Monday, August 31, 2020

TÀU CỘNG VÀ WHO SẼ MỆT MỎI KHI ÔNG ASO TARO THAY THẾ ÔNG ABE SHINZO (Thủ tướng Nhật )

Nếu ông Abe Shinzo là con Diều hâu đĩnh đạc thì ông Aso Taro là con Diều hâu hoang giả. Trong sự nghiệp chính trị của mình, ông Aso Taro từng kinh qua các chức vụ quan điểm trong nội các Nhựt Bổn như Ngoại trưởng, Bộ trưởng Ngân khố, Thủ tướng trong khi thế giới biến động mạnh bởi cơn bão tài chánh năm 2008 rồi sau đó làm phó thủ tướng cho ông Abe Shinzo cho tới nay kiêm nhiệm Bộ trưởng Ngân khố Nhựt Bổn
Ông Aso Taro là cháu trai của Thủ tướng thời hậu chiến Yoshida Shigeru, nổi tiếng là một người bảo thủ, có chánh sách ngoại giao cứng rắn và đường lối lãnh đạo gần giống với Thủ tướng Shinzo Abe.

Nếu ông Abe Shinzo là tác giả của chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thì ông Aso Taro cũng có đường lối mạnh mẽ trong việc củng cố liên minh của Mỹ và coi Tàu cộng là đối thủ cạnh tranh chiến lược và thậm chí là mối đe dọa đối với Nhựt Bổn.
Trong quá khứ, với tư cách là Ngoại trưởng, Aso đã đưa ra ý tưởng về việc Nhựt Bổn dẫn đầu "một Vòng cung Tự do và Thịnh vượng'" của các nền dân chủ lớn trải dài từ Ấn Độ đến Indonesia đến Úc và Nhựt Bổn. Tất nhiên, Tàu cộng không được đưa vào Vòng cung này, Nga hay Nam Hàn cũng vậy.
Nếu Aso trở thành thủ tướng và ở lại lâu hơn Abe và Donald Trump tái đắc cử tổng thống, thì Nhựt Bổn và Hoa Kỳ có thể tập trung vào một chánh sách đối ngoại "dẫn đầu các giá trị" ở châu Á được tổ chức xung quanh việc hỗ trợ cho dân chủ và các nền dân chủ, điều này chắc chắn sẽ làm sâu sắc hơn nỗi lo lắng cho Tàu cộng khi Tàu cộng vừa ban bố luật an quốc gia lên Hong Kong và phía Hoa Kỳ đang phát động một cuộc Thập tự chinh ngoại giao bao vây Tàu cộng và kích hoạt làn sóng dân chủ bùng phát ngay trong lòng Tàu cộng. Điều này cũng có thể khiến vị trí của Australia, Việt Nam tại quảng trường chiến lược Washington-Tokyo-Bắc Kinh-Canberra- Hà Nội trở nên thách thức hơn.
Đồng thời, Aso đã từng thẳng thừng đã mô tả Tàu cộng là một “mối đe dọa quân sự ngày càng tăng” và cáo buộc Bắc Kinh đang chánh trị hóa vấn đề đền Yasukuni. Vào tháng 10 năm 2006, ông ủng hộ cựu giám đốc chánh sách của đảng LDP Shoichi Nakagawa, người đã kêu gọi thảo luận về việc liệu Nhựt Bổn có nên xem xét phát triển kho võ khí hạch tâm hay không. Ông Aso Taro cũng ủng hộ việc sửa đổi điều khoản hòa bình trong Hiến pháp Nhựt Bổn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai Lực lượng Phòng vệ ở nước ngoài, và đôi khi công khai chia sẻ quan điểm theo chủ nghĩa xét lại của mình trước công chúng.
Trong thời gian làm việc tại Bộ Ngoại giao kéo dài gần hai năm, ông ủng hộ các biện pháp trừng phạt kinh tế nghiêm ngặt đối với Bắc Hàn và đóng vai trò quan trọng trong việc soạn thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc năm 2006 lên án Bình Nhưỡng thử hỏa tiễn tầm xa.
Đặc biệt gần đây, phát biểu trước các nhà lập pháp tại Hạ viện ở Tokyo, Aso đã chỉ trích người đứng đầu WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus vì điều mà ông gọi là " đánh giá không đầy đủ để giải quyết sự bùng phát đại dịch Kung Flu".
Ông Aso Taro cũng tham khảo một bản kiến ​​nghị trên change.org kêu gọi Ghebreyesus từ chức vì việc xử lý đại dịch Kung Flu, ông nói “Ít nhứt bản kiến ​​nghị đã nhận được 500.000 chữ ký. Mọi người nghĩ rằng Tổ chức Y tế Thế giới nên đổi tên ... nó không nên được gọi là WHO, nó nên được đổi tên thành CHO hoặc Tổ chức Y tế Tàu cộng. Điều này thực sự gây được tiếng vang đối với người dân".
Ông Aso Taro cũng nói thêm rằng, ngay từ sớm, nếu WHO không khẳng định với thế giới rằng Tàu cộng không có dịch bịnh viêm phổi, thì mọi người sẽ thực hiện các biện pháp phòng ngừa. WHO, một tổ chức toàn cầu, thậm chí không bao gồm Đài Loan. Và sau đó, chính vì Đài Loan không phải là thành viên của WHO, nên Đài Loan trở thành quốc gia đi đầu thế giới trong việc chống lại dịch bịnh. Phó thủ tướng Aso Taro cũng cáo buộc cựu tổng giám đốc cơ quan y tế toàn cầu - Margaret Chan - có trách nhiệm giải trình kém. Ông tiếp tục nói thêm rằng Ghebreyesus không thể tốt hơn khi đưa vào vòng xoáy của Tàu cộng về đại dịch Kung Flu.
Việc ông Abe Shinzo vì lý do sức khỏe nên phải từ nhiệm một cách đột ngột có thể là một nước cờ mới giữa Nhựt Bổn và Hoa Kỳ hậu đại dịch Kung Flu và hậu bầu cử Hoa Kỳ. Bởi vì ông Abe Shinzo tuy là một Diều hâu nhưng là Diều hâu đĩnh đạc còn Aso Taro là một con Diều hâu hoang dã hơn nên sẽ phù hợp hơn với bộ ba Donald Trump - Mike Pence - Mike Pompeo.
Việc ông Aso Taro thẳng thắn chỉ trích WHO cũng như mượn Nhựt Bổn trở thành một quốc gia hạch tâm hoàn toàn phù hợp với quyết tâm của chánh quyền Tổng thống Donald Trump và thực tế chiến lược của Bạch Cung, như chúng ta đã biết hiện nay chánh quyền Tổng thống đang triệt buộc Nga và Tàu cộng trong hành động Hoa Kỳ hủy bỏ những Hiệp ước cấm phổ biến võ khí hủy diệt với Nga, hành động này buộc Tàu cộng phải ngồi vào bàn với Hoa Kỳ và Nga để ký những Hiệp ước mới bình đẳng nếu không thì Hoa Kỳ sẽ thả tự do cho các quốc gia phát triển võ khí hạch tâm vì không còn các Hiệp ước ràng buộc. Điều này sẽ là cơ hội tốt để Nhựt Bổn phát triển nhanh chóng trở thành một quốc gia hạch tâm như mong muốn của Aso Taro và nhóm Diều hâu Nhựt Bổn.
Việc ông Abe Shinzo đột ngột từ nhiệm thực ra chỉ là một chiến lược rút êm mà không để lại lổ hổng cho chánh sách ngoại giao, kinh tế của Nhựt Bổn và thậm chí nó còn làm cho Tàu cộng thêm mệt mỏi vì con Diều hâu hoang dã Aso Taro sẽ thay thế Diều hâu đĩnh đạc Abe Shinzo.
Theo vietbf.com

No comments:

Post a Comment