Định
mệnh đã đưa đẩy Thúy trở thành ca sĩ, mang vào người duyên nợ của kiếp
tằm nhả tơ. Từ khi tập tễnh bước chân vào khu vườn nghệ thuật, Thúy đã
có cơ hội gặp gỡ biết bao nhiêu anh chị em nghệ sĩ, cùng trình diễn
chung với họ dưới một ánh đèn sân khấu nào đó, để rồi lưu luyến không nở
rời. Bên cạnh những phút giây huy hoàng, đã có không ít những buồn
phiền, đắng cay. Cùng một lẻ sống đem niềm vui đến cho đời, những anh
chị em nghệ sĩ đã xem nhau như tình thân ruột thịt, chia xẻ hạnh phúc
hay ưu tư lo lắng trong cuộc sống, thương yêu đùm bọc nhau như một đại
gia đình. Thỉnh thoảng họ gặp lại nhau, khoảng khắc không đủ để hàn
huyên tâm sự, để rồi phải chia tay trong bịn rịn. Mỗi người lại quay về
nơi phương trời quen thuộc của mình, mong chờ một ngày gặp lại nhau.
Anh
Anh Bằng là một người anh lớn trong đại gia đình nghệ sĩ của Thúy. Anh
và Thúy đã thân thiết và làm việc với nhau từ nhiều thập niên qua, đã
cùng chia xẻ bao kỹ niệm vui buồn trong suốt những năm tháng dài sống
cuộc đời nghệ sĩ. Khuôn khổ hạn hẹp của những trang giấy này không đủ
cho Thúy gởi gấm hết nỗi niềm, cũng như tình cãm đã dành cho Anh.
Vào đầu thập niên 60, tại Việt Nam có hảng diã Asia, cũng là nhà xuất bản Sóng Nhạc, do Ông Nguyễn Tất Oanh chủ trương. Hảng Sóng Nhạc qui tụ hầu hết tất cả anh chị em nhạc sĩ và ca sĩ. Lúc bấy giờ Anh đang là cố vấn cho Sóng Nhạc và Thúy cũng đang hợp tác độc quyền với hảng này. Khi chuẩn bị thâu âm ca khúc “Giấc Ngủ Cô Đơn” do Anh và NS Lê Dinh vừa mới sáng tác, Anh đã đến tập dợt cho Thúy để thâu. Thúy rất vui mừng và hân hạnh đã được gặp và làm việc với một người nổi tiếng như Anh. Anh rất hiền, ít nói, chỉ gục gặt đầu, mĩm một nụ cười và nói “Thúy hát được rồi, tốt lắm.” Lần gặp gỡ đó đã đánh dấu bước đầu tiên cho một tấm chân tình nghệ sĩ, tình anh em, tình bạn trải dài qua bao nhiêu năm tháng.
Vào đầu thập niên 60, tại Việt Nam có hảng diã Asia, cũng là nhà xuất bản Sóng Nhạc, do Ông Nguyễn Tất Oanh chủ trương. Hảng Sóng Nhạc qui tụ hầu hết tất cả anh chị em nhạc sĩ và ca sĩ. Lúc bấy giờ Anh đang là cố vấn cho Sóng Nhạc và Thúy cũng đang hợp tác độc quyền với hảng này. Khi chuẩn bị thâu âm ca khúc “Giấc Ngủ Cô Đơn” do Anh và NS Lê Dinh vừa mới sáng tác, Anh đã đến tập dợt cho Thúy để thâu. Thúy rất vui mừng và hân hạnh đã được gặp và làm việc với một người nổi tiếng như Anh. Anh rất hiền, ít nói, chỉ gục gặt đầu, mĩm một nụ cười và nói “Thúy hát được rồi, tốt lắm.” Lần gặp gỡ đó đã đánh dấu bước đầu tiên cho một tấm chân tình nghệ sĩ, tình anh em, tình bạn trải dài qua bao nhiêu năm tháng.
Sau
sự thành công vượt bực của Giấc Ngủ Cô Đơn, Anh hăng say với công việc,
và hoàn thành nên rất nhiều tác phẫm khác, có lúc viết một mình, có lúc
viết với nhóm Lê Minh Bằng (Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng), hoặc dưới
những biệt danh khác. Anh đã viết hàng trăm nhạc khúc tình cảm, đã đánh
động được sự rung cảm của hàng triệu con tim khán thính giả.Trong những
tác phẫm này, có một số đã gắn liền với sự nghiệp của Thúy và giúp đưa
tên tuổi Thúy lên cao hơn trên đài danh vọng, như: Lẻ Bóng, Đôi Bóng,
Sầu Lẻ Bóng, Nếu Hai Đứa Mình, Chỉ hai đứa mình, Nữa Đêm Biên Giới,
Tiếng Ca U Hoài, Chuyến tàu hoàng hôn, Bốn Ngã Đường Quê Hương, Đêm Vũ
Trường, Tình Đời … v.v.
Đối
với Thúy, những nhạc phẫm này không chỉ đơn thuần là một bài ca trong
vô số bài ca khác Thúy đã hát, mà còn ghi dấu biết bao là kỷ niệm đẹp và
ấn tượng sâu xa. Đặc biệt là qua những nhạc phẫm Lẻ Bóng, Tiếng Ca U
Hoài, Tình Đời, Phận tơ tằm, Anh đã tạo cho Thúy cơ hội được hát lên nỗi
niềm của một kiếp tằm nhả tơ. Không biết đến bao giờ Thúy mới nói lên
được hết sự biết ơn sâu xa đã dành cho Anh.
Có một kỷ niệm ít ngừơi biết nhưng quí báu và cảm động nhất mà Thúy vẫn còn ghi nhớ mãi đến nay. Trong một chương trình Đại nhạc hội, Anh đã lên trình diễn đàn tranh cho Thúy hát ca khúc “Nếu Hai Đứa Mình” của Anh. Anh đã để hết tâm hồn vào ca khúc ấy, nên đàn một cách say mê. Sau khi tiếng nhạc chấm dứt, khán giả đã vỗ tay vang dội thật lâu. Anh đàn hay như vậy, nhưng không hiểu sao lại ít khi trỗ tài. Đó có lẽ là lần duy nhất Thúy được chứng kiến ngón đàn tranh tuyệt diệu cuả anh.
Có một kỷ niệm ít ngừơi biết nhưng quí báu và cảm động nhất mà Thúy vẫn còn ghi nhớ mãi đến nay. Trong một chương trình Đại nhạc hội, Anh đã lên trình diễn đàn tranh cho Thúy hát ca khúc “Nếu Hai Đứa Mình” của Anh. Anh đã để hết tâm hồn vào ca khúc ấy, nên đàn một cách say mê. Sau khi tiếng nhạc chấm dứt, khán giả đã vỗ tay vang dội thật lâu. Anh đàn hay như vậy, nhưng không hiểu sao lại ít khi trỗ tài. Đó có lẽ là lần duy nhất Thúy được chứng kiến ngón đàn tranh tuyệt diệu cuả anh.
Một lần khác, sau khi nhạc phẫm “Sầu Lẻ Bóng”
được sáng tác, Thúy đã nhận được rất nhiều yêu cầu trình bày nhạc phẫm
này. Dù rất ít xuất hiện trước đám đông, Anh đã đến Đài Phát Thanh
Saigon ngồi nghe Thúy thu âm bài ca này. Anh lại cũng chỉ ngồi gục gặt
đâù,và nở một nụ cười (cái gục đầu và nụ cười muôn thửo).
Sau
khi đến bến bờ tự do, dù còn đang ngỡ ngàng với cuộc sống mới, tha
phương nơi xứ lạ quê người, Anh đã hăng say sáng tác ngay những ca khúc
nói lên tâm trạng đau buồn của kiếp người lưu vong. Riêng Thúy đã bắt
tay ngay vào việc thực hiện cuốn băng nhạc đầu tiên nơi xứ người. Trong
lúc còn đang đi kiếm bài bản, Thúy tình cờ gặp lại Anh. Thế là nhạc phẫm
“Buồn Xa Nhà”
đã được anh sáng tác riêng tặng Thanh Thúy và đã được thâu vào trong
băng “Thanh Thúy 1: Vĩnh Biệt Saigon,” phát hành vào đầu năm 1976. Môt
thơì gian sau đó tác phẫm bất hủ của anh “Căn Gác Lưu Đầy” cũng đã được thâu trong băng nhạc “Thanh Thúy 6: Quê Hương và Kỷ Niệm”.
Anh
bắt đầu hoạt động mạnh mẽ về nghệ thuật. Anh đã mở phòng thâu âm Asia,
lúc bấy giờ do con anh là Trần Ngọc Sơn đảm trách. Tại đây, Thúy đã thâu
CD “Thanh Thúy 18: Điên”, cũng như một số bài trong những cuốn CD khác.
Em út của Thúy là Thanh Châu cũng đã đến thâu âm cho cuốn băng “J’aime –
Tiếng hát Thanh Châu.” Song song với phòng thu âm, Anh cùng với người
cháu là Trần Thăng sản xuất và phát hành băng nhạc Dạ Lan. Thúy cũng đã
thu âm cho Anh vào băng nhạc chủ đề Lê Minh Bằng do trung tâm này thực
hiện.
Dù
bận rộn với nhiều công việc, Anh vẫn giữ được mái ấm gia đình thật hạnh
phúc. Vợ anh là một người vợ đãm đang, luôn sát cánh bên anh cả cuộc
đời của chị. Các con Anh rất hiếu thảo, cùng chung sức với anh trên
phương diện nghệ thuật. Nhờ có vợ hiền, con thảo nên Anh đã để tâm trí
vào việc sáng tác, hoàn thành rất nhiều tác phẫm độc đáo, không những ca
ngợi về tình yêu đôi lứa, mà còn chất chứa tình yêu thương quê hương và
dân tộc.
Dưới
sự cố vấn của Anh, con gái anh là Thy Vân bước vào lãnh vực tổ chức và
điều AB 2hành Trung Tâm Asia Entertainment, cùng hợp tác với nhạc sĩ
Trúc Hồ. Thúy đã trình diễn cho Trung Tâm Asia rất nhiều lần. Trong số
những lần trình diễn này, Anh và Thúy lại có dịp gặp gỡ, làm việc chung,
và cùng chia xẻ nhiều kỹ niệm thân thương. Trong cuốn Asia “Tình Ca Lê
Minh Bằng,” cùng với Thanh Tuyền, Thúy đã có dịp hát lại những bài hát
mà Thúy đã từng yêu thích: Lẻ Bóng, Sầu Lẻ Bóng, Nếu 2 đứa mình, Căn nhà
ngoại ô, Hai mùa mưa. Và rồi sau đó khi Asia 52 trở lại với “Huyền
thoại Lê Minh Bằng” với những nhạc phẫm bất hủ và sự kết hợp tuyệt vời
giữa 3 nhạc sĩ nổi tiếng trong nền âm nhạc Việt Nam: Lê Dinh, Minh Kỳ và
Anh Bằng, Thúy đã hát chung với Phương Dung, qua một tác phẫm rất nổi
tiếng “Chuyến tàu hoàng hôn.”
Trong cuốn DVD 31, “Giải Âm Nhạc Nghệ Thuật,” Trung Tâm Asia đã đem đến cho Thúy niềm vinh hạnh khi vinh danh Thúy, cùng với Nhạc Sư Nghiêm Phú Phi (trong DVD này, ca sĩ Lâm Nhật Tiến đã được chọn là ca sĩ của năm 2000). Anh Hoàng Thi Thơ đã giới thiệu Thúy một cách thật trân trọng. Một bất ngờ đến với Thúy khi trên màn ảnh chiếu lên hình ảnh các anh nhạc sĩ Khánh Băng, Châu Kỳ, Nhật Ngân và Anh Bằng với những lời lẽ chân tình và thương mến gởi đến Thúy. Thúy đã không ngăn nổi sự xúc động và đã khóc thật nhiều, một phần cũng vì Thúy đã xa cách hai anh Khánh Băng và Châu Kỳ từ nhiều năm qua. Nhân đây, Thúy xin chân thành cảm tạ Asia Entertainment, Anh Anh Bằng, Trúc Hồ và Thy Vân đã không quản ngại những khó khăn trong công việc thu hình, tạo cơ hội cho Thúy nhìn thấy lại hình ảnh của mấy anh sau bao năm xa cách.
Anh Anh Bằng ơi, khi viết đến đây, Thúy đã không ngăn nổi giòng nước mắt. Đại gia đình nghệ sĩ của Thúy đã lan rộng và lớn dần ra theo thời gian và không gian, nhưng rồi cũng đã bắt đầu thu hẹp lại vì những ra đi, mất mát, vì những lần chia tay đến muôn đời… Trong số những người góp mặt trong cuốn Asia này, các Anh Hoàng Thi Thơ, Khánh Băng, Châu Kỳ và Nghiêm Phú Phi đã ra đi, lià xa anh em mình, để lại niềm thương nhớ và luyến tiếc khôn nguôi. Anh em mình đã vĩnh viển mất đi những người Anh, những người Bạn quí mến. Thúy chỉ còn một an ủi lớn lao là anh Nhật Ngân, Anh và Thúy đã gặp nhau thường xuyên hơn lúc trước. Đến nay, bao nhiêu năm đã trôi qua, nhưng tình cảm giữa Anh và Thúy càng thấm thiết hơn theo thời gian. Hiện tại, Thúy chỉ biết cầu xin ơn trên ban phước lành đến cho Anh, để Anh còn tiếp tục sáng tác cho đời, cho kho tàng âm nhạc vô cùng quí báu của nguời Việt Nam. Thúy chỉ mong ước rằng đối với Anh, Thúy vẫn mãi mãi là “giọng ca xưa vẫn ghi vào tôi, hình người em mái tóc đen buông dài, dù ngàn sau thương nhớ chẳng nhạt phai.” (3)
Trong cuốn DVD 31, “Giải Âm Nhạc Nghệ Thuật,” Trung Tâm Asia đã đem đến cho Thúy niềm vinh hạnh khi vinh danh Thúy, cùng với Nhạc Sư Nghiêm Phú Phi (trong DVD này, ca sĩ Lâm Nhật Tiến đã được chọn là ca sĩ của năm 2000). Anh Hoàng Thi Thơ đã giới thiệu Thúy một cách thật trân trọng. Một bất ngờ đến với Thúy khi trên màn ảnh chiếu lên hình ảnh các anh nhạc sĩ Khánh Băng, Châu Kỳ, Nhật Ngân và Anh Bằng với những lời lẽ chân tình và thương mến gởi đến Thúy. Thúy đã không ngăn nổi sự xúc động và đã khóc thật nhiều, một phần cũng vì Thúy đã xa cách hai anh Khánh Băng và Châu Kỳ từ nhiều năm qua. Nhân đây, Thúy xin chân thành cảm tạ Asia Entertainment, Anh Anh Bằng, Trúc Hồ và Thy Vân đã không quản ngại những khó khăn trong công việc thu hình, tạo cơ hội cho Thúy nhìn thấy lại hình ảnh của mấy anh sau bao năm xa cách.
Anh Anh Bằng ơi, khi viết đến đây, Thúy đã không ngăn nổi giòng nước mắt. Đại gia đình nghệ sĩ của Thúy đã lan rộng và lớn dần ra theo thời gian và không gian, nhưng rồi cũng đã bắt đầu thu hẹp lại vì những ra đi, mất mát, vì những lần chia tay đến muôn đời… Trong số những người góp mặt trong cuốn Asia này, các Anh Hoàng Thi Thơ, Khánh Băng, Châu Kỳ và Nghiêm Phú Phi đã ra đi, lià xa anh em mình, để lại niềm thương nhớ và luyến tiếc khôn nguôi. Anh em mình đã vĩnh viển mất đi những người Anh, những người Bạn quí mến. Thúy chỉ còn một an ủi lớn lao là anh Nhật Ngân, Anh và Thúy đã gặp nhau thường xuyên hơn lúc trước. Đến nay, bao nhiêu năm đã trôi qua, nhưng tình cảm giữa Anh và Thúy càng thấm thiết hơn theo thời gian. Hiện tại, Thúy chỉ biết cầu xin ơn trên ban phước lành đến cho Anh, để Anh còn tiếp tục sáng tác cho đời, cho kho tàng âm nhạc vô cùng quí báu của nguời Việt Nam. Thúy chỉ mong ước rằng đối với Anh, Thúy vẫn mãi mãi là “giọng ca xưa vẫn ghi vào tôi, hình người em mái tóc đen buông dài, dù ngàn sau thương nhớ chẳng nhạt phai.” (3)
Thanh Thúy
Mùa Giáng Sinh 2008(trích trong “Kỷ Niệm về Nhạc Sĩ Anh Bằng – Dòng Nhạc Trong Lòng Dân Tộc”, phát hành tháng 7-2009)
Chú thích: (1) Lẻ Bóng (Lê Dinh & Anh Bằng) ; (2) Tình đời (Minh Kỳ & Vũ Chương); (3) Tiếng ca u hoài (Lê Dinh & Anh Bằng)
Mùa Giáng Sinh 2008(trích trong “Kỷ Niệm về Nhạc Sĩ Anh Bằng – Dòng Nhạc Trong Lòng Dân Tộc”, phát hành tháng 7-2009)
Chú thích: (1) Lẻ Bóng (Lê Dinh & Anh Bằng) ; (2) Tình đời (Minh Kỳ & Vũ Chương); (3) Tiếng ca u hoài (Lê Dinh & Anh Bằng)
No comments:
Post a Comment