Một
điểm phân phát thực phẩm của Hiệp hội Restos du Coeur cho người có hoàn
cảnh khó khăn ở Sarcelles, ngoại ô Paris, Pháp. © Thomas Giraudeau/RFI
Thùy Dương
Vì
khủng hoảng Covid-19, nhiều người Pháp lâm vào hoàn cảnh bấp bênh, ngày
càng có nhiều người phải sống dưới ngưỡng nghèo. Nếu như về sức khỏe,
tính mạng, người cao tuổi là nạn nhân chính của virus corona, thì về mặt
kinh tế, giới trẻ mới là nạn nhân hàng đầu.
Ngày 29/11/2020, trả lời phỏng vấn của RFI Việt
ngữ về tác động của đại dịch Covid-19 đối với tình trạng nghèo khó tại
Pháp, nhà xã hội học, chuyên gia về tình trạng sống bấp bênh và vai trò
của xã hội, giáo sư Maryse Bresson, Đại học Versailles
Saint-Quentin-en-Yvelines, cho biết :
«
Về hậu quả của đại dịch, chúng ta không có con số chính xác. Một người
đứng đầu một hiệp hội đã đánh giá dựa trên những gì xảy ra năm 2008 và
sau cuộc khủng hoảng 2008, cho rằng có thể có thêm 1 triệu người bị đẩy
vào cảnh nghèo khó. Còn UNEDIC, cơ quan quản lý bảo hiểm thất nghiệp, dự
báo là (đến cuối năm 2020) có thêm 900.000 người thất nghiệp. Số người
nghèo trước khi xảy ra khủng hoảng Covid-19 là khoảng 9 triệu - 9,3
triệu người. Như vậy, nước Pháp sẽ vượt ngưỡng 10 triệu người nghèo,
thậm chí có thể là đã vượt qua hoặc sắp vượt qua ngưỡng đó. »
Trên
thực tế, các hiệp hội cứu tế như Restos du Cœur, Croix Rouge, Banques
alimentaires đều báo động tình trạng số người khó khăn sống nhờ thực
phẩm các hiệp hội cứu trợ đã tăng nhanh trong thời gian qua : tăng 10%
đối với Restos du Cœur, 10-55% (Croix Rouge), 20-25% (Fédération des
Banques alimentaires) và 30-35% (Secrours polulaires).
Riêng với hiệp hội Restos du Cœur, cá biệt có những vùng mà số người
đăng ký nhận thực phẩm cứu trợ đã tăng 45% (tỉnh Seine-Saint-Denis,
ngoại ô Paris). Kể cả ở thủ đô Paris, con số này cũng tăng 30%. Theo
Viện Thống Kê Pháp, INSEE, hiện tại ở Pháp có khoảng 5 triệu người sống
nhờ thực phẩm được cứu tế.
Con
số 10 triệu người nghèo trên tổng dân số Pháp 67 triệu là một tỉ lệ
không nhỏ. Nhưng cũng phải nói rõ là ngay cả trước khi Covid-19 xảy ra
kèm các theo hai đợt phong tỏa kéo dài, số người nghèo tại Pháp đã có xu
hướng tăng từ hàng chục năm nay. Chuyên gia xã hội học Maryse Bresson
khẳng định :
«
Chính xác là như vậy, tình trạng nghèo khó tại Pháp đã trở nên nghiêm
trọng ngay cả trước khi xảy ra khủng hoảng y tế. Như tôi đã nói về cuộc
khủng hoảng 2008, trong vòng 10 năm sau khủng hoảng, tình trạng nghèo
khó đã tăng, tỉ lệ người nghèo từ 13% hồi năm 2008 đã tăng lên thành
14,5%-14,8% vào năm 2018. Mỗi năm đều có sự thay đổi chút ít, nhưng dẫu
sao thì trong cả giai đoạn đó, nước Pháp đã ghi nhận tỉ lệ người nghèo tăng khá nhanh, thêm 1,5% ».
Ngày
26/11/2020, Đài quan sát tình trạng bất bình đẳng tại Pháp công bố «
Báo cáo về tình trạng nghèo khó tại Pháp 2020-2021 ». Cho dù vẫn còn
nhiều dữ liệu chưa được tổng hợp, nhưng với cách diễn đạt, trình bày dễ
hiểu với đại chúng, Đài quan sát tình trạng bất bình đẳng đã cho thấy
toàn cảnh về tình trạng nghèo khó tại Pháp. Được hỏi về điều gì gây lo
ngại nhất trong báo cáo mới về nạn nghèo khó tại Pháp, giáo sư Đại học
Versailles Saint-Quentin-en-Yvelines giải thích :
«
Đúng là vào ngày 26/11/2020, Đài quan sát tình trạng bất bình đẳng cho
thấy nước Pháp, vì có hệ thống xã hội có thể nói là khá hiệu quả, có khả
năng bảo vệ người dân ít nhất cũng là trong ngắn hạn. Đối với cuộc
khủng hoảng 2008, tình trạng nghèo khó không tăng ngay lập tức, hay
không tăng mạnh ngay lập tức, nhưng đã kéo dài. Vì thế, điều khiến mọi
người lo ngại trong báo cáo của Đài quan sát tình trạng bất bình đẳng
lần này là trong bối cảnh khủng hoảng đại dịch, với tình trạng GDP của
Pháp sụt giảm, trong vòng 3, 5 hay 6 năm tới, cũng có thể là trong vòng
10 năm tới, chúng ta sẽ lại thấy thêm nhiều hệ quả phát sinh từ cuộc
khủng hoảng dịch bệnh lần này.
Chúng
ta phải chuẩn bị là sẽ có một cú sốc lớn sau khủng hoảng, nhưng cũng sẽ
có những hệ quả kéo dài trong nhiều năm sau đó, giống như điều xảy ra
hồi năm 2008. Tôi sợ rằng mọi chuyện sẽ lại diễn ra như vậy. Vì thế,
điều quan trọng là phải xem chúng ta có thể làm được gì để tìm ra phương
án giải quyết ».
Đại
dịch Covid-19, kéo theo đó là các biện pháp hạn chế phòng dịch, đặt
biệt là 2 đợt phong tỏa kéo dài, khiến nhiều người đã nghèo càng thêm
khốn khó, nhất là những người làm các công việc theo thời vụ, hợp đồng
ngắn hạn, những lao động không có trình độ … Nhưng không chỉ vậy, nhiều
nhóm ngành nghề, nhất là những người làm nghề tự do, giới tiểu thương,
nhà hàng, văn hóa, du lịch … cũng lâm cảnh bế tắc. Bà Maryse Bresson cho
biết thêm :
«
Họ không thuộc nhóm đối tượng người nghèo hay có cuộc sống bấp bênh mà
trước đây chúng ta đã xác định được. Ở một chừng mực nào đó, đây là nhóm
người nghèo mới. Các tiểu thương và nói chung là những người hoạt động
trong lĩnh vực văn hóa, chẳng hạn chủ hiệu sách … tôi không có ý nói là
trước đây họ không có khó khăn, nhưng quả thật là trong bối cảnh hiện
nay, họ đã lâm vào cảnh bấp bênh, do tác động của các biện pháp đã được
triển khai để chống dịch bệnh.
Thế nhưng,
họ lại được bảo vệ ít hơn so với người làm công ăn lương làm việc toàn
thời gian, họ không được hưởng cùng một cơ chế bảo vệ. Hiện nay chính
quyền đang thử áp dụng một số cơ chế mà trước đây chưa từng có. Chẳng
hạn trước đây nhóm người này không được hưởng trợ cấp thất nghiệp bán
phần, bởi vì họ là người tự kinh doanh buôn bán, hoạt động độc lập
(không phải người làm công ăn lương) ».
Trở
lại với Đài quan sát tình trạng bất bình đẳng, báo cáo lần này đặc biệt
lưu ý đến tình cảnh khó khăn của giới trẻ. Khác với tiêu chí đánh giá
của Viện Thống Kê Quốc Gia INSEE vốn được sử dụng nhiều tại Pháp, theo
đó ngưỡng nghèo được xác định dựa theo thu nhập 1.063 euro/tháng (tương
đương 60% thu nhập bình quân của người Pháp), Đài quan sát tình trạng
bất bình đẳng xác định ngưỡng nghèo là mức thu nhập 885 euro/tháng (50%
thu nhập bình quân của người Pháp).
Dựa
trên số liệu năm 2018, cơ quan này cho biết trong tổng số 5,3 triệu
người nghèo (8,3% dân số Pháp), có hơn 52% là thanh niên dưới 30 tuổi,
đặc biệt là nhóm thanh niên 19 - 24 tuổi. Mức sống bình quân của thanh
niên Pháp thấp hơn 2 lần so với mức sống bình quân của người Pháp nói
chung. Về tình trạng của giới trẻ, chuyên gia Maryse Bresson lý giải :
«
Nhiều thanh niên đang trong tình cảnh này. Họ là những người vốn dĩ đã
có cuộc sống bấp bênh và nay lại càng lâm cảnh bấp bênh, khó khăn hơn
trong bối cảnh như chúng đang thấy. Hiện giờ đang có hai vấn đề đặt ra
cho giới trẻ. Trước hết là khó khăn về thị trường lao động. Trước
đây,khi bắt đầu tham gia thị trường lao động, vốn dĩ họ đã ít có cơ hội
được tuyển dụng hơn các nhóm lao động khác.
Trong
hoàn cảnh hiện tại, nhu cầu tuyển dụng hầu như không còn, họ lại là
nhóm người gia nhập thị trường lao động sau cùng và những người đến sau
cùng thường là người phải ra đi đầu tiên (nếu có sa thải lao động). Các
sinh viên thì không thể tìm được những việc làm thêm lặt vặt, hoặc đã có
việc làm thêm, nhưng công việc bị ngưng lại, đặc biệt là trong ngành nhà hàng.
Ngoài
ra, trên thực tế, cuộc sống của họ còn thêm khó khăn vì cơ chế an sinh
xã hội. Chẳng hạn, chúng ta biết là họ không được hưởng trợ cấp RSA.
Những người làm các công việc thời vụ thì ít cơ hội hưởng mọi chế độ bảo
hiểm xã hội. Chính vì thế, cuộc sống của giới trẻ đặc biệt càng thêm
bấp bênh.»
Về
phía chính quyền Pháp, từ khi biện pháp phong tỏa được thông báo lần
đầu tiên hồi mùa xuân, chính phủ đã công bố nhiều biện pháp như thất
nghiệp bán phần, hỗ trợ cho các nhà hàng, cửa hàng nhỏ lẻ phải đóng cửa
và gần đây nhất là kế hoạch trợ cấp đặc biệt cho thanh niên. Một cách
khách quan, báo cáo của đài quan sát tình trạng bất bình đẳng khẳng định
Pháp vẫn là một trong những mô hình xã hội tốt nhất thế giới cho phép
bảo vệ người nghèo tốt hơn ở phần lớn các nước giàu khác. Thế nhưng, vẫn
có 2,2 triệu người phải sống trong cảnh « khốn khó » (dưới 708
euro/tháng, ở mức 40% thu nhập trung bình của người Pháp).
Đài
quan sát tình trạng bất bình đẳng gọi họ là « những người nghèo trong
số những người nghèo » và coi là « không thể chấp nhận được » tình trạng
là tại « một trong những nước giàu có nhất thế giới » mà lại có những
người không có điều kiện sống xứng đáng với phẩm giá con người, không
thể sống mà không có sự trợ giúp của cha mẹ, bạn bè, hay phải sống nhờ
những công việc lặt vặt hoặc làm việc « chui », không khai báo hợp lệ …
Về điểm này, giáo sư xã hội học Maryse Bresson nhận định :
«
Tôi có cảm giác là chính phủ hành động không đủ để bảo vệ những người
nghèo khổ nhất. Chính phủ đã không hành động, hoặc chỉ có rất ít hành
động để giúp đỡ những người trong cảnh sống khó khăn nhất. Chính phủ mới
chỉ hành động chủ yếu để tránh xảy ra tình trạng những người thuộc tầng
lớp trung lưu hay có điều kiện khiêm tốn tại Pháp biến thành người
nghèo.
Còn
thì tôi phải nói rõ là chính phủ đã làm được rất ít cho người nghèo.
Chẳng hạn khi có đợt phong tỏa đầu tiên, chính phủ đã có một số hành
động để giúp người vô gia cư : Họ đã được đưa vào ở tạm trong các khách
sạn, nhưng ngay khi hết phong tỏa thì họ lại bị đẩy ra ngoài. Bây giờ
vấn đề này lại một lần nữa được đặt ra. Nói tóm lại là chính quyền chỉ
có rất ít hành động để cứu giúp những người nghèo khổ nhất.
Do tỉ lệ người nghèo naychiếm
đến 14-15% dân số Pháp, nên mới đây các thị trưởng, xã trưởng đã can
thiệp và đề nghị là dành một phần, nếu tôi nhớ không lầm là khoảng 1%
trong khoản tiền 100 tỉeuro
của đại kế hoạch tái thiết kinh tế, để giúp người nghèo. Thế nhưng, cho
đến nay, họ vẫn chưa nhận được hồi đáp của chính phủ. Vì thế, tôi nghĩ
rằng chính sách hiện tại không hướng đến người nghèo. »
Đài
quan sát tình trạng bất bình đẳng nhấn mạnh tương lai tình trạng sống
bấp bênh tại Pháp sẽ phụ thuộc nhiều vào quyết sách của chính quyền.
Không phải là nước Pháp không có phương tiện thực hiện, mà tất cả chỉ là
sự lựa chọn chính trị của nhà chức trách.
Tạp Chí Xả Hội Pháp
No comments:
Post a Comment