Hữu Nguyên SàiGon-Times Úc
Châu
LỜI NGỎ: Tôi là Nguyễn Hữu Chí, sinh ra và lớn lên ở Miền Bắc, từng có hơn một năm phải đội nón cối, đi dép râu, theo đội quân Việt Cộng xâm lăng Miền Nam. Trong những năm trước đây, khi cuộc đấu tranh bảo vệ chính nghĩa của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại Úc còn minh bạch, lằn ranh quốc cộng còn rõ ràng, tôi hoàn
toàn tin tưởng và sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu, thế lực của cộng sản. Nhưng gần đây, có những dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ, những thế lực chìm nổi của cộng sản tại Úc đang tìm cách xóa bỏ lằn ranh quốc cộng, đồng thời thực hiện âm mưu làm suy yếu sức mạnh đấu tranh của người Việt hải ngoại. Trong hoàn cảnh đấu tranh ngày càng khó khăn
đó, tôi thấy mình chỉ có thể đi tiếp con đường mình đã chọn khi được quý độc giả hiểu và tin tưởng. Vì vậy, tôi viết hồi ký này, kể lại một cách trung thực cuộc đời đầy đau khổ, uất ức và ân hận của tôi khi sống trong chế độ cộng sản, cũng như những nguy hiểm, may mắn khi tôi tìm tự do.... Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn trên
nhiều phương diện, lại phải vừa duy trì tờ báo, vừa tham gia các sinh hoạt cộng đồng, vừa tìm cách "mưu sinh, thoát hiểm" giữa hàng chục "lằn tên đường đạn", nên hồi ký này có rất nhiều thiếu sót. Kính mong quý độc giả thông cảm bỏ qua, hoặc đóng góp nếu có thể.
Sau
khi nhận lời Đại uý Hiệu, suốt thời gian kế tiếp nhiều năm trời, tôi đã liên tục viết bài và trực tiếp đọc những bài viết đó trong những chương trình phát thanh hướng về Miền Bắc. Tôi nói rõ họ và tên thật của tôi, quê quán của tôi, những kỷ niệm kinh hoàng tôi đã trải qua trên đường xâm lăng Miền Nam, những sự thực tôi đã chứng kiến, những luận điệu tuyên truyền của cộng sản đã bịp bợm như thế nào. Tôi cũng mô tả tất cả những niềm xúc động của tôi khi được chứng kiến cuộc sống tự do, sung túc của người dân Miền Nam....
Tôi không biết những bài viết của tôi kết quả như thế nào, nhưng tôi biết chắc một điều, những chương trình phát thanh đó đã
đến tai nhiều người trên đất Bắc. Có hai bằng chứng rõ ràng để tôi nói như vậy. Bằng chứng thứ nhất là vào tháng 5 năm 1975,
khi trở lại Miền Bắc, tôi đã nghe bạn bè kể về những chương trình phát thanh có bài
viết của tôi. Bằng chứng thứ hai, sau 30-4-1975, trong
một lớp học "cải tạo" tại Vũng Tàu, chính cán bộ cộng sản đã đích danh mang tên của tôi, Nguyễn Hữu Chí, cùng quê quán của tôi, ra nguyền rủa. Trong số những người phải ngồi học tập "cải tạo" hôm đó, có người cháu ruột gọi tôi bằng cậu, trước ở Vũng Tàu, và hiện đang sống ở Úc. Lúc đó, tôi đã bị cộng sản bắt vô tù, đến khi tôi vượt ngục được thì cả gia đình người chị cùng với người cháu đã vượt biên thành công và định cư ở Úc. Câu chuyện này mãi đến khi tôi vượt biên sang Úc, gặp lại người cháu, mới được nghe kể.
Trong những ngày tháng ở Trung Tâm Chiêu Hồi Thị Nghè, qua một số người bạn, tôi được biết, bên Bộ Chiêu Hồi cần tuyển dụng những người về chiêu hồi làm thuyết trình viên. Mục đích là để chính những người chiêu hồi từng là bộ đội Miền Bắc, hoặc là những người vô bưng theo "Mặt Trận Giải Phóng", kể lại những sự thực mắt thấy tai nghe bên phía cộng sản. Qua đó, quân dân cán
chính của Miền Nam hiểu rõ kẻ thù cộng sản như thế nào, và biết rõ cuộc chiến đấu của người dân Miền Nam nhằm chống cộng sản xâm lăng, có hào quang
chính nghĩa ra sao.
Biết được tin này, lập tức tôi nộp đơn xin làm thuyết trình viên. Vì ông anh rể tôi lúc đó làm cảnh sát, phòng căn cước, từng thường xuyên ra vô Trung Tâm
Chiêu Hồi chở tôi về nhà ở Võ Di Nguy Phú Nhuận, nên ông thường khuyên tôi cố gắng thi vô thuyết trình viên. Theo yêu cầu của ban tuyển dụng thuyết trình viên lúc bấy giờ, mỗi ứng viên phải thuyết trình một đề tài, trước một ban giám khảo. Tôi nhớ ngày ấy tôi chọn đề tài "Nhân Văn Giai
Phẩm trên đất Bắc". Trong số những vị giám khảo ngồi nghe tôi thuyết trình hôm đó có ông Võ Đại Tôn, một người đàn ông tôi thấy có phong độ hào hoa như một tài tử xi nê. Thời điểm đó, tôi không ngờ, trong cuộc đời trôi dạt của tôi suốt mấy chục năm về sau, lại có nhiều duyên hạnh ngộ với ông Võ Đại Tôn. Và tôi có thể nói, kể từ khi đặt chân lên Miền Nam tự do, trong số những người để lại trong tôi nhiều kỷ niệm, nhiều ảnh hưởng, trên nhiều phương diện, ông Võ Đại Tôn là người đầu tiên tôi được tiếp xúc, được học hỏi, và cho đến nay, ông vẫn có những ảnh hưởng to lớn và âm thầm đối với đời sống tinh thần và lý tưởng của tôi.
Hôm
đó, tôi nhớ là tôi trình bầy trong khoảng nửa tiếng đồng hồ, và sau đó, tôi được chấm đậu. Tôi đinh ninh với nghề thuyết trình viên, tôi sẽ được đi đây đó trên 4 vùng
chiến thuật. Nhưng không ngờ, trong buổi lễ mãn khóa chiêu hồi, tôi được yêu cầu đọc một bài cảm tưởng trước mặt quan khách, trong đó có
ông Trần Trường Khanh, Trưởng phòng Thông tin Quốc nội thuộc Nha Công Tác. Khi nghe
tôi đọc, thấy tôi có giọng Bắc đặc, nên ông Trần Trường Khanh xin cho tôi chuyển sang Phòng Thông Tin Quốc Nội để làm xướng ngôn viên.
Tuy thích làm nghề thuyết trình, những phần tôi rất kính trọng ông Trần Trường Khanh, phần thấy điều kiện làm xướng ngôn viên quá thoải mái, nên tôi ưng thuận. Ông Khanh cho tôi biết, mỗi tuần tôi chỉ cần đến Đài Phát Thanh Sàigòn 2
lần và Đài Quân Đội 2 lần để thu âm, một lần 4 chương trình và một lần 3 chương trình. Mỗi chương trình khoảng 1 tiếng, nhưng phần việc của xướng ngôn viên chỉ khoảng 10 đến 15 phút. Còn lại là ca nhạc, kịch, truyện truyền thanh... Ngoài ra, tôi
cũng phải đến Đài Truyền Hình VN một, hay hai lần (tôi không nhớ rõ) để thu chương trình cho Bộ Chiêu Hồi. Sau này, Nha Công Tác
chuyển về 172 Hiền Vương, mỗi tháng, vào Thứ Hai đầu tháng, tôi phải ghé lại để chào cờ.
Thời gian đó, tôi còn quá trẻ nên sống rất ngây ngô, không có một định hướng gì rõ ràng cho cuộc đời. Mặc dù giờ làm việc có không đầy 10 tiếng đồng hồ trong suốt một tuần lễ, nhưng phần lớn thời gian còn lại của tôi đều dành để "ngốn" sách. Hầu hết tại các thư viện của Bộ Thông Tin ở đường Phan Đình Phùng, Thư viện của các đài phát thanh, Thư viện Quốc gia, rồi nhà sách Khai Trí, các
tiệm sách cho thuê... tôi đều tìm cách làm quen để được mượn sách hay coi cọp.
Cũng vì sống ngây ngô và đam mê đọc sách như vậy, rồi một phần cũng do làm xướng ngôn viên quá thoải mái, không có đòi hỏi gì nhiều, lại không có điều kiện tiếp xúc, gặp gỡ với nhân viên của Bộ, nên tuy làm việc ở Bộ Chiêu Hồi, tôi hiểu biết rất ít về cơ cấu tổ chức và các hoạt động của Bộ. Vì vậy, khi viết đến Bộ Chiêu Hồi, nơi tôi làm việc gần 3 năm trời tính đến ngày 30-4-1975, tôi đã email cho ông Võ Đại Tôn, để nhờ ông giúp đỡ. Sau đây là những ý kiến đóng góp quý báu của ông Võ Đại Tôn, tôi xin được đăng nguyên văn để quý độc giả thấy rõ sự sáng suốt và lòng nhân đạo của chính phủ VNCH, cùng sự thành công đặc biệt của Bộ Chiêu Hồi, trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Tổng Thống Ngô Đình Diệm ban hành quyết định thành lập Chương Trình Chiêu Hồi vào ngày 17 tháng 4 năm
1963, theo đề nghị của Cơ Quan Nghiên Cứu Việt Mỹ và Viện Trợ Mỹ (USOM). Ý kiến tiên khởi do Sir Robert Thompson,
chuyên viên Tâm Lý Chiến của cơ quan Anh quốc viện trợ cho VNCH đề xướng. Chương trình được phát triển mạnh, đạt kết quả tốt, và được nâng cấp thành một Bộ trong chính phủ Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1968. Ngân sách dùng
cho Bộ Chiêu Hồi do ngân sách Viện Trợ Mỹ đài thọ.
- Bộ Chiêu Hồi phối hợp hoạt động với Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, Bộ Quốc Phòng, các Quân Binh Chủng, Bộ Thông Tin, Cơ Quan Thông Tin Mỹ (JUSPAO), Cơ Quan Viện Trợ Mỹ (USOM), Cố Vấn Mỹ, Tổng Cục Chíến Tranh Chính Trị QLVNCH, Cục Trung Ương Tình Báo, Cục An Ninh Quân Đội, Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia, Sở Công Tác thuộc Nha Kỹ Thuật Bộ Tổng Tham Mưu, Chiến Dịch Phượng Hoàng, các Đài Phát
Thanh/Truyền Hình Quân Đội và Quốc Gia, Đài Gươm Thiêng Ái Quốc, Đài Mẹ Việt Nam, Báo Chí......
- Bản nhạc “Tung Cánh Chim Tìm Về Tổ Ấm...” được dùng làm nhạc hiệu cho các Chương Trình Chiêu Hồi.
- Nhiều loại Truyền Đơn đã được thực hiện để rải xuống các vùng VC, kể luôn cả loại Giấy Thông Hành, có in quốc kỳ VNCH và quốc kỳ Đồng Minh. Có cả loại Truyền Đơn kêu gọi giao nạp vũ khí có thưởng tiền mặt khi cán binh VC ra hồi chánh, mang theo vũ khí.
Ngay cả quân đội Úc Đại Lợi tham chiến tại VN cũng có một mẫu truyền đơn riêng dùng trong các chiến dịch Tâm Lý Chiến để kêu gọi Hồi Chánh trong các cuộc hành quân (Xuân Đoàn Tụ)...
- Tính theo Tổng Chi Phí Chiến Tranh VN, thì tổng chi phí để kêu gọi một cán binh VC ra hồi chánh là: 14 mỹ kim vào năm 1963, 250 mỹ kim năm 1967, 350 mỹ kim năm 1969 và 500 mỹ kim năm 1970. Tính trung
bình là chi phí 125 mỹ kim cho chương trình kêu gọi một cán binh VC ra hồi chánh trong chiến tranh VN, so với hàng trăm ngàn mỹ kim để tiêu diệt một cán binh VC trong các cuộc hành quân.
- Tính cho đến tháng Tư năm 1975, đã có gần 200,000 cán binh VC (kể cả Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và quân chính quy Bắc Việt) ra hồi chánh, trong số này có 15,000 là bộ đội miền Bắc. Tổng Nha Bưu Điện, phối hợp với Bộ Chiêu Hồi phát hành tem thư kỷ niệm 200,000 hồi chánh viên quay về với phía Quốc Gia, vào năm 1974.
- Trong tổng số hồi chánh viên này, đã có một số đông tham dự vào các cuộc hành quân với quân đội Dồng Minh và QLVNCH, có hơn 700 hồi chánh viên được tuyển mộ đặc biệt để thành lập những trung đội tác chiên phối hợp với quân đội Đồng Minh, gọi là các Toán Vũ Trang Tiền Đạo “Kit Carson”, chuyên về Tình Báo, chỉ điểm mục tiêu quân sự, đặc biệt là các mục tiêu tại miền Bắc và đường mòn Hồ Chí Minh, kết quả rất cao về mặt quân sự, tình báo.
- Ngoài Trung Tâm Chiêu Hồi Trung Ương tại Thị Nghè, Gia Định, còn có tổng côïng 47 trung tâm tỉnh. Bên cạnh các trung tâm Chiêu Hồi lớn như tại Đà Nẵng, Pleiku, Biên Hòa, Cần Thơ.... còn có các Làng Hồi Chánh tại các tỉnh lớn miền Nam và miền Trung.
BỘ CHIÊU HỒI: Bộ Chiêu Hồi đặt tại đường Lê Thánh Tôn, Saigon,
trước mặt Bộ Tư Lệnh Thủy Quân Lục Chiến QLVNCH. Nha Công Tác, Bộ Chiêu Hồi, có cơ sở riêng đặt bên cạnh Bộ Chiêu Hồi. Bộ Chiêu Hồi gồm có: 1) - Nha Quản Trị (hành chánh và ngân
sách). 2) - Nha An Ninh Tình Báo. 3) - Nha Công Tác. 4) Các Trung Tâm Hồi Chánh Trung Ương và Tỉnh.
NHA CÔNG TÁC BỘ CHIÊU HỒI: Nha Công Tác, Bộ Chiêu Hồi, có thể coi là Nha lớn nhất thuộc Bộ Chiêu Hồi, gồm có các Sở- Phòng: - Sở Huấn Chính - Sở Tuyên Vận - Sở Huấn Nghệ - Các Biệt Đoàn Vũ Trang Tuyên Truyền - Các Đoàn Chuyên Viên
Huấn Chính (Thuyết Trình Viên) - Các Chương Trình Phát Thanh và
Truyền Hình Chiêu Hồi - Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương Chiêu Hồi - Quản Trị mọi công tác Chiêu Hồi trong các Ty và Chi
Chiêu Hồi toàn quốc - Các Làng Hồi Chánh - Phối Hợp Tình Báo - Quân Sự - Huấn Luyện Vũ Trang / Hành Quân - với các Bộ/Cục QLVNCH và Đồng Minh, Cơ Quan Quân Sự Hoa Kỳ, Viện Trợ Mỹ và Phòng Thông Tin Hoa Kỳ
(JUSPAO).
Các vị Giám Đốc Nha Công Tác Bộ Chiêu Hồi đều được biệt phái từ Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH qua đảm nhiệm chức vụ, đa số đều là Sĩ Quan Cấp Tá, thuộc ngành Tình Báo, Quân
Báo. Vì lẽ, ngoài các công tác chuyên môn về mặt Tuyên Vận công khai (ấn loát các loại truyền đơn, báo chí như nguyệt san QUÊ MẸ), các chiến dịch tuyên vận, các chương trình văn nghệ, truyền hình, phát thanh (hàng
tuần trên Đài Truyền Hình Quốc Gia và trên Đài Phát
Thanh Saigon), các chương trình hội nhập Đời Sống Mới, tuyển dụng nghề nghiệp..., còn có các công tác
Mật về quân sự và Tình Báo, xâm nhập các vùng mật khu Việt Cộng, phối hợp hành quân, địch vận.
Vào năm 1972, Trung Tá Võ Đại Tôn biệt phái từ Quân Đội sang Bộ Chiêu Hồi và được cử đảm nhiệm Giám Đốc Nha Công Tác, thay thế Đại Tá Phạm Đăng Tấn (Đại Tá Phạm Đăng Tấn hiện nay ở Virginia, đang bệnh nặng). Cuối năm 1972, Trung Tá Võ Đại Tôn, Giám Đốc Nha Công Tác, hướng dẫn phái đoàn Hồi Chánh Viên (10 người) sang công du Thái Lan
trong 2 tuần lễ để thuyết trình về Thành Quả Chương Trình Chiêu Hồi do Chính Phủ Thái Lan mời.
Trong Nha Công Tác, Bộ Chiêu Hồi, một số đông các Hồi Chánh Viên cao cấp đã được tuyển dụng giữ những chực vụ quan trọng, trong đó có cựu Trung Tá Bộ Đội Bắc Việt là Lê Xuân Chuyên (bị CS tử hình vào ngàyu
30.4.1975), nhà văn Xuân Vũ (tác giả hồi ký Đường Đi Không Đến - Vượt Trường Sơn - đã qua đời tại Texas năm 2002), các ca
sĩ Đoàn Chính, Bùi Thiện, và Bùi Công Tương làm Chánh Sở Tuyên Vận. (Còn tiếp...)
No comments:
Post a Comment