Người đàn ông miền Trung sau khi vượt biên bằng "quan tài sống" container đến Anh quốc trái phép, đã phải đối mặt với cuộc sống chui lủi đầy đe dọa. Nhiều người bất chấp lao vào kiếm tiền bằng nghề trồng cần sa vốn bị cấm và đầy rẫy tai ương.
Sự
việc gây chấn động thế giới - 30 người chết trong container tại nước
Anh hiện vẫn chưa xác định được danh tính là lời cảnh tỉnh đau đớn cho
những người có ước mơ vượt biên làm giàu.
Infonet
tiếp tục đăng tải câu chuyện của một người đàn ông miền Trung từng vượt
biên bằng xe container vào nước Anh, sau khi nhập cư trái phép là chuỗi
ngày cơ cực trồng cần sa phi pháp những mong có tiền trả nợ đường dây
đưa anh sang đây "làm giàu"...
Sau
53 ngày lênh đênh, trôi dạt, bị bỏ đói ở rừng Serbia, bị cảnh sát bắt
giam ở Áo và Đức, rồi suýt chết ngạt trong thùng container đông lạnh chở
thịt gà, cuối cùng người đàn ông miền Trung này cũng đặt chân đến nước
Anh, nhưng xem ra, "thiên đường" vẫn còn xa lắm...
Nhiều tháng trời không có việc làm
Hồi
đầu mới qua Anh, tôi đã được những người đang làm việc chui tại đây
chỉ bảo, đã là đối tượng nhập cư bất hợp pháp thì không có nghề gì là an
toàn cả. Nào là anh G. (người Hà Tĩnh) làm nhà hàng vừa mới bị bắt; Chị
Nh (người Hải Phòng) làm nails cũng bị đưa vào trại tị nạn rồi trục
xuất về nước, khiến tôi hoang mang, giao động. Sau thời gian dài đắn đo,
suy ngẫm, tôi quyết định theo nghề cỏ (tiếng lóng để chỉ canabit, tức
tài mà).
Thông
thường, khi mở bãi (bãi là tiếng lóng của người Việt dùng để nói về một
địa điểm đầu tư), chủ nhà thường ưu tiên cho người đến trước (bao gồm
cả người mới vượt biên sang và người vừa bị hỏng bãi về). Có nghĩa là ai
bị “thất nghiệp” trước thì sẽ được bố trí đi làm trước. Những người
chưa đến lượt thì cứ ngồi chơi và xơi nước.
Thời
điểm tôi có mặt tại London, trong nhà còn 8 người đang chờ việc. Không
có ngoại lệ, tôi cũng phải chờ cho anh em đi làm trước rồi mới đến lượt
mình. Trong quãng thời gian 4 tháng đó, hàng ngày, tôi phụ giúp chủ nhà
chợ búa, cơm nước, những lúc rảnh rỗi thì dạo phố, ngắm cảnh cùng bạn
bè.
Cuối
năm 2012, để làm quen với công việc, tôi được cử đi học việc một tuần.
“Lớp học” của tôi là một căn nhà 3 tầng, kẹp giữa những ngôi nhà liền kề
theo từng dãy thuộc thành phố Doncaster. “Thầy giáo” của tôi là một
người đồng hương kém tôi ít tuổi. Bên trong nhà, trừ phòng khách và bếp,
tất cả đều được sử dụng để trồng cỏ.
Trong
phòng, cửa sổ được bịt kín bằng bạt dày không để ánh sáng bị ra ngoài.
Mỗi phòng, bình quân cứ 1m2 được bố trí 1 bóng đèn 600W. Sát trên trần
nhà được treo quạt hút bằng mô tơ điện. Đầu cuối ống hút được gắn với
thùng lọc nhằm giảm mùi thơm của cỏ. Đầu cuối ống xả được kết nối với hệ
thống ống khói (đục tường gắn vào) của ngôi nhà. Khi quạt chạy, không
khí sẽ theo ống khói thoát lên nóc nhà ra ngoài.
Giai đoạn cỏ tạo bông (Ảnh: Internet) |
Cửa
phòng cũng được căng loại bạt dày để hạn chế ánh sáng lọt ra tránh bị
phát hiện. Với số lượng bóng dày đặc, nếu bật lên cùng lúc và tắt quạt
hút, nhiệt độ trong phòng có thể đạt 45độC.
Trong
ngôi nhà này, các phòng được bố trí tương tự nhau nhưng có chức năng
khác nhau, tùy theo diện tích rộng hay hẹp và giai đoạn sinh trưởng của
cỏ. Thông thường cứ 4 tuần thì gối thêm một vụ nên luôn luôn có 4 thế hệ
tồn tại (các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cỏ) như: chíp,
baby (trẻ em), thanh niên và đánh bông (giai đoạn tạo sản phẩm).
Thức ăn của cỏ được gọi bằng những cái tên rất mỹ miều, rất người như: cà phê, cá, đạm, tắc kè đỏ, tắc kè xanh...
Đầu
năm 2013, tôi được gọi đi làm tại một bãi mới ở thành phố Portsmouth,
phía Nam nước Anh, giáp eo biển Măng-sơ. Tất cả chi phí ban đầu đều do
chủ bỏ ra, người làm chỉ bỏ công và hưởng 30% lợi nhuận.
Cuộc sống chui rúc, khổ sở
Được
“biên chế” đến đơn vị mới, tôi nhanh chóng thu dọn hiện trường để lấy
không gian “hoạt động”. Tất cả tủ giường, bàn ghế đều được tháo rời xếp
riêng một chỗ. Sau đó khuân đồ đạc, vật tư, đất cát từ dưới tầng 1 lên
tầng 2 rồi nóc nhà, với khối lượng tương đương một xe tải loại vừa.
Tiếp
theo là công việc bao nhà, nghĩa là bài trí, lắp đặt các thiết bị phục
vụ công việc trồng cỏ. Giai đoạn này công việc tương đối vất vả bởi một
số thiết bị khá nặng, đặc biệt là việc treo quạt hút lên trần nhà với
trọng lượng từ 35kg đến 40kg mà chỉ có một mình.
Ban đầu chỉ cần làm 1 phòng để đưa “baby” (cây giống được chiết từ cành đã mọc rễ, cao khoảng 10cm) vào trồng trong “bát nhỏ” (loại chậu nhựa hình vuông hoặc tròn, đáy có lỗ, đường kính gần 15cm). Sau đó bật điện 24/24, duy trì nhiệt độ khoảng 25oC. Giai đoạn này tương đối nhàn vì mỗi ngày tưới nước (có pha hóa chất theo tỉ lệ) một lần và số lượng rất ít.
Ban đầu chỉ cần làm 1 phòng để đưa “baby” (cây giống được chiết từ cành đã mọc rễ, cao khoảng 10cm) vào trồng trong “bát nhỏ” (loại chậu nhựa hình vuông hoặc tròn, đáy có lỗ, đường kính gần 15cm). Sau đó bật điện 24/24, duy trì nhiệt độ khoảng 25oC. Giai đoạn này tương đối nhàn vì mỗi ngày tưới nước (có pha hóa chất theo tỉ lệ) một lần và số lượng rất ít.
Quá trình thu hoạch (Ảnh: Internet) |
Thời
gian còn lại trong ngày thì tập trung hoàn thiện các phòng khác để đảm
bảo không gian cho 4 thế hệ (như đã nói ở trên) với 4 chế độ ánh sáng,
nhiệt độ khác nhau.
Khi
“baby” được 2 tuần, thì phải chuyển sang “bát to” (loại chậu nhựa hình
vuông hoặc tròn, dưới đáy có lỗ, đường kính khoảng 30cm), bắt đầu giai
đoạn “thanh niên” (thời gian kéo dài khoảng 4 tuần). Thời kỳ này cỏ phát
triển nhanh nên cần diện tích rộng, bình quân cứ 4 cây/m2. Mỗi ngày
tiêu thụ khoảng 0,8 lít nước/cây, bật điện 18 tiếng/ngày.
Giai
đoạn “thanh niên” được 2 tuần thì cắt những cành dưới cùng, lấy khoảng
8cm đầu ngọn để bóp chíp (một loại bầu làm sẵn dùng để cắm cành cây vào
tạo giống). Giai đoạn này bật điện khoảng 16 tiếng/ngày và sử dụng
khoảng 1 lít nước/cây.
Tạo
chíp xong, bỏ trong lồng kín, bật điện 24/24 với nhiệt độ khoảng từ 20
đến 22oC, sau khoảng 2 tuần thì mọc rễ, và lại cho vào bát con như ban
đầu.
Sau khi “thanh niên” được 4 tuần thì chuyển sang giai đoạn đánh bông (hay còn gọi là đi ngủ).
Thời
gian đánh bông kéo dài khoảng 4 tuần thì kết thúc. Đến ngày thu hoạch,
thì dùng kéo bấm cắt gốc rồi treo ngược trên dây đèn (loại dây thép được
căng sát trần nhà để treo bóng đèn).. Sau khoảng 30 tiếng thì hạ xuống
cắt lấy phần bông mang đi.
Đây
là những ngày căng thẳng nhất, bởi mùi thơm của cỏ có thể dẫn đường cho
bọn trộm đến nhà hay cảnh sát phát hiện. Nếu bị trộm cắp, thì chủ bị
mất vốn, người làm chỉ mất thời gian, còn có thể trở về làm lại. Nhưng
nếu bị cảnh sát phát hiện và bao vây thì cơ hội kiếm tiền coi như chấm
dứt.
Mỗi
ngày, tổng thời gian làm việc chỉ già nửa buổi, công việc không có gì
vất vả nhưng hết sức căng thẳng về tinh thần. Để tránh sự theo dõi của
cảnh sát và bọn trộm, gần 3 tháng trời, không mấy ai ra khỏi nhà, chỉ
quanh quẩn, chui rúc một mình trong ngôi nhà lạnh lẽo hoang vắng, cửa
luôn đóng kín, thấp thỏm lo sợ.
Cỏ đã được sấy khô (Ảnh: Internet) |
Đặc
biệt là ban đêm, chỉ cần nghe một tiếng gõ cửa (mà đôi khi chỉ là để
hỏi thăm), bất kể là ai cũng hồn xiêu phách lạc, tim thót ra khỏi lồng
ngực. Nhiều người sợ đến nỗi, khi ngủ luôn xỏ sẵn giày, mặc quần áo ấm
đề phòng khi có động là vọt như tên bắn, lao ra khỏi nhà.
Ngay
cả khi đã thu hoạch xong, đưa hàng đi giao dịch theo chỉ đạo của chủ
cũng chưa chắc đã an toàn. Ở Vương quốc Anh, đây là một việc hết sức
nguy hiểm, vì nếu bị cảnh sát bắt sẽ bị buộc vào tội buôn bán hàng cấm.
Còn nếu bị cướp thì lại càng nguy hiểm vì chưa hẳn chủ đã tin. Đã từng
có nhiều vụ chủ tra tấn công nhân đến chết vì nghi ngờ ăn cắp hàng rồi
dựng hiện trường giả.
Thông
thường, trong 100 vụ thì may mắn lắm chỉ 40 vụ thành công, 35 vụ bị
trộm, 25 vụ bị cảnh sát Anh phát hiện. Vì thế, nhiều người nhanh chóng
bị vỡ mộng nơi "miền đất hứa"..
Bản
thân tôi cũng không ngoại lệ, bị cảnh sát Anh bắt hai lần. Sau lần thứ
nhất được thả, tôi kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhưng không cải thiện
được tình hình. Cuối cùng tôi lại quay lại "trồng cỏ", dẫm lên vết xe đổ
rồi bị trục xuất về Việt Nam với đống nợ khổng lồ.
Kỳ Anh - Hồng Lĩnh ghi
No comments:
Post a Comment