôi sao màu vàng sáng nhưng mờ nằm bên trong một đường viền hình bầu dục. "Chúng tôi phát hiện ra một cái kén hình quả trứng bao quanh sát ngôi sao. Chúng tôi rất phấn khích vì điều này có thể liên quan sự phóng vật chất mạnh mẽ từ ngôi sao đang tắt trước vụ nổ siêu tân tinh", ông Ohnaka cho biết.
Đội ngũ của nhà vật lý thiên văn này đã theo dõi ngôi sao trên được một thời gian. Vào năm 2005 và 2007, họ từng dùng máy giao thoa kế của kính viễn vọng VLT để nghiên cứu ngôi sao này.
Tuy nhiên, việc ghi lại một hình ảnh là điều ngoài tầm với cho đến khi có một công cụ mới mang tên GRAVITY được đưa vào sử dụng gần đây, kết hợp ánh sáng từ 4 kính viễn vọng.
Khi so sánh các kết quả quan sát, họ bất ngờ phát hiện ngôi sao đã mờ hơn trong thập niên qua.
"Ngôi sao này đã trải qua sự thay đổi đáng kể trong 10 năm qua, mang đến cho chúng ta cơ hội hiếm có để chứng kiến cuộc sống của một ngôi sao theo thời gian thực", đồng tác giả nghiên cứu Gerd Weigelt thuộc Viện Thiên văn vô tuyến Max Planck của Đức cho biết.
No comments:
Post a Comment