Friday, June 5, 2015

China Nhìn Từ Bên Ngoài - Trần Mộng Lâm

 
China đang là một đề tài làm thế giới chú ý quan sát với một cái nhìn không mấy thiện cảm. Năm vừa qua, nhà văn Anh Christopher Frayling cho xuất hiện tác phẩm The Yellow peril : Dr Fu Manchu & The Rise Of Chinaphobia nói lên cái cảm quan của Thế Giới về người China : Xảo Quyệt và Độc Ác qua nhân vật Fu Manchu. Vào khoảng năm 1912, có một loạt các tác phẩm được xây dựng quanh nhân vật này được thế giới hâm mộ. Đại khái Fu Manchu là một người độc ác, gian hung, tương tự như nhân vật Dr No , người đối thủ của điệp viên 007 sau này. Qua  Fu Manchu, Christopher Fraying phân tách những lý do của việc tại sao người ta bài China.

Kể từ khi nền kinh tế China trở thành một đối thủ đáng ngại cho nước Mỹ, nước đứng đầu Thế Giới trên thương trường, các cơ quan truyền thông tốn nhiều giấy mực về China.

Báo Washington Quaterly, trong ấn bản Mùa Đông, dành 4 bài viết để nói về vị trí China trong Thế Giới. Foreign Affairs tháng năm 2015 có 7 bài phân tách nội tình China, còn tờ American Interest mới đây thì khẳng định chiến dịch  thanh lọc  tham nhũng của Tập Cận Bình có thể đưa đến đảo chính tại China ,

China làm thế giới lo ngại, đó là điều chắc chắn. Tuy nhiên, trước đây và hiện nay,sự  lo ngại thay đổi 180 độ, từ khinh bỉ trở thành e dè,có phần nào sợ hãi. Thảm Họa Bọn Da Vàng đã thay đổi diện mạo hoàn toàn.

Nước Mỹ vẫn có thái độ bài China từ lâu, nhưng lập trường này trở thành quyết liệt khi mới đây Washington đòi Bắc Kinh ngưng ngay việc biến các bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo tại Biển Đông, nơi có các tranh chấp giữa các nước như Việt Nam, Phi Luật Tân, Đài Loan, Mã Lai và China, về chủ quyền các hòn đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Người ta lo ngại là China sẽ làm đảo lộn trật tự Thế Giới, trật tự mà nước Mỹ đã ấn định kể từ khi Thế Chiến thứ hai chấm dứt năm 1945.

Tờ Wall Street Journal có bài xã luận «Kaiser Xi’s Navy» mô tả lực lương Hải Quân China là «nguy hiểm chết người vì hiếu chiến». Cũng bài báo này so sánh tình trạng hiện nay không khác thời 1914 khi manh nha Thế Chiến Thứ Nhất, và Tập Cận Bình cũng tương tự như Hoàng Đế nước Đức thời bấy giờ, cả hai đều có những tham vọng về sức mạnh Hải Quân như nhau.

Hiển nhiên là China đã trở thành một siêu cường, và họ muốn áp đặt một trật tự theo ý họ, điển hình là mới đây, họ tạo ra một ngân hàng Á Châu để đương đầu với Ngân Hàng Quốc Tế mà đầu nậu chính là Hoa Kỳ.

Bên phía Á Châu, người công khai nói ra sự sợ hãi China là ông Tổng Thống Benigno Aquino của Phi Luật Tân. Ông này không úp mở gì, so sánh China và Đức Quốc Xã. Ông cho rằng nếu Hoa Kỳ không ngăn cản, thì tham vọng của Bắc Kinh sẽ vô giới hạn. Trong môt cuộc nói chuyện với các nhà doanh thương Nhật, ông nói : Nếu trước đây người ta quyết liệt ngăn cản nước Đức và Hitler, thì Thế Chiến Thứ Hai đã không xẩy ra. Ý của ông là bây giờ, mọi người phải hợp quần ngăn China lại.Dĩ nhiên là lời tuyên bố của ông Aquino không làm Bắc Kinh hài lòng, và họ phản đối ầm ỹ.

Tuy hiên có một dư luận cho rằng Thế Chiến Thư Ba nếu có xẩy ra, không phải là ở biển Đông, mà phải ở một chỗ khác, Syrie chẳng hạn.

Lý do nào khiến người ta nghĩ như vậy ??

Lý do là vì : Người China rất nhát. Thanh niên China rất sợ phải tòng quân ra mặt trận. Trước đây, người Nhật chỉ bằng 1/10 người China, mà họ thắng dễ dàng. Người China chỉ có một sở trường : buôn bán, cần cù, nhưng họ không phải một sắc dân can đảm. Người Nhật, trên phương diện này, hơn China nhiều lần. Việt Nam, thì khi bị đẩy vào chân tường, không dễ gì sợ China.

Biết người, nhưng cũng biết ta.

Mong các người lãnh đạo Việt Nam đừng quỵ lụy China quá. Khi người dân nổi diên lên, China không bảo vệ được các ông đâu. Lịch sử đã ghi lại số phận dành cho các người theo China,  Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc.

Trần Mộng Lâm.
Tham Khảo : Fu Manchu est de retour- Jocelyn Coulon

No comments:

Post a Comment