Chủ đề chính của cuộc bầu cử Hoa Kỳ được đặt là: “Sản xuất tại Hoa Kỳ” gánh thêm “Sản xuất tại Trung Quốc”. Cái gọi là “Sản xuất tại Trung Quốc” là
có nghĩa kép. Thứ nhất, Biden chắc chắn là một người được Đảng Cộng sản
Trung Quốc (ĐCSTQ) ủng hộ. Thứ hai, nếu Biden lên nắm quyền, ông sẽ
tiếp tục chính sách lấy lòng Trung Quốc như dưới thời Obama. Mặc dù Đảng
Dân chủ đã bãi bỏ “Nguyên tắc một Trung Quốc” khỏi cương lĩnh
đảng, hy vọng sử dụng điều này để thoát khỏi hình ảnh thân cộng. Nhưng
hiện giờ có vẻ hiệu quả không đáng kể, bởi chính sách xoa dịu Trung Quốc
dưới thời Obama vẫn để lại dấu vết.
Với
tư cách là một trợ thủ đắc lực, Biden không thể biện minh cho tuyên bố
của mình. Quốc lực của Hoa Kỳ đã suy giảm, phần lớn là do bị ĐCSTQ hút
máu. Đây là lý do ông Trump đang cố gắng dọn dẹp đống hỗn độn này. Tình
trạng này cũng tương tự như Đài Loan. Chính sách nhân nhượng của Mã Anh
Cửu đã có 8 năm, cánh cửa của Đài Loan đã rộng mở, đặc vụ đỏ có mặt ở
khắp mọi nơi. Bà Thái Anh Văn lên nắm quyền và bắt đầu vá lưới, chống
cộng mạnh mẽ.
Kiệt tác “Bí mật đế quốc” (The
Secret Empire) của nhà văn Mỹ Schweitzer, chứa thông tin về sự phản bội
của Biden đối với Hoa Kỳ, đã được tái hiện thành bộ phim tài liệu “Bí mật về Trung Quốc của con trai Biden” (The
Chinese Secret of Biden’s Son). Bộ phim này đã trở thành chương trình
nổi tiếng trước cuộc bầu cử và cũng lọt vào các cuộc thăm dò dân ý của
Biden.
Ngày
nay, sự thất bại của Washington trong việc tách khỏi Trung Quốc là
không đủ và cũng chưa chắc cứu được nước Mỹ, chứ chưa nói đến việc vĩ
đại trở lại. Điều này cho thấy xã hội Mỹ đã bị xâm nhập nghiêm trọng.
Ông Trump cáo buộc Biden đã tham gia chính trị 47 năm và nỗ lực bán đứng
Hoa Kỳ. Một phần lớn sự thật này nằm ở Hoa Kỳ. Ông Trump lấy Hiệp định
Iran và Hiệp định Thương mại Tự do Hoa Kỳ – Hàn Quốc làm ví dụ, nội dung
đều bất lợi cho Hoa Kỳ. Ngồi nhìn sự bành trướng quân sự của ĐCSTQ ở
Biển Đông là một ví dụ rõ ràng. Ngày nay, cái đuôi bành trướng đỏ sẽ
không mất. Tất nhiên, Obama phải chịu trách nhiệm lớn. Hiện giờ, theo “Đạo luật trừng phạt Biển Đông và Biển Hoa Đông” do
Nghị sĩ Rubio đề xuất năm 2017, ông Trump đã ban hành lệnh trừng phạt
đối với các công ty Trung Quốc xây dựng quân sự hóa ở Biển Đông, nhưng
đã chậm 7 năm.
Công ty Xây dựng Giao thông Trung Quốc là một kiểu Huawei khác
Việc
mở rộng quân sự của ĐCSTQ ở Biển Đông bắt đầu vào năm 2013. Vào thời
điểm đó, Trung Quốc và Philippines đã xảy ra xung đột trên đảo Hoàng
Nham. Duterte đã cầu xin sự giúp đỡ, nhưng Obama không hạ lệnh, ông tức
giận bèn thỏa hiệp với ĐCSTQ. Giờ đây, theo lệnh trừng phạt, 26 công ty
Trung Quốc bị chế tài, chủ yếu là công ty xây dựng giao thông Trung
Quốc, công ty đóng tàu Trung Quốc, công ty công nghiệp nặng Trung Quốc
và công ty xây dựng Đường sắt Trung Quốc.
Các công ty này cũng có mức độ trùng lặp cao với các công ty ký hợp đồng trong dự án “Một vành đai, một con đường” của
Trung Quốc. Việc đóng băng đồng USD của những công ty này chắc chắn sẽ
có tác động lớn. Kể từ sau dịch viêm phổi Vũ Hán tới nay, nhiều dự án đã
bị đình chỉ. Do đó, lệnh trừng phạt cũng tương đương với việc chống lại
sự bành trướng đỏ trong dự án “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc. Ông Trump gọi Công ty Xây dựng Giao thông Trung Quốc là: “Huawei trong cơ sở hạ tầng”, cũng có vài phần đạo lý.
Công
ty Xây dựng Giao thông Trung Quốc (CCCC) bị chế tài, bao gồm 6 công ty
con, bị ông Trump gọi là thủ phạm lớn nhất trong việc quân sự hóa Biển
Đông, phá hủy hệ sinh thái tự nhiên và gây nguy hiểm cho sự an toàn của
hàng hải tự do. Hai cáo buộc này đủ để đẩy các công ty lớn trên tới Tòa
án Quốc tế. Tên của 5 công ty con này như sau: CCCC Nạo vét, CCCC Vận
chuyển Thượng Hải, CCCC Vận chuyển Quảng Đông, CCCC Vận chuyển Thiên
Tân, CCCC Cục Vận chuyển số 2.
Động thái tiếp theo là yêu cầu ĐCSTQ phá bỏ các công trình xây dựng bất hợp pháp
Theo
thống kê, ĐCSTQ hiện đang chiếm lại Biển Đông để xây đảo. Tổng chi phí
cho đường băng chiến đấu dài 3 km trên Fiery Cross Reef (Đá chữ Thập) và
các boongke (công sự ẩn nấp và chiến đấu) tên lửa đất liền xung quanh,
đã tiêu tốn tổng cộng 10 tỷ USD. Việc xây dựng tất cả 7 hòn đảo đã được
công khai. Tổng chi phí đã vượt quá 100 tỷ USD. Theo bản tin thị trường
chứng khoán Hồng Kông: Để thu hút vốn, Công ty Xây dựng Giao thông Trung
Quốc đã đóng gói dự án xây dựng hòn đảo để niêm yết tại Hồng Kông. Tuy
nhiên, bị phát hiện hành động này có thể vi phạm pháp luật, nên đã không
niêm yết thành công.
Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với các công ty Trung Quốc xây dựng đảo ở Biển Đông, lại khiến dự án “Một vành đai, một con đường” bị ảnh hưởng. Hoa Kỳ gọi dự án “Một vành đai, một con đường” của
ĐCSTQ là hoạt động xuất khẩu tham nhũng. Tình hình hiện nay cũng cho
thấy như vậy. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới: Năm 2009 , Công ty
Xây dựng Giao Thông Trung Quốc (CCCC) thắng thầu đường cao tốc
Philippines bằng cách hối lộ. Năm 2015, CCCC đã hối lộ thủ tướng thân
cộng và thắng thầu Đặc khu Cảng Hambantota, dẫn đến việc Sri Lanka rơi
vào cảnh nợ nần và cảng Hambantota bị ĐCSTQ tiếp quản. Phương pháp tương
tự cũng xảy ra ở Bangladesh. CCCC đã hối lộ con trai của vợ cựu Thủ
tướng Zia và thắng thầu. Phương pháp hành sự của ĐCSTQ chưa bao giờ là
công bằng và trung thực, nhưng văn hóa tham nhũng đã làm ô nhiễm tất cả
các quốc gia “Một vành đai, một con đường”.
Các doanh nghiệp nhà nước của ĐCSTQ có tổng cộng 300 dự án ở các quốc gia “Một vành đai, một con đường”, hầu hết trong số đó đã bị gác lại. Vì dự án “Một vành đai, một con đường”,
các quốc gia đã trở thành con nợ dần dần thức tỉnh. Đặc biệt là sau
dịch viêm phổi Vũ Hán, nhiều dự án đã bị đình chỉ. Nhiều cư dân bị ảnh
hưởng bởi dự án này cũng đã bắt đầu phản đối. Hiện giờ tình hình quốc tế
đang hỗn loạn, vẫn chưa chắc chắn dự án này có thể tiếp tục được hay
không.
Mục
tiêu lớn nhất của các quốc gia mắc nợ này hiện nay là tìm kiếm sự đền
bù từ ĐCSTQ và yêu cầu giảm lãi suất. Thậm chí họ còn hy vọng sẽ coi các
khoản nợ của mình như khoản bồi thường cho dịch viêm phổi Vũ Hán, hai
khoản nợ này bù trừ cho nhau. Hiện tại ĐCSTQ chỉ đồng ý xóa nợ cho các
nước Châu Phi để êm xuôi mọi chuyện, các nước khác vẫn đang chờ và theo
dõi.
Động
thái tiếp theo của ông Trump sẽ yêu cầu ĐCSTQ phá bỏ hoạt động xây dựng
trái phép các bãi đá ngầm ở Biển Đông. Liệu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc
có bùng phát xung đột hay không, đây mới là điều đáng quan sát hơn.
Hồng Bác Học – nhà văn người Đài Loan
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm và ý kiến cá nhân của tác giả.)
No comments:
Post a Comment