Friday, March 25, 2016

Voọc chà vá chân nâu Bán đảo Sơn Trà

Bán đảo Sơn Trà không chỉ là địa chỉ du lịch nổi tiếng của TP Đà Nẵng. Nơi đây còn đang bảo tồn loài linh trưởng vô cùng quý hiếm - loài Voọc chà vá chân nâu.

Với đặc trưng 5 màu, Voọc chà vá chân nâu (hay còn gọi là Chà vá chân đỏ hoặc Voọc ngũ sắc) được tổ chức bảo vệ động vật hoang dã quốc tế tôn vinh là "nữ hoàng" của các loài linh trưởng trong rừng sâu, bởi vẻ đẹp khác thường của nó. Loài này thuộc danh mục nhóm IIB ở mức nguy cấp trong sách Đỏ Việt Nam và tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới xếp vào danh sách các loài động vật cần được bảo vệ vô điều kiện.
Voọc chà vá chan nau,                                          dao Son Tra
Các nhà nghiên cứu cho biết, đến nay ở bán đảo Sơn Trà có khoảng hơn 350 cá thể Voọc chà vá chân nâu. 
Theo số liệu khảo sát nghiên cứu của Tổ chức bảo tồn Voọc chà vá quốc tế và các nghiên cứu được công bố mới nhất của nhiều chuyên gia trong nước cho thấy, trong khi loại linh trưởng này có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới, thì tại bán đảo Sơn Trà đang phát triển ổn định.  Để bảo tồn, phát triển hơn nữa loài linh trưởng quý hiếm này, các ngành chức năng có chiến lược bảo tồn một cách bền vững hơn, từ việc ngăn chặn đánh bắt trái phép đến việc quy hoạch, khai thác du lịch một cách hợp lý.
 
Voọc chà vá chan                                            nau, dao Son Tra
Những con Voọc chà vá đầu đàn có nhiệm vụ cảnh giới, báo động cho cả đàn biết về các mối nguy hiểm.
 
Voọc chà vá chan                                            nau, dao Son Tra
  Voọc mẹ bảo vệ, che chở cho Voọc con.
 
  Voọc chà vá chan                                            nau, dao Son Tra
Ăn trên cây, ngủ trên cây, thức ăn của Voọc cũng rất phong phú. 
 
Voọc chà vá chan                                            nau, dao Son Tra
Được ngắm các chú Voọc ngũ sắc là điều rất thích thú đối với các du khách mỗi khi khám phá bán đảo Sơn Trà. 
 
Những ngày nghỉ, du khách có thể đến đảo Sơn Trà để ngắm "nữ hoàng" của các loài linh trưởng, điều mà chỉ những nhà sinh học, bảo tồn phải hàng tuần, hàng tháng lội rừng mới có thể thực hiện được ở những vùng rừng khác

No comments:

Post a Comment