Hey, shame, shame, Ted Osius!!!
Kính gửi quý cơ quan truyền thông bài viết về Việc Đại Sứ Ted Osius.
Xin tùy nghi sử dụng.
Lại Chuyện Ông Đại Sứ và Lá Cờ Vàng
Đỗ Văn Phúc
Sinh
hoạt cộng đồng Việt Nam cuối tháng 7 và trong tháng 8 này sôi nổi hẳn lên với
chuyện ông Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam và biểu tượng cờ Vàng của người Việt tị nạn Cộng
Sản.
Dù
quý vị đã biết qua ít nhiều, chúng tôi cũng thấy cần tóm lược các diễn biến như
sau:
1.-
Ngày 14 tháng 7, 2015, Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam là Ted Osius đến San Jose để tiếp
xúc với cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Toà Thị Chính của thành phố. Buổi nói
chuyện do văn phòng Dân Biểu Michael Honda phối hợp với Nghị Viên Esh Kalra tổ
chức.
2.-
Phòng hội theo yêu cầu của Bộ Ngoại Giao, không có trưng bày lá cờ VNCH như từng
thấy mỗi lần có cuộc họp hay gặp gỡ của các viên chức Hoa Kỳ mà đối tượng chính
là người Mỹ gốc Việt. Khi bước vào phòng hội, bà Đỗ Thị Minh Ngọc đã bị một
nhân viên của Ban Tổ Chức yêu cầu tháo gỡ dây đeo cổ có in quốc kỳ Hoa Kỳ và Việt
Nam Cộng Hoà.
3.-
Một vài người tham dự đã phản đối bằng cách bỏ ra về khi mục kích sự việc này
trong đó có Bác
Sĩ Phạm Đức Vượng. Bà Minh Ngọc đã lên tiếng
phản đối và chỉ được trả lại dây đeo cổ sau khi buổi hội kết thức. Sau đó bà đã
viết thư cho Nghị viên Ash Kalra để phản đối.
4.-
Tiến Sĩ Đỗ Hùng là người viết văn thư phản đối gửi đến bà Dân Biểu Zoe Lofgren.
Sau đó, bà Zoe Lofgren cùng Dân biểu Michael Honda gửi văn thư đến Bộ Ngoại
Giao để yêu cầu giải thích. Cùng lúc Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ cũng
gửi văn thư phản đối đến Ngoại trưởng John Kerry và Đại sứ Ted Osius.
5.-
Trong các thư của ông Osius và thư trả lời của Bộ Ngoại Giao đều xác nhận tôn
trọng các biểu tượng của người Việt tị nạn, cũng như xác nhận quyền tự do bày tỏ
(trong đó có sự trưng bày các biểu tượng) của người Mỹ gốc Việt là các công dân
Hoa Kỳ. Nhưng có thòng thêm rằng vì nhiệm vụ ngoại giao, ông Đại sứ Ted Osius
không muốn bị chụp hình chung với biểu tượng cờ Vàng của người Việt tị nạn.
6.-
Trong lá thư của ông Edwin Tan, là Giám Đốc Văn Phòng của Dân Biểu Michael
Honda thì giải thích rằng Ban Tổ chức phải tuân thủ yêu cầu của Bộ Ngoại Giao Mỹ
và họ được Bộ Ngoại Giao cho biết ông Đại sứ không thể chụp ảnh với lá cờ vàng.
“Thus, we had to abide by the requests of
the U.S. State Department. Our office
was told by the State Department that the Ambassador could not be pictured with
any symbol of the Vietnamese Freedom Flag.”
Vì sợ rằng có nhiều phóng viên, ký giả có thể bất ngờ chụp được ảnh ông
Đại sứ vô tình đứng gần lá cờ vàng nào chưng trong phòng, nên tốt hơn hết, họ
không cho trưng bày cờ. “Since there were
numerous photographers present at the event, the Ambassador did not want to
risk being accidently photographed with any representation of the Vietnamese
Freedom Flag and potentially undermining his relationship with the
Vietnamese . This was not because he did not respect it,
but rather because of his role as a diplomat.” Và cũng trong các lời phát
biểu cũng như văn thư qua lại, ông Đại sứ Ted Osius đã biểu lộ sự lo ngại sẽ mất
việc nếu bị bất ngờ đứng chụp ảnh với lá cờ VNCH.
Qua
các diễn biến trên, hôm nay, chúng tôi đã tạm có đủ dữ kiện để trình bày với
quý vị các luận điểm sau:
1.-
Quyền tự do ngôn luận (Freedom of Speech) hay còn gọi là Tự Do Diễn Đạt (Freedom of Expression) được ghi trong các
văn kiện của Liên Hiệp Quốc và Hiến Pháp Hoa Kỳ không chỉ giới hạn trong ngôn
luận mà còn là sự biểu trưng qua bất cứ phương tiện nào. The term freedom of expression is sometimes used synonymously, but
includes any act of seeking, receiving and imparting information or ideas,
regardless of the medium used. Ngoài ra Tu Chính Án số 1 của Hiến Pháp Hoa
Kỳ còn ngăn cấm bất cứ việc làm nào can thiệp và giới hạn các quyền tự do trên.
Do
vậy, sự trưng bày các biểu tượng của người Mỹ gốc Việt là quyền căn bản, không
cần phải chờ thư xác nhận của ông Đại Sứ hay Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Nếu là cơ sở
của Bộ Ngoại Giao thì việc họ muốn trưng bày lá cờ Vàng hay không là quyền của
họ. Nhưng sự việc xảy ra tại một cơ sở của Thành phố, là nơi từng công nhận và
vinh danh lá cờ VNCH, thì sự can thiệp của Bộ Ngoại Giao hay của chính ông Đại
Sứ để không cho treo cờ là sai trái vừa về mặt luật pháp, vừa về mặt đạo đức xã
hội.
Lúc
này, phủ đổ cho huyện, huyện đổ cho phủ. Bộ Ngoại Giao cũng như Ted Osius khăng
khăng chối rằng họ không yêu cầu việc tháo bỏ cờ vàng. Trích thư của Osius gửi
ông Đổ Văn Phúc, Chủ Tịch CĐNVQGHK ngày 31 tháng 7, 2015: “On no occasion, though, did he forbid anyone to display the flag or ask
for all flags to be removed from the venues”. Vậy thì ai là thủ phạm chính?
Chẳng lẽ bà Minh Ngọc, hay ông Edwin Tan dám vu khống cho một cơ quan đầy quyền
uy là Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ?
Cũng
thế, việc ông Đại sứ muốn đeo trên áo ông ta bất cứ biểu tượng gì vì đó là quyền
phát biểu của ông ta. Nhưng khi ông ta đến gặp gỡ một thành phần mà đại đa số
là nạn nhân Cộng Sản, thì việc ông mang cái phù hiệu có lá cờ đỏ của VC trên ve
áo không khác gì ông đi tiếp xúc với người Do Thái mà đeo phù hiệu chữ Vạn của
Đức Quốc Xã. Ông Đại sứ quên rằng ông đang đại diện cho một siêu cường tại một
quốc gia từng đối nghịch và hiện cũng chưa là thân hữu. Có thân hữu chăng là
thân hữu với kẻ phản chiến John Kerry. Ngoài ra, Việt Nam Cộng Sản đang ở tư thế
cầu cạnh và Hoa Kỳ đang ở tư thế ban phát. Vậy thì ông Ted Osius không nên lo sợ
bị CSVN phản đối đến mất việc vì đứng cạnh lá cờ một quốc gia VNCH từng là đồng
minh chí thiết của Hoa Kỳ.
2.-
Ông Đại sứ có ít nhất một lần lên tiếng rằng việc ông chụp ảnh với cờ VNCH có
thể làm ông mất việc. Chúng tôi không rõ các vị Đại sứ tiền nhiệm có bị bãi chức
vì họ từng đứng, ngồi, trong những phòng họp, công viên có cả rừng cờ vàng, và
ngay phía sau lưng họ như là tấm phông chính? Chúng tôi không rõ là Bộ Ngoại
Giao dưới quyền John Kerry có ác cảm với biểu tượng cờ vàng (tức là ác cảm với
cộng đồng người Việt tị nạn như ông từng ác cảm với chính phủ quốc Gia trong thời
chiến tranh) nên đã ra lệnh cho nhân viên của mình né tránh cờ vàng?
Chúng
ta dư biết ngày nay, hành pháp Obama (là người chịu ảnh hưởng của nhiều nhà hoạt
động thân Cộng, thiên tả) đang thi hành những đường lối ngoại giao mà đa số chính
khách, dân biểu, nghị sĩ phản đối vì làm uy tín nước Mỹ bị tổn thương trầm trọng
trên trường chính trị quốc tế. Mới đây, ông Obama đã coi thường lời cảnh báo của
Thủ Tướng Do Thái - một đồng minh lâu đời, chí cốt - để cứ đàm phán và ký kết với
Iran thoả hiệp với nhiều nhượng bộ; cũng như ông ta coi thường ý nguyện của hàng
triệu dân Mỹ gốc Cuba khi mở lại bang giao với nước Cuba vẫn còn Cộng Sản và còn
chửi Mỹ.
Chúng
ta biết rằng dù mạnh đến đâu, thì cộng đồng người Mỹ gốc Việt cũng khó làm thay
đổi một chính sách đối ngoại mà quyền lợi và quyền lực của Hoa Kỳ nằm ngoài tầm
ảnh hưởng của chúng ta. Nhưng nhất định chúng ta phải nói cho hành pháp, lập pháp
Hoa Kỳ biết rõ lập trường của chúng ta để ít nhất họ không khoe rằng họ đang làm
những điều phục vụ cho cử tri Mỹ gốc Việt.
3.- Ngoài
ra, sau khi những phản đối về hnàh vi của Đại sứ Ted Osius được phổ biến, chúng
tôi đọc được nhiều emails cổ vũ, đồng thuận, đề nghị tiếp sức. Nhưng lại cũng có
nhiều emails của vài vị mang tính chất tiêu cực, thậm chí chê bai, kết án. Có lý
luận cho rằng mình là dân ăn nhờ ở đậu, lại dám cả gan đối phó với chính quyền
Hoa Kỳ…Thậm chí có anh bạn của tôi là Tiến Sĩ có tiếng tăm cũng tự nhắc mình chỉ
là thứ Mỹ giấy (vì được nhập tịch và ban cho tờ giấy quốc tịch!)
Tại
sao chúng ta lại tự ti về tư cách của mình? Khi đã là công dân Mỹ, chúng ta có
đầy đủ quyền lợi và quyền hạn như bất cứ anh Mỹ trắng, Mỹ đen hay Mỹ gốc Latin
nào. Chẳng lẽ vì chúng ta mới có mặt ở Hoa Kỳ trong vòng chưa đầy nửa thế kỷ mà
chúng tự cho mình lép vế trong những sinh hoạt chính trị Hoa Kỳ. Trước khi trở
thành những người Mỹ trắng (Caucasian), thì cha ông họ cũng từng là Mỹ giấy, Mỹ
di dân, Mỹ tị nạn từ các nước Âu Châu. Họ chỉ hơn chúng ta là đã đến Mỹ lâu đời
hơn thôi.
Cứ
nhìn vào gia đình Cuomo mới đến Mỹ có 3 thế hệ thôi. Ông Thống Đốc hiện nay của
New York, Tiểu Bang lớn và quan trọng nhất của Hoa Kỳ, là Andrew Cuomo, thân phụ
của ông Mario Cuomo, cũng là Thống Đốc New York. Ông Mario Cuomo là con của một
gia đình di dân từ Italy. Mới thế hệ thứ hai, người ta đã leo lên đến Thống Đốc.
Người Việt thế hệ thứ nhất chưa làm nên thành tích gì ở quê hương mới. Nhưng thế
hệ hai đã có những cấp tướng, cấp tá nổi danh, đã có Dân biểu Nghị sĩ Liên
Bang, Tiểu Bang và rất nhiều Thị trưởng, Nghị viên…
Chúng
ta đóng thuế, bầu cử, đóng góp tích cực trong xã hội Mỹ có phần vượt trội hơn vài
sắc dân khác. Vậy chúng ta có quyền ngẩng đầu lên tự hào, và có quyền chính trị
ngang bằng bất cứ người công dân Mỹ nào khác. Người Mỹ quan niệm rõ ràng là các
viên chức chính quyền do họ bầu ra, đặt vào các chức vụ để phục vụ cho họ, nên
họ không ngần ngại khi phê phán các nhân viên nhà nước. Người Mỹ Da đen và gốc
Latin biết sự dụng các quyền này (có khi đi quá trớn), nhưng rõ ràng họ đã thành
công khi làm cho chính quyền phải nhượng bộ trước những đòi hỏi (có khi bất hợp
lý) của họ. Ngay cả tập thể dân Mỹ gốc Ả Rập Hồi Giáo - đặc biệt dân Somalia Phi
Châu mới di dân đến Hoa Kỳ trong vài năm gần đây, tập trung sống hàng trăm ngàn
người ở thành phố Minneapolis và St. Paul thuộc Tiểu bang Minnesota, là cái nôi
truyền bá và tuyển mộ Jihadist chống Mỹ cực đoan - mà chính phủ Mỹ vẫn phải nhượng
bộ từng bước. Đó là vì họ biết quyền hạn của công dân (ngay cả dân còn ở đậu) và
biết hợp quần làm nên sức mạnh.
Vì
thế, chúng ta, những người Mỹ gốc Việt tị nạn Cộng Sản, nhất định sẽ phải lên
tiếng mạnh mẻ hơn, tích cực hơn để bảo vệ những gì mình trân quý, ấp ủ. Đó là lá
cờ Vàng Ba Sọc Đỏ mà hơn 50 thành phố, tiểu bang đã thừa nhận và vinh danh. Xin
nhắc lại là tại nhiều địa phương, người Việt tị nạn từng biểu tình, kiến nghị
thành công trong việc hạ cờ đò, và giương cao cờ Vàng. Cuộc biểu tình ở thành
phố Arlington, Texas quy tụ hơn 5000 người từ các thành phố của Tiểu Bang là một
biến cố lớn trong sinh hoạt đấu tranh của chúng ta nhằm thực hiện quyền tự do bày
tỏ.
Chúng
tôi chỉ xin nhắc nhở đến các vị dân cử Mỹ nào thấy không tiện đứng chung vơí lá
cờ vàng, thì như chúng tôi từng nói trong thư gửi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, không nên
tìm đến với cộng đồng Việt tị nạn.
Đỗ
Văn Phúc.
No comments:
Post a Comment