Margaret Thatcher là nữ thủ
tướng đầu tiên của Anh quốc, cũng là một trong những chính trị gia quyền
lực nhất trong lịch sử, được truyền thông gọi là “Người đàn bà thép”
(Iron Lady) của nước Anh. Nhưng đằng sau hào quang chính trị, “người phụ
nữ thép” ấy lại phải chịu đựng nỗi buồn vô tận của sự cô độc và bi ai.
Có sự nghiệp và tình yêu, nhưng thất bại khi làm mẹ
Thatcher từng nói rằng, trong thế hệ của
bà, sẽ không có một người phụ nữ nào trở thành thủ tướng. Nhưng chính
bà lại làm được điều ấy. Bà không chỉ trở thành nữ thủ tướng đầu tiên ở
Anh, chứng minh rằng phụ nữ có thể đặt chân lên bục vinh quang vốn thuộc
về nam giới, mà còn làm được điều mà nam giới không thể làm.
Thời trẻ, Thatcher học hành rất chăm
chỉ, nhờ vào nghị lực và sự kiên trì bền bỉ, bà đã thi đậu vào trường
đại học Oxford. Thatcher đã trở thành nữ ứng cử viên của Đảng Bảo Thủ ở
tuổi 25.
Vào thời điểm này, bà gặp Denis, một
thương nhân giàu có đang điều hành tập đoàn của gia đình. Denis yêu
Thatcher ngay từ cái nhìn đầu tiên, lúc ấy là một cô gái trẻ xinh đẹp và
có đầu óc chính trị. Không lâu sau hai người tiến đến hôn nhân, sau hai
năm kết hôn họ sinh được đôi long phụng – một trai, một gái.
Nhưng bà mẹ trẻ như Thatcher không có
nhiều thời gian dành cho con cái. Khi cặp song sinh mới được hơn hai
tuần tuổi, bà lập tức quay trở lại với sự nghiệp chính trị của mình.
Lúc ấy, Denis luôn ở phía sau âm thầm ủng hộ vợ, Thatcher đạt được hạnh
phúc viên mãn trong hôn nhân nhưng trong quan hệ với con cái bà lại là
một người mẹ thất bại.
Bà bận rộn với các hoạt động chính trị,
bỏ bê việc giáo dục con cái, cuối cùng trở thành trường hợp “mẫu từ tử
bại”, ý nói mẹ tài giỏi nhưng con thì thất bại.
Những năm cuối đời, Thatcher từng nói rằng: “Nếu
thời gian có thể quay ngược lại, tôi tuyệt đối sẽ không bước chân vào
đấu trường chính trị, vì gia đình tôi đã phải trả giá quá đắt cho điều
ấy”.
Bởi vì trong suốt sự nghiệp, Thatcher
luôn bận rộn với các hoạt động chính trị, đến mức không còn thời gian và
tâm trí dành cho con cái. Quan hệ giữa bà với cô con gái Carol vô cùng
lạnh nhạt; mặc dù cậu con trai Mark gần gũi hơn nhưng lại không cho bà
được nở mày nở mặt. Cậu bé ham chơi, lười học, chẳng những thành tích
học tập kém mà còn ỷ lại vào quyền thế của mẹ mà tỏ ra cao ngạo, thường
“xưng vương xưng bá” trong những năm học đường.
Sau khi trưởng thành, Mark tham gia cuộc
đua xe Paris-Dakar Rally năm 1982, sau đó bị lạc nhiều ngày trong sa
mạc Sahara. Đây là lần đầu tiên kể từ khi tiếp nhận vị trí thủ tướng,
Thatcher rơi nước mắt trước mặt công chúng. Bà đã phải chỉnh cầu chính
phủ các nước giúp đỡ để giải cứu con trai.
Sau khi được cứu, con trai của Thatcher
lại tiêu phí một lượng rượu lớn trong khách sạn nhưng không chịu chi
trả. Cậu cho rằng việc chính phủ giải quyết giúp mình là điều đương
nhiên nên không ngừng tranh chấp với ban ngoại giao và các nhân viên
khách sạn, cuối cùng cảnh sát phải đích thân can thiệp.
Những năm sau đó, Mark lại mượn địa vị
của mẹ và tiền tài của vợ mà không ngừng chơi bời, tham gia các hoạt
động mạo hiểm, tiêu tiền tốn của. Khi tham gia vào cuộc đảo chính ở
Guinea, cậu bị bắt ở Nam Phi và bị kết án 4 năm tù treo cùng với khoản
tiền phạt khoảng 313.000 bảng Anh. Bà Thatcher cũng buộc phải cầm tiền
đi Nam Phi để chuộc con trai về.
Những năm cuối cùng khiến người đời cảm thán mãi không thôi
Thủ tướng Thatcher từng nói rằng, nhà là nơi mà bạn không cần phải làm bất cứ điều gì.
Trong ngày kỷ niệm 50 năm kết hôn,
Thatcher bất ngờ đột quỵ và mất đi một phần ký ức. Hai năm sau chồng bà
qua đời, đó là cú sốc mạnh đối với Thatcher khiến trí nhớ của bà ngày
càng kém hơn, bà thường nghĩ rằng ông vẫn còn sống trên đời. Nỗi đau mất
chồng không hề thuyên giảm theo thời gian, có một lần tỉnh dậy giữa đêm
khuya, bà đã khoác lên mình một bộ quần áo trang trọng, rồi đi đến
viếng mộ phần của ông.
Trong lễ sinh nhật lần thứ 77, Thatcher
nhận được bốn tấm thiệp chúc mừng, bà bày chúng lên bàn và đăm chiêu
ngắm nhìn. Lúc ấy, con trai bà sống ở Tây Ban Nha, con gái thì ở Thụy
Sĩ, những đứa cháu đang ở Mỹ, tất cả những người thân yêu đều hiếm khi
trở về thăm bà. Carol, con gái của Thatcher tâm sự: “Một người mẹ
không thể mong đợi những đứa con đã trưởng thành của mình bỗng chốc trở
nên vồn vã, nồng ấm – điều mà chúng không quen”. Đánh đổi cho những
năm tháng huy hoàng trên vũ trường chính trị là một tuổi già cô đơn,
hiu quạnh. Bà không thể hy vọng được vui hưởng tuổi già bên con cháu,
thậm chí một mơ ước con cái sẽ trở về thăm nhà cũng là mơ ước quá xa
vời. Đời người giống như một vòng quay tuần hoàn, khoảng thời gian không
có người thân bên cạnh ai ai cũng từng trải qua, với Thatcher là những
năm cuối đời trống trải, còn với các con của bà là một tuổi thơ thiếu
vắng hình bóng mẹ.
Vào lễ đại thọ ba năm sau, có lẽ vì quá
tưởng nhớ đến những ngày tháng nhộn nhịp trước kia, nên bà đã tổ chức
đại tiệc với 650 khách tham dự, ngay cả Nữ hoàng Elizabeth II, Hoàng tử
Charles và Thủ tướng Tony Blair đều đến chúc thọ bà. Thatcher đã lấy lại
phong thái năm xưa, vẫn là nụ cười tự tin như ngày nào, nhưng đáng tiếc
tất cả chỉ giống như một ánh đèn loé lên trong phút chốc.
Còn lại bên bà, vẫn là màn đêm tịch mịch và những căn phòng hoang vắng không một bóng người thân.
Ở tuổi xế chiều, nhà mới là nơi cuối cùng chúng ta trở về
Trong những năm tháng dài dằng dặc cùng
với nỗi cô độc lúc cuối đời, Thatcher lại bị đột quỵ. Mọi thứ đối với bà
đều trở thành thử thách, ngay đến xem báo cũng rất khó khăn, vừa đọc
câu sau đã quên câu trước. Ở tuổi xế chiều, Thatcher phải chịu nỗi khổ
về tinh thần, cơ thể cũng bị bệnh tật tàn phá, lại còn phải chịu đựng
sự lạnh nhạt và xa cách của con cái.
Trong phòng, bà đặt rất nhiều bức ảnh
của chồng, con, và các cháu. Nhưng bên cạnh bà lại không có bất cứ người
thân nào, làm bạn với bà chỉ có bác sĩ và y tá. Cho đến phút lâm chung,
con trai, con gái cũng không có mặt kịp thời để lo lắng hậu sự cho bà.
Những năm cuối đời của Thatcher thật
khiến người đời phải cảm thán, nhưng làm sao trách được mệnh Trời? Ai ai
cũng phải sống cho xã hội, cho thân nhân, và cho chính mình. Những năm
tháng son trẻ khiến con người ta chìm đắm trong sự nghiệp, trong danh
vọng và hào quang của quyền lực. Nhưng khi ánh hào quang ấy qua đi, ta
chỉ còn lại ta, chỉ còn lại cái thân xác đã hao mòn vì năm tháng. Vậy
thì, đâu mới là cuộc sống đích thực của chúng ta? Là tuổi trẻ ước mơ
hoài bão, là những năm tháng phồn hoa, là vinh quang tột đỉnh, hay là
một tinh thần thản đãng và bình yên?
Với cố thủ tướng Anh Margaret Thatcher,
có lẽ bà là người thấu hiểu hơn ai hết rằng: Sự nghiệp có thể cho chúng
ta danh tiếng, địa vị và cảm giác thành tựu. Nhưng đến lúc chúng ta cởi
bỏ chiếc áo choàng danh vọng ấy, thì trong đêm khuya một mình thanh tĩnh
cũng là lúc chúng ta hiểu rằng ai cũng sẽ dần dần già đi. Danh tiếng
cuối cùng rồi cũng sẽ phai nhạt, cảm giác thành tựu rồi cũng dần tan
biến. Tiền dẫu còn giữ lại được, thì khi già cả yếu ớt, cả núi vàng biển
bạc cũng không thể mang lại hạnh phúc. Cuối cùng, chỉ có gia đình mới
là nơi trở về, nơi cho ta nương tựa.
Lúc bị thương, nhà là một chiếc ô che
mưa chắn gió, lúc vui vẻ nhà là nơi hạnh phúc ấm áp đong đầy. Sự nghiệp
không thể nào thay thế cho tình người, công danh cũng không thể thay
thế cho một gia đình hạnh phúc. Đáng tiếc đến giai đoạn cuối cùng của
cuộc đời, rất nhiều tỷ phú và những chính trị gia quyền lực mới nhận ra
điều này.
Mong rằng những ai đọc bài viết này sẽ
hiểu được, tiền tài, danh tiếng chỉ là những thứ nhất thời, đều không
thể đem lại cho chúng ta hạnh phúc lâu dài, chỉ có gia đình mới là nơi
chúng ta dựa dẫm cả đời, là nơi đáng tin cậy và là nơi cuối cùng chúng
ta đi về.
Nguyện cho những ai đọc bài viết này đều cùng gia đình sống hòa thuận, hạnh phúc một đời.
Theo Soundofhope
Thanh Bình
Sự ra đi của bà thật là điều đáng buồn...
ReplyDeleteVan bướm gang đĩa inox tay gạt
Van bướm điều khiến khí nén
Van bướm toàn thân inox
van bướm tay quay
van bướm tay gạt