Nữ
ca sĩ Việt đầu
tiên đến với
kinh đô điện
ảnh Hollywood |
||||||||||||||
Đầu năm
1965, đúng18
tuổi, tôi về
Sài Gòn. Một
buổi tối, tôi
lên phòng trà
Hòa Bình (tọa
lạc gần tượng
nữ sinh tranh
đấu Quách Thị
Trang, trước
chợ Bến Thành
hiện nay).
Đúng lúc,
người ta giới
thiệu ca sĩ
Bạch Yến hát
bài "Đêm
đông". Vẫn mái
tóc đó, khuôn
mặt đó, chẳng
thể nào quên
được. Tim đập
loạn lên,
nhưng tôi vẫn
hỏi cho chắc:
"Có phải hồi
trước Bạch Yến
này lái môtô
bay không?".
Anh nhạc sĩ
đàn anh dẫn
tôi đi đáp:
"Đúng rồi đó".
Tôi
đứng như trời
trồng, không
phải nghe mà
để tiếng hát
trầm ấm, trong
vắt rót vào
hồn mình từng
cung bậc. Nhẹ
nhàng và tự
nhiên lắm.
Tiếng hát cứ
như tuôn ra từ
lồng ngực, rõ
ràng từng chữ,
không cố gắng,
kiểu cách,
nhưng sao lại
có sức truyền
cảm mãnh liệt
đến thế!… Gần
nửa thế kỷ
trôi qua, tôi
đã nghe không
biết bao nhiêu
giọng hát
tuyệt vời của
nhiều ca sĩ
tài năng.
Nhưng trong
lòng, giọng
hát Bạch Yến
vẫn là niềm
xao xuyến dạt
dào nhất, chưa
chút tàn phai.
Chị
tên thật là
Quách Thị Bạch
Yến, chào đời
tại Sóc Trăng
năm 1942, có
cha là người
Triều Châu
(Trung Quốc)
và mẹ là một
người Kinh rất
yêu âm nhạc.
Lên 9 tuổi,
Bạch Yến theo
học tiểu học
Trường La
providence,
Cần Thơ, gia
nhập đoàn ca
nhà thờ để làm
quen với âm
nhạc. Năm
1953, về Sài
Gòn, chị tham
gia cuộc thi
tiếng hát nhi
đồng do Đài
Phát thanh
Pháp Á tổ chức
và đoạt ngay
huy chương
vàng. Được
vinh quang
này, Bạch Yến
lại đối mặt
với mất mát
khác. Thân
sinh của chị
đòi đem cả nhà
sang Phnôm
Pênh
(Campuchia)
định cư. Mẹ
Bạch Yến lại
không muốn rời
xa quê hương
nên cương
quyết ở lại.
Thế là chia
tay!
Mẹ
con Bạch Yến
sống chen chúc
trong một căn
nhà nhỏ ở một
con hẻm trên
đường Cao
Thắng nhưng
cũng chẳng
được bình yên.
Một cơn hỏa
hoạn đã thiêu
rụi căn nhà
này thành tro
bụi. Một ông
cậu ruột của
Bạch Yến từ
Cần Thơ lên,
nảy ra ý định
thành lập một
gánh xiếc môtô
bay thiếu nhi,
lưu diễn khắp
miền Nam để
kiếm sống.
Bạch Yến cùng
với chị ruột,
em trai và em
họ đi theo cái
nghề nguy hiểm
này trong nỗi
lo ngay ngáy
của người mẹ.
Một lần biểu
diễn tại Thị
Nghè, khi đang
bay môtô trên
độ cao 4 mét,
Bạch Yến đã
đạp nhầm thắng
và rơi xuống
sàn gỗ, bị
chiếc môtô đè
lên người, gãy
ba xương sườn,
màng tang trái
bị chấn
thương, phải
điều trị mất
một thời gian
dài. Đoàn môtô
bay của ông
cậu cũng ngưng
hoạt động sau
tai nạn này!
Mới
14 tuổi, Bạch
Yến đã cố
trang điểm cho
già dặn hơn để
lần mò đến các
vũ trường,
phòng trà xin
làm ca sĩ,
những mong
kiếm tiền để
phụ giúp mẹ.
Nơi Bạch Yến
đến gõ cửa đầu
tiên là phòng
trà Trúc Lâm
trên đường
Phạm Ngũ Lão
do hai nhạc sĩ
Mạnh Phát và
Ngọc Bích làm
chủ. Chỉ mới
thử giọng lần
đầu, Bạch Yến
đã được thu
nhận với khoản
thù lao hết
sức khiêm tốn.
Từ phòng trà
Trúc Lâm, Bạch
Yến tiến lên
phòng trà Hòa
Bình, được
khán giả tán
thưởng nồng
nhiệt qua các
ca khúc "Bến
cũ", "Gái
xuân"… và một
số bài hát
pháp: "Tango
Blue", "Étoile
Des Neiges"…
Năm 1957, tròn
15 tuổi, Bạch
Yến đã khiến
người nghe
ngẩn ngơ khi
trình bày ca
khúc "Đêm
đông" của nhạc
sĩ Nguyễn Văn
Thương. Tên
tuổi chị đã
gắn liền với
bài "Đêm đông"
như một định
mệnh. Từ đó,
chị nhận được
không biết bao
nhiêu lời mời
mọc với tiền
cátxê cao
ngất, dù còn ở
tuổi thiếu
niên.
Năm
1961, khi tên
tuổi đã nổi
như cồn, Bạch
Yến lại từ bỏ
tất cả, cùng
với mẹ sang
Pháp với mong
ước được học
hỏi những tinh
hoa của âm
nhạc Tây
phương. Bạch
Yến may mắn
được ông Phạm
Văn Mười thu
nhận làm ca
sĩ, hát tại
nhà hàng sang
trọng La Table
Du Mandarin do
ông ta làm chủ
trên đường Rue
de l Echelle,
quận 1, Paris.
Trong thời
gian này, Bạch
Yến được hãng
Polydor của
Pháp mời thâu
đĩa và lưu
diễn một số
nước châu Âu.
Thu nhập lý
tưởng, nhưng
Bạch Yến không
hài lòng.
Trong mắt khán
giả, chị chỉ
là một khuôn
mặt Á Đông xa
lạ. Thế là năm
1963, Bạch Yến
quay về cố
hương và trụ
lại phòng trà
Tự Do của ông
Ngô Văn Cường,
một người từng
sống lâu năm ở
Pháp. Bấy giờ
Bạch Yến đã
bước sang tuổi
21, và đã trải
qua 7 năm sống
đời ca hát với
những thành
công rực rỡ.
Chị được nhiều
phòng trà, vũ
trường mời
gọi.
Năm
1965, Bạch Yến
được giới
thiệu với
chương trình
ca nhạc truyền
hình "Ed
Sullivan Show"
nổi tiếng, thu
hút gần 40
triệu người
xem trên toàn
nước Mỹ. Bạch
Yến ra điều
kiện chỉ nhận
lời nếu có mẹ
cùng đi. Yêu
cầu của chị
được đáp ứng.
Theo hợp đồng,
Bạch Yến sẽ
lưu lại Hoa Kỳ
12 ngày. Chị
đã xuất hiện
trong chương
trình "Ed
Sullivan Show"
danh giá với
ca khúc "Đêm
đông" bất hủ
của Việt Nam
và ca khúc nổi
tiếng "If I
have a hammer"
của Mỹ. Bạch
Yến đậu lại ở
Mỹ không chỉ
12 ngày mà tới
12 năm, đi lưu
diễn trên khắp
Hoa Kỳ và
nhiều nước
châu Mỹ:
Canada,
Mexico,
Brasil,
Venezuela,
Colombia,
Panama… bên
cạnh những tên
tuổi lớn của
thế giới,
thuộc nhiều
lãnh vực nghệ
thuật khác
nhau: Bob
Hope, Bing
Crosby, Mike
Douglas, Joey
Bishop, Pat
Boone… Nghệ sĩ
dương cầm lừng
danh của Hoa
Kỳ Liberrace,
danh ca
Frankie Avalon
và Mike Quayne
đã mời Bạch
Yến về
Hollywood, hát
cho bộ phim
nổi tiếng
"Green Berets"
(Mũ nồi xanh),
do nam tài tử
gạo cội John
Wayne đóng vai
chính. Bạch
Yến đã chọn
vùng Beverly
Hill, miền Nam
California để
cư ngụ. Láng
giềng của chị
toàn là những
nghệ sĩ lừng
danh thế giới
trong hai lãnh
vực điện ảnh
và ca nhạc. Có
thể nói, Bạch
Yến là ca sĩ
Việt Nam đầu
tiên đến tiểu
bang này. Lúc
bấy giờ, trên
toàn nước Mỹ
mới chỉ có
trên, dưới
1.000 người
Việt định cư.
Có
lần, ông bầu
quyền lực
Jimmy Durante
mời chị đi hát
ở Las Vegas.
Chị mặc áo dài
Việt Nam, vô
tình đi ngang
qua phòng thay
đồ của đại
danh ca Frank
Sinatra
(1915-1998).
Vừa thấy Bạch
Yến, Frank
Sinatra đã nhờ
ông bầu Jimmy
Durante giới
thiệu để làm
quen và mời
chị đi ăn tối.
Mặc dù cảm
thấy rất vinh
hạnh, nhưng
lòng kiêu hãnh
của một cô gái
Việt nổi lên,
chị đã phớt
lờ. Ông bầu
gặp chị, hỏi
lý do, Bạch
Yến đáp là từ
trước đến nay,
chị đi đâu
cũng có mẹ
theo kèm,
không dám đi
một mình. Lập
tức, Frank
Sinatra không
chỉ mời cả hai
mẹ con đi ăn,
mà còn mời đi
nghe ông hát.
Frank
Sinatra bấy
giờ 50 tuổi.
Ông là siêu
sao của nước
Mỹ, từng đoạt
nhiều giải
thưởng âm nhạc
Grammy cao
quý, đồng thời
chiếm luôn
giải Oscar
dành cho nam
diễn viên xuất
sắc nhất trong
bộ phim "From
here to
Etemity". Sau
này, ông đã
được nhiều đời
Tổng thống Mỹ
vinh danh và
ngành Bưu
chính Hiệp
chủng quốc Hoa
Kỳ in hình ông
lên tem để ghi
nhớ tài năng
một con người
đã làm rạng
danh cho nghệ
thuật nước Mỹ.
Hôm Bạch Yến
điện thoại
chào từ biệt,
Frank Sinatra
đã thuyết phục
chị cố gắng ở
lại thêm một
ngày, ông ta
sẽ cho máy bay
riêng chở về
Hollwood. Bạch
Yến khéo léo
từ chối. Đối
với đa số phụ
nữ trên thế
giới, được một
lần diện kiến
với Frank
Sinatra là
vinh dự lớn
lao.
Thời
gian Bạch Yến
ở Mỹ, bà mẹ
dặn chị 3
điều: Không
được lấy chồng
Tây, không
được cắt tóc
ngắn và cuối
cùng là không
được mặc
bikini, dù là
đi tắm. Chị
kể: "Ở Mỹ, có
rất nhiều đàn
ông đeo đuổi
tôi, Tây cũng
có mà ta cũng
có. Có một
người Mỹ, là
chủ của 6 đài
truyền hình
tha thiết muốn
cưới tôi làm
vợ. Anh ta nói
tôi muốn cái
gì, được cái
đó. Nhưng tôi
nói với anh ta
rằng: "Tôi yêu
anh nhưng chưa
đủ để cưới
anh!". Thật
oái oăm, tôi
từ chối nhiều
"ông Tây"
nhưng khi yêu
mấy "ông ta"
thì họ toàn
làm tôi khổ!"
Năm
1978, Bạch Yến
về lại Paris.
Nơi đây, chị
gặp lại nhạc
sĩ Trần Quang
Hải, một con
người nặng
tình với dân
ca, gần như
dành cả đời
cho những làn
điệu hát ru,
quan họ, chèo
văn, nam ai,
nam bình… Có
lẽ do anh ảnh
hưởng dòng máu
của người cha,
giáo sư, nhạc
sĩ Trần Văn
Khê. Như đùa,
khi Trần Quang
Hải buột miệng
nói: "Mình
cưới nhau đi",
Bạch Yến giỡn
lại: "OK!".
Nào ngờ Trần
Quang Hải làm
thiệt, cho in
thiệp cưới.
Thế là thành
vợ thành
chồng. Bạch
Yến nói: "Đó
là duyên số,
chúng tôi sống
với nhau tràn
đầy hạnh phúc
cho đến hôm
nay. Đã 34 năm
rồi".
Định
cư hẳn ở
Paris, Bạch
Yến cũng làm
một cuộc thay
đổi lớn lao
trong đời sống
nghệ thuật.
Chị rời bỏ nền
âm nhạc Tây
phương khi
đang ở trên
đỉnh cao danh
vọng và kiếm
được rất nhiều
tiền, quay về
với dân ca,
cùng với chồng
tìm trong âm
điệu ngũ cung
cái hồn dân
tộc thấm đẩm
ân tình. Với
chị, Trần
Quang Hải
không chỉ là
một người
chồng, mà còn
là một người
thầy. Anh chỉ
dẫn, nắn nót
cho chị từng
điệu hát ru,
từng lời quan
họ và những
điệu hò phương
Nam. Cho đến
năm nay
(2012), vợ
chồng Bạch Yến
- Trần Quang
Hải đã có hơn
3.000 suất
diễn dân ca
Việt Nam trên
70 quốc gia.
Hiện nay, hàng
năm Bạch Yến
và Trần Quang
Hải vẫn duy
trì 60 suất
diễn cho khán
giả ngoại
quốc, trên
dưới 10 xuất
cho các cộng
đồng người
Việt hải
ngoại. Bạch
Yến khiêm tốn:
"Giọng tôi
không được mềm
mại như những
ca sĩ xuất
thân từ nhạc
cổ truyền một
cách chính
thống. Nhưng
tôi biết thả
hồn mình vào
trong từng
câu, từng lời
khoan nhặt và
dày công luyện
tập để không
vấp phải bất
cứ một sai sót
nào. Không chỉ
người Việt tha
hương thèm
nghe làn điệu
dân ca mà ngay
cả người Tây
cũng thích.
Với họ đó là
một sự lạ lẫm,
mang tính khám
phá".
Năm
1983, vợ chồng
Bạch Yến -
Trần Quang Hải
được nhận giải
"Grand Prix Du
Disque De L"
Académie
Charles Cros"
(giải thưởng
tối cao của
Hàn Lâm Viện
đĩa hát
Charles Cros)
do quyết định
của một hội
đồng giám
khảo, bao gồm
những nhà
nghiên cứu âm
nhạc hàng đầu
thế giới tại
Paris.
Tháng
10/2009, cánh
chim phiêu
lãng Bạch Yến
trở về quê
hương sau 44
năm sống đời
viễn xứ. Tại
phòng trà Văn
Nghệ với ca
khúc bất hủ
"Đêm đông" và
một số bài hát
quen thuộc
khác, chị được
khán giả chào
đón nồng
nhiệt. Bạch
Yến xúc động:
"Tôi rất hạnh
phúc pha lẫn
bất ngờ. Lúc
đầu, tôi nghĩ
khán giả đến
với mình chắc
là những người
còn lại của
thế hệ trước.
Nào ngờ, hầu
hết khán giả
có mặt liên
tục trong các
đêm diễn toàn
là người trẻ.
Tôi quá cảm
động và hạnh
phúc khi thấy
họ lắng nghe
một cách say
mê".
Có
người hỏi Bạch
Yến: "Chị có
còn về Việt
Nam nữa hay
không?". Bạch
Yến trả lời:
"Tất nhiên,
bởi bố chồng
tôi (Giáo sư
Trần Văn Khê)
đang ở Việt
Nam. Hơn nữa
mảnh đất này
mới thật sự là
quê nhà của
tôi"
|
||||||||||||||
Đoàn Thạch Hãn |
No comments:
Post a Comment