Cách
đây nửa tháng, thống đốc tiểu bang Cali – ông Gavin Newsom đã ban hành
lệnh giới nghiêm (Curfew Breakers) toàn tiểu bang trong bốn tuần, bắt
đầu từ tối ngày Thứ Bảy (Nov 21, 2020.) Người dân Cali phẫn nộ khi biết
rằng họ bị cấm tụ tập bạn bè trong dịp
Thanksgiving, ngay cả tổ chức đám tang cho thân nhân cũng bị giới hạn
dưới 12 người. Trong khi đó, Thống đốc Gavin Newsom đã đi dự tiệc sinh
nhật bạn ở Hawaii với rất đông người tham dự bữa tiệc đó mà không thực
hiện các biện pháp phòng bệnh như chính ông
đã nhiều lần lên TV khuyến cáo. Việc ông Gavin Newsom đã công khai xin
lỗi không làm công chúng nguôi giận.
Facebooker Tina Phan viết: “… Cảnh
sát trưởng quận Orange và Sacramento đã lên tiếng là cơ quan của họ sẽ
không áp dụng luật cấm giới nghiêm ở trong quận do họ cai quản. Newsom
đúng là một tên thống đốc rẻ tiền và vô tích sự.” Hai ông cảnh sát trưởng
này quả là biết điều. Hy vọng các tiệm ăn của người Việt nhờ vậy mà không bị phá sản.
Tại
Little Sài Gòn, tình trạng vơ vét hàng hóa quay trở lại như thời gian
bị giới nghiêm lần đầu. Người ta thi nhau mua gom giấy toilet, nước uống
đóng chai, gạo… ở các chuỗi chợ Mỹ lớn như Costco, Walmart và các chợ
Việt Nam. Chỉ trong vòng vài ngày, kệ
bán gạo chợ Việt trống lốc, chủ chợ không kịp nhập hàng đủ sức mua của
khách. Một chị làm quản lý trong chợ Việt khu Little Sài Gòn còn công
khai nói “Mua gạo nhiều quá ăn không hết lại năn nỉ người khác ăn giùm
cho coi.”
Nói
thiệt chớ tôi cũng chán ngấy ba cái vụ lock down này lắm rồi nên không
mua sắm, dự trữ thêm cái gì hết. Gì chớ kiểu phải thức sớm trong thời
tiết giá lạnh, đứng vô cái hàng dài dằng dặc hàng cây số trước khi tiệm
mở cửa để chờ đợi mấy tay security cho
vô tiệm mỗi lần vài chục người thiệt nó “oải chè đậu” vô cùng, thà nhịn
còn hơn. Mà lần trước mua mấy bịch rong biển khô, đậu nành, bún khô,
gạo hấp ăn tới bây giờ đã hết đâu, bạ đâu ăn đó, gặm bánh mì, bánh tráng
nhiều hơn, mấy thứ bánh này thì không bao
giờ thấy “khô cạn.”
Thời
gian lock down lần thứ nhất nước Mỹ có ai bị đói vì lock down không?
Xin thưa rằng không. Trường college tôi đang học cứ đều đặn nửa tháng
một lần gởi email kêu học sinh ghi danh nhận thực phẩm phát miễn phí mà
tôi chưa bao giờ ghi danh lấy một lần.
Các nhà thờ, chùa, điểm từ thiện ở Little Sài Gòn và vùng phụ cận cuối
tuần nào cũng có phát thực phẩm miễn phí tôi cũng chưa bao giờ tới nhận.
Không phải tôi “chảnh chó,” mà “Ở nhiều chớ ăn có bao nhiêu.” Tiền mướn
nhà, đổ xăng xe mới là gánh nặng cho nhiều
người trong thời gian dịch vật này.
Có
lẽ dân ta bị ám ảnh nỗi kinh hoàng thời bao cấp của nhà nước Việt cộng ở
Việt Nam đến “thâm căn cố đế” rồi, chắc phải đến thế hệ thứ hai, thứ ba
“Mỹ hóa” mới “gột rửa” được? Còn người Mễ thì ở gần người Việt riết rồi
cũng “lây nhiễm” nỗi sợ này nên họ
cũng ùn ùn mua đồ tích trữ y chang người Việt? Có người giải thích lý
do là Việt Nam “chống dịch” tốt hơn Mỹ. Tôi thì thấy chẳng qua là nhà
nước Việt cộng giấu con số tử vong, nguyên nhân tử vong thật sự mà thôi,
chớ làm gì có chuyện “tốt hơn.” Một nguyên
nhân khác là người dân Việt Nam từ hơn chục năm nay có thói quen ra
đường là đeo khẩu trang kín mít mặt mũi như Ninja vì ô nhiễm môi trường,
ô nhiễm khói bụi quá xá, do đó cũng hạn chế được tình trạng lây lan
virus cúm Tàu trong dân chúng.
Khi
tôi viết bài này thì chỉ còn vài ngày nữa là tới lễ Tạ Ơn và ngày Black
Friday nhưng tình hình cư dân ở đây im ắng hẳn đi. Buổi tối, tôi lái xe
đi một vòng các khu dân cư thấy ít nhà nào có trang trí đèn màu. Trên
Facebook, không thấy bạn bè post hình
chuẩn bị gà Tây, bánh trái, nấu ăn, rượu… nhộn nhịp nữa.
Bất
ngờ là đúng 12 giờ đêm 21 Tháng Mười Một, 2020, khoảng vài trăm người
dân Cali tập trung lại Huntington Pier (Orange County) biểu tình để
chống lệnh giới nghiêm (Curfew Breakers) của Thống đốc Cali dù nhiệt độ
đang rất lạnh. Rất đông người da trắng tham
gia biểu tình. Có người đeo khẩu trang, cũng có rất nhiều người không
đeo khẩu trang, thậm chí chỉ mặc độc quần lót thể thao, mang giày, cởi
trần trong thời tiết lạnh. Người biểu tình cầm cờ Mỹ, cờ Trump, hô vang
khẩu hiệu ủng hộ TT. Trump và giương cao những
tấm bảng ghi chữ “Recall Gavin Newsom.”
Thời
buổi này, tin tức lan truyền phải tính bằng đơn vị “giây” nên
Huntington Pier vừa nổ ra biểu tình thì vài phút sau một chị bạn đã gởi
tin nhắn cho tôi biết. Tuy nhiên, do lạnh quá và địa điểm cũng xa nơi
tôi đang ở nên tôi không tới tham dự. Qua hình
ảnh và video cho thấy người Mỹ tham gia rất đông. Người Việt tỵ nạn cầm
cờ vàng cũng có tham gia, dù số người tham gia ít ỏi. Họ đi bộ một
quãng đường rất dài về hướng Los Angeles. Nhiều người biểu tình phát
biểu trên video là họ thấy việc thống đốc ra lệnh
bắt buộc người dân phải ở trong nhà là vô lý. Sau khoảng một tiếng rưỡi
thì số người biểu tình đã giảm xuống, có lẽ đêm về sáng lạnh hơn nên
những người có tuổi không chịu nổi cái lạnh buốt da?
Tôi
cũng không lạ khi những vụ biểu tình như thế này đều diễn ra ở các
thành phố đông người Mỹ da trắng là Newport Beach, Huntington Beach và
Long Beach. Người Mỹ họ không có các kiểu sợ vớ vẩn của người Việt là
“sợ bị trù,” “sợ bị trả thù,” “sợ mất quyền
lợi,”… không vừa ý người Mỹ trắng họ biểu lộ ý kiến, thái độ ngay.
Con
virus Tàu cộng thật sự có hay không và có đáng sợ như truyền thông Mỹ
la làng hay không? Trải qua thời gian vừa rồi thì tôi khẳng định là có,
và nó không đáng sợ như chúng ta đã quá xá sợ. Nếu nói chết vì cúm thì
năm nào nước Mỹ cũng có số người chết
rất nhiều vì cúm Mỹ, nên Mỹ mới có vụ chích ngừa cúm. Tôi ở miền Nam
Việt Nam hơn nửa đời người chẳng bao giờ biết cúm là gì, dù tôi đọc lịch
sử thế giới thấy dân các nước khác chết vì cúm nhiều lắm. Cho đến khi
tôi bị Việt cộng chuyển ra nhà tù Thanh Hóa
ngoài Bắc (cách Hà Nội khoảng 30 km) thì tôi mới bị trận cúm đầu tiên
trong đời vì ở chung phòng với bạn tù bị cúm. Tôi nghĩ cúm dễ dàng tấn
công người do thời tiết lạnh và khô ở miền Bắc, do sức khỏe tù nhân bị
suy yếu. Tôi nghi bạn tù cúm là họ lây từ người
nhà vô thăm, lây từ chính cai tù, lây từ những nông dân họ tiếp xúc khi
đi lao động ở ngoài chớ tù chính trị bọn tôi không bao giờ tiếp xúc
khoảng cách gần với những nhóm kể trên khi ra ngoài nên không bao giờ bị
cúm.
Tôi
ra đại lộ Bolsa tham dự các buổi “Rally For Trump”, làm video phỏng vấn
đồng hương mà không thèm đeo khẩu trang, người được phỏng vấn cũng
không đeo khẩu trang. Nhiều lần khác, tôi vô tiệm ăn (chủ tiệm quen với
tôi) mà quên đeo khẩu trang, ăn xong đi
ra mới trực nhớ: “Ô! Nãy giờ mình không đeo khẩu trang.” Nhưng tôi vẫn
sống “phẻ mạnh” cho tới bây giờ, không hề có triệu chứng cảm sốt nhức
đầu, nên tôi kết luận chúng ta không cần phải sợ nữa, nhứt là hiện nay
đã có vaccin ngừa virus Tàu cộng rồi.
Tuy
nhiên, hiện nay mọi hoạt động bình thường đều bị ngưng trệ, học hành
ngưng trệ. Cầu mong cho nước Mỹ được “tai qua nạn khỏi” thời buổi chán
ngấy này.
Tạ Phong Tần
No comments:
Post a Comment