Mùa
hè năm 1945, một máy bay ném bom bay trên thành phố Hiroshima và thả
một quả bom nguyên tử, nó phát nổ 43 giây sau khi được thả xuống. Trong
đám khí hình nấm bao trùm hàng trăm mét, người ta cho rằng không gì còn
sống sót. Vào mùa xuân năm sau, trong đống đổ nát hoang tàn của thành
phố Hiroshima, người dân Nhật Bản rất ngạc nhiên khi nhìn thấy những
chồi non nẩy nở từ một loài cây…
Loài
cây ấy chính là cây bạch quả. Nó giống như hiện thân tuyệt vời của hy
vọng và của sự tái sinh sau thảm họa chiến tranh. Một ngôi chùa Phật
giáo bị phá hủy sau vụ nổ, đã được xây dựng lại bằng gỗ của cây bạch quả
sống sót ở gần đó. Kể từ đó, lá bạch quả trở thành biểu tượng của thành
phố Tokyo.
Cây
bạch quả có những đặc tính đặc biệt ấn tượng. Sự “đề kháng” đáng kinh
ngạc đối với ô nhiễm và các yếu tố gây đột biến gen cho phép nó thích
nghi và tồn tại qua các thời đại và trong tất cả các vùng khí hậu. Ở
châu Á, nó là loài cây “thánh” với nhiều công dụng chữa bệnh. Nó phát
triển bất cứ đâu khi được trồng xuống, và có nhiều tên gọi khác nhau:
Cây của sự sống ở Tây Tạng, cây trường thọ và trung thành ở Trung Quốc,
cây trường sinh ở Nhật Bản, cây 40 đồng ecus ở Pháp (là giá của bữa ăn
mà nhà thực vật học người Pháp Pétigny mời đồng nghiệp người Anh để đổi
lấy 5 cây bạch quả vào năm 1780).
Một loài cây từ thời tiền sử
Cây
bạch quả thuộc họ Ginkgophyta, là đại diện cuối cùng của loài này. Xuất
hiện từ cách đây hơn 270 triệu năm, chúng là một trong những loài cây
lâu đời nhất trên thế giới. Chúng tồn tại trước cả sự xuất hiện của loài
khủng long. Loài này đã sống sót và tồn tại cho đến nay nhờ các nhà sư
Phật giáo đã trồng chúng xung quanh các tu viện.
Cách
sinh sản của chúng rất đặc biệt, trước khi ra hạt, gần giống với sự
sinh sản của người: cây bạch quả cái là thụ thể mang hoa, cây đực mang
phấn, cây cái sinh ra noãn, khi được thụ phấn sẽ phát triển thành hạt.
Cây bạch quả không bao giờ bị bệnh, nó là loài cây bất tử.
Lão
tử, người sáng lập Đạo giáo, đã từng trồng một cây bạch quả. Gần chùa
Địch Lâm, thuộc tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc, có một cây bạch quả hơn
3.000 năm tuổi.
Cây bạch quả trong Vườn thực vật ở Paris được trồng khoảng năm 1811.
Tại
Nhật Bản, cây bạch quả được gọi là cây trường sinh, do quả của chúng
trông giống như quả trứng. Một cách thơ mộng, người Nhật gọi chúng là
“cây của ông và cháu”. Điều này có thể được nhìn theo góc độ khác: người
cháu là hy vọng tiếp nối dòng giống của người ông, một truyền thừa bất
tử.
Một
số truyền thuyết châu Á, kể rằng hậu duệ cuối cùng của một dòng họ
vương giả đã trồng một cây bạch quả trước khi biến mất. Khi già đi, thân
cây bạch quả được các rễ khí bao phủ (mà người Nhật Bản gọi là
tchitchis, có nghĩa là núm vú). Các vú em thường cắt rễ khí này của cây
bạch quả như điều may mắn để có sữa.
Một
số cây bạch quả lớn lên trong môi trường khắc nghiệt đã phát triển một
số tính năng khá lạ thường: một số cây có khả năng chịu được lửa, có khả
năng tái sinh đặc biệt và thậm chí có thể chống cháy. Có nhiều “cây –
cứu hỏa” như vậy trên thế giới. Đặc tính này thường có ở những cây sống ở
vùng khí hậu nóng.
Khi
có hỏa hoạn, cây bạch quả ứa nhựa ra phía ngoài khiến nó rất khó bị
cháy. Năm 1923, một ngôi chùa Nhật Bản không bị thiêu rụi trong một đám
cháy nhờ hàng cây bạch quả trồng xung quanh. Ngày nay, bạch quả được
trồng thử nghiệm ở Var, để chống cháy.
Loài
cây này cũng là một bí ẩn đối với các nhà khoa học, vì sự hiện diện của
tảo trong lá của nó. Đây không phải là một loại tảo thường được nói
đến, nó được gọi là “bóng ma của tảo xanh“. Năm 2002, nhà dược học người
Pháp François Rabelais của đại học Tours đã phát hiện ra một số tế bào
bạch quả được nuôi cấy đã chuyển sang màu xanh không thể giải thích. Khi
quan sát gần hơn, cô phát hiện các tế bào bạch quả nuôi dưỡng những
khung tế bào riêng của nhân và lục lạp. Khi tế bào này chết đi, những
“khung” này sẽ chuyển thành tảo quang hợp.
Tạp
chí Pour la Science viết: “Khi tảo này gia tăng lên, các tế bào bạch
quả ‘sưng’ lên, sau đó vỡ ra, làm trào loại tảo này ra môi trường bên
ngoài. Người ta vẫn chưa rõ cơ chế kích hoạt sự phát triển dữ dội của
tảo. Nhưng nuôi cấy trong môi trường lỏng, loài tảo này trở nên độc lập
và chỉ cần một nguồn ánh sáng để tồn tại“.
Vào
mùa thu, lá cây bạch quả chuyển sang màu vàng rất đẹp, tạo nên khung
cảnh nên thơ, tuyệt vời. Ở Trung Quốc, hàng ngàn du khách đến chiêm
ngưỡng thảm vàng mênh mông của cây bạch quả được trồng trong chùa Quan
Âm.
Về dược học
Bạch
quả đã có một vị trí quan trọng trong y học cổ truyền Trung Quốc. Với
đặc tính chống oxy hóa, lá của nó giúp cải thiện tuần hoàn máu trong não
và khi lưu thông máu ở mạch máu ngoại biên gặp khó khăn. Ngoài ra, cây
bạch quả cũng giúp cho việc lưu thông mạch vành, làm giảm đau thắt ngực
và xơ cứng động mạch; làm giảm độ nhớt của máu, ngăn ngừa đông máu và
cải thiện phục hồi từ nhồi máu cơ tim và chấn thương sọ não. Nó cũng có
tác dụng rất tốt trong điều trị giãn tĩnh mạch, giảm bớt cơn đau nửa
đầu.
Lá cây bạch quả.
Không
chỉ thế, cây bạch quả còn có thể ngăn ngừa mất thính lực, chống ù tai,
giúp dễ thở, làm tăng khả năng miễn dịch với nhiễm trùng, ngăn ngừa cảm
lạnh, ho và các bệnh đường hô hấp.
Điều
quan trọng bạn cần nhớ là tránh dùng các thuốc kháng đông với bạch quả,
và cần kiểm tra liều lượng nếu chúng ta dùng các phương pháp điều trị
khác, đặc biệt là ai sắp trải qua phẫu thuật.
Bạch quả đã chế thành thuốc :
GINKGO BILOBA 120 MG WITH VINPOCETINE CHAI 300 SOFTGELS
No comments:
Post a Comment