Friday, November 20, 2015

TƯỞNG NHỚ NHẠC SĨ ANH BẰNG (1926-2015) - Biên soạn: Phan Anh Dũng


                     
          

                                       
PHAN ANH DŨNG & TÂM HẢO RẤT THƯƠNG NHỚ NHẠC SĨ ANH BẰNG, NGƯỜI ANH VĂN NGHỆ TÀI HOA, DỄ MẾN, HIỀN HÒA, KHIÊM TỐN, TÌNH CẢM, LÚC NÀO CŨNG CÓ NỤ CƯỜI RẤT TƯƠI...

XIN MẠN PHÉP THAY MẶT VĂN THI SĨ CỦA TAM NGUYỆT SAN CỎ THƠM VÀ THÂN HỮU: THÀNH KÍNH CHIA BUỒN CÙNG TOÀN THỂ TANG QUYẾN CỦA NHẠC SĨ ANH BẰNG. CẦU MONG LINH HỒN ÔNG GIUSE TRẦN AN BƯỜNG SỚM VỀ CHỐN THIÊN ĐÀNG VĨNH CỬU.

                                
                         (Nhạc sĩ Anh Bằng, Nhạc sĩ Lê Dinh, Tâm Hảo, Anh Dũng - 7/2009, California - USA)
                                 MỜI XEM CÁC TRANG VỀ NHẠC SĨ ANH BẰNG Ở WEBSITE CỎ THƠM:
  Nỗi Lòng Người Đi và Dòng Nhạc Anh Bằng (2009)
  Cõi Buồn - Sáng tác: Anh Bằng (2010)
   Hạnh Phúc Lang Thang - Sáng tác: Trần Ngọc Sơn, thứ nam của NS Anh Bằng (2010)
   Lại Một Tháng Tư Đen - thơ: Hoàng Song Liêm - Anh Bằng phổ nhạc (2010)
   Bông Hoa Vườn Dị Thảo -  thơ: Hoàng Song Liêm - Anh Bằng phổ nhạc (2011)
      
                                   
                              

                                         Một số Phân Ưu từ khắp nơi
                                      
                         
*** Phân Ưu từ website của Nhạc sĩ Lê Dinh (Montréal, Canada) ***
    
                               
*** NS Anh Bằng & NS Lê Dinh trước poster ra mắt DVD Asia 52 "Huyền Thoại Lê Minh Bằng" ***
 
 Vĩnh Biệt NS Anh Bằng - SBTN thực hiện:   youtube    MP3
                      
                     
Đan Nguyên hát: Tôi Vẫn Cô Đơn - NS Anh Bằng
                                 
Duy Khánh hát: Trúc Đào  - Thơ: Nguyễn Tất Nhiên - NS Anh Bằng phổ nhạc
       
Nguyên Khang hát: "Anh Còn Nợ Em" - thơ: Phạm Thành Tài, Anh Bằng phổ nhạc
                          
 Don Hồ hát: Xin Hãy Quên Tôi - NS Anh Bằng
                   

Anh Dũng,

Cách đây khoảng 30 năm, một người anh họ em, bạn thân của anh Trần An Thanh con trai bác Anh Bằng, có đưa em đến nhà bác chơi vài ngày. Lúc đó TT Asia còn trẻ, đến nhà thấy bác và các anh chị ngồi quây quần làm băng cassette (ngày đó chưa có CD) vui lắm. Bác có cái máy bọc bao nhựa cho cassette. Em còn nhớ phòng thâu của TT Asia lúc bấy giờ đúng là làm từ garage như trong bài viết, nhưng cũng rất hiện đại, tường có soundproof, máy móc nhìn impressive lắm đối với cậu học sinh như em. Ở đó chơi em gặp nhiều ca sĩ, nhạc sĩ đến thâu nhạc cho cassette của TT. Anh Sơn, con trai thứ của bác mà nhà gọi là Mổ (tác giả Hạnh Phúc Lang Thang), lo phần sound recording and mixing. Anh ấy có nhiều khả năng âm nhạc và tai nghe rất bén nhạy. Có thể nói thời gian đó những băng cassette của Asia phẩm chất âm thanh cao hầu hết là do anh Sơn chăm sóc. Em được anh Sơn cho vào phòng thâu, thâu bài Còn Tuổi Nào Cho Em trên một nền nhạc đã mix sẵn cho một ca sĩ nào đó. Thâu xong anh ấy mix và in ra cassette cho em một copy làm kỷ niệm, và nói đùa hát như vầy là có thể đi cua gái được rồi đó :-) Như vậy là em có thể claim là đã từng thâu hát với TT Asia phải không ;-) Có lẽ đó là khởi đầu bước đường dạo chơi văn nghệ của em. Một kỷ niệm không bao giờ quên. Bây giờ thì anh Sơn cũng đã ra người thiên cổ rồi!

Bác Anh Bằng, đúng như các bài viết đã ghi, là một người tươi vui, hiền hậu, và khiêm tốn. Một người nghệ sĩ tài đức vẹn toàn! Thế là thêm một cây đại thụ của thời vàng son tân nhạc Việt Nam lại ra đi! Xin cầu chúc linh hồn Bác sớm về nước Chúa.



Nguyễn Xuân Thưởng
(Virginia, USA)


Email từ Hoàng Dung-DC, con dâu của cố NS Hoàng Trọng:
Vừa nghe tin nhạc sĩ Anh Bằng đã qua đời, một tài danh, một cây cổ thụ nữa lại rời bỏ chúng ta, thật buồn và đáng tiếc...Vậy Hoàng Dung-DC xin gởi đến các bạn thân mến một chương trình âm nhạc nói về nhạc sĩ Anh Bằng mà HD và anh Hà Nguyên đã thực hiện trước kia, tạm xem như tấm lòng ngưỡng mộ của chúng ta gởi đến nhạc sĩ Anh Bằng các bạn nhé.
Mời các bạn click vào: audio để cùng nghe.
 

Chim BẰNG vút cánh bay…

Giữa khuya tôi tỉnh giấc
Tưởng mình còn quê hương.
Rồi thêm tin Anh mất
Thơ-Nhạc nghẹn đêm trường !

Lặng nhìn ra khung cửa
Hiu hắt một màn sương.
Thêm một người đi nữa
Vừa khuất bóng bên đường.

Vai hành trang còn nặng gánh tang thương
Bao năm rồi nhạc Anh dìu chung bước.
Ngày mai đây, vạn nẻo đường xuôi ngược
Tôi tìm Anh, chung thế hệ, còn đâu ?
“Nỗi lòng người đi” cung nhạc đã hằn sâu (*)
Trong tâm khảm, thêm niềm đau lẻ Bạn.
Tuổi già nua, lệ tôi đà khô cạn
Giữa trời khuya còn ứa giọt về Anh.
Tình Huynh-Đệ song vai bước Đồng Hành
Chung tâm sự của người dân mất Nước.
Anh “Xa Hà Nội ” từ bao năm trước
Đến tàn hơi, nhạc vẫn mộng về Quê.
Trời lưu vong, lòng thao thức tỉnh-mê
Không cúi mặt dù nỗi đau viễn xứ.
Tôi ngồi bên Anh, đổi trao tâm sự
Nhạc Hội buồn, đồng đội Thương Binh. (*)
Hồn loang máu từ một thuở chiến chinh
Qua tiếng nhạc tưởng chừng nghe tiếng khóc.
Khóc Quê Hương đang chìm sâu tang tóc
Cung phím buồn vời gọi “Gót Chinh Nhân” (*)
Đường Anh đi, qua bao nẻo phong trần
Luôn Tâm nguyện thuyền về neo bến cũ.
Giờ chia tay, nhạc chìm theo thác lũ
Giữa hồn tôi, đêm tối bóng Anh đâu ?
Thêm người đi, dù chấp nhận bể dâu
Nhưng cố níu, Vô Thường sao đến vội !
Qua bao đường, cuối đời Anh rẽ lối
Trao tình hoa phím nhạc gửi ngàn sau.
Dù đêm nay bóng hạc đã chìm sâu
Tôi vẫn thấy chim BẰNG tung vút cánh.
Xin tạ từ ! – Giữa ngàn sao lấp lánh
Một vì sao rụng xuống, hướng trời Quê
90 năm theo tiếng nhạc, Anh về …. !


Võ Đại Tôn (Hoàng Phong Linh)
(Kính tiễn đưa Hương Hồn Nhạc Sĩ ANH BẰNG, ra đi ngày 12.11.2015)
Úc Châu, 12 giờ khuya đêm 14.11.2015.

(*) – Tên các bản nhạc của NS. Anh Bằng.
(*) – Trong một buổi Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh – Người Thương Binh
VNCH – tổ chức tại Nam Cali, Hoa Kỳ, tôi ngồi bên cạnh NS Anh Bằng
và Nhiếp Ảnh Gia Quân Đội Nguyễn Ngọc Hạnh.
Đặng Thế Luân hát: Gót Chinh Nhân - sáng tác của NS Anh Bằng
A Silence Tear For BAB *

Sadness still comes over us,
Tears in heart we miss,
Memory keeps you ever near us,
Thank you for your friendship.

Only your image of bygone days,
Smiles, jokes and face unseen;
A constant feeling of emptiness,
What we've treasured at last.

From our happy memories past
God has taken one we love;
Gone away from sin and sorrow
To a better land above.

Within our store of memories,
You hold a place apart,
For no one else can ever be
More cherished in our hearts.
with love forever,

Việt Hải & Lệ Hoa

(*: BAB denotes Bác Anh Bằng)
         *** Good memories always stay in our deepest soul. VHLA  ***
" Lý ra tụi này làm sách kỷ niệm 90 tuổi ta cho NSAB năm nay 2015, nhưng ông nói ông sẽ sống đến 118 tuổi nên sang năm 2016 mới chính thức 90 tuổi, Việt Hải nếu làm sẽ không muộn.  Bà con hỏi ông con số 118 ở đâu ra, ông diễn giải Tết đến ai cũng chúc ông sống lâu 100 tuổi, mà bài ca "Nỗi Lòng Người Đi" có câu "Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi νừɑ biết уêu". Vị chi: 100 + 18 = 118 tuổi. Câu nói dí dỏm cho thấy NSAB vui tính, thích joke.

Năm 2012, chúng tôi họp nhau ở nhà nhạc sĩ Lam Phương nhân kể về con số 118, NSLP nói với NSAB: "Tôi chỉ cầu mong có con số lẻ đó thôi, anh à.", vì năm 2012 NSLP được 75 tuổi, cộng thêm 18 là 93 tuổi, NSLP mơ con số như vậy.
Tuy nhiên như câu nói của người Pháp: "Người nghệ sĩ không có tuổi" (L'artiste n'a pas d'âge). Sống trăm tuổi hay 118 tuổi chỉ là số thời gian đo lường một kiếp người trong ước mơ hay phút giây vui khôi hài. Nhưng cái giá trị của những tác phẩm của người nghệ sĩ là điều đáng nói. Họ ra đi để lại cho hậu thế những tác phẩm tim óc vượt thời gian, vượt bao kiếp sống, bao thế hệ con người, ví dụ như những Charles Baudelaire với "Les Fleurs du mal", Pablo Picasso với "Garçon à la pipe", Alexandre Dumas với "Les Trois Mousquetaires" hay "La Dame Aux Camélias",  hoặc với Việt Nam mình thi văn phẩm của Hoàng Phong Linh - Võ Đại Tôn với “Mẹ Việt Nam ơi! Chúng Con Vẫn Còn Đây” hay "Chim Bắc Cành Nam", hay với nhạc sĩ Anh Bằng với "Gót Chinh Nhân" hay "Nổi Lửa Đấu Tranh",...

NSAB đã sống trọn vẹn, cống hiến những tác phẩm văn hóa cho đời, ông không lãng phí phút giây nào dành cho âm nhạc, tức cho văn hóa, ông yêu quê hương, dù là quê hương mang theo, quê hương tự do cho người dân Việt. Với NSAB, ông sống trong cõi hạnh phúc sáng tác, sống hữu ích vì vậy cho nên điều đó thật cần thiết như con người vốn cần không khí để hít thở.

Đôi dòng chia sẻ cùng quý bạn, tâm thức tôi mênh mang, ý tưởng bềnh bồng nghĩ về người nhạc sĩ đáng kính của chúng ta. NSAB đi rồi. Sao chúng ta gặp nhau trong thoáng chốc rồi mãi mãi xa nhau? Phải chăng kiếp người vốn phù vân vô thường? "


Trần Việt Hải, Los Angeles.
        
Tiễn!
Vì sao vẫn sáng lướt huyền vi,
Thỏa mãn mỉm cười phút chia ly
Từng ngân nốt nhạc ru đời mộng!
Sáng tỏa nhân gian nét xuân thì... !

Thành kính tiễn thầy Nhạc Sĩ Anh Bằng sớm hưởng Nhan Thánh Chúa
letamanh và gia đình
 
 
Tiễn biệt tình cờ
Nhớ tiếc nhạc sĩ Anh Bằng vừa ra đi vài giờ vừa qua

lần đầu mượn thể ca dao
tiễn người chưa gặp lần nào buồn tênh
chưa quen nhưng quá thuộc tên
gần như thân thiết anh em bạn bè

nhiều lần đã lắng lòng nghe
tâm tình anh trải mái che hiên đời
khi chải chuốt trang trọng lời
khi hồn nhiên thở cùng người bình dân

lời nào cũng từ nội tâm
đính lên cánh nhạc bâng khuâng mặn nồng
tình thơm ngọn núi dòng sông
tình cho trai gái mượn bồng nựng nhau

niềm vui hòa nhịp nỗi đau
âm giai âm điệu theo nhau sống còn
hồn nhạc giữ tuổi sắc son
thời gian nhất định giờ chôn nhân tài

cầm lòng không dám thở dài
vẫn nghe nhoi nhói trong ngoài xác thân
nỗi gì như thể bâng khuâng
tiếng gió như chợt thổi lồng vô tim

tôi ngồi im ngồi lim dim
ngón tay trên phím chữ tìm đến thơ
mượn ngọn đèn lúc nửa giờ
thắp hương tiễn biệt hồn tơ đồng chìm

anh đi thanh thoát cánh chim
tôi chờ đi xốn nhịp tim bồi hồi
đêm đang gió đẩy mưa rơi
nhắm mắt tôi thấy trên trời bóng anh

Anh Bằng chừ thật thăng bằng
giữa sinh tử đã vĩnh hằng thanh danh
 
Luân Hoán
12giờ 31, khuya 13-11-2015, trời đang mưa
 
                                              
 
Nói chuyện với NS Anh Bằng về Dòng Nhạc Lưu Vong - Thùy Dương Asia Channel
                                                      Youtube       MP3
 
                                    
 
 Giọt lệ ngậm ngùi
*riêng tặng Ns Anh Bằng

có một người vừa bỏ trần gian
theo gió mây về đến thiên đàng
mang trong tim trăm nghìn cung điệu
mang trong hồn vạn cánh thơ thơm
 
ai mất người hay đời mất người
như giòng sông về đến ngàn khơi
còn lại đây cung đàn lơ lững
như mây trời mãi mãi còn đây

người đã đến như vầng trăng tỏ
gieo giữa đời những nụ tình ca
thiên thu nữa ai còn thương nhớ
riêng mình tôi ngồi đếm xót xa

đời mất ngưòi đời mất thật rồi
nghe rưng rưng giọt lệ ngậm ngùi
tiễn đưa người về cùng Thiên Chúa
hẹn mai này gặp lại trên mây.
 
 
Khê Kinh Kha
 
             
  
 
                               Một số hình ảnh có NS Anh Bằng
 
                         
  NS Anh Bằng & Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ - Kỷ Niệm Đệ tứ Chu niên - > Hình lớn
 
(Buổi họp mặt có sự hiện diện của GS Nguyễn Thanh Liêm, GS Dương Ngọc Sum, Bà Minh Đức Hoài Trinh, ÔB Trần Dạ Từ/ Nhã Ca, Bà Như Hảo - Đài Mẹ Việt Nam ...)
 
            
                           GS Dương Ngọc Sum, GS Nguyễn Xuân Vinh, NS Anh Bằng, Thu Hảo
 
 
                                                NS Anh Bằng & một số ca nhạc sĩ của TT Asia
 
                     
                            NV Việt Hải, Lệ Hoa, Ca sĩ Thanh Lan, NS Anh Bằng, NS/Nhà báo Kỳ Phát
         
   CS Thanh Lan hát: Nếu Vắng Anh (NS Anh Bằng) và Khúc Thụy Du (thơ: Du Tử Lê - nhạc: Anh Bằng)

   Nhạc sĩ Anh Bằng và thân hữu chúc mừng Sinh Nhật thứ 78 của Nhạc sĩ Lam Phương (Tháng 4, 2015 - California)
   
 
            
         GS Trần Năng Phùng, Cựu Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, Nhà thơ Hoàng Song Liêm, NS Anh Bằng, thân hữu
 
           
     
                              Ngồi từ trái: NS Anh Bằng, NS Lam Phương, NS Lê Văn Khoa
                               Đứng: NV Việt Hải, Lệ Hoa, CS Ngọc Hà, HS Lưu Anh Tuấn
 
                
                                               NS Lê Dinh, NS Anh Bằng, Vợ chồng NS Trường Sa  
 
                                         
         Từ trái: MC Trần Quốc Bảo, Lê Phúc, NS Anh Bằng, NS Nhật Ngân - đám tang NS Trầm Tử Thiêng 2001
 
                       
                                Từ trái: Vũ Xuân Hùng & Xuân Hòa, NS Anh Bằng, NS Tuấn Khanh
 
               
                      NS Anh Bằng & NS Huỳnh Anh                      Composer Lê Văn Khoa & NS Anh Bằng
 
                                
                                                       NS Anh Bằng & NS Thanh Sơn
 
              
                      Chụp trước nhà hàng Triều Châu, Garden Grove California (13 tháng 7, 2009 - Ảnh: PAD)
                               NS Anh Bằng, NV Việt Hải, NS Lê Văn Khoa, Phan Anh Dũng, NS Lê Dinh
                         
                           CS Ngọc Lan hát: Khúc Thụy Du (thơ: Du Tử Lê - nhạc: Anh Bằng) 
                             
                                     Ca sĩ Khánh Ly đến thăm NS Anh Bằng những ngày cuối ...
                            CS Khánh Ly hát:
"Người Thợ Săn và đàn chim nhỏ" - NS Anh Bằng
                              
                         "NS Anh Bằng, Tâm sự người viết ca khúc" (pdf) - NS Trần Chí Phúc 2014
                       
                                            CS Trung Chỉnh, NS Anh Bằng, CS Hoàng Oanh
Hoàng Oanh hát:
Chuyện Một Đêm - NS Anh Bằng/ Trung Chỉnh hát:Nỗi Lòng Người Đi - NS Anh Bằng 
                  
                     NS Việt Dzũng, CS Đan Nguyên, NS Anh Bằng, CS Quốc Khanh, CS Lâm Thúy Vân
                               
                                        CS Chế Linh, CS Kim Loan, NS Anh Bằng, NS Lê Dinh
   Kim Loan hát:
"Căn Nhà Ngoại Ô" - NS Anh Bằng / Chế Linh hát: "Nửa Đêm Biên Giới" - NS Anh Bằng
Ban hợp xướng Asia & Ngàn Khơi trình bày: "Phải Lên Tiếng & Cả Nước Đấu Tranh" - Sáng tác: Lê Minh Bằng
 
     
Nguyễn Hồng Nhung hát live: Mai Tôi Đi / Khúc Thụy Du với ban nhạc Hải Đăng band - Virginia, Nov 2015
               
                                   NS Anh Bằng tại Long Beach Performing Arts Center (8/2015)
                                 
                                                   MC Thùy Dương  & NS Anh Bằng
 
                      BA TÔI - tác giả: Trần An Thanh (con trai nhạc sĩ Anh Bằng)

Trong bài viết này, tôi không tán tụng hoặc ca ngợi cá nhân ba tôi về 60 năm đóng góp lớn lao của ông cho nền âm nhạc Việt Nam từ khi còn ở trong nước cho đến khi ra nước ngoài. Tôi chỉ đơn thuần viết về ông như một người cha đáng kính, với những khả năng làm việc của ông, với những kỷ niệm với ông và nếp sống gương mẫu của ông. Tôi cũng muốn nói lên một vài khía cạnh về cuộc sống của ông mà tôi đã được hân hạnh chứng kiến trong suốt khoảng thời gian từ bé cho đến lớn của tôi ở gần kề bên ông. (TAT)

Ba tôi trông còn trẻ lắm, vì ở tuổi trên 80 mà ông vẫn giữ được dáng dấp của một người khoảng 70. Trước năm 1975 ở Việt Nam, có những lần ba tôi và tôi đi chung với nhau ngoài đường, gặp người quen, họ chào và hỏi đùa: “Hai anh em ông Bằng đi đâu đây?” Thời gian mới qua định cư tại Hoa Kỳ, cũng có một chuyện tương tự xảy ra. Tôi có một người bạn làm chung ở phòng điều hành Camp Pendleton. Một hôm anh đến thăm nơi cư ngụ của gia đình tôi, sau khi bắt tay ba tôi và tôi, anh bạn hỏi ba tôi: “Anh cũng ở đây với Thanh à”? Thấy anh bạn gọi ba tôi là anh, tôi vội vàng giới thiệu: “Đây là ba tôi”. Anh ta sửng sốt nhìn tôi, nhìn ba tôi và lặng đi một lát rồi lắc đầu trả lời: “I don’t think so”. Từ đấy cha con tôi cứ cười rũ mỗi khi nghĩ đến câu trả lời “I don’t think so” của anh bạn tôi.

Ba tôi có tài kể chuyện. Những chuyện ông kể không bao giờ được tính toán và sắp xếp từ trước. Nhớ những buổi chiều tối, chúng tôi xúm lại chung quanh ông để nghe ông kể chuyện. Ông ngồi hoặc nằm kể chuyện rất lưu loát như người ta đọc sách, không vấp váp, không ngập ngừng. Ông nói như ông thuộc lòng câu chuyện từ bao giờ, rất hay, rất hấp dẫn. Có nhiều pha gay cấn, nhưng cũng có nhiều đoạn buồn thảm. Câu chuyện của ông kể làm cho chúng tôi hầu như không lúc nào yên mà nhớ nhất là chuyện Người Rừng Mặt Đỏ. Người Rừng Mặt Đỏ có khi làm cho chúng tôi run bắn người lên vì những cảnh thú dữ rình người rồi thú dữ bắt người ăn thịt. Có đoạn làm chúng tôi phải chảy nước mắt vì những cảnh thương tâm, gia đình ly tán, mẹ mất con, vợ mất chồng… Bây giờ, tôi được nghe băng cassette đọc chuyện, nếu có hay hơn thì cũng không hơn nhiều so với lời kể chuyện “ứng khẩu” của ba tôi. Kỷ niệm nghe ba tôi kể chuyện chắc chắn chúng tôi sẽ không bao giờ quên được.
 
Nhiều người nói ba tôi có số đào hoa. Tôi không biết, vì là phận con, tôi có được phép bày tỏ như vậy hay không, nhưng tôi chỉ thấy là ba tôi đi đâu cũng được cảm tình của mọi người nhất là nữ giới. Có lẽ vỉ tính tính của ông dễ thương, dễ mến. Tôi thấy hầu như lúc nào nụ cười cũng hiển hiện trên khuôn mặt phúc hậu của ông. Ông ăn nói nhỏ nhẹ, ôn tồn, nhưng cũng dí dỏm, vui tươi, đủ tạo nên cái không khí thoải mái, gần gũi với ông trước mọi người. Ngày trước, ở khu phố gần nhà tôi có một cô gái khá xinh tên là Tiên. Cô Tiên thưởng lui tới nhà tôi và coi mẹ tôi như người chị. Tính cô rất vui vẻ nhưng cô ăn nói rất bạo dạn. Tôi chứng kiến, một buổi sáng ba tôi sửa soạn ra xe đi làm thì đúng lúc cô Tiên từ ngoài bước vào. Sau khi chào hỏi mẹ tôi “Thưa chị à”, cô nắm chặt lấy tay ba tôi hỏi với dáng điệu nũng nịu: “Anh Bằng đi đâu sao không cho em đi với?”. Rồi xoay qua phía mẹ tôi cô nói “Chị ơi, cho em đi với anh Bằng hôm nay nhé”. Mẹ tôi cũng cười vui trả lời. “Thì cô đi với anh có sao đâu, nhưng lúc về nhớ phải có quà bánh đấy nhé”. Tôi biết rằng vì mẹ tôi coi cô Tiên cũng như là người trong nhà, cho nên đó chỉ là câu nói giỡn chơi thôi, nào ngờ cô Tiên bước lại gần ba tôi và tỉnh bơ nắm tay ông cùng đi ra nhà xe như một đôi tình nhân chính hiệu. Tôi vẫn len lén nhìn về cả hai phía để theo dõi xem sự thể sẽ diễn biến ra sao. Khi đến nhà xe, ba tôi nói gì đó với cô Tiên tôi không được nghe, nhưng thấy cô Tiên dần dần xịu mặt xuống và có vẻ như mếu máo. Ba tôi bước vào xe giơ tay vẫy vẫy mấy cái rồi lái xe đi trước thái độ phụng phịu, hờn dỗi của cô Tiên. Những chuyện lãng mạn, đáng yêu thoáng quá như thế tôi nghĩ không thiếu trong cuộc đời của ba tôi. Nó chỉ là niềm vui tạo hứng khởi cho người nghệ sĩ. Nếu nó được gọi là chuyện “bay bướm” thì ba tôi quả là con bướm bay hoài trên những bông hoa xinh đẹp nhưng chỉ đậu xuống một bông hoa duy nhất, đó là bông hoa gia đình, một tổ ấm mà ông không bao giờ thiếu trách nhiệm, không bao giờ ông bỏ bê. Cha mẹ tôi sống hạnh phúc bên nhau trên 60 năm qua là một bằng chứng hiển nhiên nói lên tấm lòng tôn trọng đạo nghĩa, đức hạnh con người và tôn trọng gia đình của ba tôi.
Ngoài tình thương dành cho gia đình, ba tôi còn có một tình thương rất lớn đối với họ hàng, con cháu. Từ khi ông bà nội chúng tôi mất đi, ba tôi kính trọng mấy người anh ruột của ông như cha mẹ vậy. Vì lòng tôn kính anh ruột nên ông cũng kính mến các bà chị dâu, thương yêu quý hóa các cháu rất nhiều.

               
                    Nhóm Lê Minh Bằng (từ phải Lê Dinh, Minh Kỳ, Anh Bằng)

Ba tôi làm nhiều việc trong cùng một thời gian. Ông cùng hai chú Lê Dinh và Mình Kỳ thành lập nhóm Lê Minh Bằng (Lê Dinh, Mình Kỳ, Anh Bằng). Nơi hội họp của Nhóm thường xuyên diễn ra ở tiệm bánh mì Michaud Frères hay ở quán Làng Văn của gia đình nhà tôi cùng nằm trên đường Trần Quang Khải, Tân Định. Nhóm LMB hợp tác cùng bác Nguyễn Tất Oanh, một doanh thương giàu có của Saigon – Chợ Lớn thời đó, trông coi Nhà xuất bản Sóng Nhạc của Ông Nguyễn Tất Oanh trên đường Phạm Ngũ Lão, Saigon, đối diện với chợ Bến Thành, tập dượt cho ca sĩ, phụ trách về kỹ thuật và nghệ thuật cho việc thu thanh những bài ca mới cho hàng đĩa Sóng Nhạc ở phòng vi âm đường Hàm Tử, Chợ Lớn. Ngoài ra, nhóm LMB còn lo việc dạy nhạc ở lớp nhạc LMB, địa điểm lớp nhạc là nhà chú Mình Kỳ ở đường Hai Bà Trưng, Tân Định và phụ trách ban Sóng Mới trên Đài Phát thanh Sài Gòn. Ngoài lãnh vực âm nhạc, ba tôi còn làm chủ một công ty nho nhỏ với vài chiếc xe đò lớn, chạy đường Saigon – Đà Lạt do người em đồng hao hùn hạp và trông coi. Ông cũng là chủ nhân của 2 tiệm cà phê Làng Văn nổi tiếng và đông khách nhất Saigon thời đó.
 
Tuy công việc bề bộn như vậy, nhưng lúc nào trông ông cũng ung dung, nhàn hạ và cuối tuần, ông vẫn dành thì giờ cho chúng tôi đi ăn mì Quảng, ăn hủ tíu Mỹ Tho, ăn phở 79, ăn bò bảy món Ánh Hồng… Tôi mê nhất những bữa ăn tại nhà hàng Đồng Khánh, Chợ Lớn mà ông khoản đãi bạn bè và cho chúng tôi đi ăn ké. Tôi còn nhớ rõ ngày tôi mới đậu Tú tài, để tưởng thưởng cho thằng con trai cưng, ông cho chúng tôi đi du lịch Đà Lạt một tuần. Mẹ tôi thì không bao giờ muốn đi ra khỏi nhà, ngại nhất là phải đi xa. Trái lại, chúng tôi thì thích lắm, đứa nào đứa nấy sốt sắng, sửa soạn tư trang lên đường thật lẹ. Đây là lần đầu tiên chúng tôi biết thế nào là khách sạn. Chúng tôi được đi thăm những nơi danh lam thắng cảnh của xứ sương mù Đà Lạt như hồ Than Thở, thác Cam Ly, thác Prenn… nơi nào cũng rất đẹp đẻ và lạ mắt đối với chúng tôi.
Biến cố năm 1975 đã đảo lộn hoàn cảnh của biết bao gia đình, trong đó có gia đình nhà tôi. Nhờ có cậu em, Đại úy Trần văn Luật, Trạm trưởng Hàng không Quân sự Tân Sơn Nhất mà ba tôi đem được chúng tôi qua thủ đô Manila, Phi Luật Tân, bằng phương tiện máy bay Hoa Kỳ vào sáng ngày 28 tháng Tư năm 1975. Rất tiếc trong cuộc di tản này không có mẹ và người chị lớn – chị Trần thị Ngọc Yến – của tôi cùng đi. Lý do là mẹ tôi và chị Yến được sắp đặt ở lại cho chuyến máy bay sau, nhưng chẳng bao giờ có chuyến máy bay sau nữa. Gần 5 năm sau, mẹ và chị tôi mới được là những người Việt Nam đầu tiên đoàn tụ đến Hoa Kỳ do sự bảo lãnh sớm nhất của ba tôi. Cha con tôi tá túc ở Manila 3 ngày 3 đêm, chứng kiến cảnh Saigon sụp đổ qua Đài phát thanh và Đài truyền hình địa phương. Sau đó chúng tôi được máy bay đưa sang đảo Guam. Ở Guam, chúng tôi được chứng kiến cảnh tàu Việt Nam Thương Tín quay trở về để đưa một số người di tản đòi trở về Việt Nam.
 
Từ ngày đến sống trong trại tỵ nạn Camp Pendleton, ba tôi ít nói. Ông hay đi tản bộ một mình trên những lối mòn trong khu đồi núi mà đêm đêm những đàn chó sói vẫn thường ra hú vang nghe rất ghê rợn, âm u và buồn thảm. Tôi nghĩ rằng ông đang tưởng nhớ đến số phận của mẹ và chị tôi còn kẹt lại ở Việt Nam. Cũng có thể ông đang nghĩ đến công lao gầy dựng bấy lâu, giờ cha con ra đi với hai bàn tay trắng. Những lúc như vậy, tôi thường đến gần ba tôi để đi bộ với ông, nói những câu chuyện vui vui cho ông nguôi ngoai phần nào. Trước sau gì mọi gia đình đều phải có ngày xuất trại để ra sống với cộng đồng người Mỹ, phải đi làm kiếm sống như nhau. Gia đình tôi được Hội thánh Tin lành bên tiểu bang Connecticut bảo trợ, rồi lại được một gia đình người Mỹ, ông bà Tom Mullaney, phi công dân sự của hãng Western Airline bảo trợ đưa về sinh sống tại thị trấn Tacoma, tiểu bang Washington. Sau một năm sống với sự an ủi tinh thần của gia đình Tom Mullaney, ba tôi đề nghị với vị ân nhân bảo lãnh gia đình chúng tôi đưa chúng tôi về tiểu bang California để lập nghiệp. Biết trước kia ở Việt Nam, gia đình chúng tôi sống bằng nghề sản xuất và phát hành băng nhạc nên Tom Mullaney đồng ý ngay và chính tay ông bà ta đã sắp xếp việc đưa chúng tôi về Orange County, kiếm nhà cho chúng tôi ở, mua xe biếu ba tôi để làm phương tiện xê dịch cho gia đình. Tôi thấy, trước cuộc sống thực tế của người Mỹ, ít có gia đình nào quý mến, giúp đỡ người tỵ nạn bằng gia đình Tom Mullaney này. Ba tôi vẫn nhớ ơn, vẫn liên lạc và hàng năm tổ chức ngày hội ngộ rất vui vẻ để tỏ lòng biết ơn người bảo trợ.
 
 
 
Sau khi đã ổn định sinh hoạt gia đình, ba tôi bắt tay vào sáng tác nhạc mới và thành lập Trung tâm băng nhạc. Trung tâm đầu tiên lấy tên là Trung tâm Lê Minh Bằng (Lê Dinh, Minh Kỳ, Anh Bằng), sản xuất và phát hành được một cuốn thì ba tôi nghiệm thấy rằng chú Minh Kỳ đã không còn nữa, cũng như không có chú Lê Dinh nên rất khó hoạt động dưới danh nghĩa nhóm LMB. Ba tôi đã liên lạc với chú Lê Dinh để bàn định về hợp tác với nhau, nhưng vì hoàn cảnh và công việc của gia đình, chú Lê Dinh ngỏ ý không muốn đi. Vì vậy ba tôi đổi TT LMB ra TT Dạ Lan. Dạ Lan sản xuất và phát hành băng nhạc thứ nhất chủ đề là “Như Một Nụ Hồng” rất thành công. Như Một Nụ Hồng giúp cho ba tôi có chút vốn, đủ để mở một phòng thâu thanh lớn hơn, thay thế cho phòng thâu quá nhỏ trước đây, được thiết lập ở garage trong nhà. Rồi ba tôi lại nhường TT Dạ Lan cho người cháu ruột, anh Trần Thăng và chị Minh Vân làm chủ.
 
 
 
Ba tôi đi thuê một building tọa lạc trên đường Garden Grove để lập Trung Tâm mới, lấy tên là TT Asia. Qua sự học hỏi và tìm hiểu về âm thanh, ba tôi tự tay vẽ kiểu cho phòng thâu mới, kiến thiết và mua một dàn máy thâu thanh tối tân không thua kém những phòng thâu hiện đại nhất của Hollywood. Nhưng đúng thời gian này, thính giác của ba tôi sa sút thật mau lẹ. Chỉ trong vòng ba bốn năm mà từ một người đang hoạt động về đủ mọi mặt trong lãnh vực văn nghệ, ông trở thành người thiếu hẳn khả năng liên lạc, không thể tiếp xúc được với ai qua những sự việc thông thường. Nhất là anh chị em nghệ sĩ là những người ông cần phải liên lạc mỗi ngày thì nay ông dành chịu bó tay. Sau khi khánh thành phòng thâu mới của TT Asia, ba tôi trao lại việc quản trị TT Asia cho em gái tôi là Thy Vân. Phần tôi, tôi không thể giúp đỡ gì ông được vì trong lúc này, tôi đang đi làm Designer cho một hãng tại Huntington Beach.Thy Vân nắm giữ TT Asia, nhưng không có khả năng chuyên môn về sáng tác và hòa âm. Thy Vân chỉ có khả năng làm chủ, điều hành, tổ chức… nghĩa là chỉ có khả năng quản trị. Do vậy, Thy Vân mời vợ chồng nhạc sĩ Trúc Hồ và Diệu Quyên về hợp tác. Nhạc sĩ Trúc Hồ cũng mới đến được bến bờ Tự do Hoa Kỳ, chưa có công việc nào hợp với khả năng âm nhạc của mình nên coi đây là một cơ hội thuận tiện, nên nhận lời hợp tác ngay. Kể từ đó, việc đến phòng thu thanh của ba tôi không còn thường xuyên nữa. Ông chỉ tới khi có việc cần thiết mà thôi.
 
Sự hợp tác giữa Thy Vân, Diệu Quyên và nhạc sĩ Trúc Hồ đã đẩy TT Asia tiến lên hết sức mau lẹ. Ba tôi nhận xét và nói với tôi là nhạc sĩ Trúc Hồ có nhiều khả năng chuyên môn, đặc biệt là có những quyết định rất chính xác, rất sáng suốt cho sự thành công của TT Asia. Sự suy nghiệm và nhận định rất đúng của ba tôi là ngày nay, dưới sự hợp tác tay ba của Thy Vân, Trúc Hồ và Diệu Quyên, TT Asia đã trở thành một trong những TT lớn nhất của cộng đồng Việt Nam hải ngoại. Nhạc sĩ Trúc Hồ xứng đáng nhận lãnh vinh dự trước sự thành công này của TT Asia ngày hôm nay.
 
Ba tôi về hưu trong tình trạng đôi tai mất hẳn thính giác. Nếu không có đôi hearing aids, ông không thể nghe được gì hết, dù chỉ là một tiếng động nhỏ. Cái buồn nhất của ông là nghe được tiếng nói mà không hiểu được người đối điện nói gì. Do vậy mà người cháu ruột của ông, nữ bác sĩ Thủy B. Trần hiện đang cộng tác với bệnh viện danh tiếng UCLA, đã đưa ba tôi tới UCLA để được giải phẫu tai. Hai bác sĩ Kevin M. Miller và Akira Ishiyama đặt vào bên trong da đầu của ông một bộ máy có giây điện chạy vào đến khu thần kinh thính giác của bộ óc để ông có thể nghe và hiểu được 40 hoặc 50 phần trăm câu chuyện. Tôi đã tưởng sự nghiệp âm nhạc của ông sẽ phải chấm dứt vì khuyết tật đôi tai, nhưng không, ông đã trả lời một vài lần phỏng vấn của báo chí, truyền thanh, truyền hình và bạn bè là ảnh hưởng không thuận tiện của đôi tai cho việc sáng tác nhạc rất ít. Riêng tôi thấy, chẳng những ông vẫn sáng tác bình thường mà còn sáng tác nhanh và hay hơn trước nữa. Ông viết trong cùng một thời gian – thay vì xong bản này thì đến bản khác – nhiều ca khúc thật dễ thương, thật tình tứ. Kể từ khi có tuổi trên dưới 70, ông thường chọn những bài thơ trữ tình, có nhiều ý mới, táo bạo nhưng dễ yêu để phổ nhạc.
 
Ông thường hay tâm sự, mình lớn tuổi rồi, viết những lời thơ tính từ quá, lãng mạn quá, khó coi lắm, phải nhờ vào những bài thơ trữ tình của các thi sĩ là vậy. Những thi phẩm hợp với ông thì ông soạn nhạc rất trôi chảy, rất mau lẹ, có khi chỉ vài tiếng đồng hồ là xong như ca khúc Chuyện Giàn Thiên Lý. Kết quả là có một số nhạc phẩm được nhiều thỉnh giả hoan nghênh và ủng hộ. Ngoài những bài thơ do ông chọn lựa, ông cũng phổ nhạc theo yêu cầu của mấy nhà thơ bạn gửi tới, nhưng tôi được biết, kết quả của những bài thơ phổ nhạc này chỉ là những kỷ niệm văn nghệ trong tình bạn bè với nhau thôi.
 
Một người nhạc sĩ chỉ cần có một, hai nhạc phẩm được quần chúng mến mộ, sẽ được những người mến mộ đó nhớ tên cả đời. Ba tôi, dường như có nhiều nhạc phẩm được vinh dự như vậy. Vài người bạn văn nghệ của ông ở trong nước viết thư cho ông nói là hiện nay ông là người nhạc sĩ nổi tiếng và ăn khách nhất nước. Ông cho tôi xem thư rồi cười cười nói: “Các chú thương ba nói vậy thôi con à”. Tôi nghĩ đúng vậy, đất nước mình có quá nhiều nhân tài về âm nhạc, ba tôi chỉ là người được Trời cho có khiếu đặc biệt về bộ môn sáng tác nhạc, gọi là cái tài “thiên phú” thôi. Tôi thấy không nên so sánh hơn thua, hay dở giữa các nhạc sĩ với nhau. Khán thính giả là những người có quyển đánh giá và chính họ mới là người đánh giá đúng nhất.
 
Kính thưa Ba,
Con viết những lời này là để vinh danh Ba, để tạ ơn Ba đã cho chúng con được làm con yêu quý của Ba, một người cha gương mẫu đáng kính, đáng yêu nhất đời của chúng con. Nguyện xin ơn Trên đặc biệt ban cho Ba một sức khỏe dồi dào, một tinh thần minh mẫn để sống và yêu thương chúng con mãi, đồng thời để Ba, nhạc sĩ Anh Bằng, dùng thời gian ít oi còn lại của cuộc đời mình, vun trồng thêm nhiều bông hoa tươi thắm khác cho vườn hoa Văn nghệ Việt Nam mỗi ngày mỗi thêm hương sắc.
 
Trần An Thanh 
 (Trích trong quyển "Kỷ Niệm về NS Anh Bằng - Dòng Nhạc Trong Lòng Dân Tộc" - 2009)
 
 
             Người đã giữ chân tôi - tác giả: Trúc Hồ

Tôi nhớ vào khoảng giữa thập niên 1980, khi tôi vừa học xong đại học tại Golden West Community College, thì tôi được nghe một tape nhạc của trung tâm băng nhạc Dạ Lan. Nhạc phẩm Trúc Ðào, là một bài thơ của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên được nhạc sĩ Anh bằng phổ nhạc.

Tôi nhớ hoài câu hát: “Tại vì hai đứa ngây thơ, tình tôi dạo ấy là ngơ ngẩn nhìn....” Nhạc sĩ Anh Bằng đã xử dụng thật tài tình quãng 8 hai chữ “ngơ ngẩn”, được nam ca sĩ Duy Quang trình bày thật đẹp. Anh Duy Quang ca chữ “ngẩn” thật là hay. Ðột nhiên tôi cảm nhận rằng tiếng Việt của mình nghe hay và đẹp vô cùng, nghe nó cao sang làm sao đó. Hồi tôi cứ lâng lâng, mặc dù tôi chưa bao giờ có được mối tình như vậy.

Nhớ khi còn nhỏ tôi học nhạc rất sớm, học nhạc classic cổ điển Tây phương, và sau đó thì mê nhạc Jazz và nhạc trẻ hiện đại. Tôi không để ý lắm đến âm nhạc Việt Nam. Mãi sau khi lớn lên và nhất là qua đến nước Mỹ, tôi mới để ý đến những ca khúc Việt Nam.

Trong thời gian này tôi đang phân vân là không biết có nên đi sang thành phố Boston tiểu bang Massachusetts, nơi có trường đại học nổi tiếng Berkley School of Music, là trường nhạc mà tôi hằng ao ước sẽ được theo học, hay ở lại Orange County này học tiếp. Ði xa học thì lại nhớ món phở, không có đồ ăn Việt Nam, không có nước mắm không có xì dầu, nên tôi tần ngần chưa quyết định được.

Tôi muốn sau này sẽ trở thành người soạn nhạc cho phim, hay là người chơi nhạc Jazz, hoặc có thể trở thành thày giáo dạy nhạc. Nhưng sau khi nghe bài “Trúc Ðào”, tự nhiên bản nhạc này cứ in sâu trong đầu tôi, và làm tôi cứ thầm hát ca khúc này. Ca khúc có một sự quyến rũ lạ lùng, làm cho tôi yêu nhạc Việt Nam hơn, cho tôi yêu tiếng Việt hơn.

Cuối cùng tôi đã chọn ở lại thành phố Westminster, nơi có tiệm phở mà tôi rất thích, và đồ ăn Việt Nam. Sau đó tôi đã làm việc với làng nhạc Việt Nam tại hải ngoại, và nhạc sĩ Anh Bằng rõ ràng là đã ảnh hưởng rất nhiều trong cuộc đời âm nhạc của tôi.

Có thể nói ông đã đóng một phần để giữ tôi lại thành phố này, và tôi đã tìm đến nền âm nhạc Việt Nam cho đến ngày hôm nay. Sau này được quen biết ông và làm việc cho Trung tâm Asia, cuộc đời của tôi đã thay đổi, tôi trở thành nhạc sĩ hòa âm, nhạc sĩ sáng tác ca khúc, và là người thực hiện DVD Video cho Trung tâm Asia, và cuối cùng là làm đài truyền hình SB-TN.

Những ước mơ của tôi khi còn trẻ đã thay đổi không đúng như tôi dự tính, nhưng tôi rất yêu quý những công việc tôi đang làm.

Cám ơn nhạc sĩ Anh Bằng, người đã giữ chân tôi lại thành phố này.
 
Trúc Hồ
(Trích trong quyển "Kỷ Niệm về NS Anh Bằng - Dòng Nhạc Trong Lòng Dân Tộc" - 2009) 
 
                                         

 
    Anh Bằng người nhạc sĩ đàn anh khả kính - Tác giả: Nam Lộc

Cuộc đời tôi có hai điều may mắn: Điều thứ nhất là được khoác áo nhà binh. Dù thời gian này chỉ kéo dài có ba năm ngắn ngủi, nhưng đã để lại cho tôi những kinh nghiệm sống cho suốt cả một đời. Bởi vì nhờ đó mà tôi biết được thế nào là lòng quả cảm, sự hy sinh, tình chiến hữu và nhất là tư cách con người mà tôi rút tỉa được từ những cấp chỉ huy.

Điều may mắn thứ hai của tôi, là được tham gia hoạt động trong lãnh vực văn nghệ. Bởi vì cũng chính từ đó tôi có dịp học hỏi nhiều ở những bậc đàn anh, không chỉ thu gọn trong phạm vi nghề nghiệp mà còn nhiều vấn đề liên quan đến các lãnh vực khác trong cuộc đời và xã hội.

Đáng kể nhất là đối với hai nhạc sĩ lão thành, Nguyễn Hiền và Anh Bằng. Lúc Nguyễn Hiền còn sinh tiền, mỗi khi có những việc khó khăn, tế nhị trong cách ứng xử hoặc đối phó với những vấn đề nan giải của cộng đồng, tôi thường tìm đến cố nhạc sĩ Nguyễn Hiền để hỏi ý kiến. Mỗi khi bế tắc về các chi tiết liên quan đến lịch sử, hoặc văn học, nghệ thuật, tôi lại gõ cửa để xin ông chỉ dẫn, và thường gọi đùa ông là cuốn tự điển sống.

Nhưng nếu nhạc sĩ Nguyễn Hiền dậy dỗ và chỉ bảo tôi bằng lý thuyết và bằng lời nói, thì nhạc sĩ Anh Bằng cho tôi những bài thực hành vô cùng giá trị trong đời sống cùng cách đối xử với tha nhân qua ánh mắt, cử chỉ và hành động ở ông. Mặc dù chưa bao giờ ngỏ lời để xin gọi ông bằng Thầy, nhưng tôi rất hãnh diện và tự xem mình là một người học trò trung thành và chăm chỉ của ông!

Hoạt động gần gũi với nhóm điều hành trung tâm Asia từ hơn 10 năm qua mà người giám đốc chính là cô con gái của nhạc sĩ Anh Bằng, nhưng chưa bao giờ tôi thấy ông hiện diện ở những buổi họp liên quan đến việc thực hiện chương trình. Cũng chẳng bao giờ ông can thiệp vào công việc làm của anh chị em chúng tôi, ấy thế mà tôi lại là người bị ảnh hưởng ở ông rất nhiều. Những việc tôi làm, những điều tôi viết hay những lời tôi nói, không nhiều thì ít, nó phản ảnh từ tinh thần yêu nước, yêu nghệ thuật, trọng nhân tài, quý bạn hữu và lòng nhân từ của người nhạc sĩ hiền lành, nhưng mang trong người môt trái tim bão nổi. Bão nổi với những đổi thay của quê hương đất nước, của những người bất hạnh, của các chiến hữu không may, của những anh hùng ngã ngựa và của những kẻ ... phản bội!

Thời gian gần đây, có lẽ vì tuổi tác, nên nhạc sĩ Anh Bằng hơi bị lãng tai, vì thế đã có những khó khăn mỗi khi chúng tôi trao đổi. Nhưng qua âm nhạc, qua ánh mắt và nhất là cách biểu tỏ trên gương mặt, tôi có cảm tưởng ông còn nói với tôi nhiều điều hơn những người khác muốn nói! Hay cũng có thể vì tôi quá chú trọng và lắng nghe những lời chia sẻ của ông? Một đức tính đáng quý nữa mà tôi học được ở ông là sự khiêm nhường, và cũng chính vì thế mà tôi không dám nói nhiều về con người và sự nghiệp cùng những đóng góp vĩ đại mà ông đã để lại cho đời và cho hậu thế từ suốt hơn nửa thế kỷ qua.

Tôi xin được kết thúc bài viết này bằng một câu nói thật giản dị: Cám ơn anh “Anh Bằng, Người Nhạc Sĩ Đàn Anh Khả Kính” của em!

Nam Lộc - Mùa Tạ Ơn 2008 
 (Trích trong quyển "Kỷ Niệm về NS Anh Bằng - Dòng Nhạc Trong Lòng Dân Tộc" - 2009)
 
                                           
 
 
Một Anh Bằng Khác Trong Người Nhạc Sỹ Tài Ba Của Nước Việt – Tác giả: Phạm Trần - 19/11/2015

Có lẽ nhiều người của nhiều thế hệ, từ 1954 cho đến ngày 12/11/2015 khi ông tạ thế ở Orange Hill, California, hưởng thọ 90 tuổi, chỉ biết Anh Bằng là một Nhạc Sĩ tài ba đã để lại cho Văn hoá Việt Nam trên 600 Ca khúc in sâu vào lòng người.

Nhưng gia tài Âm nhạc đồ sộ ấy đã nói với chúng ta những gì về nhân cách của một Anh Bằng mang tên Trần An Bường,sinh ngày 5/5/1926, tại Nga Sơn, Thanh Hoá ?

Tôi nghĩ không ai biết rõ người Nhạc sĩ cùng quê hương với Thi sỹ Hữu Loan, Tác gỉa của Mầu Tím Hoa Sim bất hủ bằng thân nhân và những người bạn chí thân của ông, trong số có Nhạc sỹ Lê Dinh, người sau cùng trong nhóm Lê-Minh-Bằng (Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng) còn sống ở Canada.

Với tôi, nhân cách sống, óc sáng tạo và cách cư xử ở đời rất nhân hậu của Anh Bằng đã cho tôi đến gần ông qua những lần trao đổi khi sức khỏe ông chưa phôi phai.

Khi đôi tai và hai con mắt của ông còn sức cảm nhận được, ông vẫn theo dõi những bài tôi viết về tình hình Việt Nam gửi cho ông. Nhạc sỹ Anh Bằng rất chịu khó đọc và thích trao đổi khi chúng tôi có dịp nói chuyện với nhau.

Dần dà sức khỏe của ông đã lấy đi nhiều sinh hoạt hàng ngày của một Nghệ sỹ cho đến một buổi trưa Hè tháng 6/2015 khi tôi gặp ông tại Trụ sở Trung tâm ASIA (cũng là Trụ sở của Đài Truyền hình SBTN) nhân dịp có việc sang California.

Câu nói đầu tiên của ông khi Nhạc sỹ Trúc Hồ đưa tôi vào phòng là:”Chú, Anh còn nợ Em”.

Ai cũng biết “Anh còn nợ Em” là tên Nhạc phẩm phổ Thơ Phạm Thành Tài nổi tiếng của Anh Bằng đã được rất nhiều Ca sỹ hát từ Hải ngọai về Việt Nam từ mấy năm qua. Nhưng giữa tôi và ông thì “Anh còn nợ Em” có một ý nghĩa khác.

Đó là ông muốn nói đến “món nợ tinh thần” của ông đối với tôi với ngụ ý ông nhắc đến vụ Nhạc phẩm đã đi vào lịch sử, Nỗi Lòng Người Đi, của ông súyt nữa bị đánh cắp bằng tên mới “Tôi Xa Hà Nội”, đã được hai người, nhà báo phê bình Âm nhạc Nguyễn Thụy Kha và Nhạc sỹ đàn Cello Khúc Ngọc Chân ở Hà Nội dàn dựng từ năm 2012.

Chúng tôi cầm tay nhau hàn huyên như hai người tri kỷ xa nhau lâu năm. Câu chuyện trong hơn 1 giờ giữa chúng tôi tập trung vào vụ âm mưu đánh cắp trí tuệ vô tiền khoáng hậu ấy của những người có gốc gác Cộng sản ở miền Bắc mà tôi đã viết bài lên án nhằm phá tan sự mạo nhận thô bỉ này vào năm 2014.

Anh Bằng nhìn thẳng vào mắt tôi nói với bàn tay xiết chặt tay tôi:”Anh cám ơn Chú đã viết về vụ Nỗi Lòng Người Đi. Thật tình cho đến bây giờ Anh không hiểu tại sao lại có loại người hèn hạ và liều lĩnh như thế ?”

Tôi đáp:” Thưa Anh, cả Dân tộc Việt Nam đã bị những người Cộng sản đánh cắp nhân cách và cuộc đấu tranh giành độc lập từ năm 1945 kia mà, huống chi là bây giờ lại có những ngưới muốn đánh cắp Nỗi Lòng Người Đi. Sự mất mát của anh, nếu xẩy ra, đâu có bằng mất mát của cả Dân tộc và của cả Nước ?”

Nhạc sỹ gật gù, vừa cuời vừa nói:”Chú nói đúng...Chú nói đúng…”

Rồi ông quay qua hỏi tôi:”Tình hình Việt Nam bây giờ ra sao chú ? Văn hoá và đời sống của đồng bào chắc đã thay đổi nhiều ?”

- “Vâng đã thay đổi nhiều lắm anh ạ, nhưng có điều đáng lo là sự gian dối, đạo lý luân thường đã bị đảo ngược trong đời sống và văn hoá của người dân, kể cả một số Trí thức và thế hệ trẻ mới đáng lo anh ạ.”

Anh Bằng:”Tôi có nghe phong phanh nhưng không rõ lắm. Chú trong nghề chắc phải biết nhiều ?”

- Vâng, Em biết vì Em theo dõi hàng ngày Anh ạ.”

Nhạc sỹ Anh Bằng thở dài:”Sức khòe của Anh bây giờ kém lắm. Gặp chú bây giờ, nhưng chưa biết chốc nữa sẽ như thế nào. Gía mà chú sang đây lúc anh còn khỏe thì thế nào cũng phải mời chú đi ăn để Anh trả nợ chú. Nhờ có bài viết của chú mà dư luận được sáng tỏ.””

Tôi cũng xiết chạt tay ông và nói:” Thưa anh, Em là Nhà báo nên phải theo dõi để lên tiếng, thế thôi.”

Cuộc gặp gỡ giữa tôi và Anh Bằng chuyển qua chuyện ông hỏi về các con tôi rồi kết thúc bằng một loạt chụp hình gữa tôi và ông trước Trụ sờ Trung tâm ASIA, cơ sở Âm Nhạc trình diễn do ông thành lập. Cho đến lúc này tôi mới để ý ông rất thạo việc sử dụng Ipod để chụp hình và còn chỉ dẫn cho người chở ông đi lại biết cách chụp thế nào cho đúng và đẹp.

Chúng tôi chia tay nhau giữa buổi trưa hè nắng ấm Cali giữa bước đi chậm của Anh Bằng và bàn tay ông cứ muốn níu giữ lấy tay tôi mãi...
 
                                  
                                                Từ trái: Nhà báo Phạm Trần, NS Anh Bằng
 
 
                              Toàn bài viết của Nhà Báo Phạm Trần (Virginia USA)

 
 
             Viết về một người Anh - Tác giả: Ca sĩ Thanh Thúy

Có người hỏi tôi tại sao ưa ca bài ca sầu nhớ ưa ngắm trăng mờ hoàng hôn” (1), tôi không biết trả lời sao, chỉ  biết là tôi đã trót vương vào người kiếp cầm ca “đêm đêm phòng trà mang tiếng hát cho mọi người bỏ tiền mua vui…” (2)
 
Định mệnh đã đưa đẩy Thúy trở thành ca sĩ, mang vào người duyên nợ của kiếp tằm nhả tơ. Từ khi tập tễnh bước chân vào khu vườn nghệ thuật, Thúy đã có cơ hội gặp gỡ biết bao nhiêu anh chị em nghệ sĩ, cùng trình diễn chung với họ dưới một ánh đèn sân khấu nào đó, để rồi lưu luyến không nở rời. Bên cạnh những phút giây huy hoàng, đã có không ít những buồn phiền, đắng cay. Cùng một lẻ sống đem niềm vui đến cho đời, những anh chị em nghệ sĩ đã xem nhau như  tình thân ruột thịt, chia xẻ hạnh phúc hay ưu tư lo lắng trong cuộc sống, thương yêu đùm bọc nhau như một đại gia đình. Thỉnh thoảng họ gặp lại nhau, khoảng khắc không đủ để hàn huyên tâm sự, để rồi phải chia tay trong bịn rịn. Mỗi người lại quay về nơi phương trời quen thuộc của mình, mong chờ một ngày gặp lại nhau.
 
Anh Anh Bằng là một người anh lớn trong đại gia đình nghệ sĩ của Thúy. Anh và Thúy đã thân thiết và làm việc với nhau từ nhiều thập niên qua, đã cùng chia xẻ bao kỹ niệm vui buồn trong suốt những năm tháng dài sống cuộc đời nghệ sĩ. Khuôn khổ hạn hẹp của những trang giấy này không đủ cho Thúy gởi gấm hết nỗi niềm, cũng như tình cãm đã dành cho Anh.

Vào đầu thập niên 60, tại Việt Nam có hảng diã Asia, cũng là nhà xuất bản Sóng Nhạc, do Ông Nguyễn Tất Oanh chủ trương. Hảng Sóng Nhạc qui tụ hầu hết tất cả anh chị em nhạc sĩ và ca sĩ. Lúc bấy giờ  Anh đang là  cố  vấn cho Sóng Nhạc và Thúy cũng đang hợp tác độc quyền với hảng này. Khi chuẩn bị thâu âm ca khúc
Giấc Ngủ Cô Đơn” do Anh và NS Lê Dinh vừa mới sáng tác, Anh đã đến tập dợt cho Thúy để thâu. Thúy rất vui mừng và hân hạnh đã được gặp và làm việc với một người nổi tiếng như Anh. Anh rất hiền, ít nói, chỉ gục gặt đầu, mĩm một nụ cười và nói “Thúy hát được rồi, tốt lắm.” Lần gặp gỡ đó đã đánh dấu bước đầu tiên cho một tấm chân tình nghệ sĩ, tình anh em, tình bạn trải dài qua bao nhiêu năm tháng.
 
 
 
Sau sự thành công vượt bực của Giấc Ngủ Cô Đơn, Anh hăng say với công việc, và hoàn thành nên rất nhiều tác phẫm khác, có lúc viết một mình, có lúc viết với nhóm Lê Minh Bằng (Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng), hoặc dưới những biệt  danh khác. Anh đã viết hàng trăm nhạc khúc tình cảm, đã đánh động được sự rung cảm của hàng triệu con tim khán thính giả.Trong những tác phẫm này, có một số đã gắn liền với sự nghiệp của Thúy và giúp đưa tên tuổi Thúy lên cao hơn trên đài danh vọng, như: Lẻ Bóng, Đôi Bóng, Sầu Lẻ Bóng, Nếu Hai Đứa Mình, Chỉ hai đứa mình, Nữa Đêm Biên Giới, Tiếng Ca U Hoài, Chuyến tàu hoàng hôn, Bốn Ngã Đường Quê Hương, Đêm Vũ Trường, Tình Đời … v.v.
 
Đối với Thúy, những nhạc phẫm này không chỉ đơn thuần là một bài ca trong vô số bài ca khác Thúy đã hát, mà còn ghi dấu biết bao là kỷ niệm đẹp và ấn tượng sâu xa. Đặc biệt là qua những nhạc phẫm Lẻ Bóng, Tiếng Ca U Hoài, Tình Đời, Phận tơ tằm, Anh đã tạo cho Thúy cơ hội được hát lên nỗi niềm của một kiếp tằm nhả tơ. Không biết đến bao giờ Thúy mới nói lên được hết sự biết ơn sâu xa đã dành cho Anh.
Có một kỷ niệm ít ngừơi biết nhưng quí báu và cảm động nhất mà Thúy vẫn còn ghi nhớ mãi đến nay. Trong một chương trình Đại nhạc hội, Anh đã lên trình diễn đàn tranh cho Thúy hát ca khúc “Nếu Hai Đứa Mình” của Anh. Anh đã để hết tâm hồn vào ca khúc ấy, nên đàn một cách say mê. Sau khi tiếng nhạc chấm dứt, khán giả  đã vỗ tay vang dội thật lâu. Anh đàn hay như vậy, nhưng không hiểu sao lại ít khi trỗ tài. Đó có lẽ là lần duy nhất  Thúy được chứng kiến ngón đàn tranh tuyệt diệu cuả anh.
 
Một lần khác, sau khi nhạc phẫm Sầu Lẻ Bóng” được sáng tác, Thúy đã nhận được rất nhiều yêu cầu trình bày nhạc phẫm này. Dù  rất ít xuất hiện trước đám đông, Anh đã đến Đài Phát Thanh Saigon ngồi nghe Thúy thu âm bài ca này. Anh lại cũng chỉ ngồi gục gặt đâù,và nở một nụ cười (cái gục đầu và nụ cười muôn thửo).
 
Sau khi đến bến bờ tự do, dù còn đang ngỡ  ngàng với cuộc sống mới, tha phương nơi xứ lạ quê người, Anh đã  hăng say sáng tác ngay những ca khúc nói lên tâm trạng đau buồn của kiếp người lưu vong. Riêng Thúy đã  bắt tay ngay vào việc thực hiện cuốn băng nhạc đầu tiên nơi xứ người. Trong lúc còn đang đi kiếm bài bản, Thúy tình cờ gặp lại Anh. Thế là nhạc phẫm Buồn Xa Nhà” đã được anh sáng tác riêng tặng Thanh Thúy và đã được thâu vào trong băng “Thanh Thúy 1: Vĩnh Biệt Saigon,” phát hành vào đầu năm 1976. Môt thơì gian sau đó tác phẫm bất hủ của anh Căn Gác Lưu Đầy” cũng  đã được thâu trong băng nhạc “Thanh Thúy 6: Quê Hương và Kỷ Niệm”.
 
Anh bắt đầu hoạt động mạnh mẽ về nghệ thuật. Anh đã mở phòng thâu âm Asia, lúc bấy giờ do con anh là Trần Ngọc Sơn đảm trách. Tại đây, Thúy đã thâu CD “Thanh Thúy 18: Điên”, cũng như một số bài trong những cuốn CD khác. Em út của Thúy là Thanh Châu cũng đã đến thâu âm cho cuốn băng “J’aime – Tiếng hát Thanh Châu.” Song song với phòng thu âm, Anh cùng với người cháu là Trần Thăng sản xuất và phát hành băng nhạc Dạ Lan. Thúy cũng đã thu âm cho Anh vào băng nhạc chủ đề Lê Minh Bằng do trung tâm này thực hiện.
 
Dù bận rộn với nhiều công việc, Anh vẫn giữ được mái ấm gia đình thật hạnh phúc. Vợ anh là một người vợ đãm đang, luôn sát cánh bên  anh cả cuộc đời của chị. Các con Anh rất hiếu thảo, cùng chung sức với anh trên phương diện nghệ thuật. Nhờ có vợ hiền, con thảo nên Anh đã để tâm trí vào việc sáng tác, hoàn thành rất nhiều tác phẫm độc đáo, không những ca ngợi về tình yêu đôi lứa, mà còn chất chứa tình yêu thương quê hương và dân tộc.
 
Dưới sự cố vấn của Anh, con gái anh là Thy Vân bước vào lãnh vực tổ chức và điều AB 2hành Trung Tâm Asia Entertainment, cùng hợp tác với nhạc sĩ Trúc Hồ. Thúy đã trình diễn cho Trung Tâm Asia rất nhiều lần. Trong số những lần trình diễn này, Anh và Thúy lại có dịp gặp gỡ, làm việc chung, và cùng chia xẻ nhiều kỹ niệm thân thương. Trong cuốn Asia “Tình Ca Lê Minh Bằng,” cùng với Thanh Tuyền, Thúy đã có dịp hát lại những bài hát mà Thúy đã từng yêu thích: Lẻ Bóng, Sầu Lẻ Bóng, Nếu 2 đứa mình, Căn nhà ngoại ô, Hai mùa mưa. Và rồi sau đó khi Asia 52 trở lại với  “Huyền thoại Lê Minh Bằng” với những nhạc phẫm bất hủ và sự kết hợp tuyệt vời giữa 3 nhạc sĩ nổi tiếng trong nền âm nhạc Việt Nam: Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng,  Thúy đã hát chung với Phương Dung, qua một tác phẫm rất nổi tiếng “Chuyến tàu hoàng hôn.”

Trong cuốn DVD 31, “Giải Âm Nhạc Nghệ Thuật,” Trung Tâm Asia đã đem đến cho Thúy niềm vinh hạnh khi vinh danh Thúy, cùng với Nhạc Sư Nghiêm Phú Phi (trong DVD này, ca sĩ Lâm Nhật Tiến đã được chọn là ca sĩ của năm 2000). Anh Hoàng Thi Thơ đã giới thiệu Thúy một cách thật trân trọng. Một bất ngờ đến với Thúy khi trên màn ảnh chiếu lên hình ảnh các anh nhạc sĩ Khánh Băng, Châu Kỳ, Nhật Ngân và Anh Bằng với những lời lẽ chân tình và thương mến gởi đến Thúy. Thúy đã không ngăn nổi sự xúc động và đã khóc thật nhiều, một phần cũng vì Thúy đã xa cách hai anh Khánh Băng và Châu Kỳ từ nhiều năm qua. Nhân đây, Thúy xin chân thành cảm tạ Asia Entertainment, Anh Anh Bằng, Trúc Hồ và Thy Vân đã không quản ngại những khó khăn trong công việc thu hình, tạo cơ hội cho Thúy nhìn thấy lại hình ảnh của mấy anh sau bao năm xa cách.

Anh Anh Bằng ơi, khi viết đến đây, Thúy đã không ngăn nổi giòng nước mắt. Đại gia đình nghệ sĩ của Thúy đã lan rộng và lớn dần ra theo thời gian và không gian, nhưng rồi cũng đã  bắt đầu thu hẹp lại vì những ra đi, mất mát, vì những lần chia tay đến muôn đời… Trong số những người góp mặt trong cuốn Asia này, các Anh Hoàng Thi Thơ, Khánh Băng, Châu Kỳ và Nghiêm Phú Phi đã ra đi, lià xa anh em mình, để lại niềm thương nhớ và luyến tiếc khôn nguôi. Anh em mình đã vĩnh viển mất đi những người Anh, những người Bạn quí mến. Thúy chỉ còn một an ủi lớn lao là anh Nhật Ngân, Anh và Thúy đã gặp nhau thường xuyên hơn lúc trước. Đến nay, bao nhiêu năm đã trôi qua, nhưng tình cảm giữa Anh và Thúy càng thấm thiết hơn theo thời gian. Hiện tại, Thúy chỉ biết cầu xin ơn trên ban phước lành đến cho Anh, để Anh còn tiếp tục sáng tác cho đời, cho kho tàng âm nhạc vô cùng quí báu của nguời Việt Nam. Thúy chỉ  mong ước rằng đối với Anh, Thúy vẫn mãi mãi là “giọng ca xưa vẫn ghi vào tôi, hình người em mái tóc đen buông dài, dù ngàn sau thương nhớ chẳng nhạt phai.” (3)
 
Thanh Thúy
Mùa Giáng Sinh 2008
(trích trong “Kỷ Niệm về Nhạc Sĩ Anh Bằng – Dòng Nhạc Trong Lòng Dân Tộc”, phát hành tháng 7-2009)

Chú thích: (1) Lẻ Bóng (Lê Dinh & Anh Bằng) ; (2) Tình đời (Minh Kỳ & Vũ Chương); (3) Tiếng ca u hoài (Lê Dinh & Anh Bằng)
 
 
                 Cám ơn Thày -Tác giả: Trang Mỹ Dung

Một mùa mưa nữa lại về.
Cứ mỗi lần nghe tiếng mưa rơi, lòng tôi lại bồi hồi, xao xuyến với bao kỷ niệm đẹp của cuộc đời.

Tôi bước chân vào con đường ca hát vào những ngày đầu mùa mưa năm 1967 và nhạc phẩm đưa tên tuổi Trang Mỹ Dung đến với khán thính giả cũng xuất phát từ chủ đề Mưa: “Hai mùa mưa” của nhạc sĩ Anh Bằng.

Mùa mưa lần trước anh về đây ghé thăm tôi.
Tình xưa bạn cũ gặp nhau đêm ấy mưa rơi.
Tách cà phê ấm môi,
Mình ngồi ôn lại những phút vui trôi qua mất rồi.
Này cây phượng vĩ bên đường che nắng ban trưa.
Này con dẫn vào sân ga tắm trăng mơ.
Mái trường khi ấu thơ,
Và này căn nhà vắng nằm cạnh nhau nghe đêm mưa.
........
Tiếng còi đêm lướt mau,
Đoàn tàu đi về mãi mà bạn thân tôi nơi đâu?

 Đã hơn 40 năm, nhưng mỗi lần nhắc đến bài hát
“Hai mùa mưa” đầy kỷ niệm, tôi lại nhớ về nhạc sĩ Anh Bằng, người Thầy đã dìu dắt tôi trong những bước đầu tiên trên con đường nghệ thuật.

Đầu năm 1967, với chiếc áo dài trắng đơn sơ của tuổi 16, tôi hồn nhiên tham gia cuộc thi “Tuyển lựa ca sĩ” do Đài Truyền hình Sài Gòn tổ chức. Sau khi nghe tôi hát, người phụ trách thử giọng với gương mặt hiền từ đã cho lời nhận xét: “Giọng tốt lắm”. Kết thúc buổi sơ khảo, khi tôi đang đứng đợi người nhà đón về thì chú đến hỏi thăm và vui vẻ tự giới thiệu. Lúc ấy tôi mới biết đó là nhạc sĩ Anh Bằng - tác giả của những nhạc phẩm trữ tình mà tôi rất ngưỡng mộ như: “Sầu lẻ bóng”, “Nhật ký của hai đứa mình”, “Nỗi lòng người đi”… Với thái độ chân tình, nhạc sĩ xưng là “chú” và gọi tôi là “cháu”. Ngay giờ phút ấy, chú đã tạo nên trong tôi một tình cảm thân quen, tin tưởng. Chú khen giọng ca của tôi và khuyến khích tôi bước vào con đường ca hát. Với sự hướng dẫn của chú, tôi trau dồi thêm nhạc lý tại lớp nhạc Lê Minh Bằng. Tôi không bao giờ quên hình ảnh ba người Thầy: nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ, Anh Bằng đã tận tâm chỉ dẫn các học viên trên bước đường nghệ thuật.
 
                     
Và rồi nhạc phẩm Hai mùa mưa” ra đời. Tôi may mắn được chú Anh Bằng giới thiệu thu thanh bài hát này ở Hãng đĩa ASIA Sóng Nhạc. Với âm điệu trữ tình hòa với lời bài hát mang đầy tính tự sự, êm dịu một nỗi buồn lâng lâng, nhạc phẩm “Hai mùa mưa” nhanh chóng được thính giả đón nhận. Cùng với sự thành công của nhạc phẩm “Hai mùa mưa”, công chúng đã biết đến ca sĩ Trang Mỹ Dung. Từ đó, tôi nhận được lời mời của các hãng đĩa và tiếp tục thu âm nhiều sáng tác mới của các chú Lê Minh Bằng như: “Hồi tưởng”, “Đổi thay”, “Mưa đầu mùa”, “Chuyện một đêm”, “Đa tạ tình đời”, “Chuyện ba mùa mưa”,… Trước khi thu một bài hát nào, chú Anh Bằng thường đến nhà tập nhạc cho tôi rất kỹ. Tính chú vui vẻ, hiền hòa, nên luôn được người thân trong gia đình tôi quý mến.

Hơn 40 năm trong nghiệp cầm ca, tôi đã trình bày rất nhiều nhạc phẩm với nhiều chủ đề khác nhau, của nhiều nhạc sĩ tài danh. Bài hát nào tôi cũng cố gắng trình bày thật tốt để mang đến những giai điệu đẹp nhất cho đời, nhưng hạnh phúc biết bao khi khán thính giả vẫn luôn nhắc đến Trang Mỹ Dung với nhạc phẩm “Hai mùa mưa”, nhạc phẩm đầu tiên tôi thu đĩa khi bước vào cuộc đời ca hát.

Thời gian cứ trôi, cứ trôi… nhưng sẽ không bao giờ phai mờ trong trái tim tôi sự quý mến khi nghĩ về Thầy - Nhạc sĩ Anh Bằng. Xin trân trọng cảm ơn Thầy, người nhạc sĩ tài hoa đã viết nên những ca khúc trữ tình đẹp mãi với thời gian, chắp cánh cho tiếng hát của Trang Mỹ Dung nói riêng và cho nhiều thế hệ ca sĩ nói chung đến với tấm lòng thương yêu, mến mộ của quý khán thính giả.

Lòng trân trọng của tôi không chỉ dành riêng cho Thầy - nhạc sĩ Anh Bằng, mà còn hướng về nhạc sĩ Lê Dinh và nhạc sĩ Minh Kỳ. Đó là ba người Thầy trong nhóm Lê Minh Bằng đã hết lòng dìu dắt, nâng đỡ tôi những bước chập chững vào nghề. Khi MC Trịnh Hội về Việt Nam liên lạc với tôi để thực hiện một đoạn clip ngắn cho DVD “HUYỀN THOẠI LÊ MINH BẰNG”, tôi rất vui và vô cùng xúc động khi được nói đôi lời dù ngắn ngủi nhưng đầy tình cảm với các chú, các Thầy sau bao năm xa cách. Tôi đã học được ở các chú, các Thầy cách sống chân tình và tôi tin tấm lòng chân thành của tôi sẽ được các Thầy đón nhận một cách trọn vẹn dù tôi sống cách xa các Thầy cả nửa vòng trái đất. Từ ấy đến nay, tôi thường xuyên gửi email thăm hỏi sức khỏe hai chú Anh Bằng, Lê Dinh. Tôi rất cảm động khi được hai chú luôn quan tâm.
 
Năm vừa qua, chú Anh Bằng có phổ nhạc bài Cảm ơn Phật” (Thơ: Thanh Trí Cao - Bút danh của thầy Thích Quang Thanh trụ trì chùa Bảo Quang ở California). Chú Anh Bằng và chú Lê Dinh đã tận tình gửi nhạc về Việt Nam cho tôi nghe trước khi thu âm. Trong dịp Đại lễ Phật đản 2008 vừa qua, tôi đã hát bài “Cảm ơn Phật” với tất cả tình cảm trân trọng. Khi giới thiệu sáng tác mới của nhạc sĩ Anh Bằng với khán thính giả, tôi có cảm tưởng như chú đang ngồi đâu đây để lắng nghe tôi, tươi cười khuyến khích tôi tiếp tục đi trọn con đường nghệ thuật mà tôi đã chọn.
 
                        

Nhắc những kỷ niệm về nhạc sĩ Anh Bằng - người Thầy, người chú thân thương, tôi thầm mong có một ngày rất gần, tôi được gặp lại chú, tay bắt mặt mừng, được ngồi gần chú, được chú dạo đàn tập cho tôi một bài hát mới, như ngày nào…

Chú ơi, với tất cả tình thương mến và lòng trân trọng, cháu kính gửi đến chú những lời chúc tốt đẹp nhất. Cháu cầu mong chú luôn mạnh khỏe, bình an trong cuộc sống, tiếp tục sáng tác cho đời nhiều nhạc phẩm sống mãi với thời gian.

Mùa mưa 2008
Trang Mỹ Dung
 
 
Tâm sự người học trò không thành danh của lớp nhạc Lê Minh Bằng - Tác giả: Cẩm Nguyệt

Tôi là một trong những cựu nhạc sinh của lớp nhạc LÊ MINH BẰNG. Tôi đến với lớp nhạc Lê Minh Bằng trong một trường hợp khá hi hữu.

Sau Tết Mậu Thân tôi muốn đi học nhạc, một người bạn học hồi Tiểu Học chi cho tới một địa chỉ lớp nhạc ở Chợ Lớn, mẹ tôi không cho đi vì xa quá, phải đi 2 chặng xe Lam mới đến được, thế là tôi đành phải ở nhà. Tôi được một người bạn khác ở gần nhà giới thiệu (bạn cùng đi học và cùng đi sinh hoạt gia đình Phật tử từ lúc còn nhỏ đến lớn - Trang Mỹ Dung).

Tôi nhớ lúc đó vào một buổi trưa trời nắng gắt, trong một con hẻm của đường Hai Bà Trưng, Tân Định, tôi đang đi tới đi lui tìm địa chỉ của lớp nhạc thì chợt trông thấy một người đàn ông tuổi trung niên lái xe Vespa đi vào, tôi vội chận lại và hỏi thăm thì ông ấy chỉ cho tôi thấy lớp nhạc Lê Minh Bằng cách đây chỉ có mấy căn nhà thôi. Tôi cảm ơn và đi về hướng đã được chỉ, khi đến nơi thì người đàn ông trung niên đó cũng dừng xe lại và đi vào nhà, ông ta tự xưng là nhạc sĩ Mình Kỳ. Tôi thắc mắc lớp nhạc đề tên Lê Minh Bằng tôi tưởng là tên của thầy giáo dạy nhạc. Thầy Minh Kỳ cho tôi biết lớp nhạc gồm có 3 thầy: Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng. Ghép tên 3 người lại thành 1 là Lê Minh Bằng.

Thầy Minh Kỳ đàn Piano để cho tôi hát thử, thầy thấy tôi cũng vững nhạc nên thầy nhận lời cho tôi được vào học. Ngày đầu tiên tới học với thầy Minh Kỳ, lúc đó lớp nhạc đang dợt bản "Sàigòn Thứ Bảy", nhạc phẩm của thầy Anh Bằng. Qua buổi thứ hai tôi được học với thầy Anh Bằng, rồi kế tiếp là thầy Lê Dinh. Thế là tôi được biết thầy Anh Bằng kể từ đó.

Trong ba thầy thì thầy Anh Bằng là người thấp nhỏ, hiền và dễ tính nhất, thầy thường sử dụng đàn piano, những khi tập cho học trò hát thì thầy dùng đàn guitar. So với thầy Minh Kỳ thì cao lớn to con, tính tình thì nóng nảy, thầy có cái oai nên học trò rất sợ và khớp, nhất là trong phòng thâu thanh, thầy vừa đàn vừa phải quay mặt chỗ khác để học trò đỡ bị khớp. Thầy cũng sử dụng Piano và Guitar, nhưng trong phòng thâu thanh thì thầy sử dụng Contrebass. Đối với thầy Lê Dinh cũng vậy, thầy người cũng cao ráo nhưng dong dỏng, lúc nào cũng cười nhưng rất là nguyên tắc. Khác với thầy Anh Bằng, thầy Lê Dinh cũng sử dụng đàn Piano và Guitar, nhưng thấy còn có thể sử dụng tambourine, hoặc maracas, đặc biệt nhất là thầy dùng một loại kèn mà tôi không biết tên, nó có những nốt bấm giống như trên đàn Piano.

Khi tôi và các bạn đến lớp nhạc, hôm nào thầy Anh Bằng dạy thì chúng tôi đỡ lo lắng hơn là thầy Minh Kỳ và thầy Lê Dinh, tuy các thầy chẳng la mắng gì chúng tôi cả. Thầy Anh Bằng và thầy Minh Kỳ thì luyện tập cho học trò, nhưng thầy Lê Dinh thì chuẩn bị các chương trình, bài bản.

Tôi vào học được một tuần lễ, các thầy muốn tập cho tôi được hát trên sân khấu và đặt tên cho tôi là "Cẩm Nguyệt". Thầy Anh Bằng là người chịu trách nhiệm tập đợt cho tôi nhiều nhất vì thầy Mình Kỳ và thầy Lê Dinh đều là công chức cả nên ít có thì giờ rảnh hơn thầy Anh Bằng.

Bài hát đầu tiên thầy Anh Bằng tập cho tôi là bài "Huế Bây Giờ". Tôi còn nhớ trong lúc tập hát, có một chỗ tôi hát sai nhịp nhưng tôi vội bắt lại được đúng nhịp, thầy Anh Bằng cười và nói rằng : "Con nhỏ này thông minh thiệt". Thế là thầy tập cho tôi khoảng hai ba lần gì đó rồi tuần sau vào ngày thứ Ba tôi phải đến hát cho chương trình phụ diễn buổi sổ xố kiến thiết ở đường Thống Nhất. Ngày hôm đó thầy Anh Bằng chở tôi đến rạp, khi xe vào đến cửa thì đông người quá, tôi không xuống xe được, tôi nhìn ra thì thấy bà con hàng xóm của tôi họ biết tin tôi hát ở đây nên kéo nhau đi xem bu quanh xe khiến tôi không xuống được, thầy Anh Bằng đành cho tôi đi vào lối sau của hậu trường sân khấu.

Trước giờ trình diễn tôi thấy ban nhạc của chú Võ Đức Tuyết đã ngồi sẵn sàng gần sân khấu, thầy Anh Bằng dắt tôi vào và giới thiệu với ban nhạc, chú Võ Đức Tuyết nói rằng: "Cô cứ ngó theo tay tôi, khi nào tôi ra hiệu thì hát", mọi người cứ sợ tôi bị khớp rồi hát sai nhịp nên đều dặn dò đủ thứ.

Mặc dầu từ nhỏ tôi cũng đã từng đứng trên sân khấu hát hoặc múa với các bạn ở lớp cho tổ chức Cây Mùa Xuân ở rạp Cẩm Vân, Phú Nhuận trước 1975, nhưng, lần này đứng một mình trên sân khấu lạ, tôi cảm thấy hơi hồi hộp, tôi còn nhớ lúc đó ca sĩ Bạch Lan Hương vừa hát xong bài Phố Đêm thì người giới thiệu đến tên tôi. Lúc đó tôi đang đứng lấp ló sau cánh gà để xem người khác trình diễn, thầy Anh Bằng đứng đằng sau thúc: "Người ta giới thiệu rồi ra đi". Thế là tôi như cái máy bước ra sân khấu, tôi chẳng nhìn thấy ai cả, kể cả chú Võ Đức Tuyết và ban nhạc, thật ra tôi không đám nhìn ai cả. Khúc đầu tôi hát như cái máy vì đã tập dợt nhiều lần, nhưng từ từ tôi tỉnh táo lại và lúc đó thấy rõ mọi người nhất là những người bà con hàng xóm của tôi, thế là tôi lên tinh thần, tôi đã nhập tâm vào bài hát, tôi không để ý gì đến dấu hiệu của chú Võ Đức Tuyết cả. Hát xong bài thứ nhất tôi được khán giả vỗ tay và la "Bis". Họ yêu cầu tôi hát lần nữa, khi tôi hát xong bài thứ hai, tôi chào khán giả và đi vào. Thầy Anh Bằng nói với ban nhạc: “Tôi thấy nó hát mà tôi toát mồ hôi", chú Võ Đức Tuyết thì nói rằng: "Cô đâu thèm ngó sự ra hiệu của tôi đâu".

Sau lần đó, các thầy giới thiệu tôi lên hãng đĩa Asia để thâu song đôi với Hoảng Oanh cũng bài "Huế Bây Giờ". Hôm đó trong phòng thâu chính thầy Anh Bằng làm nhạc trưởng ra dấu, chỉ cho tôi hát.

Cũng một bài hát, 2 người, mọi người thâu thanh cùng một hòa âm, cùng một ban nhạc.

Đó là lần đi hát ở rạp Thống Nhất, hãng đĩa Asia, tất cả đều do thầy Anh Bằng hướng dẫn. Kế tiếp là chương trình "Sóng Mới", thâu thanh tại Đài Pháp Á và phát thanh vào mỗi buổi chiều thứ Bảy hàng tuần. Chương trình này là chương trình đầu tiên của lớp nhạc Lê Minh Bằng, bài hát được mở đầu cho chương trình cũng do thầy Anh Bằng tập cho tôi và các bạn hát. Rồi đến những chương trình thâu thanh tại một phòng thâu ở đường Công Lý,‎ gần đường Nguyễn Huỳnh Đức, Phú Nhuận, thầy Anh Bằng cũng có mặt để hướng dẫn học sinh hát.

Tôi cũng đã được tham gia đợt quay phim ngoại cảnh cho chương trình "Tiếng Nói Động Viên" ở Bình Dương do thầy Anh Bằng hướng dẫn.

Kể đến là chương trình hợp xướng 100 nam nữ diễn viên của lớp nhạc Lê Minh Bằng tại rạp Quốc Thanh do thầy Anh Bằng điều khiển.

oOo


Ngoài thầy Anh Bằng ra, thầy Lê Dinh cũng là người tập cho nhóm chúng tôi nhiều như trong chương trình thâu TV "Tiếng Chuông Chùa" của nhạc sĩ Nguyễn Hiền, chương trình "Tiếng Nói Động Viên", chương trình thâu tại Đài Tự Do v…v…

Rồi ban "Tứ Ca Dạ Cầm" được thành lập, trong đó có tôi, chị Ngọc Thuyết, Phương Hồng Thủy và Minh Nguyệt. Những lần tập dợt tôi và các bạn phải đến nhà thầy Lê Dinh ở đường Ngô Tùng Châu, Phú Nhuận đi vào. Thầy đã tập cho ban Tứ Ca của chúng tôi những bài như: "Nắng lên xóm nghèo" v…v…

Thầy Lê Dinh đúng như là một công chức gương mẫu, làm việc gì rất đúng giờ giấc, khi đi đến lớp thấy luôn luôn đem theo cái dù dài trong rất là đạo mạo, thầy rất là nguyên tắc mặc dầu thầy lúc nào cũng cười.

Thời gian theo học lớp nhạc Lê Minh Bằng và đi hát trong những chương trình của các thầy, bà ngoại tôi không thích tôi đi hát, bắt ba tôi phải xin việc cho tôi đi làm, lúc đó tôi mới tốt nghiệp Trung học, đáng lẽ chuẩn bị thi vào Đại học, tôi phải đi làm, do đó thời gian đi hát và thâu thanh của tôi rất là bị giới hạn. Tuy tôi cũng tham dự một số chương trình khác không phải của các thầy như ở Đài Quân đội, Đài SaiGon… nhưng tôi cũng không hoạt động được nhiều để trở thành một ca sĩ có tiếng tăm như những người khác.

Tháng 4, 1975 sau khi miền Nam VN rơi vào tay Cộng Sản, các thầy tản mác, lớp nhạc Lê Minh Bằng giải tán. Tôi không còn gặp được các thầy và bạn bè. Lúc bấy giờ Đài phát thanh SG kêu gọi anh chị em nghệ sĩ ra trình diễn, ba tôi nói giờ này còn hát hỏng gì nữa, thế là tôi chỉ ra trình diễn tại sở làm thôi, tôi cũng phải đi học tập mất mười ngày. Thời gian sau này tôi nghe được tin thầy Anh Bằng và gia đình đã ra nước ngoài, thầy Minh Kỳ đi học tập cải tạo và chết trong tù, cuối cùng tôi chỉ con gặp thầy Lê Dinh vài lần khi thầy đến chỗ sở làm của tôi để duyệt phiếu mua thuốc cho Pharmacy của thầy. Sau những lần đó thì tôi không còn gặp thầy Lê Dinh nữa.

Sáu năm sau, tôi lập gia đình với một cựu sĩ quan của quân đội VNCH (bạn của anh tôi trong trại tù cải tạo), tôi không còn hoạt động văn nghệ nữa và trở về làm một người nội trợ trong gia đình. Mười ba năm sau, vợ chồng tôi và 3 đứa con mới được chấp thuận qua định cư tại Mỹ theo diện HO, tôi biết thầy Anh Bằng và Lê Dinh đã sang đây nhưng tôi không biết được địa chỉ của các thầy.

Khi con gái tôi lớn lên (đứa thứ hai), nó thích tham gia những công việc về xã hội, nhất là văn nghệ, nó cũng làm quen được một số nghệ sĩ và biết tôi trước kia là học trò của lớp nhạc Lê Minh Bằng, nó tự liên lạc với Asia Productions để hỏi thăm địa chỉ của thầy Anh Bằng. Thế là nhờ nó mà tôi liên lạc được với thầy Anh Bằng, và cũng do đó tôi biết được thầy Lê Dinh hiện đang định cư tại Canada. Từ đó, qua thư từ rồi email, tôi liên lạc được cả với thầy Anh Bằng và thầy Lê Dinh.

Chỗ tôi ở là San Diego, thầy Anh Bằng thì ở Santa Ana. Vì cuộc sống tôi phải đi làm đôi khi kể cả weekend nữa nên tôi không cơ hội để đến thăm thấy. Tôi chỉ gặp thầy Anh Bằng và gia đình thầy một lần tại Casino Harras do thầy gọi về cho tôi. Thầy nay đã lớn tuổi rồi, tai phải đeo máy trợ thính, đi đâu cũng có hai người thanh niên trẻ (bà con với thầy) để chăm sóc thầy. Tiếng nói của thầy tôi vẫn còn nhận được không khác trước mấy, vì trong casino quá ồn ào, nên tôi muốn nói chuyện với thầy phải nói lớn tiếng thì thầy mới nghe được, sau lần đó ra về tôi chỉ còn liên lạc với thầy qua email thôi. Con thầy Lê Dinh thì ở xa quá tôi không có điều kiện để đến thăm thầy và gia đình, tôi chỉ theo dõi hoạt động và hình ảnh của các thầy qua những cuộc phỏng vấn trong những chương trình ca nhạc thôi.

Thấm thoát đã 33 năm rồi, tôi không còn hoạt động văn nghệ nữa, nhưng thầy Anh Bằng và thầy Lê Dinh cũng vẫn còn tiếp tục trên con đường sáng tác. Tôi hiện giờ chỉ là một khán thính giả, ngồi xem chương trình ca nhạc có những bài hát của các thầy mà lòng bùi ngùi nhớ lại thuở nào thầy trò cùng gặp nhau trong lớp nhạc Lê Minh Bằng.

Cẩm Nguyệt
 
 
                                       ĐIẾU VĂN
 
                                                      
                                                           Dương Viết Điền & NS Anh Bằng
 
Thưở ấy:
Quê hương Việt Nam lâm vào vòng chinh chiến
Khói lửa ngập trời, đất nước quá điêu linh
Phần thì chống Pháp, phần chống bọn Việt Minh
Anh vì thế cũng đã từng vào sinh ra tử
Gặp rủi ro anh bị bắt giam giữ
Quằn quại trong tù mất một thời gian
 
Thế rồi,
Đất nước chia đôi, lòng người ly tán
Anh đành từ bỏ quê nhà để vượt tuyến vào Nam
Lưu lạc quê người mong tìm nơi an cư lạc nghiệp
Nhung nhớ quê nhà anh thao thức từng đêm
 
Và từ đó,
Vọng về quê hương làm anh nhức nhối con tim
Để rồi “ Nỗi Lòng người Đi” đã trở thành bản tình ca bất hủ.
Một bản tình ca không phải chỉ vì thương nhớ người tình, chưa đủ,
Mà đây còn là biểu tượng của chia ly, của đất nước điêu tàn!
Biểu tượng của tang thương, của quốc hận ly tan
Anh đã viết nên dòng lịch sử Việt Nam cận đại bằng cung đàn, giai điệu.
 
Cũng từ ngày ấy,
Chìm đắm trong đam mê, anh bắt đầu sáng tác
Thêu dệt hằng trăm chuyện tình  thành huyền thoại của tình yêu.
Làm cho hằng ngàn người rung động như muốn khóc theo
Khiến tâm hồn nghệ sĩ của anh đời đời bất diệt!
 
Ngưỡng mộ thay,
Anh cũng đã từng sáng tác những bài ca nội dung thật oai phong lẫm liệt
Cho quê hương, cho đất nước Việt Nam
Làm cho biết bao người xúc động cả con tim
Khiến tên tuổi Nhạc Sĩ Anh Bằng vang dậy dưới vòm trời âm nhạc
 
Bỗng đâu,
Quân thù Bắc phương tiến quân vào ồ ạt
Quê mẹ Việt Nam lại một lần nữa tan tác điêu linh
Anh đành phải ra đi để rồi lấm bụi phong trần
Từ giả quê cha đất tổ để giang hồ phiêu bạt
Đất khách quê người anh  có ngờ đâu, bây giờ phải đành lưu lạc
“Nỗi Lòng Người Đi” một lần nữa lại xé nát tim anh!
Hồ Gươm ơi!
Hà Nội ơi!
Thăng Long ơi!
Sài Gòn ơi!
Bao nhiêu mộng đẹp đã tan tành!
Biết làm sao đây, thôi thế cũng đành.
Số kiếp con người âu cũng là định mệnh.
Quê người đất khách cuộc sống anh thường xuyên lận đận
Vất vả đêm ngày vì miếng cơm manh áo nuôi gia đình
Rồi thời gian trôi và cuộc sống cũng lại được an lành
Nên anh lại hân hoan tiếp tục phát huy tâm hồn của một người nghê sĩ.
Anh quyết chí bảo tồn và phát huy nền văn học, nghệ thuật Việt Nam.
Và suốt ngày đêm anh vẫn  miệt mài rung cảm con tim
Để rồi dệt nên những bản tình ca cho quê hương đời đời bất diệt!
Tuổi già sức yếu nhưng khi nghe Cộng quân dâng đất, bán nước cho ngoại bang;
máu đang luân lưu trong huyết quản anh bỗng sôi sục lên.
Anh liền vùng dậy và đứng lên theo nhịp điệu của cung đàn.
Bắn ngay một mũi tên “PHẢI LÊN TIẾNG”vào giữa không gian.
Rồi đi khắp bốn phương trời để đánh động lương tâm nhân loại.
 
Nhưng rồi oan nghiệt thay !
Bỗng đâu anh lâm trọng bệnh
vì tuổi già sức yếu của một kiếp người
Vào một buổi chiều bỗng có tin sét đánh ngang trời
Anh đã vĩnh biệt cõi đời để ra đi không bao giờ trở lại.
 
Hôm nay:
Trong bầu không khí trang nghiêm
Đứng trước bàn thờ khói hương nghi ngút
Bên cạnh những thân bằng quyến thuộc Họ Trần
của làng Điền Hộ, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
Chúng tôi gồm những văn nghệ sĩ và các thân hữu từ khắp bốn phương trời
Tề tựu nơi đây để tiễn đưa anh về bên kia thế giới.
Thành kính dâng lên linh hồn anh,
đã hiến dâng suốt cuộc đời mình để bảo tồn và phát
huy nền âm nhạc Việt Nam, cũng như bảo vệ quê cha đất tổ bằng cung đàn, nốt nhạc.
 lòng biết ơn, sự ngưỡng mộ của chúng tôi.
Nguyện sẽ cùng sát cánh bên nhau tiếp tục bảo tồn và phát huy nền văn học nghệ thuật Việt Nam ở Hải Ngoại.
Thề sẽ tiếp tục đồng thanh ca bài “Hãy Lên Tiếng” của anh để bảo vệ rừng vàng biển bạc của quê mẹ Việt Nam ở bên kia  bờ đại dương.
Cũng như để cho hoài bão quang phục quê hương của chúng ta sẽ được thành đạt.
Xin hồn thiêng sông núi hãy chứng giám cho lời thề này để linh hồn Nhạc Sĩ Anh Bằng ở dưới suối vàng được yên tâm mà an giấc nghìn thu.
Xin nguyện cầu hương hồn Nhạc Sĩ Anh Bằng  được sớm hưởng Nhan Thánh Chúa.
 
Nhạc Sĩ Anh Bằng ơi!
Hoa nở để mà tàn
Trăng tròn rồi lại khuyết
Sum họp rồi ly tan
Xin vĩnh biệt anh !
Vĩnh biệt anh đời đời!

Dương Viết Điền
 
 
                      
                                           
 VUI LÒNG GỞI THÊM TÀI LIỆU VÀ Ý KIẾN XÂY DỰNG VỀ PHAN ANH DŨNG: dathphan1@gmail.com
Nguồn Blog Cỏ Thơm 

No comments:

Post a Comment