H I Ế N T Ặ N G
và G Ó P V Ố N
Trần Trung Chính
Hiến tặng
là một động từ ghép của HIẾN VÀ TẶNG . Nguyên nghĩa của 2 động từ này ra
sao ?
1/ Hiến :
cho cái quý giá của mình một cách tự nguyện và trân trọng.
2/Tặng : cho,
trao cho để khen ngợi, để khuyến khich, hoặc để tỏ lòng quý mến.
Tôi cho rằng
danh từ “donation” trong Anh ngữ gần gũi với nhóm từ “hiến tặng “ nhất, vì theo
từ điển Webster’s , donation có 2 nghĩa :
A) Nghĩa thứ nhất : the actionof making a gift
esp to a charity or public institution.
B) Nghĩa thứ
hai : a free contribution.
Tôi rời khỏi
Việt Nam vào tháng 12/1987 qua ngả Châu Đốc – Nam Vang – Kompongsom (tên cũ
Sihanoukville) , tới Thailand vào tháng giêng 1988. Tháng 5/1988 từ Thailand
sang trại Bataan (Philippines) học Anh
Văn và được hướng dẫn vào lớp Đời Sống tại Hoa Kỳ. Từ Philippines , đáp máy bay
xuống phi trường Los Angeles chỉ vài ngày trước lễ Halloween năm 1989.
MTQGTNVN do
Tướng Hoàng Cơ Minh lãnh đạo đã tan vỡ trước khi tôi đến Hoa Kỳ : khi VC mở tòa
án để xét xử những người tham gia Mặt Trận bị bắt ở Nam Lào vào khoảng tháng
5/1987, tôi vẫn còn đi uống café ở
Givral cũ và có xem được bức hình mà VC chú thích là Tướng Minh đã bị giết. Xác
định thời điểm như vậy để chứng minh rằng
tôi chưa bao giờ tham gia Mặt Trận của tướng Minh và cũng chẳng có liên hệ dây
mở rễ má gì với Mặt Trận ( dĩ nhiên tôi cũng có quen biết một số bạn bè – là
thành viên của Mặt Trận và sau này là đảng viên của Đảng Việt Tân, sự quen biết
chỉ giới hạn là tình bằng hữu , không phải là đồng chí hay đồng đảng gì cả).
Theo lý tắc
của “hiến tặng” (tôi dùng chữ lý tắc theo nghĩa là nguyên tắc của lý luận), người cho không có
quyền bắt buộc người nhận phải tường
trình hay báo cáo về phương cách sử dụng
số tiền hay hiện vật đã đem cho người nhận . Cơ quan từ thiện được nhiều
người hiến tặng nhiều nhất là Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ, nhưng tôi chưa bao giờ
nghe bất cứ người hiến tặng nào đòi hỏi Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ phải tường
trình các số tiền chi tiêu mà Hội đã thực hiện. Chỉ có Sở Thuế IRS là có quyền đòi hỏi và kiểm toán (audit) các khoản
chi tiêu của Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ , nhưng IRS không phải là người hay cơ
quan hiến tặng. Ngay cả lương bổng của các cấp chỉ huy cao cấp của Hội Hồng Thập
Tự Hoa Kỳ cũng không ai thắc mắc hay chú ý gì hết. Thí dụ : bà Elizabeth Dole
(phu nhân của Thượng Nghị Sĩ Bob Dole) có thời nhận chức Bộ Trưởng Bộ Lao Động
và Nhân Dụng của chính phủ Tổng Thống George H. Bush có cho báo chí hay là
lương Bộ Trưởng trong chính phủ Liên Bang (175,000 dollars / năm ) nhỏ hơn
lương của bà hồi bà là CEO của Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ ( khoảng 220,000
dollars/năm).
Thí dụ thứ
hai : sau 11 tháng 9 năm 2001, ông Trần Đình Trường có hiến tặng cho Hội Hồng
Thập Tự Hoa Kỳ số tiền 2 triệu dollars để cứu trợ cho những nạn nhân của khủng
bố (mà chúng ta thường gọi là Vụ Khủng Bố 9/11) . Cộng Đồng Việt Nam cũng chưa
bao giờ nghe ông Trần Đình Trường có ý kiến thắc mắc về số tiền 2 triệu dollars
đựơc chi dùng ra sao và chi dùng như thế nào .
Đầu thập
niên 1990, tôi ngạc nhiên hết sức khi thấy có những người tự nhận là “yêu nước”
lên tiếng kết án , công kích , phê phán…và đòi hỏi Tướng HCM cũng như Ban Lãnh
Đạo Mật Trận phải công khai “báo cáo ”
tình trạng tài chánh của Mặt Trận
…v…v…Nhận xét của tôi chỉ gom trong một số điểm như sau:
1/ Nhận xét thứ nhất : Dù được gọi là “
quyên góp” hay “đóng góp”, tất cả những hiện kim, tặng phẩm hay tặng vật đều
là “hiến
tặng”. Ngay cả những donors cũng nghĩ rằng công cuộc đánh đổ bọn Cộng Sản
cướp nước không phải là chuyện dễ dàng
nên không có chuyện đòi hỏi Ban Lãnh Đao của Mặt Trận phải cam kết hay hứa hẹn
bất cứ điều khoản nào cả. Suy ra những kẻ ồn ào đòi hỏi Ban Lãnh Đạo của Mặt Trận
phải công khai báo cáo số tiền đã quyên góp cũng như đòi hỏi phải minh bạch số
tiền đã chi dùng…đều là những kẻ không tham gia, không đóng góp…thậm chí không
có mặt trong thời điểm Tướng Minh và Mặt Trận hoạt động. Tôi muốn nói đến 4
nhân vật hiện nay khá ồn ào, cũng có thể gọi là TỨ NHÂN BANG của CĐVNHN, đó là :
1.1 :Tiến Sĩ
Nguyễn Phúc Liên : đi du học ở Thụy Sĩ, trước 1975, cho đến bây giờ,2015, vẫn
còn sinh sống ở Thụy Sĩ ( chưa bao giờ nghe nói Tiến sĩ Nguyễn Phúc Liên sang
Hoa Kỳ du lịch, măc dù ông Liên có một người em trai đang ngụ tại miền Nam
California).
1.2
Kim Âu
Hà Văn Sơn : sinh năm 1948, nguyên là
thông dịch viên của Lực Lượng Dân Sự Chiến Đấu CIDG ( Civil Irregular
Defense
Group), những năm đầu của thập niên 1980 ông Kim Âu Hà Văn Sơn vẫn còn
trong trại
giam của Cộng Sản, rồi mãi đến 1990 – 1991, ông Kim Âu Hà Văn Sơn mới
đến Hoa Kỳ
theo một chương trình đặc biệt mà tôi không còn nhớ tên (dĩ nhiên không
phải chương trình H.O. như các cựu quân nhân VNCH đã ở tù “cải tạo “
trên 3 năm)
1.3 Ngô Kỷ :
thời điểm Tướng Minh và Mặt Trận bắt đầu
hoạt động, Ngô Kỷ có lẽ còn đang
lãnh lương thực hàng tuần của Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ (UNHCR) ở một trại tỵ nạn nào
đó trong vùng Đông Nam Á.
1.4 Dr Nguyễn
Thị Thanh: Hiên đang ở Canada, di chuyển sang Tây Bán Cầu khoảng những năm
1990. Có bút hiệu hay nick name là Trưng Triệu, thường có những ý kiến ngớ ngẩn
và lẩm cẩm (có lẽ do cao tuổi: Dr Thanh
hiện nay khoảng 82 đến 85 tuổi, quê quán ở Quảng Trị và có từng đi du học
bên Pháp).
Sau 30 tháng
4 năm 1975, bọn Việt Cộng có gom một số
văn nghệ sĩ Sài Gòn đi “học tập chính trị” tại chỗ (không bị tập trung Cải Tạo
như “những tên biệt kích văn nghệ” ) , Lữ Phương – lúc đó còn là Thứ Trưởng Bộ
Thông Tin Văn Hóa của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam- chủ trì buổi học tập chính trị tại chỗ này.
Trong lúc hưng phấn quá đáng về thành quả cách mạng, Lữ Phương có gọi chính trị
gia Nguyễn Tường Tam là “thằng Nhất Linh”. Bà Đỗ Phương Khanh , vợ của nhà văn Nhật Tiến đứng dậy phản đối
Lữ Phương : “ Đứng về mặt tuổi tác,
anh Lữ Phương chỉ đáng là con cháu của ông Nhất Linh. Về mặt văn học, sự nghiệp
văn chương của anh Lữ Phương quá nhỏ bé
so với sự nghiệp to lớn của ông Nhất
Linh. Về mặt chính trị, Chủ Tịch Hồ Chí Minh vẫn gọi là ông Nguyễn Tường Tam
khi ông là Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao trong Chính Phủ Liên Hiệp đầu tiên của một
nước Việt Nam độc lập. Kể cả về tư thế và tư cách, anh Lữ Phương không có thẩm
quyền để gọi ông Nhất Linh là “thằng”.
40 năm sau,
nếu chuyển những lời mắng của nữ văn sĩ Đỗ Phương Khanh “tát” vào mặt của Thứ
Trưởng Lữ Phương, thay đổi chút ít về đối tượng bị chửi thì giá trị của lời mắng
này “bất biến”. Đó là TỨ NHÂN BANG của
CĐVNHN (Dr. Nguyễn Phúc Liên , Kim Âu Hà
Văn Sơn , Ngô Kỷ , Dr Mguyễn Thị Thanh) đều không có thẩm quyền kết tội hay
kêu gọi những người khác tiến hành luận tội Tướng Hoàng Cơ Minh và Mặt Trận.
Tôi không hề kết luận Đúng hay Sai, hoặc luận bàn về việc thành công hay thất bại
của Tướng Hoàng Cơ Minh và Mặt Trận, tôi nói TỨ NHÂN BANG không có thẩm quyền
vì TỨ NHÂN BANG mang 3 KHÔNG: Không có mặt, Không tham gia và Không Đóng Góp thì lấy tiêu chuẩn gì để phẩm bình và phán
xét ?
Chú thích của người viết
bài: tôi nghe
giai thoại Bà Đỗ Phương Khanh mắng Lữ Phương từ một giáo sư Triết – một đồng
nghiệp của Lữ Phương, kể cho tôi nghe khi chúng tôi cùng bị tù trong “Trại Cải
Tạo”. Quý vị độc giả nào muốn kiểm chứng xin liên lạc thẳng với nữ sĩ Đỗ Phương
Khanh – hiện đang cư ngụ ở vùng Orange County, Nam California.
Nhận xét thứ hai:
Đài PBS và TỨ NHÂN BANG vi phạm nguyên tắc BẤT HỒI TỐ của ngành Tư Pháp.
Luật pháp chỉ có hiệu lực sau ngày ban hành, có nghĩa là những gì xảy ra trước
ngày ban hành thì không được coi là phạm tội. Nguyên tắc này phải được triệt để
tuân thủ đối với những nhà làm luật và những người thi hành luật, nếu không, người dân
sẽ luôn bị đặt trong tình trạng “phạm tội” vào bất cứ thời điểm nào.
Dương Trọng
Lâm bị hạ sát vào ngày 21 tháng 7 năm 1981, trong khi Mặt Trận của Tướng Hoàng
Cơ Minh ra mắt vào năm 1982. Kêu gọi và quy kết Mặt Trận của Tướng Minh phải chịu
trách nhiệm về cái chết của Dương Trọng Lâm là điều đòi hỏi hoàn toàn vô nghĩa
và vô lý. Hay là Tiến sĩ Nguyễn Phúc Liên vừa mới đoạt được văn bằng Tiến Sĩ
Pháp Lý về ngành Tư Pháp có Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa của Đại Học Pháp Lý Hà Nội ?
Chú thích : chế độ Cộng Sản Việt Nam không có trường
Đại Học Luật Khoa mà chỉ có trường Đại Học Pháp Lý.
Nhận xét thứ ba: Đánh lạc hướng : Theo như mô tả của
PBS …” Dương Trọng Lâm là một nhà báo khuynh tả, và nhà bình luận phản đối chiến
tranh Việt Nam…” Tôi không hoàn toàn tin rằng dữ kiện chỉ có thế, Dương Trọng
Lâm khi chết mới 27 tuổi, nghĩa là năm sinh là 1954, và phải đậu Tú Tài vào năm
1972 mới đi du học Hoa Kỳ vào năm đó. Và cứ cho rằng anh ta học giỏi thì ít nhất
năm 1976 phải hoàn tất BS (hay BA), nhưng đến khi anh ta bị hạ sát vào năm 1981
thì không ai biết anh ta đã tốt nghiệp Đại Học hay chưa. Dương Trọng Lâm bị hạ sát vì những hoạt động
gián điệp của anh ta chứ không phải là nhà báo khuynh tả bị cộng đồng Việt Nam
Tỵ Nạn Cộng Sản ghét bỏ vì bình luận phản đối chiến tranh Việt Nam. Ở vùng Vịnh
San Francisco có những du học sinh thân Cộng đàn anh của Dương Trọng Lâm như
Chung Hoàng Chương, Vũ Đức Vượng, Ngô Vĩnh Long (Massachusett), nhưng những người
này chỉ bị phản đối bằng nước bọt chứ không bị bắn hạ.
Nếu ai đã đọc
NGÀN GIỌT LỆ RƠI của bà Đặng Mỹ Dung thì không thể quên David Trương Đình Hùng
(con trai của Luật Sư Trương Đình Dzu) đã làm gián điệp cho Việt Cộng, may nhờ
bà Đặng Mỹ Dung báo cho CIA và FBI biết nên cả đám Việt Cộng + Mỹ Cộng đều bị bắt.
Sinh viên thân Cộng Dương Trọng Lâm chắc chắn có tiếp xúc với cán bộ VC làm
công tác gián điệp như Trương Đình Hùng, nhưng đường dây gián điệp của Dương Trọng
Lâm nguy hiểm vì CIA và FBI không có tay trong, cho nên “an toàn cho các bất định
“, các cơ quan phản gián buộc lòng phải hạ thủ Dương Trọng Lâm. Câu nói mà PBS
đã trưng dẫn “FBI ngưng điều tra vì thiếu nhân viên biết tiếng Việt” cũng xin
hiểu thêm là “ Dương Trọng Lâm bị bắn hạ vì FBI thiếu người Việt làm under
cover trong đường dây gián điệp của Việt
Cộng ! “
Khi Đệ Nhị
Thế Chiến xảy ra , phe Trục có 3 nước Đức – Ý – Nhật, chúng ta hãy xem các cơ
quan An Ninh xử sự ra sao với 3 cộng đồng Đức – Ý – Nhật đang sinh sống tại lục
địa Hoa Kỳ:
A. Đối với cộng
đồng Đức : trước khi ban hành Bản Tuyên
Ngôn Độc Lập và Hiến Pháp Hoa Kỳ, các đại biểu có một cuộc họp để chọn lựa tiếng
Anh hay tiếng Đức là ngôn ngữ chính cho quốc gia Hoa Kỳ, phe chọn tiếng Anh chỉ
hơn phe chọn tiếng Đức có 01 phiếu. Vì vậy các cơ quan an ninh thời Đệ Nhị Thế
Chiến có người kiểm soát được các hoạt động của gián điệp Đức Quốc Xã.
B. Đối với cộng
đồng Ý: Mussolini lên cầm quyền vào năm 1923, nhà độc tài này đem quân đội
chính quy và mật vụ của Đảng Fascism (tiếng
Ý Fascio = bó đuốc, đây là huy hiệu của Đảng do Mussolini lãnh đạo) từ miền Bắc
nước Ý xuống thành phố Palermo và đảo Sicily nhằm quét sạch các gia đình mafia.
Để trốn chạy cuộc càn quét của chính quyền Mussolini, rất nhiều người miền Nam
Ý và đảo Sicily đào thoát qua Mỹ. Khi Đệ
Nhị Thế Chiến xảy ra, các cơ quan an ninh Hoa Kỳ mượn tay mafia để thanh toán
các gián điệp của Mussolini, ngược lại họ cũng để yên cho các tổ chức “làm ăn”
cũng là một hình thức trả lương. Xem quyển Godfather của Mario Puzzo, tới năm
1946 các gia đình mafia ở New York và Chicago bị cảnh sát “quét dọn và kềm chế”
, giản dị vì Thế Chiến Thứ Hai đã chấm dứt, Mussolini bị treo cổ thì không còn
nhu cầu phải tiêu diệt gián điệp Ý nữa.
C. Đối với cộng
đồng Nhật Bản: khi Trân Châu Cảng bị tấn công vào tháng 12 năm 1941, các cơ
quan an ninh không có người biết tiếng Nhật, không có tay trong làm việc cho các
cơ quan an ninh nên chính phủ Mỹ ra lệnh bắt giam tất cả người Nhật đưa vào các
Trại Tập Trung (giam nhưng không có bị ngược đãi). Sau khi chiến tranh chấm dứt,
thì chính phủ Hoa Kỳ thả họ ra rồi một thời gian sau làm văn thư XIN LỖI và bồi
thường thiệt hại vật chất cho những người Nhật bị đưa vào Trại Tập Trung.
Tôi dùng
nhóm từ “Đánh Lạc Hướng “ trong phần đầu của nhận xét thứ ba, vì tôi nghĩ rằng
việc ra tay hạ thủ Dương Trọng Lâm nhiều phần trăm xuất phát từ những giới chức
an ninh và phản gián của Hoa Kỳ. Cũng có một số netters cho rằng FBI phải chịu
trách nhiệm gián tiếp về cái chết của Dương Trọng Lâm, nếu tôi làm việc cho FBI
, tôi sẽ trả lời như sau : “trách nhiệm lớn nhất và ưu tiên nhất của chúng tôi
là bảo vệ cho dân chúng và quốc gia Hoa Kỳ được an toàn” (Safety first).
Nếu tôi là sát thủ được thuê mướn để bắn hạ Dương Trọng
Lâm, và sau 35 năm có ai hỏi tôi rằng: cảm nghĩ của ông như thế nào về chuyện
bắn hạ đó ? thì câu trả lời của tôi là “ Hồ Chí Minh là
người sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam, công việc của ông ta là kết nạp các đảng
viên mới. Còn công việc của tôi là đưa Dương Trọng Lâm tới chổ của Hồ Chí Minh
vậy thôi”.
Nhân mùa Lễ
TẠ ƠN của Hoa Kỳ, cá nhân người viết bài xin trân trọng cảm ơn và ghi nhận những
cố gắng và nỗ lực của các chiến sĩ của QL/VNCH, nhờ đó mà lá cờ máu của bọn Việt
Cộng không thể tung bay ở những nơi có những người Việt chống Cộng, nhờ đó mà
con em chúng ta vẫn còn hát “ Này Công Dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi…” chứ
không bao giờ hát “…thề phanh thây uống máu quân thù..”
San José, Lễ
Tạ Ơn 2015, ngày 26 tháng 11
Trần Trung Chính
No comments:
Post a Comment