Wednesday, January 18, 2023

Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài Cổ Thành Quảng Trị ‘trình làng’ mô hình tượng đài tại Little Saigon

 

GARDEN GROVE, California (NV) – Mô hình Tượng Đài Tái Chiếm Cổ Thành Quảng Trị vừa được giới thiệu trong cuộc họp báo do Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài tổ chức vào trưa Chủ Nhật, 9 Tháng Giêng, tại Thư Viện Việt Nam, Garden Grove.

Thành viên Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài gồm có các ông Nguyễn Minh Chánh (Biệt Động Quân), Tần Nam (Bộ Binh, chủ tịch Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Nam California), Lê Văn Sáu (Không Quân), Hoàng Tấn Kỳ (Nhảy Dù), và ông Bob Harrison, cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam.

Các vị dân cử có Nghị Viên Kimberly Hồ, thành phố Westminster; Nghị Viên Phát Bùi, thành phố Garden Grove, kiêm chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California; ông Nguyễn Văn Ức, cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH); ông Lê Quang Dật, phụ tá Liên Ủy Ban Chống Cộng Sản và Tay Sai; Kỹ Sư Tạ Trung, chủ tịch Hội Đồng Giám Sát Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California; ông Vũ Trung, Hội Thủ Đức Nam California; ông Bùi Đẹp, trung tâm trưởng Trung Tâm Điều Hợp Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại; bà Terry Rains, công dân thành phố Westminster; và nhiều người có quan tâm đến việc xây dựng Tượng Đài Tái Chiếm Cổ Thành Quảng Trị tại thành phố Westminster.

Ông Lê Văn Sáu, chủ tịch Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài, cho biết ủy ban gồm có 11 thành viên, và hai người dự khuyết, làm việc cật lực liên tục từ Tháng Chín năm rồi cho đến nay mới có được mô hình tượng đài, sau khi đã tham vấn các niên trưởng và đồng đội đã tham dự trong việc tái chiếm cổ thành Quảng Trị, cả những hình ảnh và chi tiết được thể hiện trong mô hình được trình bày.

Các thành viên Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài Tái Chiếm Cổ Thành Quảng Trị (từ trái): Ông Nguyễn Minh Chánh, ông Tần Nam, ông Lê Văn Sáu, ông Hoàng Tấn Kỳ, và ông Bob Harrison. (Hình: Văn Lan/Người Việt)

“Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài đã được Hội Đồng Thành Phố Westminster chấp thuận cho xây dựng, đó là tin mừng và niềm vui cho tất cả đồng hương rất mong muốn có được một tượng đài uy nghi và đầy đủ về nội dung. Đây là một tượng đài có tính cách lịch sử nên chúng tôi cố gắng làm thật chính xác, về hình thức cũng như nội dung,” ông Sáu nói.

Tiếp đến ông Hoàng Tấn Kỳ, phó chủ tịch ủy ban, trình bày chi tiết và kích thước về mô hình tượng đài và bản thiết kế.

Mô hình tượng đài

Tượng của năm chiến sĩ Thủy Quân Lục Chiến cao từ 6 đến 7 ft cắm cờ trên đống gạch đá đổ nát của cổ thành phải là 3D ba chiều được đặt trên bệ cao 6 ft, dài theo chiều ngang từ trái sang phải 20-25 ft, bề sâu vào 11 ft theo hình dạng chân cổ thành Đinh Công Tráng, mặt trước có hai lô cốt nhô ra khỏi mặt tường cổ thành được áp đá hoa cương màu đen trên có khắc chi tiết đúng theo lịch sử trung thực của chiến dịch.

Sơ đồ khái niệm Tượng Đài Tái Chiếm Cổ Thành Quảng Trị được giới thiệu trong buổi họp báo. (Hình: Văn Lan/Người Việt)

Mặt trước bệ tượng đài, hàng trên cùng “Tổ Quốc Ghi Ơn,” hàng thứ nhì là “Tượng Đài Tái Chiếm Cổ Thành Quảng Trị – 1972 (và tên tiếng Anh ghi phía dưới là Retaking of Quang Tri Citadel 1972 Monument)” còn có gắn tất cả huy hiệu (logo) của tất cả các Quân Binh Chủng Quân Lực VNCH và Hoa Kỳ trực tiếp tham dự và yểm trợ tái chiếm cổ thành và toàn lãnh thổ tỉnh Quảng Trị (từ Lữ Đoàn trở lên).

Tiếp sát hai bên cách tường bệ tượng đài khoảng 2 ft và ngang với mặt tường sau của bệ đài là 2 trụ cờ cao, bên trái là cờ Hoa Kỳ và bên phải là cờ VNCH sẽ mãi tung bay.

Hai mặt tường hai bên (tiếng Anh mặt bên trái và tiếng Việt mặt bên phải) sẽ ghi lại sự kiện lịch sử trận đánh, các đơn vị trực tiếp, gián tiếp tham chiến và yểm trợ, kể cả con số hy sinh thương vong cả hai phía.

Cây cờ do các chiến sĩ Thủy Quân Lục Chiến sẽ thấp hơn hai lá quốc kỳ Mỹ (bên trái) và VNCH (bên phải) phất phới bay hằng ngày trên hai trụ cao, đuôi cờ cắm sẽ ngang bằng với mũi súng M16 cao nhất, cờ cắm bằng tấm kim loại mỏng cùng màu theo mô hình tượng đài có ba cái khuy tròn bắt vào thân cây trụ cờ cắm để có thể quay di động theo chiều gió.

Rợp bóng cờ vàng khi người tham dự hân hoan đồng ca bài “Cờ Bay Trên Thành Phố Quảng Trị” trong buổi họp báo. (Hình: Văn Lan/Người Việt)

Bức tường cổ thành Đinh Công Tráng

Được thu nhỏ nhưng giống như thật để tạo lại hình ảnh đáng nhớ trong ký ức của người Dân Cán Chính tỉnh Quảng Trị và chiến sĩ thuộc các Quân Binh Chủng Quân Lực VNCH đã từng chiến đấu và làm việc tại Quảng Trị, bức tường sẽ được xây phía sau cách tượng đài khoảng 5-6 ft với kích thước như sau:

-Chiều dài từ 28-33 ft, bề ngang 5 ft, tường thành cao 10-12 ft có cửa cổng thành vòm cong cao 8 ft, rộng 6 ft để có thể đi qua lại dễ dàng như thật, bên trên cửa cổng thành là tháp cổ thành cao 10 ft x ngang 10 ft x sâu 5 ft.

-Phía mặt tiền cổ thành có bảng ghi ĐINH CÔNG TRÁNG như trước năm 1975 thời VNCH (1954-1972), hai bên trụ cổng cổ thành có hai câu đối, mỗi bên năm chữ bên trên hình tròn nền màu trắng.

-Tiếp sát hai bên tháp cổ thành và bên trên tượng cổ thành sẽ có sẵn 16 lỗ để cắm cờ hiệu các Quân Binh Chủng VNCH và Hoa Kỳ khi có sự kiện ngày lễ tưởng niệm. [qd]


Trước đó, tại phiên họp Hội Đồng Thành Phố Westminster vào chiều Thứ Tư, 5 Tháng Giêng, Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài của thành phố công bố hình mẫu của Tượng Đài Tái Chiếm Cổ Thành Quảng Trị.

Ông Jake Ngô, giám đốc Sở Công Chánh, cho biết địa điểm đặt tượng đài sẽ được Ủy Ban Giải Trí và Dịch Vụ Cộng Đồng chọn sau khi Hội Đồng Thành Phố chấp thuận thiết kế.

Hội Đồng Thành Phố bỏ phiếu chấp thuận hình mẫu với kết quả 3-0-2, trong đó Phó Thị Trưởng Carlos Manzo, Nghị Viên Kimberly Hồ, và Nghị Viên Tài Đỗ bỏ phiếu thuận, còn Thị Trưởng Trí Tạ và Nghị Viên Charlie Nguyễn Mạnh Chí bỏ phiếu trắng.

Mô hình về hình thức thì có hơn phía bên nhóm Trần Thái Văn.
Nhưng về nội dung có những phần sai nghiêm trọng sau đây :
1/ Có những đơn vị không có mặt trong cuộc hành quân Lam Sơn 72. Do tướng Ngô Quang Trưởng chỉ huy .
2/ Các đơn vị Hoa Kỳ không tham chiến, chỉ ở ngoài khơi yểm trợ hải pháo và phi pháo .
3/ Sư đoàn 3 BB là một SĐ chạy làng, lúc mở chiến dịch tái chiếm sư đoàn này mới được tái thiết và ở trong Đà Nẵng .
4/ Dùng cụm từ "Chiến Thắng"mới đúng với mô hình, mới gọi là tri ân và vinh danh.
5/ Cụm từ " tái chiếm " có nghĩa là chưa thắng dứt khoát, còn mập mờ .
6/ TQLC VN không được tham dự cuộc họp báo này là hoàn sai .
Qua những điểm trên cho thấy UBXDTĐ này không nắm rõ cuộc hành quân tái chiếm Thị Xã Quảng Trị. Tôi xin diễn giải tóm tắc như sau :
Sau khi Quảng trị lọt vào tay cộng sản BV . TT Nguyễn Văn Thiệu , cam kết lấy lại Thị Xã này.
Thay Tr /Tướng Ngô Quang Trưởng đảm trách TL/QĐ1 .
Ngày 28/6/1972 chiến dịch Lam Sơn 72 HQ tái chiếm QT mà nổ lực chính là 2 SĐ tổng trừ bị Nhảy Dù và TQLC.
Đợt 1; SĐ Nhảy Dù chịu trách nhiệm chính nhưng vì tổn thất quá nặng nên Tướng Trưởng ra lệnh SĐ TQLC thay thế .
Đợt 2 : SĐ/TQLC chịu trách từ ngày 26/7/1972 .
Để tạo nên một chiến thắng vẻ vang lừng lẫy cho QLVNCH này riêng sư đoàn TQLC đã hy sinh gần 4000 quân nhân, chưa kể bị thương .
Thế thì xin hỏi UBXDTĐ đài rằng tại sao công việc hệ trọng như vậy lại không có 1 đại diện của SĐ TQLC ? Và xin hỏi các Ông có biết sư đoàn TQLC Mỹ lúc đó ở đâu không ?
Kết luận : Các ông đưa những LOGO của Mỹ vào đó là bôi bác QLVNCH và tạo điều kiện cho cộng sản đánh phá , là làm cho chúng ta mất chính nghĩa !
.Qua các hành động trên các ông đã coi thường TQLC VN là cố tình làm lu mờ hình ảnh oai hùng của TQLC.
.Tượng Đài này không có ý nghĩa gì cả là xỉ nhục những Tử Sĩ ,những TPB , những gia đình Cô Nhi Tử Sĩ ở VN , là chà đạp lên danh dự những cựu chiến binh TQLC còn hiện hữu . " Đó là những người đã từng vào sanh ra tử cho cuộc chiến "!
Đề nghị :
1/ là Quý vị bỏ tất cả những LOGO của lính Mỹ ra ngoài .
2/ thêm vào Huy hiệu Bộ Tổng Tham Mưu vì đó là cơ quan chỉ huy đầu não của QLVNCH.
3/ phải xin lỗi các hội đoàn TQLC VN.
4/ huỷ bỏ dự án này cho yên chuyện. Vì chúng ta thắng có một trận chiến nhưng thua cả một cuộc chiến ..
Rất mong đón nhận được những ý kiến phản hồi của quý vị .!
Trân trọng !


"4/ huỷ bỏ dự án này cho yên chuyện. Vì chúng ta thắng có một trận chiến nhưng thua cả một cuộc chiến .."
Ðồng ý. Năm 1972, VNCH đại thắng tại 3 mặt trận An Lộc, Kontum, và Quảng Trị nên nếu làm tuợng đài ghi ơn thì không thể bỏ quên sự hy sinh của các đơn vị tại An Lộc và Kontum.



    No comments:

    Post a Comment