Xin kính chuyển đến Quý Vị, Quý NT và CH...
Để ngâm ngùi, thương tiếc, tưởng nhớ đến một quê hương yêu dấu đã rơi vào tay giặc thù phương bắc.
Tưởng niệm Quốc hận 30 Tháng Tư, Năm thứ 46.
Tưởng niệm và Tri ân Quân, Dân, Cán, Chính, Cảnh Việt Nam Cộng Hòa đã vì nước hy sinh...
Tri ân và quan tâm đến Thương Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa,
đang sống những ngày cuối đời, trong cơ cực, nghèo khổ và bệnh tật tại quê nhà..
Trân trọng..
BMH ///
Washington, D.C
Sinh viên Pháp để tang VNCH ngày 27-4-75
Đây
là một tấm ảnh rất cảm động ghi lại cuộc biểu tình của sinh viên Việt
Nam tại Paris ngày 27/4/75, ba ngày trước khi Saigon sụp đổ. Lúc đó
trong nước chúng ta vẫn chưa biết đất nước sẽ đi về đâu, nhưng tại Âu
châu, nhất là tại Pháp mọi người đã biết số phận của VNCH. Các bạn sinh
viên Việt Nam đều đã để tang cho một Dân Tộc, một Đất Nước, lá Đại Kỳ
VNCH đã được rước đi khắp quận 13, thành phố Paris. Bức ảnh được mot
sinh viên tốt nghiệp KTS tại Pháp trước 75 scan lại từ một tờ báo Pháp
mà anh đã cất giữ từ ngày đó.
Tôi
cũng không ngờ, khi chụp tấm hình anh chị em sinh viên Paris vào một
ngày cuối tháng Tư, 1975, ngày mà họ cấp bách làm một cuộc xuống đường
qua các dãy phố thành phố Paris, để ủng hộ miền Nam Việt Nam và tưởng
nhớ tới những chiến sĩ thân yêu đang hy sinh trong giai đoạn mịt mù khói
lửa này, lại là một tấm hình lịch sử, đánh dấu sớm ngày tang thương của
đất nước. Chỉ sớm trước có 3 ngày.
Phải,
trước đó, ròng rã suốt tháng Ba, hình ảnh trên TV cho thấy người dân Ðà
Nẵng chạy loạn, hình ảnh các chiến trận hoang tàn, rồi cuộc rút lui
chiến thuật bỏ đứt vùng cao nguyên, rồi việc Tổng Thống Thiệu từ chức,
v.v… đã dồn dập chiếm trọn giờ tin tức trên đài truyền hình, khiến cho
người sinh viên Việt, sống xa quê nhà có cảm tưởng như đang ngồi trên
lửa bỏng.
Tổng
Hội Sinh Viên tại Paris do anh Trần Văn Bá làm chủ tịch lúc đó, đã
quyết định phải làm một cái gì để nâng đỡ tinh thần bên quê nhà, mong
ước chuyển về bên ấy chút tâm hiệp với các chiến sĩ đang khốn đốn vì bom
lửa đạn. Họ, những người sinh viên thuộc vùng Paris và những vùng lân
cận Orsay-Antony, Nanterre, đã kêu gọi nhau cùng tổ chức “Một Ngày Cho
Quê Hương”.
Trước tiên, phải là một cuộc xuống đường để ủng hộ miền Nam.
Ngày
27 tháng Tư, mọi người hẹn nhau tại Cư Xá Sinh Viên Quốc Gia trên đường
Bertholet. Cư xá là một khách sạn 7 tầng, Hotel Lutèce, được sinh viên
âu yếm gọi là Nhà Lý Toét, nằm ngay trong khu La Tinh, trung tâm của các
ngôi trường đại học lớn của thủ đô Paris.
Hotel
Lutèce được chính phủ VNCH thuê dài hạn từ nhiều năm, để những sinh
viên tá túc trong những năm đầu khi họ từ Việt Nam qua Paris du học,
giống như một ký túc xá.
Sinh
viên đồng lòng thúc đẩy anh em xuống đường trong tinh thần tưởng nhớ
những chiến sĩ đã hy sinh tại quê nhà để bản thân mọi người được tiếp
tục trau dồi việc học nơi xứ người.
Từng
thước vải đen được trải ra, những dòng chữ “Vinh Danh Các Chiến Sĩ Ðã
Nằm Xuống Cho Tự Do,” “Miền Nam Tự Do Bất Diệt,” “Ngày Ðại Tang,” v.v…
được viết bằng tiếng Pháp, chữ trắng trên nền vải đen.
Mỗi
người tự chít cho mình vành khăn trắng trên trán, phần để nói lên tâm
nguyện của mình, phần để nhận diện nhau, tránh sự trà trộn trong lúc
diễn hành của những phần tử “không quốc gia,” muốn phá hoại.
Ðúng
3 giờ trưa, anh em sinh viên bắt đầu cuộc tuần hành trong thầm lặng qua
các dãy phố của Quận 5, khu đại học. Biểu ngữ được giương cao, bát
nhang, lá quốc kỳ màu vàng ba sọc đỏ được căng rộng bốn góc, dẫn đầu
cuộc tuần hành dài cả trăm người.
Hoàn
toàn trong im lặng, không hoan hô, đả đảo. Một sự chịu đựng đầy tôn
nghiêm và trật tự. Khởi đầu đoàn người bắt đầu đi từ đường Gay Lussac,
một đại lộ sát nách với Ðiện Panthéon, nơi chôn cất những vĩ nhân của
nước Pháp như Voltaire, Victor Hugo, Marie Curie, v.v… Họ đi dọc xuống
tới vườn Luxembourg, rồi quẹo mặt ra đường Boulevard St. Michel, đi
ngang trước cửa trường La Sorbonne, ngôi trường Văn Khoa và Luật Khoa
nổi tiếng của Paris. Ðoàn người qua chiếc cầu Pont St. Michel, sau đó đổ
ra đại lộ Rivoli rồi trực chỉ nhắm công trường La Concorde đi tới.
Chữ
La Concorde có nghĩa là “Ðồng Tâm”. Anh em sinh viên, những đứa con của
miền Nam, đang thực sự hướng về quê nhà, đang thực sự đồng tâm chia sẻ
nỗi điêu đứng của đất nước trong giai đoạn tàn tạ khốn đốn này.
Bên
đường, tiếng la lối của nhóm thiên tả cũng nhiều, tiếng khích lệ từ
những người lớn lái xe qua “sao không làm sớm hơn?” cũng không ít.
Anh
chị em sinh viên vẫn âm thầm tiến bước. Ban báo chí của tổng hội trao
tay cho những người qua đường những tờ bươm bướm in bằng máy roneo nói
lên tình trạng của một nước tự do nhỏ bé đang bị cả khối Cộng Sản phụ
nhau lấn chiếm.
Cuộc
tuần hành, không có giấy phép của Tòa Đô Chính. Tình trạng đất nước
đang ở giai đoạn khẩn trương, không còn thì giờ để xin phép qua thủ tục
hành chánh rườm rà. Vả lại đơn xin chắc chắn cũng sẽ bị Tòa Ðại Sứ Bắc
Việt và cánh tả Pháp thiên Cộng phản đối, ngăn chặn.
Bởi
vậy phải tính chuyện liều mạng tổ chức một cuộc tuần hành chớp nhoáng,
trong trường hợp bị chặn lại, cũng sẽ có tiếng vang trong giới báo chí,
vẫn sẽ có những phản ứng thuận lợi về hình ảnh hiền hòa của một miền Nam
đang bị xâm chiếm, trái ngược với những thỏa hiệp trong Hiệp Ðịnh Paris
đã được ký kết ngay tại thành phố này.
Cuộc
tuần hành tuy không hợp lệ, nhưng lại là một thành công. Thành công ở
chỗ đã không bị giải tán trong suốt lộ trình. Cơ quan công lực thành phố
Paris thấy những khuôn mặt sinh viên trẻ Việt Nam tuần hành đông đảo,
nhưng nghiêm túc, trong trật tự, không la hét, đập phá nên họ lẳng lặng
theo sát, cuối cùng, cấp trên của họ đã tiếp xúc thẳng tại chỗ với người
đại diện của Tổng Hội Sinh Viên là anh Trần Văn Bá. Sau khi đã biết rõ
chủ đích ôn hòa và lộ trình của đoàn người, chính họ lại đích thân hộ
tống đoàn tuần hành, giúp giải tỏa những khúc kẹt xe do cuộc xuống đường
gây nên để giao thông có thể tránh và rẽ qua những hướng khác, một cách
nhã nhặn êm thấm.
Tôn
chỉ của xã hội Pháp là “Liberté – Égalité – Fraternité” (Tự Do – Bình
Ðẳng – Nhân Ái) quả thật đã được tôn trọng một cách dân chủ.
Riêng
đối với niềm tin của những con dân đất Việt, hồn thiêng sông núi, vong
linh các chiến sĩ của tiền nhân, hình như đã chứng giám và hỗ trợ cho
lòng thiện tâm của lớp trẻ, nên màn đầu của chương trình “Một Ngày Cho
Quê Hương” đã có được một cuộc tuần hành êm ả, thành công.
Màn
sau của cuộc biểu tình đã được dự trù là sau khi đã tới được công
trường La Concorde rồi, sinh viên sẽ tới ngay trước cổng Tòa Ðại Sứ Hoa
Kỳ, nằm tại một góc của công trường La Concorde (cuối đường Rivoli) để
phản đối chính sách Mỹ đã dồn miền Nam vào hoàn cảnh tang thương hiện
tại.
Nhưng
khi đoàn sinh viên tới sát khu Tòa Ðại Sứ Mỹ, thì nhân viên công lực
Pháp, có sĩ quan cao cấp hiện diện, đã chặn đoàn biểu tình lại. Họ nhã
nhặn nói: “Chúng tôi không thể để các bạn tới gần hơn nữa.”
Tôn
trọng luật lệ xứ người, anh chị em sinh viên đã dàn hàng ngang tại một
góc công trường La Concorde, chênh chếch đối diện với Tòa Ðại Sứ Mỹ,
trang nghiêm làm nghi thức tưởng niệm các chiến sĩ và cất cao bài quốc
ca miền Nam để kết thúc cuộc biểu dương tấm lòng chia sẻ nỗi đau thương
với đất nước.
Tiếng
hát của 300 người trẻ tuy đông đảo nhưng nghe vẫn như mất hút, lạc lõng
bơ vơ giữa cái không gian bao la của một công trường rộng lớn. Lạc lõng
bơ vơ như thân phận côi cút của một mảnh đất nhỏ bé đang bị bỏ rơi, nằm
bên kia quá nửa vòng trái đất.
Ðoàn
biểu tình sau đó kéo nhau từng nhóm nhỏ về tụ tập tại trường Chính Trị
Kinh Doanh của trường Ðại Học Assas, nằm bên hông vườn Luxembourg. Giảng
đường to lớn của trường đại học có khuynh hướng thân hữu này luôn luôn
rộng mở cho những người con của miền Nam tự do.
Tại
đây, anh chị em sinh viên của cả ba khu đại học đã làm một đêm không
ngủ, có hội thảo, có ca hát. Những bài hát quê hương, tranh đấu được anh
em sinh viên tự hát an ủi nhau trong giờ phút khốn đốn của miền Nam
nước Việt.
Ba ngày sau, đâu ngờ, Sài Gòn thất thủ.
Thôi
rồi, thế là mất hết, mất Sài Gòn, mất quê hương, mất luôn ngày về của
lớp trẻ vẫn hằng mơ ước một ngày có thể đóng góp phần trí tuệ của mình
cho quê hương thân yêu miền Nam.
Tran Dinh Thuc
Quân Bắc cộng chạy vào Dinh Độc Lập trưa 30/4/75
Đón người thân tù cải tạo từ miền Bắc trở về tại ga Saigon.(Saigon 1988 - Đón người thân tù cải tạo từ miền Bắc trở về ...)
Ngưòi trong ảnh là Đại tá Nguyển Công Vĩnh trước ở Sư đoàn 5.
Năm 1993, Ông định cư tại Hoa Kỳ, và đã từ trần năm 2017.Hưởng Đại Thọ 90 tuổi.
(BMH)Người về sau 13 năm tại miền Bắc: Ngày đi tóc vẫn còn xanh,nay về tóc râu đã bạc,hom hem trong bộ áo tù màu xám.Người vợ sau 13 năm gian khổ mỏi mòn,tóc cũng đã hoa râm,răng cũng rụng dần nhưng vẫn còn chút xuân sắc của một thời mệnh phụ.Người con,cằn cỗi với tháng năm trong một xã hội phân biệt đối xử vì cha anh là tù"cải tạo", nức nở ôm tay cha già,sau anh là em anh cũng đang lau nước mắt.
Những giọt nước mắt này phải chăng để mừng đời "giải phóng" hay ứa ra từ nỗi đớn đau của những người thua cuộc?
Bạn có thể quên vì bạn chưa sống trong trại "cải tạo" bị đầy đọa của các "quản giáo"..
Anh có thể quên vì anh ở nước ngoài từ 1975.
Em có thể quên vì em sanh ra sau 1975.
Nhưng tôi,tôi không quên được dù tôi muốn quên đi. Bức hình này làm tôi ứa nước mắt mỗi khi nhìn.Ở đó tôi thấy thân phận bạn bè tôi,đồng đội tôi,vợ con tôi và bản thân tôi của một thời dĩ vãng.
Chỉ vì tôi là người trong cuộc !
Xem bức hình dưới đây để thông cảm sự thương đau của lớp người "thua cuộc", nhưng còn những hoàn cảnh tang thương hơn nữa là những người về không ai tiếp đón, bước xuống xe, từ xa nhìn ngôi nhà cũ hay chỗ vơ con đang ở nhưng không dám vô ngay, cứ đứng từ xa mà ngắm thật lâu với cảm giác vừa hân hoan vừa hồi hộp đau xót, có thể là vợ, là con... nhưng xin nguyện cầu đừng thấy chiếc nón cối nào trong nhà...Saigon 1988 - Đón người thân tù cải tạo từ miền Bắc trở về ...
Những Hình Ảnh Sau Cùng Của Ngày 30 Tháng 4 Năm 1975
Đàn bò vào thành phố.flv - YouTube
www.youtube.com › watchNhiều hình ảnh nhân vật csvn
Trốn chạy cs |
Posted on April 30, 2019 by dongsongcu
Ngày
30 tháng 4 năm 1975, hầu như tất cả các báo và phương tiện truyền thông
trên thế giới đều loan tin về miền Nam Việt Nam bị thảm bại trước sự
xâm lăng của quân cộng sản miền Bắc.
Tờ
Daily Mail của Anh in hai chữ thật lớn “THE END – Kết Thúc”, và tờ báo
lớn nhất của Hoa Kỳ là New York Times với hàng tựa đề lớn trên trang đầu
tiên “MINH SURRENDERS, VIETCONG IN SAIGON; 1,000 AMERICANS AND 5,500
VIETNAMESE EVACUATED BY COPTER TO U.S. CARRIERS – Minh đầu hàng, Việt
cộng vào Sài Gòn; 1,000 người Hoa Kỳ và 5,500 người Việt Nam được giải
cứu bằng trực thăng ra hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ.” Một tấm hình đã
đoạt giải thưởng báo chí cho thấy cảnh một số người Việt đang chen chúc
nhau để lên chiếc trực thăng đang đậu trên sân thượng của một tòa nhà ở
Sài Gòn. Các tờ báo lớn khác của Hoa Kỳ như The Washington Post và The
Register cũng đăng tin tương tự.
Đúng
vậy, đây là một dấu chấm hết của một cuộc chiến tranh bảo vệ miền Nam
Việt Nam, được sự giúp đỡ của đồng minh Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác,
trước cuộc xâm lăng của miền Bắc, được trợ giúp bởi khối cộng sản quốc
tế do Nga và Trung Cộng điều khiển, với quyết tâm xâm lăng như Lê Duẩn
đã tuyên bố “Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc.” Một
câu nói chứng tỏ dã tâm của kẻ xâm lăng, và một bức hình cho thấy người
bạn đồng minh vẫn cố giúp đỡ người dân Việt Nam cho đến giờ phút sau
cùng.
Thành ngữ có câu “Một bức hình có giá trị hơn ngàn lời nói” quả nhiên là đúng như thế.
Gia
đình của các nhân viên làm việc cho chính phủ Hoa Kỳ được giải cứu bằng
trực thăng ở những địa điểm khác nhau trong thành phố.
Những
người dân hốt hoảng tìm phương cách thoát khỏi tai họa cộng sản bằng
cách leo vào các căn cứ của người Hoa Kỳ để hy vọng được cứu thoát.
Và rồi, những gì phải đến đã đến, khi chiếc xe tăng của quân cộng sản Bắc Việt ủi xập cổng, tiến vào dinh Độc Lập
sau khi Dương Văn Minh lên tiếng trên đài phát thanh kêu gọi toàn thể quân đội Việt Nam Cộng Hòa buông súng đầu hàng.
Trong
bất cứ một cuộc tranh đua hay chiến tranh nào thì cũng phải có hồi kết
cuộc. Người xưa có câu “Không đem thắng bại để luận anh hùng” mà trong
cơn nguy biến thì mới rõ ai là kẻ hèn nhát và ai là người anh hùng. Kẻ
hèn nhát Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng cộng sản Bắc Việt, và bức
hình trên cho thấy hình dạng hèn nhát, cúi đầu chịu nhục của Dương Văn
Minh trước quân xâm lăng.
Trong
nguy khốn mới rõ mặt anh hùng. Trung Tá cảnh sát Nguyễn Văn Long đã tự
sát trước tượng đài Thủy Quân Lục Chiến để bảo toàn danh dự của một một
sĩ quan bị bắt buộc phải buông súng đầu hàng quân địch.
Một số đơn vị quân đội vẫn can đảm chiến đấu cho đế giờ phút chót.
Hình ảnh kiêu hùng của những người lính chiến đấu trong những giờ phút cuối cùng của cuộc chiến đã được
ghi nhận bởi các ký giả ngoại quốc đã được đài truyền hình CBS của Hoa Kỳ trình chiếu.
Nét
hân hoan trên gương mặt của kẻ “thắng cuộc” lần đầu tiên được nhìn thấy
sự phồn vinh của miền đất tự do và những tiện nghi của người dân thành
phố.
Và họ đã “Vào” để “Vơ Vét Về” làm quà cho thân nhân của họ ở miền Bắc đói nghèo dưới sự toàn trị của đảng cộng sản.
Và rồi cả ba miền nước Việt bị nhuộm đỏ và trở nên một nhà tù vĩ đại nhất trong vùng Đông Nam Á.
Đối
với những người am hiểu sự tàn ác của cộng sản thì họ phải tìm cách
vượt thoát trước khi bị ràng buộc bằng gông cùm, xiềng xích trong các
nhà tù của cộng sản. Tuy nhiên, chỉ một số ít đã may mắn vượt thoát nhờ
những trực thăng của Hoa Kỳ và các tàu của Hải Quân VNCH cũng như một
vài tàu buôn.
Một
số chiến hạm của Hoa Kỳ đậu ngoài khơi, trong phạm vi hải phận quốc tế,
để chờ đón những người tìm cách vượt thoát bằng đường biển. Những chiếc
trực thăng của Không Quân VNCH đáp xuống Hàng Không Mẫu Hạm của Hoa Kỳ
được đẩy xuống biển để dành chỗ cho những chiếc khác có thể đáp xuống và
cũng để có chỗ cho người tị nạn, bởi vì trị giá của những chiếc trực
thăng này không thể so sánh với trị giá của con người. Đó là điều khác
biệt giữa lòng nhân đạo của đồng minh Hoa Kỳ và sự tàn ác của cộng sản
Việt Nam.
Trong
khi người bạn đồng minh Hoa Kỳ tìm cách cứu giúp thì đảng cộng sản Việt
Nam lại tìm đủ mọi phương pháp tàn nhẫn để đày đọa những người “thua
cuộc” trong các trại lao động khổ sai mà họ gán cho nhãn hiệu “trại cải
tạo”. Biết bao nhiêu bi hùng ca được kể lại bởi những tù nhân sống sót
và con số tử vong, cho đến ngày nay, vẫn không thể xác định được. Ngoài
ra còn có biết bao nhiêu nấm mồ nơi rừng thiêng nước độc chưa được thân
nhân của họ tìm ra để đem về cải táng, để ít ra họ cũng được yên nghỉ
nơi phần đất quê nhà, gần với tổ tiên, gia quyến.
Những tháng, năm, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, hàng trăm ngàn người đã tìm cách vượtt
biển đi tìm tự do trên những chiếc thuyền mong manh, bất chấp hiểm nguy
của sóng biển và hải tặc đang chờ đón họ ở một vùng biển cả mênh mông.
Họ “đi tìm Tự Do trong cái chết.” Có ai biết được đã bao nhiêu người đã
vùi thân trong lòng biển cả?
Tất
cả sự việc trên đều khởi đi từ cái bắt tay của Lê Đức Thọ và Henry
Kissinger trong cuộc “mua bán” miền Nam nước Việt tại Paris, thủ đô của
nước Pháp, ngày 23 tháng 1 năm 1973. Cái gọi là “Hiệp Định Hòa Bình
Paris – Paris Peace Accords” là bản án “tử hình” cho miền Nam Việt Nam,
bởi vì nó chỉ là hình thức để che đậy sự “mua đứt” miền Nam của cộng sản
Bắc Việt, vì bản chất của cộng sản là luôn luôn hứa hẹn để đạt được
thỏa ước, rồi sau đó sẽ vi phạm để chiến thắng. Cố tổng thống VNCH,
Nguyễn Văn Thiệu, đã để lại cho chúng ta một nhận xét rất chính xác về
thủ đoạn này: “Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng
sản làm.”
Đã
hơn bốn mươi năm qua, kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975, chúng ta đã học
được bài học lịch sử gì để đối đầu với cộng sản? Và nhất là với câu hỏi “Chúng
ta sẽ phải làm gì để xóa bỏ chủ nghĩa cộng sản để đem lại Tự Do, Hòa
Bình và Nhân Quyền thực sự cho quê hương Việt Nam yêu dấu của chúng
ta?”
Góp
gió thành bão, mỗi người một chút, không ngừng nghỉ đấu tranh trong
phạm vi của mình để góp phần vào việc giải thể đảng cộng sản Việt Nam.
Điều quan trọng là chúng ta không nản lòng, không ngừng nghỉ. Quý vị
nghĩ sao về câu nói của Mục Sư Martin Luther King:
If
you can’t fly then run, if you can’t run then walk, if you can’t walk
then crawl, but whatever you do you have to keep moving forward.
Nếu
bạn không thể bay thì hãy chạy, nếu bạn không thể chạy thì hãy bước,
nếu bạn không thể bước thì hãy bò, nhưng dù bằng cách nào đi chăng nữa
bạn cũng phải tiếp tục tiến về phía trước.
Lâm Viên
*Những Ngày Cuối Cuộc Chiến tại Miền Nam Việt Nam
Nhìn Ra Bốn Phương : Những Ngày Cuối Cuộc Chiến tại Miền Nam Việt Nam - (30/4/1975 ) - Vũ Hoàng Lân (phổ biến) (nhinrabonphuong.blogspot.com)
No comments:
Post a Comment