Sunday, July 28, 2019

Tỳ Phú Hoàng Kiều

Hoàng Kiều (sinh năm 1944 tại Quảng Trị, Việt Nam) là một doanh nhân, tỷ phú người Mỹ gốc Việt. Năm 2017, ông nằm trong Top 400 tỷ phú giàu nhất thế giới theo công bố của Tạp chí Forbes với tài sản 3 tỷ USD.[1]

Xuất thân, đời tư

Hoàng Kiều sinh năm 1944 tại Quảng Trị (Việt Nam) trong một gia đình có truyền thống nho giáo. Tuy ông nội của Hoàng Kiều từng làm việc trong tòa án của Huế trước đây, nhưng do những biến động chính trị thời đó, gia cảnh của Hoàng Kiều rất khó khăn.
Năm lên 5 tuổi, Hoàng Kiều được chú là nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đưa vào Sài Gòn nuôi dưỡng sau khi bố mất[2], rồi theo học ngành kỹ thuật ở một trường đại học. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông rời Việt Nam qua sinh sống ở Mỹ. Ông mang quốc tịch Mỹ và thường trú tại thành phố Los Angeles, bang California. Gia đình Hoàng Kiều gần như không có gì khi mới đặt chân đến miền đất mới.[3]


Thời điểm Hoàng Kiều qua Mỹ, ông đã có vợ và năm người con. Thông tin về vợ hay các con của Hoàng Kiều không được ông chia sẻ nhiều và là điều bí ẩn đối với giới truyền thông.[4]
Vào năm 2014, trong buổi tiệc khai trương Kieu Hoang Winery với sự có mặt của 300 vị khách mời, người ta chứng kiến sự xuất hiện của ông bên cạnh nữ diễn viên người Trung Quốc Lý Băng Băng cùng với 1 phụ nữ xinh đẹp khác.[4] Thông tin từ tờ Napavalley cho biết rằng cô gái trẻ xinh đẹp đó chính là vợ Hoàng Kiều (vợ sau). Tuy nhiên, ông không lên tiếng xác nhận hay phủ định thông tin này. 5 người con của Hoàng Kiều, theo các bạn bè thân thiết của ông cho biết, đều đã trưởng thành và thành đạt.[4]
Tháng 12 năm 2016, nhiều trang tin tức báo chí đã đưa thông tin, Hoàng Kiều được cho là người yêu mới của nữ người mẫu Ngọc Trinh.[4]

Sự nghiệp kinh doanh
Cuộc sống rất khó khăn khi đến Mỹ với chỉ hai bàn tay trắng. Tuy vậy, nhờ có vốn tiếng Anh tốt và các mối quan hệ, Hoàng Kiều đã kiếm được một công việc trong phòng thí nghiệm của công ty Abbott với mức thù lao 1,25 USD/giờ. Đây là bệ đỡ cho ông vươn lên trong con đường sự nghiệp của mình.
Năm 1980, Hoàng Kiều rời bỏ cương vị quản lý tại Abbott để thành lập công ty của riêng mình với tên viết tắt là RAAS – hoạt động trong lĩnh vực sản xuất huyết tương y tế, chuyên cung cấp các kháng thể hiếm. Từ đó, việc làm ăn phát đạt đã thúc đẩy ông mở thêm chi nhánh tại Trung Quốc với tên gọi Shanghai RAAS Blood Products vào năm 1988.[5] Ông là Phó chủ tịch Shanghai RAAS Blood Products, nắm giữ 37% cổ phần công ty này[4] tương đương 183.600.000 cổ phiếu.[6] Công ty Shanghai RAAS Blood Products được tạp chí Forbes bình chọn đứng thứ 4 trong 10 công ty đổi mới sáng tạo nhất năm 2017[7]
Tài sản của Hoàng Kiều tăng chóng mặt sau khi Shanghai RAAS tiến hành IPO trên sàn chứng khoán Thâm Quyến, Trung Quốc, và sự phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ chăm sóc y tế. Công ty này cũng thuộc Top 30 công ty sáng tạo thế giới, top 200 doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ USD. Năm 2014, ông tham gia vào lĩnh vực sản xuất rượu vang bằng cách mua lại hãng rượu Michael Mondavi Family. Năm 2015, giới tài chính xôn xao khi Hoàng Kiều bỏ ra 33 triệu USD mua lại villa Hummingbird Nest Ranch, vùng ngoại ô Los Angeles. Ông dự định xây dựng trung tâm chăm sóc sức khỏe tại đây. Tính đến tháng 12 năm 2016 tài sản của tỷ phú này theo thống kê của Forbes có giá trị là 2,9 tỷ USD, nằm trong top 400 tỷ phú giàu nhất thế giới và là người Việt giàu nhất trên thế giới.
Tại Việt Nam, cái tên Hoàng Kiều bắt đầu được biết đến nhiều khi đưa Hoa hậu Thế giới 2008 Ksenia Sukhinova và Hoa hậu Trương Tử Lâm đã đến thăm Việt Nam để làm từ thiện trong năm 2009. Ông cũng gây xôn xao khi tuyên bố sẽ đưa cuộc thi Hoa hậu thế giới 2010 tổ chức tại Tiền Giang, thay vì Nha Trang như kế hoạch trước. Tuy nhiên, ý định này của ông đã không thể thành công.[4]
Sau đó ông vướng vào kiện tụng khi mua bán đất tại địa điểm dự định tổ chức cuộc thi Hoa hậu ở Tiền Giang, trong vụ kiện này ông chấp nhận bỏ 13 tỉ tiền đặt cọc đất trong số 17 tỉ tiền đất để thoái vốn khỏi Việt Nam. Kể từ đó, Hoàng Kiều gần như biến mất khỏi giới đầu tư tại Việt Nam.[4][8]

Đường làm giàu của tỷ phú Hoàng Kiều


Tuổi thơ nghèo khó đã giúp tỷ phú gốc Việt tự tin mình có thể vượt mọi thử thách trong cuộc sống, đặc biệt là thời gian mới sang Mỹ định cư.


Theo Forbes, nhờ thành công với 2 công ty sản xuất huyết tương, RAAS và Shanghai RAAS, tỷ phú gốc Việt 71 tuổi lần đầu lọt danh sách 400 tỷ phú giàu nhất Mỹ năm nay, đứng thứ 149 với tài sản 3,8 tỷ USD. Phần lớn tài sản của ông đến từ Shanghai RAAS, hiện niêm yết tại Trung Quốc. Ông thành lập công ty này năm 1992, hợp tác với Trung tâm Huyết học Thượng Hải (Shanghai Blood Center). Với doanh thu 214 triệu USD và vốn hóa 17,7 tỷ USD, công ty này xếp thứ 20 trong danh sách Công ty Sáng tạo nhất thế giới và được chọn vào danh sách 200 Doanh nghiệp doanh thu dưới 1 tỷ USD tốt nhất châu Á năm nay.

hoang-kieu-8783-1443609527.jpg
Ông Hoàng Kiều trở thành tỷ phú nhờ các công ty sản xuất huyết tương. Ảnh: Forbes
Ông Hoàng Kiều hiện sở hữu 37% công ty này, và tài sản của ông cũng tăng gấp 3 trong năm qua, nhờ cổ phiếu hãng này tăng vọt. Phần tài sản còn lại của tỷ phú đến từ hãng sản xuất huyết tương Rare Antibody Antigen Supply (RAAS), do ông thành lập năm 1985 và hãng rượu mới ra mắt năm ngoái.

Ông Hoàng Kiều sinh năm 1944 tại một ngôi làng ở Bích Khê, Quảng Trị. Tuổi thơ của ông là chuỗi ngày cơ cực, nghèo khó. "Cuộc sống khi ấy khó khăn lắm", ông nhớ lại. Năm 5 tuổi, ông chuyển tới Sài Gòn để sống cùng người chú - Hoàng Thi Thơ, một nghệ sĩ nổi tiếng của Việt Nam. Lúc đó, cuộc sống mới dễ thở hơn một chút. Người chú đã giúp Hoàng Kiều học tới đại học với chuyên ngành khoa học. Những khó khăn liên tiếp đã giúp ông tự tin rằng mình có thể vượt mọi thử thách, đặc biệt khi ông xây nhà máy cho Shanghai RAAS sau này mà chẳng có trong tay thiết bị nào.

Năm 1975, ông cùng cả gia đình rời Việt Nam sang Los Angeles, Mỹ. Cuộc sống ban đầu cũng không hề dễ dàng. Khi được một nhân viên Abbott Laboratories phỏng vấn, Hoàng Kiều nhận ra ông chẳng có các kỹ năng cần thiết cho công việc. Tuy nhiên, ông vẫn rất tự tin cho biết: "Với trí tuệ của mình, tôi có thể học được". Sau đó, ông được nhận công việc với mức lương 1,25 USD một giờ, vào đúng ngày sinh nhật. Hoàng Kiều bắt đầu làm việc 2 ngày sau đó, di chuyển bằng chiếc xe máy 50cc được hỗ trợ.

Vài năm sau, Hoàng Kiều dần được thăng chức trong Abbott. Sau 6 tháng, ông đã được lên vị trí giám sát và rồi lên quản lý. Cuối cùng, ông trở thành giám đốc phụ trách kiểm tra các mẫu huyết tương. "Tôi rất tự hào nói rằng mình đã lấy được chứng nhận đầu tiên của Cơ quan Thực phẩm - Dược phẩm Mỹ (FDA) về phòng thí nghiệm huyết tương đạt chuẩn", ông nói. Sau đó, ông bắt đầu nghiên cứu về viêm gan B.

Đến cuối thập niên 80, Hoàng Kiều bắt đầu nghĩ đến các bước tiếp theo. Lời khuyên tốt nhất ông nhận được là: "Đừng bán kiến thức của mình với giá rẻ mạt". Với kinh nghiệm thử huyết tương, ông quyết định tự lập công ty - Rare Antibody Antigen Supply (RAAS) và bắt đầu mua các trung tâm khác. Đến năm 1985, ông đã có 11 trung tâm huyết tương trên khắp nước Mỹ.

Vài năm sau nữa, ông mở rộng ra toàn cầu, và cuối cùng chọn Trung Quốc. Thời điểm đó, Hoàng Kiều cho biết rất ít lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ tập trung vào thị trường này. "Khi đó, ai nghĩ đến Trung Quốc chứ? Chỉ có tôi mà thôi", ông nói.

Và ông đã chọn thời điểm rất chính xác. Năm 1987, viêm gan A bùng phát tại đây, khiến 300.000 người mắc bệnh. "Tôi đã nói với họ là tôi có thể giúp", ông nhớ lại. Khi đó, không công ty nước ngoài nào được phép sở hữu 50% một doanh nghiệp Trung Quốc. Tuy nhiên, Hoàng Kiều đã hợp tác với Trung tâm Huyết học Thượng Hải, mở Shanghai RAAS, bắt đầu bán AlbuRAAS - loại thuốc chứa albumin - protein chính tạo nên huyết tương, và các loại thuốc từ huyết tương khác. Ngày nay, nhu cầu các sản phẩm của ông nhiều đến nỗi Shanghai RAAS còn chẳng đủ cung cấp cho một tỉnh của Trung Quốc.

Trong khi đó, tại Mỹ, Hoàng Kiều cũng lấn sân sang lĩnh vực mới - sản xuất rượu. Ông đã mua lại hãng rượu Michael Mondavi Family tháng 6/2014 và khánh thành tháng 11. Ông còn mời nữ diễn viên Trung Quốc – Lý Băng Băng làm gương mặt đại diện.

Hoàng Kiều cho biết hãng rượu và công ty huyết tương có mối quan hệ với nhau. Các quy trình như lọc, điều chỉnh độ pH hay lên men cũng tương tự. Ông cũng rất hào hứng khi nói về các tác dụng của rượu lên sức khỏe. “Tôi đang cố tạo ra cái mà chúng tôi gọi là rượu lành mạnh", ông nói. Hãng này chủ yếu phục vụ thị trường Trung Quốc và đang khá thành công.

Tỷ phú cũng rất tích cực làm từ thiện. Giữa năm ngoái, trong sự kiện đấu giá rượu vang Auction Napa Valley, ông đã lập kỷ lục khi đóng góp 1 triệu USD. Từ năm 2006, tỷ phú cũng thường xuyên quay lại Việt Nam, kết hợp với Hội Chữ thập đỏ để xây 5.000 căn nhà tại đây. "Tôi muốn thể hiện sự biết ơn và báo đáp", ông cho biết. Hoàng Kiều đã cam kết góp 20% tài sản làm từ thiện.  

Ông cũng không quá quan tâm đến danh hiệu tỷ phú của mình. "Đừng nói về cổ phiếu, hay tiền tỷ gì cả. Hôm nay anh có thể là tỷ phú, nhưng ngày mai lại có thể không", ông nói.



Thứ ba, 5/3/2019, 20:09 (GMT+7)

Ông Hoàng Kiều không còn là tỷ phú


Sau nhiều năm liên tiếp góp mặt trong danh sách của Forbes, doanh nhân gốc Việt hiện không còn sở hữu tài sản tỷ USD.


Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2019. Sau nhiều năm liên tục góp mặt, năm nay, doanh nhân gốc Việt – Hoàng Kiều đã rời danh sách này. Ông lần đầu được Forbes đưa vào năm 2014, với 1,65 tỷ USD. Tài sản của ông từng lên tới 3,8 tỷ USD một năm sau đó.
Doanh nhân gốc Việt - Hoàng Kiều không còn là tỷ phú năm nay. Ảnh: BBC
Doanh nhân gốc Việt - Hoàng Kiều không còn là tỷ phú năm nay. Ảnh: BBC
Trong danh sách năm ngoái, Hoàng Kiều tụt hơn 160 bậc. Với 2,8 tỷ USD, ông đứng thứ 859 thế giới.
Đến tháng 10/2018, trong Forbes 400 - 400 người giàu nhất nước Mỹ, ông cũng vắng mặt sau 3 năm liên tiếp có tên. Khi đó, Hoàng Kiều sở hữu 1,6 tỷ USD, trong khi mức tài sản tối thiểu để gia nhập Top 400 là 2,1 tỷ USD.
Sinh ra tại Việt Nam, ông Hoàng Kiều sang Mỹ định cư năm 1975 và hiện sống ở Westlake Village, California (Mỹ). Ông năm nay 74 tuổi và là Phó chủ tịch hãng sản xuất huyết tương Shanghai RAAS Blood Products, sở hữu 35% cổ phần. Công ty này hiện niêm yết trên sàn Thâm Quyến (Trung Quốc).
Hoàng Kiều có tuổi thơ nghèo khó, từng trải qua rất nhiều khó khăn trong thời gian đầu sang Mỹ. Xuất phát điểm là một nhân viên tại Abbott Reference Laboratories, ông dần được thăng chức. Cuối cùng, ông trở thành giám đốc phụ trách kiểm tra các mẫu huyết tương tại đây.
Năm 1980, ông thành lập một công ty có tên Rare Antibody Antigen Supply (RAAS) và bắt đầu mua các trung tâm huyết tương khác trên khắp nước Mỹ. 7 năm sau, ông hợp tác với Trung tâm Huyết học Thượng Hải và mở Shanghai RAAS Blood Products. Ông còn nghiên cứu rượu vang đỏ và thành lập hãng sản xuất rượu tại thung lũng Napa (California, Mỹ) năm 2012.
Trong một bài phỏng vấn trên Forbes năm 2015, Hoàng Kiều cho biết không quá quan tâm đến danh hiệu tỷ phú của mình. "Đừng nói về cổ phiếu, hay tiền tỷ gì cả. Hôm nay anh có thể là tỷ phú, nhưng ngày mai lại có thể không", ông nói.
Hà Thu (theo Forbes)

Tỷ phú Hoàng Kiều khởi kiện đài BBC và các báo Việt Ngữ tội phỉ báng



Trên mạng Internet đang lan truyền tin tức tỷ phú Hoàng Kiều đã nộp đơn khởi kiện đài BBC ở Anh quốc cùng các chi nhánh và một vài tờ báo Việt ngữ khác, trong đó có nhật báo Người Việt tại quận Cam.
Theo tin từ trang mạng của Phố Bolsa TV cho biết như sau:
“Qua tài liệu từ toà án quận Ventura mà Phố Bolsa TV thu thập được, cho thấy tỷ phú Hoàng Kiều đã chính thức nộp đơn khởi kiện 5 cơ quan truyền thông cùng các phóng viên, cộng tác viên, cá nhân liên hệ, bao gồm:
– Đài BBC Toàn Cầu, các chi nhánh của đài BBC, cùng nhà báo Tran Nhat Phong và các ông Nguyen Huy, Thai Vi Lan – Nhật báo Người Việt ở California và nhà báo Vu Dinh Trong – Công ty Đất Việt và ông Thanh Chi Nguyen (đã được rút tên khỏi đơn kiện vì hợp tác với cuộc điều tra, theo thông báo trên facebook của tỷ phú Hoàng Kiều hôm 5/3) – Trang mạng Blue VN – Trang mạng Quoc Hoi.org Những bài báo được dẫn chứng trong các đơn kiện bao gồm: – Hoàng Kiều và nền văn hoá bệnh hoạn – Tỷ phú Hoàng Kiều: Tay sai “buôn bán nội tạng người” cho Trung Quốc. – Hoàng Kiều-Ngọc Trinh: “Ba bảy hăm mốt ngày” Những cáo buộc trong đơn kiện đối với các bị đơn bao gồm: – Tội phỉ báng (Defamation) – Dùng tên tuổi, hình ảnh của người khác để kiếm lợi nhuận mà không có sự cho phép (Violation of common law right of publicity) – Thông đồng dân sự để gây thiệt hại cho người khác (Civil conspiracy) Riêng đơn kiện Nhật báo Người Việt, không có cáo buộc Civil Conspiracy, nhưng có thêm cáo buộc: Cố ý nói sai quan điểm của đương đơn để đương đơn bị công chúng khinh bỉ (False light). Đơn kiện cũng dẫn chứng rằng Nhật báo Người Việt đã từng kiện và thắng đối thủ của họ trong một vụ kiện khác về tội phỉ báng. Liên quan đến mối quan hệ với người mẫu Ngọc Trinh, đơn kiện của tỷ phú Hoàng Kiều phản bác nhiều chi tiết trong bài báo Hoàng Kiều-Ngọc Trinh: “Ba bảy hăm mốt ngày” của tác giả Vũ Đình Trọng đăng trên báo Người Việt ngày 2/2017. Ông Hoàng Kiều khẳng định mối tình ngắn ngủi với người mẫu này là hoàn toàn chân thật, có ý định gắn bó lâu dài cả phần đời còn lại, chứ không lợi dụng quan hệ này để quảng cáo cá nhân hoặc sản phẩm của ông. Các đơn kiện cáo buộc các bài báo đã gây thiệt hại đến cá nhân và sự nghiệp của nguyên đơn tỷ phú Hoàng Kiều, trong đó có những thiệt hại như: – Trị giá tài sản của tỷ phú Hoàng Kiều giảm từ 3.8 tỷ đô la (từ tháng 1/2017) xuống còn 2.8 tỷ (vào thời điểm tháng 11/2017) – Mất cơ hội giao dịch thương mại khi thương vụ bán 6 tỷ đô la cổ phiếu, tương đương với 37% của công ty Shanghai RAAS bị đối tác huỷ bỏ – Mãi lực bán rượu bị sút giảm mặc dù công ty đã bỏ thêm 130,000 đô la để quảng cáo trên phương tiện Google và Youtube – Bị nhà băng từ chối cho mượn nợ Các đơn kiện của tỷ phú Hoàng Kiều có đính kèm nhiều tài liệu, kể cả các bài báo và phần ý kiến phê phán của người xem đối với ông. Nhiều tài liệu được dịch sang tiếng Anh và có chứng nhận phần thông dịch.”

No comments:

Post a Comment