Không
ai có thể xóa bỏ một đoạn đời mà mình kiêu hãnh, vì thế sự ngăn cách
của hai thế hệ trưởng thành sau 1954, đã từng, dù không hoàn tòan tự
nguyện, tham gia vào cuộc chiến nam bắc phân tranh 1954-1975 là một điều
tự nhiên....35 năm sau ngày đất nước thống
nhất về mặt địa dư, không những sự phân cách trong lòng người vẫn còn
mà đôi khi còn tiến tới sự phân tranh không kém mãnh liệt. Chính bởi thế
ngay trong tập thể những người Việt bỏ nước ra đi trốn chế độ cộng sản
cũng có sự phân tranh mãnh liệt giữa người Việt miền bắc và người Việt
miền nam.
Trong thời gian tôi ở trại tị nạn Màn Dìn ở Hồng Kông (1989), trong trại có xuất bản bản tin hàng tuần. Một hôm ban lãnh đạo hội cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa trong trại mà chủ tịch là cựu thiếu tá Hùng, khóa 20 Võ Bị, hiện ở Nam Cali, cho người mời tôi tới họp khẩn. Khi tới nơi anh em cho biết trong số báo sắp ra tuần này có một bài của mấy người miền bắc chửi anh em cựu quân nhân VNCH và hỏi ý kiến tôi xem sẽ phải đối phó ra sao. Suy nghĩ một hồi tôi nói để tôi gặp ông đại diện cao ủy tị nạn nói chuyện với ông ta xem sao. Trong văn phòng cao ủy của trại, ngoài ông cao ủy còn thì nhân viên là thuyền nhân, trong đó có cả thuyền nhân miền bắc. Những thuyền nhân làm trên mấy văn phòng của trại hay văn phòng cao ủy đa số là thông dịch viên (interpreter). Thông dịch viên có thể nói là những “viên chức tị nạn cao cấp nhất” trong trại, là những người có ảnh hưởng rất lớn tới các chương trình của trại. Bởi thế mấy thông dịch viên người miền bắc mới đưa mấy bài chửi các cựu quân nhân VNCH vào tờ báo. Những thông dịch viên người miền nam không muốn (hay không dám) trực tiếp cá nhân đương đầu với mấy thông dịch viên miền bắc vì sợ đầu gấu miền bắc trả thù nên thông báo tin tức để hội cựu quân nhân có kế hoạch đối phó. Hôm sau gặp đại diện cao ủy tị nạn, một thanh niên khoảng 30 tuổi người Anh, tôi đề cập tới vấn đề tờ báo thì ông cao ủy cho biết rằng Hồng Kông là xứ tự do, ngay cả cộng sản cũng được quyền hoạt động. Đã dự trù luận điểm này từ trước nên tôi lý luận rằng tôi đồng ý với ông là Hồng Kông là xứ tự do, nhưng trại tị nạn này là trại của những người tị nạn cộng sản và ngân sách của Liên Hiệp Quốc tài trợ cho những nạn nhân cộng sản. Sẽ thực là vô lý khi dùng ngân sách tị nạn cộng sản để nuôi cán bộ cộng sản và hỗ trợ các hoạt động của họ. Họ có thể hoạt động và vận động cho cộng sản ở Hồng Kông bên ngoài trại tị nạn cộng sản chứ không thể ở bên trong trại tị nạn cộng sản này. Ông đại diện cao ủy đuối lý và phải chấp nhận cho xé bài báo đó trước khi cho phát hành. Ngoài ra tôi còn yêu cầu ông phải cho một đại diện của người tị nạn miền nam làm phiên dịch trong ủy ban để kiểm soát các ấn loát phẩm trước khi cho phổ biến. Ông ta đồng ý và hội cựu quân nhân đã đưa cho tôi tên một cựu sĩ quan để đưa vào làm (dĩ nhiên có lương như chúng tôi). Trước đó trong văn phòng cao ủy tị nạn vẫn có mấy thông dịch viên người miền nam nhưng họ không tham gia việc biên soạn bản tin của trại. Một yêu cầu thứ ba mà hội cựu quân nhân VNCH đề nghị tôi đòi hỏi là yêu cầu Cao Ủy Tị Nạn sa thải hai thông dịch viên người miền bắc đó. Dĩ nhiên đòi hỏi này không được ông cao ủy chấp thuận. Ngay khi nghe yêu cầu của anh em cựu quân nhân tôi đã thấy đòi hỏi này khó được chấp thuận vì vô lý nhưng tôi vẫn đưa ra với đại diện Liên Hiệp Quốc. Sau đó, cũng chiều ý ban đại diện hội Cựu Quân Nhân VHCH, tôi đề nghị đại diện Liên Hiệp Quốc cho di chuyển hai thông dịch viên đó sang khu vực hoàn toàn chỉ có người miền bắc, đối diện với khu vực hỗn hợp nam bắc của chúng tôi. Lý luận của tôi vừa hơi có tính cách đe dọa vừa có vẻ có thiện ý xây dựng là nếu không di chuyển hai thông dịch viên đó thì tôi e rằng sẽ có đổ máu cho hai anh đó và tôi không nghĩ là tôi có thể giúp giảm căng thẳng giữa hai phe trong trại. Vị đại diện Liên Hiệp Quốc cho biết ông không thể di chuyển hai thông dịch viên đó nhưng ông sẽ cho hai thông dịch viên đó biết nguy cơ để tự quyết định. Mấy hôm sau vị đại diện Liên Hiệp Quốc gặp tôi cho biết ông ta đã thuyết phục nhưng hai thông dịch viên đó không chịu chuyển trại. Tôi hiểu rằng đây là thái độ của hai anh thách thức người miền nam. Và tôi cũng biết ngay rằng người miền nam trong trại không đủ hung dữ để thực hiện ý muốn bằng bạo động. Với thái độ lo ngại bất an trong trại, vị đại diện Liên Hiệp Quốc thuyết phục tôi rằng, “Ông hãy bảo với người miền nam của ông đừng bạo động. Lâu nay người miền nam các ông được tiếng là tốt, có cơ hội đi tị nạn. Trong khi như ông biết đấy, người miền bắc đâu có cơ hội tị nạn như các ông. Họ là những người xấu.” Nói tới đó tôi thấy đôi mắt ông long lanh như có nước. Tôi đã cộng tác và chứng kiến lòng tốt của nhiều người ngoại quốc trong khi giúp đỡ thuyền nhân Việt Nam tại Hong Kong, nhưng chính thuyền nhân Việt Nam lại chia rẽ, chém giết lẫn nhau. Đôi mắt long lanh như có nước của thanh niên trẻ người Anh này làm tôi xúc động, và hơi xấu hổ .” Tôi nói với ông, tôi sẽ cố gắng nhưng tôi không bảo đảm kết quả. Cách sống của người hai miền cũng cách biệt quá nhiều khiến chính quyền Hông Kông phải có chính sách tách biệt hai nhóm người để bảo vệ các thuyền nhân miền nam. Có lẽ trại tị nạn duy nhất ở Hồng Kông có một số nhỏ thuyền nhân miền bắc được cho ở chung với người miền nam trong một khu vực không có ngăn cách là trại Màn Dìn nơi tôi ở. Trại Màn Dìn là một trại lớn có lẽ đứng thứ nhì sau trại White Head (trại Đầu Bạc). Tôi cũng nên kể thêm rằng sau này sang Mỹ, tôi mới biết trại Màn Dìn chính là trại có đòan người khá đông từ San Jose, Hoa Kỳ, dẫn đầu bởi nhà báo Đỗ Văn Trọn và ca sĩ Mai Hân, theo bà Thanh Hải, dự định vào thăm các thuyền nhân nhưng không được vào trại nên đã ngồi ở trên đường dẫn vào trại để cầu nguyện cho thuyền nhân. Trại Màn Dìn có hai khu nam bắc riêng biệt với cổng an ninh ngăn cách. Khu miền Nam có 21 căn nhà, mỗi căn chứa khoảng 200 người. Cái khu miền nam này là khu vực duy nhất tại Hồng Kông có gần một nửa là người miền bắc ở chung với người miền nam mà không có hàng rào ngăn cách. Số người miền bắc được cho ở chung này kém về số lương nên không gây ra đe dọa cho an ninh. Tuy nhiên cũng khiến người miền nam “hơi” lo ngại. Đầu tiên là sự lo ngại bị thuyền nhân miền bắc cướp bóc, kể cả cướp bóc những giấy tờ quan trọng cho cuộc thanh lọc tị nạn. Sự lo ngại của thuyền nhân miền nam sau này cũng tới cực điểm khiến trại phải kêu gọi những ai có giấy tờ hay tài sản gì quí cần đưa trại giữ hộ thì mang nộp, khi nào cần thì lên lấy lại. Tuy hướng dẫn chung như vậy nhưng chủ đích chỉ nhằm bảo vệ thuyền nhân miền nam tránh sự cướp bóc của người miền bắc. Tình hình đe dọa cướp bóc căng thẳng tới độ trại phải cho cảnh sát mang bàn tới đặt tại từng căn nhà, ra lệnh mọi người ở nguyên chỗ ở của mình, rồi những ai có giấy tờ hay tài sản quí giá mang tới bàn nạp cho cảnh sát. Điều buồn cười là tuyệt đối không có thuyền nhân miền bắc nào có giấy tờ hay tài sản gì cần gửi cảnh sát, chỉ có thuyền nhân miền nam. Ngoài tài sản, cái mà thuyền nhân miền bắc muốn cướp của người miền nam là các giấy tờ tuỳ thân và các chứng minh bị cộng sản đàn áp của họ như giấy cựu quân nhân, giấy ra trại cải tạo v...v. Lúc bấy giờ với những giấy tờ chứng minh sự đàn áp đó thuyền nhân miền nam có nhiều hy vọng đi tị nạn hơn cho nên thuyền nhân miền bắc vì ganh tị, muốn cướp để thủ tiêu các giấy tờ đó để biến cơ hội đi tị nạn giữa thuyền nhân hai miền giống nhau. Chính sách rõ ràng của Hồng Kồng là tách rời các thuyền nhân miền nam ra khỏi thuyền nhân miền bắc, nên tình trạng ở chung này chỉ là tạm thời chờ cho trại Đảo Bò, một hòn đảo hoang trước kia, được xây cất thành một trại khang trang có tên là trại Tai A Châu. Khi trại Tai A Châu được hoàn tất, lập tức Hong Kong cho chuyển người miền nam ra đó. Đó là trại dành riêng cho người miền nam. Vì người miền nam được tiếng có kỷ luật nên trại Tai A Châu cho phép thuyền nhân được ra khỏi trại đi chơi trên đảo hay ra bờ biển bất cứ lúc nào, dù là ban đêm. Công việc chuyển khoảng bốn ngàn thuyền nhân miền nam từ trại Màn Dìn ra trại Tai A Châu phải từ từ trong khoảng một tuần. Để bảo đảm an toàn, họ khoanh vùng trong trại cho di chuyển từng khu vực nhỏ. Di chuyển theo lối cuốn chiếu, khởi đầu là từ bên trong cùng. Khi được gọi tên mang hành lý đi thì cũng có người được gọi tên trước, người được gọi sau. Khoảng cách nhiều lắm chỉ mấy tiếng đồng hồ thôi, nhưng những ai chậm được gọi cũng rất hoang mang hồi hộp, chỉ sợ bị người miền bắc thừa cơ hội người miền nam còn ít tới trấn lột, cướp bóc. Cuối cùng cũng có một gia đình người miền Trung bị lọt danh sách. Gia đình này hiện đang ở San Jose. Có lẽ vì văn phòng trại tưởng đó là gia đình miền bắc. Đây là gia đình của một cựu sĩ quan cảnh sát miền nam. Ông ta cũng là một võ sư nổi tiếng ở Huế trước 1975. Khi các thuyền nhân miền Nam khác trong khu vực nhỏ của ông được gọi đi hết rồi, ông ta sợ quá không dám trở về chỗ ở nữa. Trong khi chờ đợi, mấy anh em miền nam đưa ông ta tới chỗ tôi ở để họp về trường hợp của ông. Chúng tôi quyết định một mặt liên lạc với đại diện Liên Hiệp Quốc để cho gia đình ông ấy đi trong cùng đợt với những người đã được gọi tên, một mặt tôi bảo ông ấy cứ ở gần chỗ với tôi thì không đến nỗi nào nguy hiểm bởi vì ít ra là trên cái giường ba tầng của gia đình tôi cũng đã từng tiếp nhiều anh chị em miền bắc.
Một
lần, có lẽ vào năm 1991, tất cả anh chị em miền bắc thấy cơ hội đi tị
nạn của họ có vẻ khó khăn đã quyết định biểu tình. Ban chỉ đạo biểu tình
kéo tới chỗ gia đình tôi họp để hỏi ý kiến, vì trong đời họ chưa bao
giờ thấy một cuộc biểu tình nào, nên họ không biết làm thế nào để tổ
chức một cuộc biểu tình. Tôi cũng nhìn thấy một mối nguy về an ninh cho
người miền nam là người miền bắc cảm thấy bực bội với người miền nam vì
người miền nam thờ ơ với ý muốn biểu tình của họ. Bà vợ tôi thấy tình
hình bắt đầu có vẻ hơi căng thẳng như vậy nên bảo nhỏ với tôi không nên
liên hệ với công việc chuẩn bị biểu tình của người miền bắc. Vợ tôi nói,
biểu tình thì người miền bắc có đánh gia đình mình đâu mà anh cần tham
gia. Tôi bảo vợ tôi đừng sợ. Thứ nhất, nếu tôi không giúp họ thì ai
giúp? Thứ nhì, nếu tôi không giúp họ thì thế nào cũng đi tới căng thẳng
có thể đổ máu giữa hai nhóm người nam, bắc vì một bên cần biểu tình, một
bên không.
2. 2 Tôi phải giải thích cho người miền bắc: Mục tiêu, đối tượng và phương cách biểu tình cũng như là những việc cụ thể cần làm trước, trong và sau khi biểu tình. Tôi giải thích cho họ về mục tiêu biểu tình là đánh động dư luận qua giới truyền thông, báo chí. Đối tượng là giới truyền thông, báo chí chứ không phải ban chỉ huy trại, như vậy không có gì phải bạo động cả. Dĩ nhiên là giới truyền thông không được vào trại nhưng họ sẽ đứng trên con đường ở đỉnh núi dẫn vào trại và họ trông thấy cuộc biểu tình. Ngoài ra ban chỉ đạo biểu tình phải viết một thỉnh nguyện thư gửi cho đại diện Liên Hiệp Quốc. Thỉnh nguyện thư này cũng sẽ được chuyển ra ngoài cho giới truyền thông. Họ hỏi tôi trong lúc biểu tình thì phải làm gì. Mặc dù đã biết trước là trong đời người miền bắc chưa bao giờ biểu tình nhưng tôi vẫn thấy buồn cười trước câu hỏi này. Tôi phải nói với họ rằng đâu có làm gì ghê gớm đâu, chỉ cần kéo dài thời gian biểu tình và trong suốt thời gian đó đoàn người chỉ hô lớn những đòi hỏi thôi. Tiếp đó họ nêu vấn đề là họ sợ rằng người miền nam trong trại sẽ không tham gia biểu tình với họ. Tôi giải thích cho họ biết rằng, trong xã hội tự do, chỉ những ai có quyền lợi hay quan tâm tới vấn đề họ mới biểu tình thôi. Trong trường hợp này vì người miền nam sẽ được chấp nhận cho đi tị nạn hết (đó là chính sách của Liên Hiệp Quốc vào thời điểm đầu của cuộc thanh lọc vào khoảng 1991) cho nên họ không có lý do gì để tham gia thì quí anh chị cũng đừng bận tâm. Nếu không có sự giải thích trước như vậy thì chắc chắn chuyện người miền bắc muốn biểu tình, người miền nam không muốn sẽ đưa tới chém giết đổ máu. Với sự giúp sức của tôi, cuộc biểu tình của anh chị em miền bắc tại trại Màn Dìn diễn ra êm đẹp, không có người miền nam tham dự nhưng không có đổ máu giữa hai bên. Trong khi ở nửa trại bên kia, số thuyền nhân miền bắc đông hơn nhưng không tổ chức biểu tình được vì không có người miền nam giúp sức góp ý. Bây giờ nghĩ lại, tôi không biết đó có phải là cuộc biểu tình đầu tiên của thuyền nhân miền bắc tại Hông Kông hay không. Trước đó dường như thuyền nhân miền bắc chỉ biết bạo loạn chứ không biết biểu tình. Ngày đầu tiên, 21 tháng 6-1989, cũng như mọi thuyền tị nạn khác, thuyền của tôi được cảnh sát Hông Kông kéo vào đậu trong bãi tị nạn có tên là Đảo Bò. Đây là một trong đám đảo nhỏ. Trước kia được chủ nhân dùng để nuôi heo và bò cho nên thuyền nhân chúng tôi gọi là Đảo Bò. Tên thực của đảo là Tai A Châu. Vào tháng 6/1989, đây là trại tiếp nhận đầu tiên trong khi chờ chính quyền sắp xếp đủ chỗ chứa trong đất liền. Vì số người Việt tị nạn tới mỗi ngày không dưới 300 người nên trong đất liền Hông Kông không xây kịp chỗ chứa. Những người mới tới thường phải ở đây khoảng 2 tuần lễ. Ngay lúc vừa được cảnh sát đưa mấy người đại diện thuyền lên bờ làm thủ tục nhập trại, tôi đã thấy thuyền cấp cứu chở đi bệnh viện một nạn nhân bị cướp bởi chính thuyền nhân khác. Sợ quá, suy nghĩ một hồi tôi quyết định liều đứng dậy yêu cầu chính quyền trại bảo vệ. Tôi nói với người mà sau này tôi biết là trung sĩ nhất thường vụ quản lý trại rằng “Tôi là một sĩ quan miền nam, tôi có khả năng tự vệ chống lại cướp, nhưng đây là Hồng Kông, một xứ sở có luật pháp nên tôi phải tôn trọng luật pháp Hồng Kông và tôi yêu cầu được bảo vệ tránh bị cướp như trường hợp vừa rồi.” Ông ta nhìn tôi mặt lạnh như tiền. Tôi thấy “không ăn” rồi. Ngay lập tức tôi quyết định lập lại yêu cầu nhưng cố nhét làm sao để có chữ “Quân đội Hoa Kỳ” (US Army). Tôi nói tiếp, “Tôi là cựu sĩ quan liên lạc của quân đội Hoa Kỳ” và lập lại yêu cầu. Khi nghe tới chữ US Army tôi thấy mắt ông ta nhấp nháy, tôi biết là “ăn tiền”. Ông ta nhìn tôi từ đầu tới chân rồi bảo tôi ở lại trong khi mấy người đại diện của các thuyền kia được đưa trở lại thuyền của họ. Thực sự tôi biết có cái chức “sĩ quan liên lạc” (liason officer) là trước kia trong thời gian ở bộ Tư Lệnh Tiền Phương Sư Đoàn 1, tôi có thời gian ngắn được gửi sang bộ Tư Lệnh Lữ Đoàn 1/5 Cơ Giới Hoa Kỳ (1/5 Mechanized Division) để làm sĩ quan liên lạc hành quân. Toàn bộ 25 người thuộc ba gia đình trên con thuyền của tôi được đưa vào một khu biệt lập hẳn với mấy ngàn thuyền nhân khác. Khu vực này có những dẫy chuồng heo, và thuyền nhân được cho ở trong mấy cái chuồng heo đó. Cũng giống như ở nhà quê Việt Nam, mỗi chuồng heo vuông vức mỗi cạnh khoảng 4 m. Trong đó còn dấu vết của máng ăn, rãnh nước để rửa chuồng, chỗ hốt phân heo. Cứt heo và cám heo vẫn còn. Chúng tôi phải lấy nước rửa chuồng heo để ở. Thỉnh thoảng vẫn thấy những con dòi bò cạnh chỗ nằm. Nhưng dù sao cũng hơn mấy ngàn thuyền nhân khác là chỗ này còn có mái che là mái chuồng heo. Tới nơi tôi thấy toàn bộ thuyền nhân người Việt gốc Hoa đã ở trong khu vực này. Tất cả những thuyền nhân Việt gốc Hoa đều được cho ở riêng để bảo vệ. Ngay khi vừa rời Việt Nam, giữa người Việt và người Việt gốc Hoa đã có sự chia rẽ rồi, cho dù là họ sinh đẻ đã nhiều đời tại Việt Nam. Thuyền chúng tôi là những người miền nam duy nhất được bảo vệ chung với người Việt gốc Hoa. Một kỷ niệm nho nhỏ. Chỗ chuồng heo đó là chỗ duy nhất các phái đoàn hay phóng viên báo chí tới thăm đảo có thể tới gặp thuyền nhân để làm phóng sự, phỏng vấn. Những chỗ khác toàn là rừng hoang nên các đoàn khách đâu biết đường đi mà tới thăm được. Một hôm có một cô người nhỏ nhắn, xinh xinh, trạc ba mươi tuổi tới phỏng vấn thuyền nhân. Cô ta giới thiệu là làm cho chương trình Việt Ngữ đài BBC. Tôi ngưỡng mộ lắm. Vì từ trong tù cải tạo tôi đã ước mơ được làm cho đài BBC hoặc VOA. Lúc đó chỉ là một ước mơ viển vông thôi. Nhưng đời có ai ngờ nếu mình cứ mơ những giấc mơ “viển vông” và cố thực hiện nó thì cũng có cơ may thành đạt. Còn hơn là không mơ gì cả. Thế là 10 năm sau, 1989-1999, sau thời gian học đại học Hoa Kỳ, tôi đã trúng tuyển vào ban Việt Ngữ đài VOA và sang thủ đô Washington làm việc trong một toà building lớn có vài ngàn nhân viên ở cạnh trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ. Trên đảo ngoại trừ vài kiến trúc của chủ đảo mà cảnh sát đang xử dụng để quản lý trại không có một kiến trúc nào khác. Trừ một số nhỏ nằm trong các chuồng heo cũ, tất cả thuyền nhân phải căng lều nằm ngòai trời. Lều do trại phát. Những ngày sau đó tôi chứng kiến 100 phần trăm tất cả những thuyền nhân mới tới đảo đều bị người miền bắc cướp. Cướp khủng khiếp tới độ gần như công khai mà cảnh sát không làm gì được vì nạn nhân không dám khai báo và làm nhân chứng.
Người
miền bắc chiếm đa số trong tổng cộng khoảng 6 ngàn người trên đảo. Họ
tự động phân chia ra ở từng khu vực riêng rẽ: Khu Hải Phòng, khu Đồ Sơn,
khu Hà Nội, khu Quảng Ninh. Dân miền bắc khác địa phương cũng không
sống hợp nhất với nhau. Tôi không biết trước khi người cộng sản chiếm
miền bắc năm 1954 thì người miền bắc có óc kỳ thị địa phương nặng nề như
thế không. Nhóm nào đông thì nhóm đó chế ngự trại. Nhóm Quảng Ninh là
đông nhất, có nghĩa là mạnh nhất. Thời gian tôi vừa tới trại thì cũng là
lúc còn dư âm của anh chàng Hoa Hùng, một xếp đầu gấu người miền bắc
vừa được chuyển vào đất liền. Hoa Hùng đi thì không có tay nào làm trùm
của trại mà có nhiều băng nhóm nổi lên theo danh xưng địa phương. Mỗi
băng nhóm hùng cứ một khu vực. Người Việt gốc Hoa, vì biết tiếng Hoa để
giải thích với trại nên họ được bảo vệ ở một khu vực riêng ngay khi mới
tới. Riêng người miền Nam thì không ai bảo vệ và cũng không có nhóm đầu
gấu nào để đương đầu với các nhóm đầu gấu miền bắc. Người miền nam hiền
quá và trở nên một cộng đồng bơ vơ giữa một xã hội không luật lệ.
Hai tuần lễ sau, khi gia đình tôi và một số người vừa được chuyển tới trại khác thì tại trại Đảo Bò xẩy ra bạo động làm rung động Hồng Kông và xấu mặt người Việt Nam. Cuộc bạo động gây ra bởi người miền bắc. Cuộc bạo động không lý do nhưng mức độ khiến các thuyền nhân người Việt gốc Hoa và miền nam ghê sợ và người Hồng Kông khinh bỉ. Người miền bắc chiếm trại, chiếm các kho thực phẩm. Cảnh sát Hồng Kông phải rút ra khỏi đảo. Kể từ lúc đó người miền bắc hòan toàn làm chủ trên đảo và họ tự do cướp bóc, hãm hiếp. Trong bài báo “Vietnam Refugees Riot in Hong Kong” do BARBARA BASLER, viết đặc biệt cho tờ The New York Times xuất bản ngày mùng 3 tháng 9-1989, tác giả đã viết, “HONG KONG, Sept. 2— Chủ nhật tuần trước, 1,000 người Việt nam đã bạo động trên đảo Tai A Châu, và mặc dù đã xử dụng hơi cay, một toán nhỏ cảnh sát tại đó đã không thể phục hồi được an ninh và buộc phải rút ra khỏi đảo. Sau một đêm bị tấn công, cướp bóc và 5 vụ hãm hiếp, hòn đảo, nơi có 5,500 người Việt nam bị tạm giữ, đã được cảnh sát chiếm lại khi các phi cơ trực thăng chuyển hơn 350 cảnh sát chống bạo động tới. Cảnh sát đã bắt 12 người và một người bị truy tố tội hãm hiếp. Đảo không có điện, không chỗ đi tiêu tiểu…Các thuyền nhân phải sống trong những lều tạm, giữa các đống rác và phân người…Các giới chức nói, “Trật tự hoàn toàn bị tan vỡ.” Bản tin vắn tắt đã thấy rùng mình. Nhưng sẽ rùng mình hơn khi đã từng ở đó và may mắn được ra đi trước đó không lâu rồi được nghe chính những bạn bè, người quen của mình thuật lại ngay sau biến cố đó. Sau này mấy người miền nam kể lại với tôi rằng khi đổ quân vào tái chiếm lại đảo, cảnh sát chống bạo động và đại diện Liên Hiệp Quốc đã tìm cách cứu những người Việt gốc Hoa và người miền nam ra khỏi đảo trước. Cuộc giải cứu như giải cứu con tin bị bắt cóc. Có lẽ người đầu tiên được giải cứu là cựu thiếu tá Sơn, cựu giảng viên trường Võ Bị Đà Lạt. Lý do trại biết tới ông Sơn là vì ông làm phiên dịch cho một cơ quan thiện nguyện và cảnh sát cũng cần những người như ông để phân biệt đâu là người miền nam. Trên đường tiến vào chiếm trại, cảnh sát gọi đích danh để tìm kiếm ông Sơn và những thông dịch viên khác. Người Việt gốc Hoa thì được giải cứu hầu như toàn bộ vì họ nói được tiếng Hoa. Người miền nam thì được giải cứu ít thôi vì cảnh sát không phân biệt được ai là người miền nam, ai là người miền bắc. Chỉ những người được các phiên dịch viên như ông Sơn xác nhận, hay biết tiếng Anh để tự giới thiệu thì mới được cho lên thuyền cấp cứu rời đảo. Người miền bắc tuyệt đối không được cho lên thuyền cấp cứu. Bản tin cho biết cảnh sát có bắt một số nghi can nhưng tôi biết rồi những người này cũng sẽ được thả ra ngay sau đó bởi vì luật lệ Hồng Kông rất là văn minh, dân chủ, muốn kết tội một người thì phải có đầy đủ bằng chứng, cần rất nhiều thời gian điều tra, với lời khai của rất nhiều nhân chứng. Thì giờ và ngân quĩ đâu mà họ điều tra và nạn nhân nào giám khai báo khi trong trại băng đảng bạn bè và thân quyến của nghi can còn đầy rẫy. Bản tin nói rằng có 5 vụ hãm hiếp. Nhưng bạn bè tôi cho biết những cuộc hãm hiếp nhiều hơn như thế nhiều lần. Họ còn nói rằng phụ nữ Việt gốc Hoa thì bị hãm hiếp gần như 100 phần trăm. Phụ nữ miền nam thì bị hiếp ít hơn. Nhưng tất cả các phụ nữ đều sợ hãi phải làm cho đầu tóc bù xù, bôi đất lấm lem lên mặt cho xấu đi. Người phụ nữ bạn với gia đình tôi trong tấm hình dưới đây đã thuật chị phải bôi mặt cho lem luốc, xấu đi hầu thoát nạn. Chị tên là Đinh Thị Thu Vân, hiện ở Hoa Kỳ. Cuộc chiếm đảo của đầu gấu miền bắc còn man rợ hơn nữa khi mấy ngày sau cảnh sát Hồng Kông phát hiện ra sự kiện là người miền bắc còn đi “ị” cả vào mấy bồn chứa nước ăn cung cấp cho chính thuyền nhân. Những hành động và cung cách sống như vậy khiến các người ngoại quốc cũng như viên chức Hồng Kông hoạt động trong trại đánh giá thuyền nhân miền bắc thấp hơn thuyền nhân miền nam thật nhiều. Sau hai tuần ở Đảo Bò, gia đình tôi cùng với 1,600 người khác được chuyển tới trại Thuyền Châu. Trại này cũng vẫn là tạm thời để chờ trong đất liền xây xong trại mới. Trại Thuyền Châu gồm bốn cái phà nhỏ, mỗi cái chứa được 400 người. Vì thế thuyền nhân gọi đây là trại Phao Nổi. Diện tích dành cho mỗi gia đình thật hẹp. Gia đình tôi 6 người được một diện tích bằng một chiếc chiếu nhỏ. Chỉ đủ chỗ cho vợ chồng tôi nằm ôm thùng quần áo. 4 đứa con và cháu phải mắc võng nằm ngay sát trên mặt vợ chồng tôi. Chúng tôi sống như thế trong bốn tháng. Các phao này được để cặp bờ một đảo rất nhỏ cách đất liền Hồng Kông một eo biển hẹp có thể bơi qua dễ dàng. Eo biển này là đường lưu thông nườm nượp của các chiếc tầu cao tốc nối liền Hông Kông và Macau. Nhưng mỗi buổi tối, đều có những toán thanh niên miền bắc bơi vào đất liền đi ăn cắp đồ ở Hồng Kông. Liên Hiệp Quốc và cảnh sát Hồng Kông biết nhưng họ khuyên răn thiếu điều muốn năn nỉ rằng, “Xin quí vị đừng bơi như thế, rất là nguy hiểm cho mạng sống của quí vị.” Thế nhưng các đầu gấu với sự hỗ trợ của chính gia đình họ đã hàng đêm thực hiện những phi vụ phạm pháp như vậy. Những vụ trấn lột diễn ra hàng ngày nhưng cảnh sát không làm gì được vì nạn nhân không dám khai báo. Đầu gấu trừng phạt nhau mỗi đêm. Chúng để đối phương đứng ở giữa, chúng đứng vòng tròn xung quanh. Kẻ thù bị đánh, đá văng từ bên này sang bên kia. Chúng không cho ai đứng xem. Nạn nhân bị đánh gần chết được trực thăng chở đi cấp cứu trong đất liền mà khi trở về trại không ai dám chỉ hung phạm. Trong hoàn cảnh ghê gớm đó người miền nam chỉ biết im lặng chịu đựng. Ngay gia đình tôi có một thùng bìa nhỏ, trước là thùng đựng cơm hộp do trại phát, nay gia đình tôi dùng để đựng quần áo vớ vẩn (thuyền nhân còn có gì hơn ngoài mấy bộ áo quần trại tiếp tế) nhưng bọn đầu gấu tưởng gia đình tôi có vàng nên một đêm vợ tôi ngủ say chúng cũng lấy được. Nếu thức giấc mà thấy chúng ăn cắp đồ của mình thì cũng chỉ cười trừ thôi chứ la lên thì cũng chẳng có ai tiếp cứu mà không khéo chúng lại đập cho vỡ sọ. Tình hình phân chia nam bắc trong các trại tị nạn ở Hông Kông trầm trọng tới độ họ đối xử với nhau như hai dân tộc khác nhau. Người miền bắc hiếp đáp người miền nam. Người miền nam khiếp sợ người miền bắc. Sau khoảng hai tháng ở trại phao nổi, trong đất liền có một số chỗ, trại xắp xếp đưa số người miền nam tách rời khỏi số miền bắc. Nhưng họ phải làm kín đáo để người miền bắc đừng bạo động. Sáng hôm chuyển trại, họ bảo tất cả các thuyền nhân mang hết đồ đạc tập trung trên sân để nghe đọc danh sách chuyển trại vào đất liền. Nghe thấy vậy ai cũng vui mừng. Trại làm rất dân chủ. Khi được gọi tên họ hỏi thuyền nhân có muốn chuyển trại không? Ai mà không muốn sớm được vào một trại nào đó trong đất liền để có cuộc sống ổn định hơn. Đến khi gọi được nửa số người rồi thì người miền bắc đã biết ngay đó là kế hoạch trại cho di chuyển người miền nam đi trại khác tách biệt với người miền bắc. Họ ngồi buồn so trong khi những người miền nam có tên được gọi đi thì tay xách nách mang khuôn mặt hí hửng. Gia đình tôi được gọi lên sau cùng. Họ cũng hỏi tôi có muốn chuyển trại không. Tôi trả lời “Không!”. Ngay sau đó gia đình tôi mang hành trang trở lại ngồi với nhóm miền bắc để ở lại phao nổi. Nhìn thấy gia đình tôi mang đồ trở lại ngồi với tóan người miền bắc, tất cả các cặp mắt đều đổ dồn về gia đình tôi. Người miền nam không hiểu tại sao gia đình tôi lại chọn ở lại. Người miền bắc thì thấy vui mừng. Ít ra họ cũng thấy đỡ cô đơn vì còn có một gia đình miền nam ở lại với họ.
Sáng
hôm sau, trong chuyến tầu đầu tiên đưa nhân viên từ đất liền ra làm
việc, anh cán sự xã hội Hùng trông thấy tôi còn ở trại tròn mắt ngạc
nhiên. Nhưng anh không dám hỏi tôi vấn đề đó giữa lúc tôi đang đứng với
đông người miền bắc, anh bèn mời tôi vào văn phòng của anh đặt trong một
thùng sắt chuyển hàng (container). Hùng là cựu trung úy Thủy Quân Lục
Chiến Trần Như Hùng của VNCH, định cư tại Úc, tình nguyện sang phục vụ
giúp dân tị nạn Hồng Kông. Một lần tôi hỏi Hùng tại sao lại sang tình
nguyện công tác tại Hồng Kông thì Hùng làm tôi cảm động và kính trọng,
“Ông hỏi thế thì coi thường tôi quá!” Vào văn phòng, anh cẩn thận đóng
kín cửa rồi hỏi tôi, “Sao ông còn ở lại?” Tôi cho biết, tôi mà đi nữa
thì số gần một ngàn rưởi thuyền nhân miền bắc này ai giúp đỡ họ, họ
không nói được tiếng Anh thì trại làm sao làm việc với họ. Hùng hỏi
tiếp, “Thế ông không sợ họ sao?” Tôi trả lời, “Tôi ở lại giúp họ thì làm
sao họ lại hại tôi?”. Ngày nay Hùng lấy bút hiệu Quốc Việt đang làm
trưởng ban Việt Ngữ của đài phát thanh SBS Radio của chính phủ Autralia
tại Melbourne. Có một lần Hùng chụp cho tôi một tấm hình tôi ngồi giữa
đám thanh niên đầu gấu miền bắc. Tôi cười nói đùa, đây là tấm hình đặc
biệt lắm đó nghe. Mới đây, Hùng liên lạc được với tôi và nói sẽ cố tìm
lại tấm hình đó gửi cho tôi nhưng cuối cùng anh tìm không ra.
Như tôi đã trình bày, vì muốn bảo vệ người miền nam nên Hồng Kông có chính sách tách rời thuyền nhân miền nam khỏi người miền bắc. Nhưng tình hình đặc biệt thiếu người phiên dịch tại trại Thuyền Châu khiến trại phải hội ý với tôi. Thực sự ra nếu chỉ cần một người phiên dịch thì trại có thể thuê ở ngoài vào một cách dễ dàng. Nhưng qua thời gian giúp trại một cách thiện nguyện, trại biết tôi là người có thể giúp họ liên lạc với thuyền nhân miền bắc một cách hữu hiệu nên trại muốn tôi ở lại. Nhưng họ không thể bảo vệ an ninh cho tôi nên họ không giám trực tiếp yêu cầu tôi ở lại vì lỡ có chuyện gì xảy ra cho tôi thì ai chịu trách nhiệm. Trại chỉ mật bàn hỏi tôi làm cách nào để chuyển người miền nam ra đi một cách an toàn, không sợ người miền bắc có cảm tưởng bị bỏ rơi mà nổi loạn. Đồng thời họ cho tôi biết là nếu người miền nam đi hết thì không có ai phiên dịch cho người miền bắc, họ sẽ rất khó điều hành trại. Trước tình hình đó tôi cho họ biết tôi sẵn sàng ở lại để giúp trại điều hành. Tôi nói với trại rằng người miền bắc cũng là đồng bào của tôi, tôi phải giúp họ nếu cần thiết. Cho nên toàn bộ kế hoạch di chuyển số người miền nam hôm đó hòan toàn do tôi đề nghị. Cái kế hoạch chuyển trại mau lẹ và an toàn đó tôi học được trong nhà tù cải tạo. Mỗi lần người cộng sản di chuyển tách rời một số tù cải tạo chúng tôi đi trại khác thì họ không cho biết ai đi ai ở, và sẽ đi đâu. Họ cứ kêu tất cả mang hết hành trang lên sân ngồi chờ. Rồi ai được gọi tên thì người đó ôm hành trang đứng sang khu vực khác. Tại trại Phao Nổi (Thuyền Châu), công việc chính thức thiện nguyện của tôi là phiên dịch bệnh xá dưới quyền của một bác sĩ trẻ người Anh. Mỗi ngày ông ấy từ trong Hồng Kông ra khám bệnh cho thuyền nhân. Bệnh xá do tổ chức Bác sĩ Không Biên Giới của Âu châu phụ trách (Medecins Sans Frontières). Các thuốc men rất tốt và đầy đủ và mỗi ngày có một chuyến tầu đưa thuyền nhân có bệnh nặng vào bệnh viện tối tân của Hông Kông điều trị. Khi cấp cứu sẽ có tầu cao tốc hoặc trực thăng chở bệnh nhân tới bệnh viện trong đất liền. Thuyền nhân được chữa trị tại bệnh viện y hệt như mọi người Hồng Kông giầu có nhất. Có thể nói, trên mọi lãnh vực, Hồng Kông là thiên đường của người Việt tị nạn. Nhưng vấn đề này sẽ được đề cập tới trong một loạt bài khác. Một điều đáng xấu hổ là tất cả các trường hợp cấp cứu bằng tầu cao tốc hay trực thăng trong thời gian tôi công tác toàn là nạn nhân của những vụ đâm chém, cướp bóc của đầu gấu miền bắc. Người miền bắc dường như cũng không quen tôn trọng luật pháp và kỷ luật. Ngày nào cũng có một đoàn dài người xếp hàng chờ khám bệnh xin thuốc, mà chỉ xin thuốc trụ sinh thôi, trong khi họ không có bệnh gì cả. Mặc dù bác sĩ đã giải thích, kêu gọi mọi người không cần xin thuốc dự trữ vì ở bệnh xá luôn luôn đủ thuốc tốt và khi cần sẽ đưa đi cấp cứu trong bệnh viện trong đất liền. Nhưng lời giải đáp, kêu gọi hàng ngày đó vẫn không hữu hiệu. Mỗi ngày hàng đòan người vừa xếp hàng, vừa chen lấn, xô cả cửa của phòng khám khiến ngay vị bác sĩ cũng phải lúc thì đứng chèn cửa, ngăn không cho đoàn người tràn vào, lúc thì ngồi xuống khám bệnh. Tôi nói với bác sĩ là tôi không giúp gì được ông ta trong việc giữ cửa ngăn chặn sự chen lấn bạo động của thuyền nhân vì họ sẽ đánh cả tôi. Một thời gian sau, quá sức mệt mỏi bởi tình trạng vô kỷ luật của thuyền nhân miền bắc tôi phải xin bác sĩ cho tôi nghỉ việc. Mấy ngày đầu ông ấy tới làm việc vẫn kêu tôi lên giúp vì không có phiên dịch. Sau đó tôi sợ quá phải viết cho ông ấy miếng giấy như van xin, ““Please! Please!” đừng gọi tôi lên nữa vì tôi sợ quá không thể tiếp tục giúp ông được”. Sau đó ông ta phải thuê phiên dịch từ ngoài Hông Kông vào mỗi ngày. Từ ngày cặp thuyền vào trại hoang dã là Đảo Bò cho tới khi rời khỏi trại tị nạn ở Bataan, Phi luật Tân, tổng cộng 3 năm 8 tháng , trong số những người hoạt động thiện nguyện lúc đầu, sau đó được Tị Nạn Liên Hiệp Quốc trả trợ cấp 180 đô Hồng Kông, tương đương 25 đô Mỹ một tháng, có thể nói tôi là người miền nam duy nhất có quan hệ thân thiết với người miền bắc. Hầu như tất cả mọi người miền nam đều tránh né người miền bắc. Có giao thiệp thì cũng chỉ là bề mặt, xã giao, thiếu cái thân tình. Riêng duy nhất tôi thì không. Tại sao vậy ? Thứ nhất, trong tận cùng suy nghĩ, tôi luôn luôn thấy rằng sự quảng giao là tấm áo giáp bảo vệ mình trong mọi tình huống. Thứ nhì, tôi là người bản chất khá cởi mở, không thành kiến. Tôi có thể và thích giao du với người của mọi miền, mọi giới khác nhau, từ dân sự tới quân đội, từ người trí thức tới những tay anh chị. Thêm nữa, tôi gốc người Hà Nội 1954 nên dễ tiếp cận với người miền bắc. Chính nhờ lúc nào tôi cũng có mối quan hệ thân thiện với người miền bắc, được họ thương mến, kính trọng, tin tưởng, mà trong tất cả những trại tôi ở có thể nói tôi là người duy nhất giúp tránh được các xô xát có thể đưa tới đổ máu tập thể như đã từng xảy ra rất nhiều lần ở những trại khác. Đó là một đóng góp âm thầm mà không ai biết trừ bà vợ tôi. Chưa đổ máu thì làm sao mà biết ai là người đã giúp ngăn chặn những chuyện đó từ trong trứng nước. Đóng góp đó quan trọng cho một tập thể có khi tới bẩy ngàn người. Và thành thực mà nói, đóng góp đó quan trọng cho cả chính gia đình tôi. Đôi khi nghĩ lại tôi thấy cũng vui và cũng nhớ khá nhiều những anh chị em miền bắc có gắn bó tình cảm với tôi, kể cả bảo vệ tôi. Không kể những lần điện thoại thăm hỏi, tôi và vợ tôi đã một lần tới Canada thăm một gia đình miền bắc và họ còn hẹn kỳ tới trước khi sang chúng tôi nên báo trước để họ liên lạc rủ các anh chị em khác tới gặp vợ chồng tôi cho vui. Như là một qui luật, để giải quyết những mâu thuẫn xã hội, điều hữu hiệu nhất là giải quyết sau hậu trường, dựa vào sự thân thiết cá nhân trước khi mâu thuẫn bùng nổ. Ngay cả trong chính trường quốc gia hay quốc tế, cá tính của người lãnh đạo và cảm tình họ dành được đối với quần chúng cũng làm giảm căng thẳng chính trị quốc nội và quốc tế. Mầu da và cách cư xử của tổng thống Obama đã giúp giảm căng thẳng và gia tăng thân thiện giữa Hoa Kỳ và các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Phi châu và nam Mỹ đã là một ví dụ sinh động. Một khi mâu thuẫn đã nổ ra rồi thì nắm lại tình hình rất khó và chắc chắn sẽ có nhiều tổn thất. Tại trại tị nạn Bataan ở Philipines, một buổi tối một đầu gấu miền bắc gặp tôi nói rằng nghe nói tối hôm trước anh em cựu quân nhân miền nam có cuộc họp định tấn công anh em miền bắc, em muốn hỏi anh xem có đúng không. Nếu đúng như vậy thì bọn em sẽ tấn công trước. Đây là một câu hỏi nhưng cũng là một đe dọa họ mượn tôi chuyển tới anh em miền nam. Dĩ nhiên câu hỏi đó được tôi giải toả dễ dàng. Người miền bắc dường như có thói quen hành động không theo kỷ luật. Một lần tại trại Phao Nổi, không biết làm sao mà ban chỉ huy trại mang cơm từ trong đất liền ra chậm. Gần như tất cả hơn một ngàn người miền bắc lên biểu tình ngay tức khắc. Không có người miền nam. Nhưng họ không biết cách biểu tình, mà cũng chẳng ai trong số đó biết tiếng Anh để tiếp xúc thảo luận với trại. Họ chỉ còn một cách là dàn hàng ngang ném đá tấn công ban chỉ huy trại. Ban chỉ huy trại là những người dân sự có lẽ thuộc sở xã hội. Họ không hiểu tại sao mà thuyền nhân lại dữ tợn như vậy và họ sợ quá cố thủ trong khu vực ban chỉ huy có hàng rào kẽm gai. Thấy nguy cấp tôi đi lên yêu cầu đồng bào miền bắc dừng ném đá để tôi vào thương thuyết với trại. Khi vừa thấy tôi, mấy người trong ban chỉ huy trại nói ngay: Tôi chờ ông từ nẫy tới giờ. Tôi cho ban chỉ huy trại biết là thuyền nhân họ muốn được phát cơm ngay không chậm trễ và ban chỉ huy trại đồng ý sẽ gọi máy vào đất liền yêu cầu chuyện đó. Chuyện thật đơn giản. (còn tiếp-bạo động còn nhiều)
Ghi
chú: danh từ “Người miền bắc” trong loạt bài này chỉ những người bắc
còn ở lại Hà nội sau năm 1954 và những người vào miền nam sau ngày
30-4-1975, kể cả con cháu họ, cho dù sinh trưởng tại miền nam sau đó.
|
người tỵ nạn Việt Nam tại Hồng Kông (ảnh AP News) |
Tại
Hồng Kông còn có một trại mở là trại Pillar Point. Trại này chứa những
thuyền nhân tới trước tháng 6/1988 là thời gian thuyền nhân Việt Nam
đương nhiên được tư cách tị nạn. Sau thời gian này tất cả những thuyền
nhân tới Hồng Kông đều bị nhốt vào trại cấm (closed camps) để chờ thủ
tục thanh lọc xác định tư cách tị nạn tùy từng trường hợp.
Ngoài một số thuyền nhân mới được thanh lọc chấp nhận qui chế tị nạn đang chờ đi nước thứ ba, đại đa số thuyền nhân trong trại này là người miền bắc đã tới Hồng Kông từ trước tháng 6/1988 nhưng vẫn chưa được nước nào nhận vì là thành phần có án tù. Là một trại mở (open camp), các thuyền nhân trong trại Pillar Point được tự do ra vào. Trong trại này hầu hết là thành phần nghiện hút và tội phạm. Tôi đã một lần vào đó tìm người quen giữa ban trưa mà nhìn những thuyền nhân miền bắc trong đó cũng cảm thấy rờn rợn, không biết mình có thể bị trấn lột lúc nào. Sau đó tôi không dám bén mảng vào trong trại đó nữa.
Tình hình an ninh trong trại này được mô tả theo bản tin của AFP ngày 14/6/1999, (Riot at Vietnamese refugee camp in Hong Kong; 17 injured- http://www.catholic.org.tw/) như sau: ““Bạo động trong một trại tị nạn người Việt tại Hồng Kông; 17 người bị thương”. Theo bản tin, cảnh sát Hồng Kông đã dùng lựu đạn cay để dẹp một cuộc bạo động trong một trại tị nạn khiến ít nhất 17 người bị thương. Khoảng 200 thuyền nhân Việt Nam đang tìm sự bảo vệ tại một đồn cảnh sát gần trại tị nạn Pillar Point cho hay họ sợ bị các thuyền nhân khác tấn công. Cảnh sát trang bị chống bạo động đã chiến đấu trong hơn một tiếng đồng hồ để dập tắt một cuộc đánh nhau giữa hàng trăm người tị nạn trong trại vào ngày hôm trước, Chủ Nhật 13/6/99. Cảnh sát cho hay có bốn thuyền nhận bị bắt và 17 vũ khí tự chế bị tịch thu. 11 trong 17 người bị thương được cho nhập bệnh viện trong đó có một em bé 9 tháng tuổi. Các người trong trại cho hay trại Pillar Point đã bị các nhóm băng đảng chiếm giữ. Đó là thành phần tạo ra những rối loạn. Một thuyền nhân cho biết các người trong trại bị buộc phải nạp cho các thuyền nhân đã ở trước tới 300 đô la Hông Kông, tương đương 39 đô la Mỹ để trả tiền bảo vệ.
Báo chí cũng cho hay các thuyền nhân trong trại đổ lỗi cho những phần tử nghiện hút trong trại tạo ra những bất an. Họ nói rằng các nhóm băng đảng kiểm soát đĩ điếm, cờ bạc và nghiện hút. Đồng thời từ lâu vẫn có sự thù địch giữa các thuyền nhân miền nam và miền bắc trong trại.” Bản tin không nói ai là thuyền nhân miền bắc, ai là thuyền nhân miền nam, nhưng những ai đã ở tại Hồng Kông thì đều biết nạn nhân là các thuyền nhân miền nam hay Việt gốc Hoa miền nam, còn thủ phạm là các thuyền nhân miền bắc. Chính đầu gấu miền bắc đã thu 39 đô la Mỹ tiền bảo vệ như trong bản tin.
Tại một trại chuyển tiếp khác dành để tạm thời chứa những thuyền nhân đã được cấp qui chế tị nạn chờ được đưa đi Phi luật tân để được các quốc gia đệ tam phỏng vấn tuyển chọn, những người miền bắc cũng trấn lột những thuyền nhân miền nam. Những người ở trại này chỉ ở tạm thời 2 tuần lễ thôi cho nên người miền nam họ nín thở qua sông để chờ ngày ra đi, không dám phản ứng gì. Thậm chí không dám kể với ai. Khi tôi hỏi thăm thì mới vỡ lẽ ra là 100 phần trăm đều bị người miền bắc trấn lột.
Không những trấn lột người tị nạn miền nam, người miền bắc còn ra Hồng Kông ăn cắp của người Hồng Kông, thường là của các siêu thị. Một hôm một cô gái trẻ đẹp miền bắc hỏi vợ chồng tôi, “Cô chú không đi chợ à?” Chúng tôi thành thật trả lời là không có tiền thì cô ta giọng thản nhiên, “Đi chợ đâu cần tiền cô chú!” Tôi ngạc nhiên giả bộ muốn đi, hỏi tiếp, thế đi chợ làm sao. Cô ta thản nhiên cho biết, “Đi ăn cắp trong các siêu thị đó mà chú!”. Cô ta còn hướng dẫn, đi thành một toán 3 , 4 người. Vào siêu thị giả bộ hỏi mua đồ lung tung. Tốt nhất là hỏi xem các tấm vải để bọn nó (người bán) phải giăng rộng tấm vải ra, như thế tấm vải sẽ che mắt nó (người Hồng Kông). Những đứa khác tha hồ mà ăn cắp.
Sau đó, mỗi khi gia đình chúng tôi đi siêu thị, tôi thấy nhân viên siêu thị đi theo bén gót. Tôi thấy nhục nhưng thông cảm với họ. Là người Việt ở Hồng Kông mình bị nhục vì hành vi ăn cắp, quậy phá của những người miền bắc trong suốt gần hai chục năm trời (tính theo thời điểm cuối năm 1992 là năm gia đình tôi được cấp qui chế tị nạn và ra ở trại chuyển tiếp ở Hồng Kông) kể từ khi người miền bắc ăn theo người người miền nam đặt chân “tị nạn” tới Hồng Kông.
Không phải khi đã tới nơi an toàn là Hồng Kông người miền bắc mới quậy phá. Trên đường vượt biên, một lần tôi dừng thuyền tại một thị xã nhỏ của Trung Quốc. Năm 1989, Trung Quốc còn nghèo lắm. Nhiều nơi còn nghèo hơn Việt Nam cộng sản nữa. Lên bờ đi vào thị xã, tôi thấy một toán thuyền nhân miền bắc hơn một chục nam, nữ, lớn bé. Có cả mấy tay thanh niên mặc quần đùi, cởi trần một cách rất là “mất dạy”, xâm trổ khắp thân mình, lang thang trong phố xá của người ta. Trong khi mình là người đang đi tị nạn, cần được người ta thương và giúp đỡ. Trông thấy trong một quán tạp hóa nhỏ có toán thuyền nhân người Việt nên chúng tôi cũng bước vào. Quán thì nhỏ, hàng thì ít, họ tới trước nên chúng tôi đứng chờ họ mua. Tôi thấy họ mở hết lọ này tới lọ kia hỏi chủ quán lung tung. Rồi tôi thấy bà chủ quán tiếp họ mà mặt không vui, cứ nhìn tôi lắc đầu hoài. Tới khi toán người miền bắc đi ra, không mua gì, tôi thấy bà chủ quán tiếp toán của tôi rất bình thường. Bà ấy không nói được tiếng Anh, và chúng tôi thì không nói được tiếng Tầu nhiều. Nhưng nhìn cử chỉ tôi biết là bà chủ quán như cảm thấy vừa thoát nạn khi toán người miền bắc ấy đi ra.
Người miền bắc đi vượt biên quá dễ dàng. Nếu bị bắt họ không bị tù vì tội vượt biên như người miền nam. Đường đi lại ngắn, không nguy hiểm. Nhiều khi họ lấy nguyên chiếc tầu sắt của nhà nước để chở cả trăm người trong một chuyến đi với đầy đủ thức ăn nước uống. Họ đi một cách rất an toàn. Nhiều người miền bắc kể với tôi, “Đi vượt biên mà xếp hàng như đi hành quân ấy.” Vì thế họ đến Hồng Kông rất đông. Theo trang web “Vietnamese people in Hong Kong - Wikipedia, the free encyclopedia” cao điểm vào năm 1989 có tới khỏang 300 người đổ tới Hồng Kông một ngày. Bởi vì họ đi quá dễ dàng nên tại những trại tị nạn ở Hồng Kông họ chiếm đa số. Vì thế trong suốt những năm dài có trại tị nạn ở Hồng Kông, với số đông áp đảo, tính tình hung hãn và dường như kết quả của nền giáo dục Xã Hội Chủ Nghĩa (?), người miền bắc luôn luôn làm chủ tình hình, bắt nạt, cướp bóc, trấn lột người miền nam và người Việt gốc Hoa. Đối với nội bộ địa phương với nhau thì họ cũng chia rẽ, chém giết nhau để tranh dành quyền lực. Và phe nào thắng thế trong trại cũng đều “cai trị” rất là độc đoán, áp dụng luật mafia chứ không áp dụng luật bình thường văn minh của Hồng Kông. Một lần tôi hỏi một chú em người miền bắc, được người nhà bảo lãnh đi Mỹ, “Anh thấy em hiền như thế này lúc ở trong trại thì gia đình em sống làm sao?” Chú ấy hiền lành trả lời, “Trong trại thì em cũng phải “gấu” chứ, nếu không thì chúng nó bắt nạt chết!”
Nhưng cũng có một lần người miền nam quá uất ức phản công. Đó là lần duy nhất người miền nam thắng thế nhưng đó lại là lần gây tử vong nhiều nhất trong lịch sử tị nạn Hồng Kông khiến dư luận Hồng Kông cũng như những người ngoại quốc thiện nguyện làm việc trong các trại tị nạn bàng hoàng và ghê sợ người Việt nam nói chung. Nội vụ được mô tả trong bản tin “18 người Việt thiệt mạng vì bạo động trong trại tị nạn” ( 18 Vietnamese Die in Violence at Refugee Camp-By BARBARA BASLER,-Published: Tuesday, February 4, 1992) Theo bản tin của Barbara Basler, ngày Thứ Ba, mùng 4/2/1992, nhà chức trách cho hay, mười tám thuyền nhân Việt Nam đã thiệt mạng và 128 thuyền nhân khác bị thương trong một trại tị nạn ở Hồng Kông vào tối thứ Hai khi các phần tử bạo động đã nổi lửa đốt một căn nhà lớn (Hut) trong một cuộc đụng độ bắt đầu từ việc tranh nhau nước nóng.
Bộ trưởng an ninh Alistair Asprey cho hay, hoả hoạn đã được gây ra bởi những người Việt nam nhét những tấm mền đang cháy qua các cửa sổ vào trong một căn nhà. Đây là cuộc tấn công cố tình nhắm vào một nhóm người trong căn nhà đó.
Nhà chức trách cho hay các người thiệt mạng trong đó có ít nhất một em nhỏ, là những thuyền nhân đã tự nguyện hồi hương và đang chờ thủ tục. Nội vụ là một thương vong lớn nhất từ trước tới nay tại trại tị nạn Hồng Kông, khởi đầu lúc 11 giờ trưa tại một khu vực nằm cạnh khu vực các người tự nguyện hồi hương tại trại Sek Kong. Nhà chức trách cho hay 17 trong các nạn nhân bị đốt chết cháy và một người khác bị chết sau đó tại bệnh viện. Trong số 55 người được điều trị tại bệnh viện, 7 người ở tình trạng trầm trọng. Nhà chức trách tin rằng số tử vong sẽ còn thêm. Nhà chức trách nói rằng nhiều trăm thuyền nhân tham gia trong cuộc đánh nhau giữa các băng đảng miền bắc và miền nam. Họ đánh nhau bằng các vũ khí dao kiếm tự chế. Những người thiệt mạng là người miền bắc. Ông Asprey nói rằng cuộc tranh cãi về nước nóng trong lúc xếp hàng chờ được xử dụng đã được cảnh sát ngăn chặn nhưng lại bộc phát sau đó vào buổi tối. Khi cảnh sát cố ngăn chặn vụ đánh nhau thì hàng trăm người Việt Nam từ khu vực kế cận phá hàng rào ngăn cách tham gia ẩu đả khiến cảnh sát phải rút ra ngoài và gọi tăng viện.
Sau đó có khoảng 400 cảnh sát được gọi tới giúp chấm dứt bạo động bằng cách bắn 33 quả lựu đạn cay vào trại. Lính cứu hỏa phải mất tới 90 phút mới dập tắt được ngọn lửa. Thống đốc Hồng Kông ông David Wilson, và các viên chức an ninh hàng đầu đã tới trại bằng trực thăng vào sáng hôm sau ... Thống đốc đã ra lệnh tách rời số thuyền nhân hai miền nam, bắc Việt nam này ra hai địa điểm khác nhau. Có khoảng 2000 (hai ngàn) thuyền nhân miền bắc sẽ được di chuyển sang trại khác. Hầu hết các thuyền nhân ở Hồng Kông tới từ miền bắc Việt Nam.”
Ỷ số đông, người miền bắc hiếp đáp người miền nam như thường lệ. Nhưng lần này những người bị hiếp đáp đã phản công. Những người miền trung (nam) ở trong khu vòng rào đã xô ngã hàng rào để tràn sang khu người miền bắc. Họ bao vây bên ngoài căn nhà chứa khoảng 200 người (căn nhà nào cũng chứa số người như thế), đồng thời họ lấy mền (rất nhiều, do trại phát) tẩm dầu (trong trại có dầu hôi để nấu ăn), tung vào căn nhà để đốt. Những ai từ trong nhà chạy ra đều bị họ đánh, chém hung bạo. Kết quả tử vong như bản tin đã loan. Thống đốc Hồng Kông đã chỉ thị tách rời 2,000 thuyền nhân miền bắc đi chỗ khác chính là để tránh một sự trả thù của người miền bắc.
Hôm sau, nhân viên ngoại quốc làm thiện nguyện trong trại kể chuyện đó với chúng tôi và họ kết luận, lâu nay họ tưởng người miền nam hiền và tốt, nhưng chuyện đó cho thấy người miền nam cũng như người miền bắc. Chúng tôi nghe mà không nói nổi một lời! Vợ một người bạn gốc miền trung, nên theo dõi chi tiết nội vụ, sau đó cho tôi hay trong nội vụ những người miền trung cũng tàn nhẫn quá. Số người chết và bị thương đa số là đàn bà con nít, không chạy ra được. Còn những tên đầu gấu thực sự thì hầu như chạy thoát được cả. Chị này cũng cho biết tiếp, trong thời gian sau đó, hàng ngày được chở ra bệnh viện Hồng Kông khám bệnh, những người miền trung không dám lên tiếng sợ bị nhận giọng là người miền trung sẽ bị đầu gấu miền bắc trả thù.
Vào cuối chương trình tị nạn, 1992, Hồng Kông chỉ chấp nhận cho những thuyền nhân được công nhận tị nạn tạm trú trong 2 tuàn lễ để làm thủ tục đi nước thứ ba thôi. Thời gian đó chỉ đủ để cao uỷ tị nạn chuyển số thuyền nhân đó sang trại Bataan ở Phi luật tân trong ít nhất là 6 tháng để họ học cách sống để hội nhập vào các quốc gia phương tây, đồng thời xin quốc gia thứ ba phỏng vấn để thu nhận họ.
Tại trại Bataan lúc đó có 12 vùng, trong đó chỉ có 1 vùng là có người tị nạn miền bắc. Mặc dù số lượng ít ỏi như vậy nhưng họ rất đoàn kết chặt chẽ cho nên họ áp đảo được du đãng miền nam. Một lần cảnh sát Phi luật tân trong trại cùng với ông đại diện cao ủy tị nạn đi lùng khắp trại để tìm một người bị bắt cóc. Suốt một ngày trời tìm đôn tìm đáo, tới mãi xế chiều nhà chức trách mới giải cứu được thanh niên bị bắt cóc khỏi một căn nhà ở ngay gần văn phòng trại. Thanh niên này là một du đãng miền nam. Tối hôm trước cậu ta trấn lột chiếc đồng hồ của một thanh niên miền bắc. Thế là hôm sau đầu gấu miền bắc tập trung kéo tới tận nơi cư trú của cậu du đãng miền nam này bắt trói thúc ké, cho khoác bên ngoài một cái áo măng tô rồi hai bên có hai đầu gấu cặp cổ đi kèm cứ như là ba người bạn thân đi ngoài đường. Cuộc bắt cóc như thế vượt qua được các trạm kiểm soát từ vùng nọ sang vùng kia để rồi đem nhốt đối thủ vào trong nhà đánh cho một trận nhừ tử tới chiều mới thả. Nếu ở ngoài đời thì cậu du đãng miền nam này có thể đã bị thủ tiêu rồi.
Phương cách hoạt động của đầu gấu miền bắc cho thấy họ được gia đình hỗ trợ (bởi thế họ đông hơn), đoàn kết hơn, hành động tập thể hơn và liều mạng hơn. Gia đình miền nam không hỗ trợ khi con em họ trở thành du đãng nên số lượng du đãng miền nam không nhiều bằng miền bắc nếu hai bên có số dân cư tương tự. Hôm sau viên sĩ quan cảnh sát trưởng vùng tôi ở gặp tôi cho biết tin về vụ bắt cóc hôm trước và nói với tôi rằng, “Ông biết bắt cóc ở Phi luật tân là một tội nặng lắm. Đã vậy bọn chúng lại cả gan nhốt kẻ bị bắt cóc ở ngay gần trụ sở cảnh sát chúng tôi. Tôi thắc mắc là không biết mạng lưới của bọn chúng sâu rộng cỡ nào và bọn chúng muốn thách thức cảnh sát chúng tôi hay sao?” Tôi nói với vị cảnh sát đó rằng đó là vụ thanh toán nhau giữa hai băng ăn cướp thôi, chứ chúng không định thách thức các ông đâu. Và bọn chúng cũng không nhiều đâu. Sau đó khi ông ta hỏi tôi về phương cách đối phó, tôi đề nghị để mặc kệ cho hai nhóm thanh toán nhau, không điều tra vụ bắt cóc. Như vậy là dẹp yên được một phe. Sau đó gọi bên thắng tới nói cho biết “danh sách và mọi hoạt động đã bị cảnh sát ghi nhận rồi. Nếu muốn yên thì không được quậy phá. Nếu quậy phá thì sẽ bị bắt hết”. Giải pháp đó mang lại yên bình cho trại tị nạn Bataan trong thời gian 6 tháng gia đình tôi ở trại đó, trước khi đi Mỹ.
Ngoài một số thuyền nhân mới được thanh lọc chấp nhận qui chế tị nạn đang chờ đi nước thứ ba, đại đa số thuyền nhân trong trại này là người miền bắc đã tới Hồng Kông từ trước tháng 6/1988 nhưng vẫn chưa được nước nào nhận vì là thành phần có án tù. Là một trại mở (open camp), các thuyền nhân trong trại Pillar Point được tự do ra vào. Trong trại này hầu hết là thành phần nghiện hút và tội phạm. Tôi đã một lần vào đó tìm người quen giữa ban trưa mà nhìn những thuyền nhân miền bắc trong đó cũng cảm thấy rờn rợn, không biết mình có thể bị trấn lột lúc nào. Sau đó tôi không dám bén mảng vào trong trại đó nữa.
Tình hình an ninh trong trại này được mô tả theo bản tin của AFP ngày 14/6/1999, (Riot at Vietnamese refugee camp in Hong Kong; 17 injured- http://www.catholic.org.tw/) như sau: ““Bạo động trong một trại tị nạn người Việt tại Hồng Kông; 17 người bị thương”. Theo bản tin, cảnh sát Hồng Kông đã dùng lựu đạn cay để dẹp một cuộc bạo động trong một trại tị nạn khiến ít nhất 17 người bị thương. Khoảng 200 thuyền nhân Việt Nam đang tìm sự bảo vệ tại một đồn cảnh sát gần trại tị nạn Pillar Point cho hay họ sợ bị các thuyền nhân khác tấn công. Cảnh sát trang bị chống bạo động đã chiến đấu trong hơn một tiếng đồng hồ để dập tắt một cuộc đánh nhau giữa hàng trăm người tị nạn trong trại vào ngày hôm trước, Chủ Nhật 13/6/99. Cảnh sát cho hay có bốn thuyền nhận bị bắt và 17 vũ khí tự chế bị tịch thu. 11 trong 17 người bị thương được cho nhập bệnh viện trong đó có một em bé 9 tháng tuổi. Các người trong trại cho hay trại Pillar Point đã bị các nhóm băng đảng chiếm giữ. Đó là thành phần tạo ra những rối loạn. Một thuyền nhân cho biết các người trong trại bị buộc phải nạp cho các thuyền nhân đã ở trước tới 300 đô la Hông Kông, tương đương 39 đô la Mỹ để trả tiền bảo vệ.
Báo chí cũng cho hay các thuyền nhân trong trại đổ lỗi cho những phần tử nghiện hút trong trại tạo ra những bất an. Họ nói rằng các nhóm băng đảng kiểm soát đĩ điếm, cờ bạc và nghiện hút. Đồng thời từ lâu vẫn có sự thù địch giữa các thuyền nhân miền nam và miền bắc trong trại.” Bản tin không nói ai là thuyền nhân miền bắc, ai là thuyền nhân miền nam, nhưng những ai đã ở tại Hồng Kông thì đều biết nạn nhân là các thuyền nhân miền nam hay Việt gốc Hoa miền nam, còn thủ phạm là các thuyền nhân miền bắc. Chính đầu gấu miền bắc đã thu 39 đô la Mỹ tiền bảo vệ như trong bản tin.
Tại một trại chuyển tiếp khác dành để tạm thời chứa những thuyền nhân đã được cấp qui chế tị nạn chờ được đưa đi Phi luật tân để được các quốc gia đệ tam phỏng vấn tuyển chọn, những người miền bắc cũng trấn lột những thuyền nhân miền nam. Những người ở trại này chỉ ở tạm thời 2 tuần lễ thôi cho nên người miền nam họ nín thở qua sông để chờ ngày ra đi, không dám phản ứng gì. Thậm chí không dám kể với ai. Khi tôi hỏi thăm thì mới vỡ lẽ ra là 100 phần trăm đều bị người miền bắc trấn lột.
Không những trấn lột người tị nạn miền nam, người miền bắc còn ra Hồng Kông ăn cắp của người Hồng Kông, thường là của các siêu thị. Một hôm một cô gái trẻ đẹp miền bắc hỏi vợ chồng tôi, “Cô chú không đi chợ à?” Chúng tôi thành thật trả lời là không có tiền thì cô ta giọng thản nhiên, “Đi chợ đâu cần tiền cô chú!” Tôi ngạc nhiên giả bộ muốn đi, hỏi tiếp, thế đi chợ làm sao. Cô ta thản nhiên cho biết, “Đi ăn cắp trong các siêu thị đó mà chú!”. Cô ta còn hướng dẫn, đi thành một toán 3 , 4 người. Vào siêu thị giả bộ hỏi mua đồ lung tung. Tốt nhất là hỏi xem các tấm vải để bọn nó (người bán) phải giăng rộng tấm vải ra, như thế tấm vải sẽ che mắt nó (người Hồng Kông). Những đứa khác tha hồ mà ăn cắp.
Sau đó, mỗi khi gia đình chúng tôi đi siêu thị, tôi thấy nhân viên siêu thị đi theo bén gót. Tôi thấy nhục nhưng thông cảm với họ. Là người Việt ở Hồng Kông mình bị nhục vì hành vi ăn cắp, quậy phá của những người miền bắc trong suốt gần hai chục năm trời (tính theo thời điểm cuối năm 1992 là năm gia đình tôi được cấp qui chế tị nạn và ra ở trại chuyển tiếp ở Hồng Kông) kể từ khi người miền bắc ăn theo người người miền nam đặt chân “tị nạn” tới Hồng Kông.
Không phải khi đã tới nơi an toàn là Hồng Kông người miền bắc mới quậy phá. Trên đường vượt biên, một lần tôi dừng thuyền tại một thị xã nhỏ của Trung Quốc. Năm 1989, Trung Quốc còn nghèo lắm. Nhiều nơi còn nghèo hơn Việt Nam cộng sản nữa. Lên bờ đi vào thị xã, tôi thấy một toán thuyền nhân miền bắc hơn một chục nam, nữ, lớn bé. Có cả mấy tay thanh niên mặc quần đùi, cởi trần một cách rất là “mất dạy”, xâm trổ khắp thân mình, lang thang trong phố xá của người ta. Trong khi mình là người đang đi tị nạn, cần được người ta thương và giúp đỡ. Trông thấy trong một quán tạp hóa nhỏ có toán thuyền nhân người Việt nên chúng tôi cũng bước vào. Quán thì nhỏ, hàng thì ít, họ tới trước nên chúng tôi đứng chờ họ mua. Tôi thấy họ mở hết lọ này tới lọ kia hỏi chủ quán lung tung. Rồi tôi thấy bà chủ quán tiếp họ mà mặt không vui, cứ nhìn tôi lắc đầu hoài. Tới khi toán người miền bắc đi ra, không mua gì, tôi thấy bà chủ quán tiếp toán của tôi rất bình thường. Bà ấy không nói được tiếng Anh, và chúng tôi thì không nói được tiếng Tầu nhiều. Nhưng nhìn cử chỉ tôi biết là bà chủ quán như cảm thấy vừa thoát nạn khi toán người miền bắc ấy đi ra.
Người miền bắc đi vượt biên quá dễ dàng. Nếu bị bắt họ không bị tù vì tội vượt biên như người miền nam. Đường đi lại ngắn, không nguy hiểm. Nhiều khi họ lấy nguyên chiếc tầu sắt của nhà nước để chở cả trăm người trong một chuyến đi với đầy đủ thức ăn nước uống. Họ đi một cách rất an toàn. Nhiều người miền bắc kể với tôi, “Đi vượt biên mà xếp hàng như đi hành quân ấy.” Vì thế họ đến Hồng Kông rất đông. Theo trang web “Vietnamese people in Hong Kong - Wikipedia, the free encyclopedia” cao điểm vào năm 1989 có tới khỏang 300 người đổ tới Hồng Kông một ngày. Bởi vì họ đi quá dễ dàng nên tại những trại tị nạn ở Hồng Kông họ chiếm đa số. Vì thế trong suốt những năm dài có trại tị nạn ở Hồng Kông, với số đông áp đảo, tính tình hung hãn và dường như kết quả của nền giáo dục Xã Hội Chủ Nghĩa (?), người miền bắc luôn luôn làm chủ tình hình, bắt nạt, cướp bóc, trấn lột người miền nam và người Việt gốc Hoa. Đối với nội bộ địa phương với nhau thì họ cũng chia rẽ, chém giết nhau để tranh dành quyền lực. Và phe nào thắng thế trong trại cũng đều “cai trị” rất là độc đoán, áp dụng luật mafia chứ không áp dụng luật bình thường văn minh của Hồng Kông. Một lần tôi hỏi một chú em người miền bắc, được người nhà bảo lãnh đi Mỹ, “Anh thấy em hiền như thế này lúc ở trong trại thì gia đình em sống làm sao?” Chú ấy hiền lành trả lời, “Trong trại thì em cũng phải “gấu” chứ, nếu không thì chúng nó bắt nạt chết!”
Nhưng cũng có một lần người miền nam quá uất ức phản công. Đó là lần duy nhất người miền nam thắng thế nhưng đó lại là lần gây tử vong nhiều nhất trong lịch sử tị nạn Hồng Kông khiến dư luận Hồng Kông cũng như những người ngoại quốc thiện nguyện làm việc trong các trại tị nạn bàng hoàng và ghê sợ người Việt nam nói chung. Nội vụ được mô tả trong bản tin “18 người Việt thiệt mạng vì bạo động trong trại tị nạn” ( 18 Vietnamese Die in Violence at Refugee Camp-By BARBARA BASLER,-Published: Tuesday, February 4, 1992) Theo bản tin của Barbara Basler, ngày Thứ Ba, mùng 4/2/1992, nhà chức trách cho hay, mười tám thuyền nhân Việt Nam đã thiệt mạng và 128 thuyền nhân khác bị thương trong một trại tị nạn ở Hồng Kông vào tối thứ Hai khi các phần tử bạo động đã nổi lửa đốt một căn nhà lớn (Hut) trong một cuộc đụng độ bắt đầu từ việc tranh nhau nước nóng.
Bộ trưởng an ninh Alistair Asprey cho hay, hoả hoạn đã được gây ra bởi những người Việt nam nhét những tấm mền đang cháy qua các cửa sổ vào trong một căn nhà. Đây là cuộc tấn công cố tình nhắm vào một nhóm người trong căn nhà đó.
Nhà chức trách cho hay các người thiệt mạng trong đó có ít nhất một em nhỏ, là những thuyền nhân đã tự nguyện hồi hương và đang chờ thủ tục. Nội vụ là một thương vong lớn nhất từ trước tới nay tại trại tị nạn Hồng Kông, khởi đầu lúc 11 giờ trưa tại một khu vực nằm cạnh khu vực các người tự nguyện hồi hương tại trại Sek Kong. Nhà chức trách cho hay 17 trong các nạn nhân bị đốt chết cháy và một người khác bị chết sau đó tại bệnh viện. Trong số 55 người được điều trị tại bệnh viện, 7 người ở tình trạng trầm trọng. Nhà chức trách tin rằng số tử vong sẽ còn thêm. Nhà chức trách nói rằng nhiều trăm thuyền nhân tham gia trong cuộc đánh nhau giữa các băng đảng miền bắc và miền nam. Họ đánh nhau bằng các vũ khí dao kiếm tự chế. Những người thiệt mạng là người miền bắc. Ông Asprey nói rằng cuộc tranh cãi về nước nóng trong lúc xếp hàng chờ được xử dụng đã được cảnh sát ngăn chặn nhưng lại bộc phát sau đó vào buổi tối. Khi cảnh sát cố ngăn chặn vụ đánh nhau thì hàng trăm người Việt Nam từ khu vực kế cận phá hàng rào ngăn cách tham gia ẩu đả khiến cảnh sát phải rút ra ngoài và gọi tăng viện.
Sau đó có khoảng 400 cảnh sát được gọi tới giúp chấm dứt bạo động bằng cách bắn 33 quả lựu đạn cay vào trại. Lính cứu hỏa phải mất tới 90 phút mới dập tắt được ngọn lửa. Thống đốc Hồng Kông ông David Wilson, và các viên chức an ninh hàng đầu đã tới trại bằng trực thăng vào sáng hôm sau ... Thống đốc đã ra lệnh tách rời số thuyền nhân hai miền nam, bắc Việt nam này ra hai địa điểm khác nhau. Có khoảng 2000 (hai ngàn) thuyền nhân miền bắc sẽ được di chuyển sang trại khác. Hầu hết các thuyền nhân ở Hồng Kông tới từ miền bắc Việt Nam.”
Ỷ số đông, người miền bắc hiếp đáp người miền nam như thường lệ. Nhưng lần này những người bị hiếp đáp đã phản công. Những người miền trung (nam) ở trong khu vòng rào đã xô ngã hàng rào để tràn sang khu người miền bắc. Họ bao vây bên ngoài căn nhà chứa khoảng 200 người (căn nhà nào cũng chứa số người như thế), đồng thời họ lấy mền (rất nhiều, do trại phát) tẩm dầu (trong trại có dầu hôi để nấu ăn), tung vào căn nhà để đốt. Những ai từ trong nhà chạy ra đều bị họ đánh, chém hung bạo. Kết quả tử vong như bản tin đã loan. Thống đốc Hồng Kông đã chỉ thị tách rời 2,000 thuyền nhân miền bắc đi chỗ khác chính là để tránh một sự trả thù của người miền bắc.
Hôm sau, nhân viên ngoại quốc làm thiện nguyện trong trại kể chuyện đó với chúng tôi và họ kết luận, lâu nay họ tưởng người miền nam hiền và tốt, nhưng chuyện đó cho thấy người miền nam cũng như người miền bắc. Chúng tôi nghe mà không nói nổi một lời! Vợ một người bạn gốc miền trung, nên theo dõi chi tiết nội vụ, sau đó cho tôi hay trong nội vụ những người miền trung cũng tàn nhẫn quá. Số người chết và bị thương đa số là đàn bà con nít, không chạy ra được. Còn những tên đầu gấu thực sự thì hầu như chạy thoát được cả. Chị này cũng cho biết tiếp, trong thời gian sau đó, hàng ngày được chở ra bệnh viện Hồng Kông khám bệnh, những người miền trung không dám lên tiếng sợ bị nhận giọng là người miền trung sẽ bị đầu gấu miền bắc trả thù.
Vào cuối chương trình tị nạn, 1992, Hồng Kông chỉ chấp nhận cho những thuyền nhân được công nhận tị nạn tạm trú trong 2 tuàn lễ để làm thủ tục đi nước thứ ba thôi. Thời gian đó chỉ đủ để cao uỷ tị nạn chuyển số thuyền nhân đó sang trại Bataan ở Phi luật tân trong ít nhất là 6 tháng để họ học cách sống để hội nhập vào các quốc gia phương tây, đồng thời xin quốc gia thứ ba phỏng vấn để thu nhận họ.
Tại trại Bataan lúc đó có 12 vùng, trong đó chỉ có 1 vùng là có người tị nạn miền bắc. Mặc dù số lượng ít ỏi như vậy nhưng họ rất đoàn kết chặt chẽ cho nên họ áp đảo được du đãng miền nam. Một lần cảnh sát Phi luật tân trong trại cùng với ông đại diện cao ủy tị nạn đi lùng khắp trại để tìm một người bị bắt cóc. Suốt một ngày trời tìm đôn tìm đáo, tới mãi xế chiều nhà chức trách mới giải cứu được thanh niên bị bắt cóc khỏi một căn nhà ở ngay gần văn phòng trại. Thanh niên này là một du đãng miền nam. Tối hôm trước cậu ta trấn lột chiếc đồng hồ của một thanh niên miền bắc. Thế là hôm sau đầu gấu miền bắc tập trung kéo tới tận nơi cư trú của cậu du đãng miền nam này bắt trói thúc ké, cho khoác bên ngoài một cái áo măng tô rồi hai bên có hai đầu gấu cặp cổ đi kèm cứ như là ba người bạn thân đi ngoài đường. Cuộc bắt cóc như thế vượt qua được các trạm kiểm soát từ vùng nọ sang vùng kia để rồi đem nhốt đối thủ vào trong nhà đánh cho một trận nhừ tử tới chiều mới thả. Nếu ở ngoài đời thì cậu du đãng miền nam này có thể đã bị thủ tiêu rồi.
Phương cách hoạt động của đầu gấu miền bắc cho thấy họ được gia đình hỗ trợ (bởi thế họ đông hơn), đoàn kết hơn, hành động tập thể hơn và liều mạng hơn. Gia đình miền nam không hỗ trợ khi con em họ trở thành du đãng nên số lượng du đãng miền nam không nhiều bằng miền bắc nếu hai bên có số dân cư tương tự. Hôm sau viên sĩ quan cảnh sát trưởng vùng tôi ở gặp tôi cho biết tin về vụ bắt cóc hôm trước và nói với tôi rằng, “Ông biết bắt cóc ở Phi luật tân là một tội nặng lắm. Đã vậy bọn chúng lại cả gan nhốt kẻ bị bắt cóc ở ngay gần trụ sở cảnh sát chúng tôi. Tôi thắc mắc là không biết mạng lưới của bọn chúng sâu rộng cỡ nào và bọn chúng muốn thách thức cảnh sát chúng tôi hay sao?” Tôi nói với vị cảnh sát đó rằng đó là vụ thanh toán nhau giữa hai băng ăn cướp thôi, chứ chúng không định thách thức các ông đâu. Và bọn chúng cũng không nhiều đâu. Sau đó khi ông ta hỏi tôi về phương cách đối phó, tôi đề nghị để mặc kệ cho hai nhóm thanh toán nhau, không điều tra vụ bắt cóc. Như vậy là dẹp yên được một phe. Sau đó gọi bên thắng tới nói cho biết “danh sách và mọi hoạt động đã bị cảnh sát ghi nhận rồi. Nếu muốn yên thì không được quậy phá. Nếu quậy phá thì sẽ bị bắt hết”. Giải pháp đó mang lại yên bình cho trại tị nạn Bataan trong thời gian 6 tháng gia đình tôi ở trại đó, trước khi đi Mỹ.
5. 5
Hầu hết các thuyền nhân miền bắc không được vào Mỹ.
Theo chính sách tiếp nhận những người được qui chế tị nạn, tất cả những ai có thân nhân bảo lãnh đều phải được phỏng vấn trước tiên bởi quốc gia của người thân nhân nạp đơn xin bảo lãnh. Ví dụ tôi có mẹ ở Pháp đã nạp đơn bảo lãnh thì sau khi đậu thanh lọc, tôi phải được phỏng vấn trước tiên bởi nước Pháp. Và khi nước Pháp nhận thì tôi phải đi Pháp chứ không có quyền chọn lựa nước khác.
Nguyên tắc thứ nhì là tất cả những cựu quân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa sau khi đậu thanh lọc đều phải được Mỹ phỏng vấn trước tiên. Khi nào Mỹ từ chối thì mới được đi phỏng vấn với các nước khác.
Nguyên tắc kế tiếp là tất cả những thuyền nhân miền bắc đều không được Mỹ nhận cho phỏng vấn, tức là Mỹ từ chối không nhận người miền bắc (dĩ nhiên trừ một số ít có thân nhân ruột thịt như cha mẹ anh chị em tại Mỹ bảo lãnh).
Đó là lý do các thuyền nhân miền bắc qui tụ đông đảo tại các nước Canada, Úc và Anh. Đặc biệt lúc đó Hồng Kông còn là thuộc địa của Anh cho nên tất cả những thuyền nhân miền bắc phạm tội tại Hồng Kông nếu bị các quốc gia khác từ chối thì Anh quốc phải nhận hết trước khi trao trả Hồng Kông lại cho Trung Quốc. Đó là lý do Anh quốc nhận nhiều thuyền nhân miền bắc có tiền sử tội phạm nhất.
Cách sống, tức là văn hóa, khó có thể thay đổi. Một cộng đồng dân chúng khi di cư (immigrate) mang theo họ tất cả nền văn hóa mà từ đó họ trưởng thành. Người miền bắc trưởng thành trong nền văn hóa xã hội chủ nghĩa khi di cư sang các quốc gia đông âu, qua diện lao động hay du sinh, hoặc tới Hồng Kông dưới dạng thuyền nhân, lẽ dĩ nhiên mang theo họ tất cả tính chất giả trá, lừa lọc, tham lam, bạo động, và tàn bạo của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Rồi từ các “căn cứ địa” đó, họ du nhập nền “văn hóa đầu gấu” tới các quốc gia thâu nhận họ như Tây Đức, Anh, Pháp, Canada và Úc. Mới đây trong thượng tuần tháng 1/2010, một bản tin của đài BBC cho biết một chiếc xe hơi đã mang bỏ bên đường xác chết của một thanh niên khiến cảnh sát Anh phải yêu cầu ai biết danh tánh của thanh niên nạn nhân hãy cung cấp cho cảnh sát. Bản tin này làm người ta nhớ lại một tin trong bài “Nam Bắc Phân Tranh sau 1975 bài số # 3” trong đó một nạn nhân thiệt mạng trong một cuộc giao tranh giữa hai nhóm đầu gấu miền bắc trong trại tị nạn khiến cảnh sát Hồng Kông cũng phải yêu cầu ai biết danh tánh nạn nhân thì cung cấp cho cảnh sát. Nhưng cũng như bản tin ở Anh Quốc, không ai dám làm điều đó. Vì qui luật chung của đầu gấu là “im lặng tuyệt đối.” Ai vi phạm sẽ bị xử theo luật giang hồ.
Ngay khi còn ở trại tị nạn, với nguyên tắc nhận người tị nạn như thế, tôi đã thấy trước là ba nước nhận nhiều thuyền nhân miền bắc nhất là Canada, Úc và Anh, nhất là Anh quốc, sẽ gặp rất nhiều khó khăn về mặt tội phạm.
Canada và Mỹ gần nhau, những thuyền nhân từng ở cùng trại với nhau nay phải chia đôi Mỹ và Canada thường hay giữ liên lạc với nhau. Khoảng một năm sau khi tới Mỹ, tạm ổn định cuộc sống, tôi tìm cách bắt liên lạc với cô học trò tiếng Anh của tôi hồi ở trong trại, khi hỏi về cuộc sống thì đã được cô nói tiếng lóng cho biết là đi làm công hái cần sa rồi. Những năm sau đó theo dõi báo chí, thấy đã có mấy vụ người Việt tại Úc bị bắt vì chuyển lậu cần sa về Việt Nam. Tin tức về người Việt tại Anh quốc cũng có mức độ tội phạm tương tự.
Tại mấy nước cựu cộng sản đông Âu và Nga, những năm trước không có nạn trồng và bán cần sa nhưng có nạn buôn lậu, đặc biệt tại đông Đức là buôn lậu thuốc lá và băng đảng thanh toán nhau vì tranh dành thị trường. Sự thanh toán tàn bạo tới độ có vụ nạn nhân bị bắt cóc mang đi giết rồi chặt nhỏ thi hài ra thủ tiêu. Tất cả tình trạng tội phạm và phương cách phạm tội của người Việt tại Canada, Úc, Anh và các nước đông Âu qua tin tức báo chí làm tôi nhớ lại “văn hóa đầu gấu” của người miền bắc trong trại tị nạn Hồng Kông. Nền văn hóa đầu gấu của miền bắc có năm biểu hiện: Kiếm tiền bất hợp pháp bằng mọi giá, cướp bóc, thanh toán nhau, tàn bạo và chế ngự cộng đồng bằng luật giang hồ (tranh dành quyền lực). Năm biểu hiện này dường như quyện chặt lấy nhau từ trong nước ra tới hải ngoại.
Sự khác biệt văn hóa bắc nam thể hiện rõ nét qua hiện tượng ở hải ngoại, người miền bắc đi vào con đường kiếm ăn bất hợp pháp một cách tập thể, một điều không thấy trong cộng đồng người miền nam. Dĩ nhiên tội phạm thì ở đâu cũng có nhưng tội phạm tập thể, rủ nhau kéo đàn kéo lũ từ trong nước ra để làm ăn phi pháp thì chỉ có cộng đồng người miền bắc. Người miền nam vượt biên ra hải ngoại, nói chung là đông hơn người miền bắc nhiều, nhưng họ đi làm để nuôi con cái ăn học, và bản thân họ đa số cũng cắp sách trở lại trường học, cho dù khi đặt chân được tới nước ngoài, đa số tuổi khá cao, nhất là so với các thuyền nhân miền bắc.
Cho nên người miền nam ở hải ngoại đông hơn người miền bắc nhiều lần nhưng tỉ lệ phạm pháp lại thấp hơn rất nhiều lần, không gây một tai tiếng nào tại quốc gia họ định cư. Cái đặc tính ham học và làm ăn đàng hoàng có văn hóa đó đã mang lại sự kính trọng của người bản xứ. Con cái thành phần miền nam đã tạo được nhiều thành quả về học vấn và công tác, kể cả đạt được những chức vụ cao trong chính phủ nước người như là ông Đinh Việt cựu thứ trưởng bộ Tư Pháp Liên Bang Hoa Kỳ, Luật sư Lưu Tường Quang cựu Tổng Giám Đốc Đài Phát Thanh Quốc Gia Úc Châu (SBS), ông Vũ Khanh Thanh, nghị viên tại Anh Quốc (Councillor for the London Borough of Hackney ) và còn nhiều viên chức cao cấp khác nữa.
Tóm lại người miền nam và con cái họ, chỉ sau thời gian ngắn tới trường học, họ đã hội nhập hoàn toàn vào xã hội mới và được người bản xứ kính nể. Trong khi con cái người miền bắc ở nước ngoài không tạo được những thành quả gây ấn tượng bằng một phần nhỏ con em miền nam. Một nhà báo nổi tiếng của miền bắc đang tị nạn chính trị tại London, một người bạn thân vong niên với tôi trong trại tù Z30D vì tội chống đảng, một lần điện thoại nói với tôi thế này: “Em biết đấy, đám miền bắc khác người miền nam. Chúng có chăm lo cho con cái đi học đâu. Ở bên này (Anh Quốc) chúng toàn làm những chuyện bất hợp pháp.” Điều buồn cười là nhà văn miền bắc này chính cống là người Hà Nội cho tới sau 1975 và là một trong vài cán bộ được đảng huấn luyện giỏi nhất miền bắc để đảm nhiệm những công tác cần trình độ cao tương đương với giới trí thức phương tây (vì an ninh cho ông ấy tôi xin miễn nêu tên).
Tại Canada, trình trạng tội phạm của người Việt gia tăng với tốc độ đáng sợ. Theo trang mạng Sherdog.net, bài “Vietnamese gangs stranglehold over the Canadian marijuana industry” viết rằng 95 phần trăm hoạt động trồng cần sa do cảnh sát khám phá tại Vancouver được điều hành bởi các nhóm người Việt. Bài báo viết tiếp, các nhóm trồng cần sa này là những gia đình, hợp tác với nhau để kiếm tiền... Các nhóm người Việt là những người trồng nhiều cần sa nhất trên toàn quốc...
Việc trồng cần sa có lợi nhuận khổng lồ (tremendous profit)... Người Việt trồng cần sa đã phát triển khắp các vùng Edmonton, Calgary, Saskatoon, Winnipeg, Toronto và Montreal... Một người Canada gốc Việt hoạt động cộng đồng hàng đầu (community leader) nói rằng nhiều người bàn tán về việc các gia đình gốc Việt tham gia trồng cần sa. Ông nói nguyên văn, “Nhiều người trong số họ (người Việt) cảm thấy đó là cách dễ kiếm tiền và vì thế họ đã đi vào nghề đó..” Sự tham gia của các nhóm gia đình người Việt vào việc kinh doanh bất hợp pháp này cũng gia tăng nhiều. Trong năm 1997 số nghi can gốc Việt liên quan tới hoạt động cần sa tăng từ 2% lên tới 36%. Các ghi nhận cho thấy con số người Việt trồng cần sa là đông nhất. Những người Việt từ Âu Châu và Úc châu đang được tuyển mộ để chăm sóc cây cần sa...
Cảnh sát tại Anh quốc cho hay 75 phần trăm cơ sở trồng cần sa bị khám phá do các nhóm băng đảng người Việt điều hành...Tại Anh Quốc cảnh sát đã lục soát từ giữa năm 2005 tới 2006, 802 cơ sở trồng cần sa tại London, trong đó 2/3 cho tới ¾ các cơ sở đó là do các băng nhóm người Việt điều hành... Phương pháp trồng cần sa được dùng tại Canada hiện đang được lặp lại tại Anh quốc. Nhật báo The Vancouver Sun ra ngày Thứ Năm, mùng 10-12-2009 đăng bài “The RCMP's gangster 'hit list': ...” công bố ngày thứ Sáu, mùng 10-6-2005 viết rằng Nhóm băng đảng Á châu nổi tiếng nhất tại Vancouver là nhóm “Big Circle Boys-BCB). Bài báo viết tiếp, các nhóm người Việt kiểm soát 85% hoạt động trồng cần sa tại vùng Lower Mainland và hầu hết các thương vụ ma túy tại Vancouver Island, bắc Nanaimo. Thành viên nhóm BCB can dự vào những vụ giết người, cho vay nặng lãi, buôn người, thu hụi chết, cướp bóc và xuất cảng xe hơi ăn cắp sang Á châu. Các nhóm băng đảng người Việt nổi tiếng tàn nhẫn và bạo động bất chợt. Các nhóm tội phạm Á châu khác chìm hơn (more low-key) và không muốn làm cảnh sát chú ý, nhưng sẽ dùng bạo động và giết người như giải pháp cuối cùng để bảo vệ quyền lợi bất hợp pháp của chúng.
Tại Úc châu, cảnh sát cho hay các tay buôn cần sa người Việt đã đi Canada để học hỏi cách trồng loại cây này. Người ta tin rằng chúng sẽ dùng kiến thức học được để trồng và bán cần sa tại Việt Nam.
Tại Anh quốc tình trạng tội phạm của người Việt miền bắc cũng được nêu đích danh. Bài Archive for March 24th ,2009, “A Viet Member of the British Empire” viết rằng, mới đây, người Việt tại Anh quốc đã nổi tiếng trên báo chí truyền thông Anh quốc do các hoạt động tội phạm trồng cần sa và buôn người.
Ngay cả người miền bắc cũng xác nhận tình trạng tội phạm của họ. Trong bài “Người Việt tại Vacsava trồng cần sa” đăng trên mạng Đàn Chim Việt ngày mùng 2 tháng 1-2009, phần góp ý, ông Nguyễn Dũng viết rằng dân Việt Nam tại Anh Quốc, phần nhiều từ Hải Phòng cũng trồng và buôn bán cần sa ma túy. Một người khác tên là Tâm thì viết, thực lòng mà nói những người Việt Nam trồng cần sa ở Anh, Canada và một vài nước khác đã bị bắt hầu hết đều là người miền bắc Việt Nam, cho dù tôi cũng là người miền bắc thì tôi cũng không thể chối cãi điều đó, nhưng xin bà con thông cảm, bởi vì sống trong một chế độ mà nhà cầm quyền chà đạp lên tất cả để giữ độc quyền cai trị, thì người dân họ cũng học theo cái xấu đó để mà tồn tại. Chính vì thế mà họ coi thường luật pháp và thượng tôn đồng tiền.
Theo ông Nguyễn Dũng, một di dân gốc bắc ở trên, người dân miền bắc học theo cái xấu của đảng “để tồn tại.” Như vậy nguyên nhân của tình trạng tội phạm của người miền bắc phải là vấn đề văn hóa chứ không phải vấn đề kinh tế. Vả lại nếu nguyên nhân của tội phạm là vấn đề kinh tế thì người di dân gốc miền nam cũng phải có mức độ và hình thức tội phạm tương tự.
Làm giầu nhanh chóng bằng mọi giá, kể cả bất hợp pháp, bạo động, đâm chém là mộng ước lớn hiện nay của cộng đồng người miền bắc hải ngoại. Nghề trồng cần sa đáp ứng mộng ước bất hợp pháp đó của người miền bắc bởi thế họ đang đua nhau tràn sang Anh quốc, bất kể mọi nguy hiểm. Trong bài “ Những bước đổi đời gian nan” của Huỳnh Tâm đăng ngày 28/10/2009 trên trang mạng Đàn Chim Việt tác giả viết “Trước khi chia tay, chúng tôi hỏi lý do vì sao phải đến Anh mà không qua Đức, Bỉ hay Hà Lan. Tất cả đều nói giống nhau: “Chúng tôi đến Anh là vì nơi đó tìm kiếm việc làm dễ hơn, lương cũng cao hơn và sẽ có giấy tờ cư trú hợp pháp, cũng như nơi ăn ở đã có chủ lo hết”. Qua tìm hiểu, công việc lương cao, chủ bao là trồng cỏ hay bán sản phẩm quốc cấm, còn nữ có khả năng phải làm trong ngành buôn hương bán phấn, dịch vụ mới phát triển tại Anh quốc do người Việt làm thầu.”
Đồng thời người miền bắc đang mở một chiến dịch phổ biến trồng cần sa hầu như khắp Âu châu và cả ở Hoa Kỳ. Nhưng riêng tại Hoa kỳ lâu nay cũng có một vài âm mưu phổ biến kỹ nghệ bất hợp pháp này sang thành phố Seattle, Hoa Kỳ, kế cận thành phố Vancouver của Canada. Nhưng chiều hướng này khó thành công vì hai lý do: 1- Tại Hoa Kỳ, tội trồng cần sa bị trừng phạt nặng hơn ở Canada và Anh quốc rất nhiều. 2-Người miền bắc ở Hoa Kỳ rất ít nên họ không tìm được đồng minh như ở các quốc gia khác.
Trồng cần sa là một nghề rất hấp dẫn và một khi đã đâm đầu vào rồi thì khó bỏ, bởi vì nó quá dễ và quá có lời. Kiếm vài triệu dễ như chơi. So với một kỹ sư tại Mỹ, trung bình lương 50 ngàn đô một năm. Một đời làm việc trung bình 30 năm mới kiếm được 1 triệu rưỡi. Trừ thuế 30 phần trăm thì còn lại hơn 1 triệu. Sau khi trừ chi phí đời sống thì cuối đời còn được bao nhiêu. Nhưng đi vào trồng cần sa thì tất cả mọi người đều trở thành triệu phú trong chớp mắt. Người quen của tôi từ Việt Nam kể chuyện rằng có người trong nước mới đi xuất cảnh lao động không biết làm gì mà gửi tiền về nhà nhiều quá. Thân nhân của họ ở Việt Nam mua căn nhà bốn, năm tỉ dễ dàng như lấy tiền trong túi. Tôi bảo rằng những người xuất cảnh lao động mà nhiều tiền như thế thì chỉ có nước trồng cần sa, buôn ma túy thôi chứ làm gì có nước nào kiếm tiền dễ như thế.
Một lần sang Canada thăm một cặp vợ chồng quen trong trại tị nạn. Thấy họ sống sung túc trong một ngôi nhà khang trang mua bằng tiền mặt và đã trả hết nợ, có nghĩa là không vay ngân hàng, tôi hết sức ngạc nhiên và cũng đoán thầm nghề nghiệp của họ. Ở chơi được nửa ngày họ mới thật tình thổ lộ hết công việc. Hiện nay thì chị vợ mở tiệm nails chủ yếu chỉ để tạo bề mặt rửa tiền. Anh chồng không phải làm gì cả. Họ thú thật đã có bạc triệu. Mấy triệu thì tôi không biết và không tiện hỏi chi tiết nhưng chính miệng anh ta nói ra là “triệu”. Anh ta cho biết bây giờ đã giải nghệ. Tôi không tin, cười hỏi, “Giải nghệ thật không?”. Anh ta thú thật rằng, giải nghệ là bản thân anh ta không còn trực tiếp trồng thôi, chứ căn nhà cơ sở của anh ta vẫn còn và anh ta kêu người chăm nom rồi chia lời. Vài ba tháng anh ta tới thu vài chục ngàn đô tiền chia lợi tức.
Một năm không phải làm gì cả mà thu lợi tức bốn chuyến như thế thì cuộc sống khoẻ quá. Lợi tức hơn một bác sĩ làm việc cật lực. Anh ta bảo tôi nếu muốn thì mua một căn nhà ở Canada rồi anh ta sẽ kêu người lo giúp cho. Lúc đó tôi không phải làm gì cả mà cứ vài tháng đi du lịch sang Canada thu vài chục ngàn đô. Anh ta trình bày tiếp, trong làm ăn mọi việc tự nó sẽ hình thành một hệ thống kín từ A tới Z. Mình không phải bận tâm. Mỗi khâu đều có dịch vụ. Từ người Realtor chuyên mua nhà tới anh constructor sửa nhà để thành cơ sở trồng cần sa, tới luật sư lo về pháp lý khẩn cấp mỗi khi bị cảnh sát khám phá, đã tự nhiên trở thành một hệ thống mắt xích hoàn hảo. Khi nghe như thế thú thực lòng tôi cũng chao đảo. Huống chi là mấy người nghèo đói ở Việt Nam. (còn tiếp-Kết luận: Chia rẽ bắc nam sẽ còn kéo dài)
Theo chính sách tiếp nhận những người được qui chế tị nạn, tất cả những ai có thân nhân bảo lãnh đều phải được phỏng vấn trước tiên bởi quốc gia của người thân nhân nạp đơn xin bảo lãnh. Ví dụ tôi có mẹ ở Pháp đã nạp đơn bảo lãnh thì sau khi đậu thanh lọc, tôi phải được phỏng vấn trước tiên bởi nước Pháp. Và khi nước Pháp nhận thì tôi phải đi Pháp chứ không có quyền chọn lựa nước khác.
Nguyên tắc thứ nhì là tất cả những cựu quân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa sau khi đậu thanh lọc đều phải được Mỹ phỏng vấn trước tiên. Khi nào Mỹ từ chối thì mới được đi phỏng vấn với các nước khác.
Nguyên tắc kế tiếp là tất cả những thuyền nhân miền bắc đều không được Mỹ nhận cho phỏng vấn, tức là Mỹ từ chối không nhận người miền bắc (dĩ nhiên trừ một số ít có thân nhân ruột thịt như cha mẹ anh chị em tại Mỹ bảo lãnh).
Đó là lý do các thuyền nhân miền bắc qui tụ đông đảo tại các nước Canada, Úc và Anh. Đặc biệt lúc đó Hồng Kông còn là thuộc địa của Anh cho nên tất cả những thuyền nhân miền bắc phạm tội tại Hồng Kông nếu bị các quốc gia khác từ chối thì Anh quốc phải nhận hết trước khi trao trả Hồng Kông lại cho Trung Quốc. Đó là lý do Anh quốc nhận nhiều thuyền nhân miền bắc có tiền sử tội phạm nhất.
Cách sống, tức là văn hóa, khó có thể thay đổi. Một cộng đồng dân chúng khi di cư (immigrate) mang theo họ tất cả nền văn hóa mà từ đó họ trưởng thành. Người miền bắc trưởng thành trong nền văn hóa xã hội chủ nghĩa khi di cư sang các quốc gia đông âu, qua diện lao động hay du sinh, hoặc tới Hồng Kông dưới dạng thuyền nhân, lẽ dĩ nhiên mang theo họ tất cả tính chất giả trá, lừa lọc, tham lam, bạo động, và tàn bạo của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Rồi từ các “căn cứ địa” đó, họ du nhập nền “văn hóa đầu gấu” tới các quốc gia thâu nhận họ như Tây Đức, Anh, Pháp, Canada và Úc. Mới đây trong thượng tuần tháng 1/2010, một bản tin của đài BBC cho biết một chiếc xe hơi đã mang bỏ bên đường xác chết của một thanh niên khiến cảnh sát Anh phải yêu cầu ai biết danh tánh của thanh niên nạn nhân hãy cung cấp cho cảnh sát. Bản tin này làm người ta nhớ lại một tin trong bài “Nam Bắc Phân Tranh sau 1975 bài số # 3” trong đó một nạn nhân thiệt mạng trong một cuộc giao tranh giữa hai nhóm đầu gấu miền bắc trong trại tị nạn khiến cảnh sát Hồng Kông cũng phải yêu cầu ai biết danh tánh nạn nhân thì cung cấp cho cảnh sát. Nhưng cũng như bản tin ở Anh Quốc, không ai dám làm điều đó. Vì qui luật chung của đầu gấu là “im lặng tuyệt đối.” Ai vi phạm sẽ bị xử theo luật giang hồ.
Ngay khi còn ở trại tị nạn, với nguyên tắc nhận người tị nạn như thế, tôi đã thấy trước là ba nước nhận nhiều thuyền nhân miền bắc nhất là Canada, Úc và Anh, nhất là Anh quốc, sẽ gặp rất nhiều khó khăn về mặt tội phạm.
Canada và Mỹ gần nhau, những thuyền nhân từng ở cùng trại với nhau nay phải chia đôi Mỹ và Canada thường hay giữ liên lạc với nhau. Khoảng một năm sau khi tới Mỹ, tạm ổn định cuộc sống, tôi tìm cách bắt liên lạc với cô học trò tiếng Anh của tôi hồi ở trong trại, khi hỏi về cuộc sống thì đã được cô nói tiếng lóng cho biết là đi làm công hái cần sa rồi. Những năm sau đó theo dõi báo chí, thấy đã có mấy vụ người Việt tại Úc bị bắt vì chuyển lậu cần sa về Việt Nam. Tin tức về người Việt tại Anh quốc cũng có mức độ tội phạm tương tự.
Tại mấy nước cựu cộng sản đông Âu và Nga, những năm trước không có nạn trồng và bán cần sa nhưng có nạn buôn lậu, đặc biệt tại đông Đức là buôn lậu thuốc lá và băng đảng thanh toán nhau vì tranh dành thị trường. Sự thanh toán tàn bạo tới độ có vụ nạn nhân bị bắt cóc mang đi giết rồi chặt nhỏ thi hài ra thủ tiêu. Tất cả tình trạng tội phạm và phương cách phạm tội của người Việt tại Canada, Úc, Anh và các nước đông Âu qua tin tức báo chí làm tôi nhớ lại “văn hóa đầu gấu” của người miền bắc trong trại tị nạn Hồng Kông. Nền văn hóa đầu gấu của miền bắc có năm biểu hiện: Kiếm tiền bất hợp pháp bằng mọi giá, cướp bóc, thanh toán nhau, tàn bạo và chế ngự cộng đồng bằng luật giang hồ (tranh dành quyền lực). Năm biểu hiện này dường như quyện chặt lấy nhau từ trong nước ra tới hải ngoại.
Sự khác biệt văn hóa bắc nam thể hiện rõ nét qua hiện tượng ở hải ngoại, người miền bắc đi vào con đường kiếm ăn bất hợp pháp một cách tập thể, một điều không thấy trong cộng đồng người miền nam. Dĩ nhiên tội phạm thì ở đâu cũng có nhưng tội phạm tập thể, rủ nhau kéo đàn kéo lũ từ trong nước ra để làm ăn phi pháp thì chỉ có cộng đồng người miền bắc. Người miền nam vượt biên ra hải ngoại, nói chung là đông hơn người miền bắc nhiều, nhưng họ đi làm để nuôi con cái ăn học, và bản thân họ đa số cũng cắp sách trở lại trường học, cho dù khi đặt chân được tới nước ngoài, đa số tuổi khá cao, nhất là so với các thuyền nhân miền bắc.
Cho nên người miền nam ở hải ngoại đông hơn người miền bắc nhiều lần nhưng tỉ lệ phạm pháp lại thấp hơn rất nhiều lần, không gây một tai tiếng nào tại quốc gia họ định cư. Cái đặc tính ham học và làm ăn đàng hoàng có văn hóa đó đã mang lại sự kính trọng của người bản xứ. Con cái thành phần miền nam đã tạo được nhiều thành quả về học vấn và công tác, kể cả đạt được những chức vụ cao trong chính phủ nước người như là ông Đinh Việt cựu thứ trưởng bộ Tư Pháp Liên Bang Hoa Kỳ, Luật sư Lưu Tường Quang cựu Tổng Giám Đốc Đài Phát Thanh Quốc Gia Úc Châu (SBS), ông Vũ Khanh Thanh, nghị viên tại Anh Quốc (Councillor for the London Borough of Hackney ) và còn nhiều viên chức cao cấp khác nữa.
Tóm lại người miền nam và con cái họ, chỉ sau thời gian ngắn tới trường học, họ đã hội nhập hoàn toàn vào xã hội mới và được người bản xứ kính nể. Trong khi con cái người miền bắc ở nước ngoài không tạo được những thành quả gây ấn tượng bằng một phần nhỏ con em miền nam. Một nhà báo nổi tiếng của miền bắc đang tị nạn chính trị tại London, một người bạn thân vong niên với tôi trong trại tù Z30D vì tội chống đảng, một lần điện thoại nói với tôi thế này: “Em biết đấy, đám miền bắc khác người miền nam. Chúng có chăm lo cho con cái đi học đâu. Ở bên này (Anh Quốc) chúng toàn làm những chuyện bất hợp pháp.” Điều buồn cười là nhà văn miền bắc này chính cống là người Hà Nội cho tới sau 1975 và là một trong vài cán bộ được đảng huấn luyện giỏi nhất miền bắc để đảm nhiệm những công tác cần trình độ cao tương đương với giới trí thức phương tây (vì an ninh cho ông ấy tôi xin miễn nêu tên).
Tại Canada, trình trạng tội phạm của người Việt gia tăng với tốc độ đáng sợ. Theo trang mạng Sherdog.net, bài “Vietnamese gangs stranglehold over the Canadian marijuana industry” viết rằng 95 phần trăm hoạt động trồng cần sa do cảnh sát khám phá tại Vancouver được điều hành bởi các nhóm người Việt. Bài báo viết tiếp, các nhóm trồng cần sa này là những gia đình, hợp tác với nhau để kiếm tiền... Các nhóm người Việt là những người trồng nhiều cần sa nhất trên toàn quốc...
Việc trồng cần sa có lợi nhuận khổng lồ (tremendous profit)... Người Việt trồng cần sa đã phát triển khắp các vùng Edmonton, Calgary, Saskatoon, Winnipeg, Toronto và Montreal... Một người Canada gốc Việt hoạt động cộng đồng hàng đầu (community leader) nói rằng nhiều người bàn tán về việc các gia đình gốc Việt tham gia trồng cần sa. Ông nói nguyên văn, “Nhiều người trong số họ (người Việt) cảm thấy đó là cách dễ kiếm tiền và vì thế họ đã đi vào nghề đó..” Sự tham gia của các nhóm gia đình người Việt vào việc kinh doanh bất hợp pháp này cũng gia tăng nhiều. Trong năm 1997 số nghi can gốc Việt liên quan tới hoạt động cần sa tăng từ 2% lên tới 36%. Các ghi nhận cho thấy con số người Việt trồng cần sa là đông nhất. Những người Việt từ Âu Châu và Úc châu đang được tuyển mộ để chăm sóc cây cần sa...
Cảnh sát tại Anh quốc cho hay 75 phần trăm cơ sở trồng cần sa bị khám phá do các nhóm băng đảng người Việt điều hành...Tại Anh Quốc cảnh sát đã lục soát từ giữa năm 2005 tới 2006, 802 cơ sở trồng cần sa tại London, trong đó 2/3 cho tới ¾ các cơ sở đó là do các băng nhóm người Việt điều hành... Phương pháp trồng cần sa được dùng tại Canada hiện đang được lặp lại tại Anh quốc. Nhật báo The Vancouver Sun ra ngày Thứ Năm, mùng 10-12-2009 đăng bài “The RCMP's gangster 'hit list': ...” công bố ngày thứ Sáu, mùng 10-6-2005 viết rằng Nhóm băng đảng Á châu nổi tiếng nhất tại Vancouver là nhóm “Big Circle Boys-BCB). Bài báo viết tiếp, các nhóm người Việt kiểm soát 85% hoạt động trồng cần sa tại vùng Lower Mainland và hầu hết các thương vụ ma túy tại Vancouver Island, bắc Nanaimo. Thành viên nhóm BCB can dự vào những vụ giết người, cho vay nặng lãi, buôn người, thu hụi chết, cướp bóc và xuất cảng xe hơi ăn cắp sang Á châu. Các nhóm băng đảng người Việt nổi tiếng tàn nhẫn và bạo động bất chợt. Các nhóm tội phạm Á châu khác chìm hơn (more low-key) và không muốn làm cảnh sát chú ý, nhưng sẽ dùng bạo động và giết người như giải pháp cuối cùng để bảo vệ quyền lợi bất hợp pháp của chúng.
Tại Úc châu, cảnh sát cho hay các tay buôn cần sa người Việt đã đi Canada để học hỏi cách trồng loại cây này. Người ta tin rằng chúng sẽ dùng kiến thức học được để trồng và bán cần sa tại Việt Nam.
Tại Anh quốc tình trạng tội phạm của người Việt miền bắc cũng được nêu đích danh. Bài Archive for March 24th ,2009, “A Viet Member of the British Empire” viết rằng, mới đây, người Việt tại Anh quốc đã nổi tiếng trên báo chí truyền thông Anh quốc do các hoạt động tội phạm trồng cần sa và buôn người.
Ngay cả người miền bắc cũng xác nhận tình trạng tội phạm của họ. Trong bài “Người Việt tại Vacsava trồng cần sa” đăng trên mạng Đàn Chim Việt ngày mùng 2 tháng 1-2009, phần góp ý, ông Nguyễn Dũng viết rằng dân Việt Nam tại Anh Quốc, phần nhiều từ Hải Phòng cũng trồng và buôn bán cần sa ma túy. Một người khác tên là Tâm thì viết, thực lòng mà nói những người Việt Nam trồng cần sa ở Anh, Canada và một vài nước khác đã bị bắt hầu hết đều là người miền bắc Việt Nam, cho dù tôi cũng là người miền bắc thì tôi cũng không thể chối cãi điều đó, nhưng xin bà con thông cảm, bởi vì sống trong một chế độ mà nhà cầm quyền chà đạp lên tất cả để giữ độc quyền cai trị, thì người dân họ cũng học theo cái xấu đó để mà tồn tại. Chính vì thế mà họ coi thường luật pháp và thượng tôn đồng tiền.
Theo ông Nguyễn Dũng, một di dân gốc bắc ở trên, người dân miền bắc học theo cái xấu của đảng “để tồn tại.” Như vậy nguyên nhân của tình trạng tội phạm của người miền bắc phải là vấn đề văn hóa chứ không phải vấn đề kinh tế. Vả lại nếu nguyên nhân của tội phạm là vấn đề kinh tế thì người di dân gốc miền nam cũng phải có mức độ và hình thức tội phạm tương tự.
Làm giầu nhanh chóng bằng mọi giá, kể cả bất hợp pháp, bạo động, đâm chém là mộng ước lớn hiện nay của cộng đồng người miền bắc hải ngoại. Nghề trồng cần sa đáp ứng mộng ước bất hợp pháp đó của người miền bắc bởi thế họ đang đua nhau tràn sang Anh quốc, bất kể mọi nguy hiểm. Trong bài “ Những bước đổi đời gian nan” của Huỳnh Tâm đăng ngày 28/10/2009 trên trang mạng Đàn Chim Việt tác giả viết “Trước khi chia tay, chúng tôi hỏi lý do vì sao phải đến Anh mà không qua Đức, Bỉ hay Hà Lan. Tất cả đều nói giống nhau: “Chúng tôi đến Anh là vì nơi đó tìm kiếm việc làm dễ hơn, lương cũng cao hơn và sẽ có giấy tờ cư trú hợp pháp, cũng như nơi ăn ở đã có chủ lo hết”. Qua tìm hiểu, công việc lương cao, chủ bao là trồng cỏ hay bán sản phẩm quốc cấm, còn nữ có khả năng phải làm trong ngành buôn hương bán phấn, dịch vụ mới phát triển tại Anh quốc do người Việt làm thầu.”
Đồng thời người miền bắc đang mở một chiến dịch phổ biến trồng cần sa hầu như khắp Âu châu và cả ở Hoa Kỳ. Nhưng riêng tại Hoa kỳ lâu nay cũng có một vài âm mưu phổ biến kỹ nghệ bất hợp pháp này sang thành phố Seattle, Hoa Kỳ, kế cận thành phố Vancouver của Canada. Nhưng chiều hướng này khó thành công vì hai lý do: 1- Tại Hoa Kỳ, tội trồng cần sa bị trừng phạt nặng hơn ở Canada và Anh quốc rất nhiều. 2-Người miền bắc ở Hoa Kỳ rất ít nên họ không tìm được đồng minh như ở các quốc gia khác.
Trồng cần sa là một nghề rất hấp dẫn và một khi đã đâm đầu vào rồi thì khó bỏ, bởi vì nó quá dễ và quá có lời. Kiếm vài triệu dễ như chơi. So với một kỹ sư tại Mỹ, trung bình lương 50 ngàn đô một năm. Một đời làm việc trung bình 30 năm mới kiếm được 1 triệu rưỡi. Trừ thuế 30 phần trăm thì còn lại hơn 1 triệu. Sau khi trừ chi phí đời sống thì cuối đời còn được bao nhiêu. Nhưng đi vào trồng cần sa thì tất cả mọi người đều trở thành triệu phú trong chớp mắt. Người quen của tôi từ Việt Nam kể chuyện rằng có người trong nước mới đi xuất cảnh lao động không biết làm gì mà gửi tiền về nhà nhiều quá. Thân nhân của họ ở Việt Nam mua căn nhà bốn, năm tỉ dễ dàng như lấy tiền trong túi. Tôi bảo rằng những người xuất cảnh lao động mà nhiều tiền như thế thì chỉ có nước trồng cần sa, buôn ma túy thôi chứ làm gì có nước nào kiếm tiền dễ như thế.
Một lần sang Canada thăm một cặp vợ chồng quen trong trại tị nạn. Thấy họ sống sung túc trong một ngôi nhà khang trang mua bằng tiền mặt và đã trả hết nợ, có nghĩa là không vay ngân hàng, tôi hết sức ngạc nhiên và cũng đoán thầm nghề nghiệp của họ. Ở chơi được nửa ngày họ mới thật tình thổ lộ hết công việc. Hiện nay thì chị vợ mở tiệm nails chủ yếu chỉ để tạo bề mặt rửa tiền. Anh chồng không phải làm gì cả. Họ thú thật đã có bạc triệu. Mấy triệu thì tôi không biết và không tiện hỏi chi tiết nhưng chính miệng anh ta nói ra là “triệu”. Anh ta cho biết bây giờ đã giải nghệ. Tôi không tin, cười hỏi, “Giải nghệ thật không?”. Anh ta thú thật rằng, giải nghệ là bản thân anh ta không còn trực tiếp trồng thôi, chứ căn nhà cơ sở của anh ta vẫn còn và anh ta kêu người chăm nom rồi chia lời. Vài ba tháng anh ta tới thu vài chục ngàn đô tiền chia lợi tức.
Một năm không phải làm gì cả mà thu lợi tức bốn chuyến như thế thì cuộc sống khoẻ quá. Lợi tức hơn một bác sĩ làm việc cật lực. Anh ta bảo tôi nếu muốn thì mua một căn nhà ở Canada rồi anh ta sẽ kêu người lo giúp cho. Lúc đó tôi không phải làm gì cả mà cứ vài tháng đi du lịch sang Canada thu vài chục ngàn đô. Anh ta trình bày tiếp, trong làm ăn mọi việc tự nó sẽ hình thành một hệ thống kín từ A tới Z. Mình không phải bận tâm. Mỗi khâu đều có dịch vụ. Từ người Realtor chuyên mua nhà tới anh constructor sửa nhà để thành cơ sở trồng cần sa, tới luật sư lo về pháp lý khẩn cấp mỗi khi bị cảnh sát khám phá, đã tự nhiên trở thành một hệ thống mắt xích hoàn hảo. Khi nghe như thế thú thực lòng tôi cũng chao đảo. Huống chi là mấy người nghèo đói ở Việt Nam. (còn tiếp-Kết luận: Chia rẽ bắc nam sẽ còn kéo dài)
6. 6
Cái qui trình thăng tiến làm giầu nhanh chóng bằng trồng cỏ diễn tiến khởi đầu từ làm công trông nom vườn, thu hoạch, ăn lương....Khi
đã rành nghề rồi thì lên một bực là không còn làm công ăn lương nữa mà
là “lao tư hợp tác” (lao động và tư bản hợp tác) trông nom cơ sở sản
xuất để chia lời với chủ. Và cuối cùng là khi đã đủ tiền và đã biết hết
nghề cũng như biết mối tiêu thụ rồi thì mua một căn nhà tự mình làm chủ
cáng đáng hết mọi việc. Sau vài năm khi đã để dành được vài triệu rồi
thì hoàn toàn chấm dứt lao động mà thuê thợ làm trả lương tháng. Với sự
làm giầu nhanh chóng như thế thì công nhân sẽ sớm trở thành chủ nhân, để
lại một khoảng trống nhu cầu công nhân điền khuyết. Số chủ nhân mới lại
cần thêm công nhân. Hai nguyên nhân đó làm tăng nhanh chóng nhu cầu
công nhân trồng cần sa.
Công
nhân ngày càng cần nhiều đưa tới việc buôn người từ trong nước nhập cảnh lậu
sang Anh. Hệ thống mafia buôn người thành hình mà cuối cùng đầu não của mafia
là các viên chức chính phủ từ toà đại sứ, tới các giới chức cầm quyền trong
nước lớn nhỏ từ trung ương tới địa phương, từ ngân hàng tới sở lao động, tới
công an. Một chuỗi những mắt xích mafia buôn người như vậy đã được các bài báo
“Người Việt khốn khổ tại Paris” của Phương-Vũ Võ Tam-Anh đăng ngày 30 tháng
Mười Một 2009 và bài “ Những bước đổi đời gian nan” của Huỳnh Tâm đăng ngày
28/10/2009 trên cùng trang mạng Đàn Chim Việt mô tả. Bài “Người Việt ở Ba Lan
không chết bao giờ” đăng trên trang mạng talawas ngày 28/10/2009 cho biết “Tối
Chủ nhật 25/10/2009, Đài Truyền hình Quốc gia Đức ARD chiếu một phóng sự về
người Việt ở BaLan…
Phóng
sự dẫn lời ông Robert Krzysztoń thuộc tổ chức “Tự do Ngôn luận”, rằng những
người Việt vượt biên bất hợp pháp vào Ba Lan đều do các băng mafia Việt Nam tổ
chức. Một nhân viên điều tra của cảnh sát Ba Lan cho biết, mọi người đều sợ
mafia. Những doanh nhân giàu có đem rất nhiều tiền kiếm bất hợp pháp từ Việt
Nam sang đây để rửa. Họ mua các công ty của Ba Lan. Họ có quan hệ chặt chẽ với
chính phủ Việt Nam và các nhân viên đại sứ quán Việt Nam. Đó là hệ thống tội
phạm có tổ chức, với cơ cấu như của mafia. “Người Việt không bao giờ cần ký hợp
đồng. Chỉ nói miệng với nhau là đủ. Người nào không chịu trả nợ thì sẽ bị bắt
cóc và tra tấn đến khi nào trả thì thôi.”
Chính
hoạt động kinh tế bất hợp pháp cùng với các hành vi tội phạm khác của
mafia miền bắc đã khiến người Việt hai miền nam bắc tại các quốc gia lớn
phương tây như Canada, Úc, Anh, Pháp và Đức sống cách biệt nhau, không
giao tiếp với nhau. Người miền nam cũng không muốn giúp đỡ người miền
bắc ở hải ngoại là vì họ biết rằng một ngày nào đó người miền bắc sống
được, tồn tại được họ sẽ tiếp tục làm ăn phi pháp, tiếp tục trở thành
thành viên băng đảng, và khi đó không những họ sẽ tiếp tục làm nhục danh
dự người Việt nam mà còn là một mối đe dọa trực tiếp cho an ninh cá
nhân của những người miền nam. Những ý kiến trên mạng Đàn Chim Việt dưới
đây mô tả phần lớn quan điểm của người miền nam hải ngoại đối với người
miền bắc. Trong phần ý kiến ở cuối bài “Người Việt khốn khổ tại Paris”
của Phương-Vũ Võ Tam-Anh, ông “thường dân” viết rằng, “Nhìn kỹ trường
hợp của những người Việt nầy: Họ muốn đổi đời trong hoàn cảnh đời sống
không dễ dàng tại VN…đó là ý muốn đúng! Nhưng tại sao họ đã đi qua nhiều
nước, mà mục tiêu cuối cùng lại là đến Anh, dù đời sống kinh tế, công
việc cũng không dễ dàng ở Anh … ?! Câu trả lời đơn giản, họ được hứa hẹn
đến Anh sẽ có công việc với lợi tức cao, ít nhất vài ngàn dollars mỗi
tháng và không khó để có việc…Vậy nó là công việc gì? … đó là công việc
TRỒNG CẦN SA bất hợp pháp ( mà lúc nào cũng cần người). Lạm dụng luật
pháp Anh phạt khá nhẹ (tương tự Canada) với tội trồng cần sa, họ và các
tổ chức “tội phạm” VN chụp ngay, khai thác để làm giàu nhanh chóng, dù
phạm pháp và tạo vấn nạn xã hội cho nước Anh, tai tiếng cho người Việt,
trước mắt và lâu dài…”
Trong
một ý kiến khác, ông “hai lua” viết, “Đám người này nếu vào được nước
Anh hay nước Úc, họ cũng dám làm những chuyện phi pháp để mau giầu. Họ
vừa qua khoảng vài năm là tậu nhà mới, xe xịn. Vênh váo đi ra đường nói
rặc tiếng xã hội chủ nghĩa. Trong khi người ra đi từ miền nam sống hiền
lành, tôn trọng pháp luật của nước đã cưu mang cho mình định cư, thì cái
đám ra đi từ miền bắc toàn dân buôn bán xì (xì ke). Thêm vào đám con
ông cháu cha qua du học, chúng coi nước Úc là nơi ăn chơi và khoe
khoang. Thật ra đọc bài này tôi thấy hoàn cảnh của họ đáng thương. Nhưng
họ đổi mầu rất lẹ…Sau khi có quốc tịch Úc là trở mặt ngay. Cho nên lòng
thương cái đám này của tui cũng có giới hạn. Tui …sợ đám này lắm. Chúng
giết người không gớm tay. Miễn có tiền là chúng làm. Xin mấy bác thông
cảm đừng nói tôi kỳ thị nam bắc.”
Nhu
cầu tồn tại của mafia là phải bành trướng vùng hoạt động, tiêu diệt tất
cả những ai có nguy hại cho sự tồn tại của chúng. Tuy chưa có bằng
chứng cụ thể, nhưng bằng chứng gián tiếp cũng cho thấy sức mạnh của tập
thể đầu gấu miền bắc tại Anh, Canada, Đức và mới đây là Úc.
Tại Anh quốc, đầu gấu miền bắc mạnh tới độ báo chí Anh quốc đã phải lên tiếng (đã dẫn ở trên) và đã khiến ông Khanh, nghị viên địa phương phải ngán sợ khi công nhận có tình trạng mafia gốc Việt buôn người và trồng cần sa tại Anh Quốc, nhưng ngay sau đó ông ta đã phải đổ tội đó là “hoạt động của các tay mafia người Việt gốc Hoa”. Trong một lần khác, tôi viết một bài về mafia gốc Việt tại Đức có tựa đề “Mafia làm văn hóa”. Khi gửi cho ban biên tập Talawas ở Đức, tôi nghĩ có thể lần này ban biên tập talawas không dám đăng vì sợ bọn mafia gốc Việt miền bắc rất mạnh tại Đức sẽ cắt cổ. Quả nhiên khác với thường lệ, bài đó của tôi không được đăng mà ban biên tập cũng không cho biết ý của họ như họ vẫn làm. Sau đó bài đó được đăng trên mạng Đàn Chim Việt ngày 22.10.08.
Tại Anh quốc, đầu gấu miền bắc mạnh tới độ báo chí Anh quốc đã phải lên tiếng (đã dẫn ở trên) và đã khiến ông Khanh, nghị viên địa phương phải ngán sợ khi công nhận có tình trạng mafia gốc Việt buôn người và trồng cần sa tại Anh Quốc, nhưng ngay sau đó ông ta đã phải đổ tội đó là “hoạt động của các tay mafia người Việt gốc Hoa”. Trong một lần khác, tôi viết một bài về mafia gốc Việt tại Đức có tựa đề “Mafia làm văn hóa”. Khi gửi cho ban biên tập Talawas ở Đức, tôi nghĩ có thể lần này ban biên tập talawas không dám đăng vì sợ bọn mafia gốc Việt miền bắc rất mạnh tại Đức sẽ cắt cổ. Quả nhiên khác với thường lệ, bài đó của tôi không được đăng mà ban biên tập cũng không cho biết ý của họ như họ vẫn làm. Sau đó bài đó được đăng trên mạng Đàn Chim Việt ngày 22.10.08.
Một
điều khá đặc biệt là sự chia rẽ hai miền nam bắc thể hiện trong cả
đường giây buôn người xuất cảnh lao động bất hợp pháp sang Anh. Trong
đường giây đó, qua các bài báo, tham gia hầu hết là người miền bắc vĩ
tuyến 17, tức là từ Quảng Bình trở ra. Trong bài “Người Việt khốn khổ
tại Paris” của Phương-Vũ Võ Tam-Anh, ông viết, “Không có người nào đi từ
miền Nam hay phía nam tỉnh Quảng Bình, tức là những người bỏ nước ra đi
này đã sống dưới chế độ cộng sản từ xưa đến nay, phần lớn sinh sau năm
1975..” Sự kiện đó càng làm nổi bật sự kỳ thị giữa người Việt hai miền
nam, bắc.
Sau
3 năm 8 tháng sống với anh em giang hồ đầu gấu miền bắc, sang tới Hoa
Kỳ, được tiếp cận các thông tin về phương cách cai trị đất nước của đảng
cộng sản Việt Nam, tôi thấy có rất nhiều điểm tương đồng về cơ bản giữa
giới lãnh đạo đảng và các đầu gấu hàng đầu trong trại tị nạn. Các điểm
tương đồng đó là:
1-Đầu
gấu miền bắc trong trại tị nạn Hồng Kông chia phe nhóm: các nhóm Hà
Nội, Hải Phòng, Đồ Sơn, Quảng Ninh sống tách biệt và tranh chấp nhau,
khuất phục nhau. Bản tin “Violence Pervades Hong Kong’s Refugee Camps;
Vietnamese Boat People Live in Squalor, Despair-and Fear of Being Sent
Home” đăng trên tờ The Washington Post ngày 20/2/1990 viết rằng, “Khi
đêm xuống, cảnh sát gác trên những tháp canh bao quanh trại Sek Kong.
Các nhân viên xã hội và khách ra về, chỉ còn lại 7,000 thuyền nhân và 50
cảnh sát canh gác. Ánh sáng đèn pin lập loè. Các băng đảng thù địch tập
trung tại những góc riêng. Quanh trại vang lên tiếng mài dao, kiếm…và
thường thì đêm nào cũng có bạo động. Trong số 56,000 thuyền nhân, đa số
là người miền bắc……” Bản tin không nói rõ “Các băng đảng thù địch tập
trung tại những góc riêng” là người miền bắc, nhưng những ai đã ở trại
tị nạn Hồng Kông thì đều biết “các băng đảng thù địch” đó đều là đầu gấu
người miền bắc.
Tương tự, đảng cộng sản Việt Nam chia phe đảng:
1-Thời
Lê Duẫn: Tranh dành quyền lực phe nhóm qua những vụ án chính trị giữa
nhóm của ông Lê Duẫn và nhóm của ông Võ Nguyên Giáp.
2-Hiện nay là đấu đá triệt tiêu & hoà hoãn với nhau qua những vụ án tham nhũng lớn như hai vụ do Nhật và Úc mới vừa phanh phui.
3-Thủ tướng Phạm văn Đồng, vị thủ tướng lâu năm nhất thế giới, đã phải thú nhận “không có quyền thay đổi bộ trưởng.” Như vậy nội các chính phủ chính là nơi chia chác quyền lực và quyền lợi giữa các phe nhóm đầu gấu chính trị trong đảng.
2-Hiện nay là đấu đá triệt tiêu & hoà hoãn với nhau qua những vụ án tham nhũng lớn như hai vụ do Nhật và Úc mới vừa phanh phui.
3-Thủ tướng Phạm văn Đồng, vị thủ tướng lâu năm nhất thế giới, đã phải thú nhận “không có quyền thay đổi bộ trưởng.” Như vậy nội các chính phủ chính là nơi chia chác quyền lực và quyền lợi giữa các phe nhóm đầu gấu chính trị trong đảng.
2-Đầu gấu miền bắc trong trại tị nạn Hồng Kông đoàn kết để đàn áp người miền nam.
Tương
tự, đảng cộng sản Việt Nam đoàn kết để chống lại nguy cơ “diễn biến hoà
bình”, các người bất đồng chính kiến, và các nhân vật tranh đấu cho dân
chủ.
3-Đầu
gấu miền bắc trong trại tị nạn Hồng Kông đặt ra lệ thu thuế của những
người bán lẻ và của những thuyền nhân làm việc cho trại như giáo viên,
phiên dịch, cán sự y tế, xã hội v…v để chia chác nhau.
Tương
tự, đảng viên cùng với thân nhân và phe nhóm trong đảng cộng sản Việt
Nam từ trung ương tới địa phương đẻ ra các qui luật rừng rú về hành
chánh, đất đai, giải tư công ty quốc doanh và kinh doanh để làm giầu phi
pháp và độc quyền kinh doanh lớn. Trong bản nghiên cứu được Liên Hiệp
Quốc tài trợ về nền kinh tế Việt Nam thuộc chương trình Châu Á (Asia
Programs) của Phân Khoa Công Quyền (School of Government) của trường đại
học Harvard Hoaky công bố tháng 1-2008, bản nghiên cứu gọi nền kinh tế
Việt nam hiện nay là nền kinh tế phe đảng (the crony capitalism). Ở
trang 4 và 5 trong 56 trang, bản nghiên cứu viết, “Những người Việt nam
có quyền lực chính trị đang chuyển tài sản công thành tài sản tư xuyên
qua các mua bán đất đai mờ ám (murky land deals) và tiến trình giải tư
(equitization process) giúp cho các người tay trong (insiders) kiểm soát
các công ty quốc doanh và tài sản của công ty.” Đó chính là ngôn ngữ
đại học để chỉ hành vi ăn cắp của công một cách tập thể. Bản nghiên cứu
viết tiếp “Tại Việt Nam, nơi lợi tức bình quân đầu người chỉ khoảng 800
đô la Mỹ một năm nhưng giá đất đai tại các thành phố ngang ngửa với
những quốc gia giầu nhất thế giới. Do môi trường luật lệ cực kỳ mơ hồ và
yếu kém, một số nhỏ thành phần ăn trên ngồi chốc (Vietnamese elite-Việt
nam hiện không có thành phần xuất sắc –elite-nên tôi phải dịch elite ở
trường hợp của Việt nam là những kẻ ăn trên ngồi chốc) đã thu được những
khoản lợi nhuận kếch xù (supper profits) do các đầu cơ (speculative
investments) nhà đất.
4-Đầu gấu miền bắc trong trại tị nạn Hồng Kông sống rất xung túc, giữa một quần chúng cực khổ.
Tương
tự, toàn thể giới lãnh đạo đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam mọi cấp
đua nhau làm giầu bất minh. Trong phóng sự về người Việt ở Ba Lan của
Đài Truyền hình Quốc gia Đức ARD ở trên, một nhân viên điều tra của cảnh
sát Ba Lan cho biết: Những doanh nhân giàu có đem rất nhiều tiền kiếm
bất hợp pháp từ Việt Nam sang đây để rửa. Họ mua các công ty của Ba Lan.
Họ có quan hệ chặt chẽ với chính phủ Việt Nam và các nhân viên đại sứ
quán Việt Nam.
So
sánh tình hình kinh tế gia đình của giới lãnh đạo đảng và nhà nước mọi
cấp hiện nay với câu chuyện thời sự lúc mới “giải phóng miền nam” người
ta sẽ thấy mức độ ăn cướp của họ thực là ghê gớm. Dù là người nam hay
người bắc, ai cũng biết một câu “đồng dao” xuất hiện sau 30/4/1975:
“Người nam nhận họ, người bắc nhận hàng.” Câu này có ý nói “sau khi được
đảng giải phóng” người miền nam sợ hãi quá vội vàng tìm họ hàng là
người miền bắc, dù là họ hàng “bắn súng cà nông cũng không tới” để hy
vọng người họ hàng từ miền bắc vào sẽ giúp đỡ che chở tránh phải đi cải
tạo và không bị đảng cướp đoạt nhà cửa và tài sản. Còn người miền bắc
với niềm tin trong sáng lúc đầu do đảng tuyên truyền là “vào nam chiến
đấu để giải phóng đồng bào trong nam đang bị Mỹ, Ngụy kềm kẹp, đàn áp,
đói khổ” thì lại quá ngỡ ngàng trước sự giầu có của nhân dân miền nam
cho nên “cố gắng đi tìm những bà con trong nam để xin đồ mang về bắc.”
Thời
đó, hàng ngày trên quốc lộ 1, người ta thấy nườm nượp các đoàn xe tải
quân sự chạy vào hướng nam thì chở bộ đội và khí tài, lúc trở ra bắc thì
chở theo các tài sản do các cơ quan, đơn vị miền bắc ăn cướp và ăn cắp
của các cơ quan trong nam được đảng giao tiếp quản và một phần là tài
sản của các bộ đội, công an xin của thân nhân trong nam. Những món quà
vừa xin vừa cướp được từ trong nam mang ra bắc thường thấy chất trên
những xe tải quân sự là những chiếc xe đạp. Trên vai các bộ đội hầu hết
đều lộ vẻ sung sướng khi có được cái đài. Và kế tiếp, trên cánh tay của
các bộ đội giải phóng ai cũng kiếm được một cái đồng hồ. Ba món hàng đó
là ba món hàng cực kỳ hiếm ở miền bắc và chứng tỏ người chủ của chúng
thuộc vào một “giai cấp” khác nhân dân, một “giai cấp sang trọng, đáng
hãnh diện hơn.” Thêm nữa, một “món quà chiến lợi phẩm” quí giá nữa là
các con búp bê “biết nhắm, mở mắt” và sẽ quí thêm nữa nếu chúng biết
“nói”. Những con búp bê này là món quà những em bé miền bắc hằng mơ ước
như mơ ước chuyện thần tiên. Cán bộ, bộ đội miền bắc vào giải phóng miền
nam làm nổi tiếng ba món hàng, trước kia là rất bình thường ở miền nam:
Cái đài, cái đổng (đồng hồ) và cái đạp (xe đạp). Cán bộ nào cũng muốn
có ba cái đó, và ai mà có đủ ba cái đó thì gương mặt thường lộ vẻ thoả
mãn và hãnh diện.
Thế
mà chỉ sau chưa tới 20 năm, tính từ lúc tôi vượt biên cuối năm 1989,
thời chưa có ai giầu, tới 2009, giới lãnh đạo đảng, nhà nước mọi cấp và
vợ con, thân nhân họ, những người khi vào “giải phóng” miền nam hãnh
diện với ba chữ Đ (đài, đổng, đạp) đã có những tài sản kếch xù, có nhiều
tay tỉ phú, vượt xa tất cả những người Việt giỏi nhất và giầu nhất tại
hải ngoại. Ví dụ:
Trong nước: -Nhà thờ họ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nguy nga đồ sộ quá mức bên cạnh một địa phương quá sức nghèo đói.
Ngoài nước: Tại Berlin, đầu gấu kết hợp với đại sứ và thủ tướng Dũng đầu tư kinh doanh đại siêu thị và nhiều mặt hàng khác, cùng với chuyển tiền bất hợp pháp về Việt Nam. (xin xem bài Mafia làm văn hoá của tác Giả: Nguyễn Tường Tâm, đăng ngày 22.10.08 trên trang mạng Đàn Chim Việt.)
Ngoài nước: Tại Berlin, đầu gấu kết hợp với đại sứ và thủ tướng Dũng đầu tư kinh doanh đại siêu thị và nhiều mặt hàng khác, cùng với chuyển tiền bất hợp pháp về Việt Nam. (xin xem bài Mafia làm văn hoá của tác Giả: Nguyễn Tường Tâm, đăng ngày 22.10.08 trên trang mạng Đàn Chim Việt.)
Sự
cách biệt giầu nghèo giữa giới lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam mọi
cấp với dân chúng làm người ta liên tưởng tới khoảng cách biệt giữa cuộc
sống “xa hoa” sung túc của giới đầu gấu miền bắc trong trại tị nạn Hồng
Kông với các thuyền nhân cực khổ.
5-Đảng cộng sản Việt Nam áp dụng biện pháp của đầu gấu để cai trị đất nước.
Một
khi thấy dùng biện pháp pháp lý không thể thắng, giới cầm quyền cộng
sản sẽ dùng các biện pháp của đầu gấu để trấn áp các nhà bất đồng chính
kiến. Ví dụ trong tù thì cho đầu gấu đánh đập, hành hạ, hạ nhục các nhà
đấu tranh cho dân chủ đang bị giam giữ. Ngoài đời thì dùng đầu gấu bao
vây, tấn công, ném cứt đái, đồ dơ, vào tư gia các nhà bất đồng chính
kiến, gây ra những tai nạn giao thông giả để gây thương tật cho họ, gây
ra những xô xát dưới dạng cá nhân để kiếm cớ bắt nhốt họ với tội danh
phi chính trị như đánh lộn. Đó là các biện pháp đã được xử dụng với luật
sư Lê Thị Công Nhân trong tù, với cụ Hoàng Minh Chính, nhà văn Trần
Khải Thanh Thủy, ở ngoài đời.
Cũng
có khi giới cầm quyền cộng sản Việt Nam phối hợp cả biện pháp dùng côn
đồ với pháp lý như trường hợp đối với ông bà Trần Khải Thanh Thủy mới
đây. Bản tin của BBC về “…vụ xử Trần Khải Thanh Thủy” ngày thứ bảy,
6 tháng 2, năm 2010
viết
rằng, “Phiên tòa hôm thứ Sáu 5/2/2010 diễn ra từ 8 giờ sáng tới chừng 6
giờ 30 chiều…Bà Thanh Thủy bị án tù ba năm rưỡi với tội danh “cố ý gây
thương tích”. Nhiều người theo dõi nội vụ cả trong lẫn ngoài nước đều
tin rằng hai vợ chồng bà đã bị nhà chức trách Việt nam cho côn đồ kiếm
cớ hành hung có thương tích để rồi bắt ngược lại hai ông bà và khởi tố
tội hành hung người khác. Chính bởi thế quốc tế mới có quan điểm bênh
vực vợ chồng bà Thanh Thủy trong vụ án áp dụng luật rừng này. Bản tin
viết tiếp, “Sứ quán Mỹ nói Hoa Kỳ “rất lo ngại” vì việc kết án tù ba năm
rưỡi với bà Trần Khải Thanh Thủy, một nhân vật bất đồng chính kiến.”
Bản tin cũng cho hay Brad Adam, giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của tổ
chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch viết trong một tuyên bố:
“Những kẻ tấn công bà, những người gửi đám côn đồ đó ra, và những nhân
viên cảnh sát không chịu can thiệp đều cần phải được đem ra trước công
lý.”
Ngay
mới đây bản tin của cơ quan thông tấn Đức DPA (Deutsche
Presse-Agentur), ngày 10 tháng 12-2009 (Mob harasses dissident
Vietnamese monks and nuns) viết, “Các tên côn đồ sách nhiễu các tăng ni
bất phục tùng người Việt nam. Một nhóm đông côn đồ ngày thứ Năm đã bao
vây một ngôi chùa sang ngày thứ nhì nơi có 190 tăng ni tạm trú. Trước
đó, ngày thứ Tư, các tên côn đồ này đã sách nhiễu một phái đoàn của Liên
Hiệp Âu Châu định thăm viếng các tăng ni này tại chùa Phước Huệ, ở phía
nam tỉnh Lâm Đồng. Các tăng ni này là đệ tử của thiền sư Nhất Hạnh, một
chi phái có trụ sở tại Pháp”. Những biện pháp đó giống hệt các biện
pháp bọn đầu gấu miền bắc đối xử với nhóm đối nghịch hay với người miền
nam ở Hồng Kông.
*
Chính sách xử dụng đầu gấu của giới lãnh đạo cộng sản đã được họ lập lại tại hải ngoại. Các đầu gấu miền bắc tại hải ngoại đầy rẫy tiền sử tội phạm, cho nên rất là dễ dàng để giới lãnh đạo cộng sản nắm chóp, sai khiến thực hiện những công tác tấn công, phá hoại những hoạt động chống cộng của người miền nam tị nạn cộng sản. Chính sách đó đã bắt đầu thực hiện thí điểm tại Melbourne, và Sydney, Úc. Theo tin có kèm theo hình ảnh của trang mạng “Dân Chủ – Nhân Quyền Cho Việt Nam” thì “CỜ VÀNG TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở MELBOURNE BỊ ĐỐT RỤI”. Bản tin ngày 11-12-2009 của VKTNVN, từ Melbourne, cho biết gần trưa ngày 10 tháng 12 – 2009 người ta thấy lá cờ trên tượng đài đã bị đốt, cán cờ nghiêng lệch. Bản tin viết tiếp, “Chiều cùng ngày, sau khi đi làm về ông Trần Đông, Giám đốc tổ chức Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam Úc Châu đã đến tận nơi quan sát. Cán cờ bằng sắt được bắt ốc thật chặt vào đế bằng thép không rỉ dày 5 ly, cán cờ bị kéo lệch một bên. Điều đó cho thấy kẻ gian đã cố tình giựt mạnh cho rách lá cờ. Vì lá cờ bằng ny-lon khá chặt, kẻ gian không kéo rách được nên đã dùng lửa đốt cháy. Ny-long cháy đen co rúm lại và bám vào cán cờ.” Ai cũng biết ở bất cứ xã hội nào, đầu gấu thì chẳng có ý thức chính trị gì, chúng chỉ thích tiền. Cho nên hành động mang tính cách chính trị như vậy chắc chắn được sự chỉ đạo, thúc dục của toà lãnh sự cộng sản địa phương. Chủ trương gây chia rẽ và hận thù bắc nam của giới lãnh đạo cộng sản tại Úc không chỉ dừng lại ở chuyện phá hoại và đốt cờ Vàng mà còn tiến xa hơn nữa bằng những hành động bạo lực, giết người.
*
Chính sách xử dụng đầu gấu của giới lãnh đạo cộng sản đã được họ lập lại tại hải ngoại. Các đầu gấu miền bắc tại hải ngoại đầy rẫy tiền sử tội phạm, cho nên rất là dễ dàng để giới lãnh đạo cộng sản nắm chóp, sai khiến thực hiện những công tác tấn công, phá hoại những hoạt động chống cộng của người miền nam tị nạn cộng sản. Chính sách đó đã bắt đầu thực hiện thí điểm tại Melbourne, và Sydney, Úc. Theo tin có kèm theo hình ảnh của trang mạng “Dân Chủ – Nhân Quyền Cho Việt Nam” thì “CỜ VÀNG TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở MELBOURNE BỊ ĐỐT RỤI”. Bản tin ngày 11-12-2009 của VKTNVN, từ Melbourne, cho biết gần trưa ngày 10 tháng 12 – 2009 người ta thấy lá cờ trên tượng đài đã bị đốt, cán cờ nghiêng lệch. Bản tin viết tiếp, “Chiều cùng ngày, sau khi đi làm về ông Trần Đông, Giám đốc tổ chức Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam Úc Châu đã đến tận nơi quan sát. Cán cờ bằng sắt được bắt ốc thật chặt vào đế bằng thép không rỉ dày 5 ly, cán cờ bị kéo lệch một bên. Điều đó cho thấy kẻ gian đã cố tình giựt mạnh cho rách lá cờ. Vì lá cờ bằng ny-lon khá chặt, kẻ gian không kéo rách được nên đã dùng lửa đốt cháy. Ny-long cháy đen co rúm lại và bám vào cán cờ.” Ai cũng biết ở bất cứ xã hội nào, đầu gấu thì chẳng có ý thức chính trị gì, chúng chỉ thích tiền. Cho nên hành động mang tính cách chính trị như vậy chắc chắn được sự chỉ đạo, thúc dục của toà lãnh sự cộng sản địa phương. Chủ trương gây chia rẽ và hận thù bắc nam của giới lãnh đạo cộng sản tại Úc không chỉ dừng lại ở chuyện phá hoại và đốt cờ Vàng mà còn tiến xa hơn nữa bằng những hành động bạo lực, giết người.
Theo
bản tin “Ca sĩ từ Hoa Kỳ lưu diễn ở Sydney đã thoát chết trong đường tơ
kẽ tóc” đăng ngày mùng 7 tháng 12-2009 trên trang mạng CaliToday, trong
buổi trình diễn văn nghệ do vài nghệ sĩ từ các trung tâm Asia, Thúy
Nga, và Vân Sơn trình diễn tại Sydney, Úc Châu trong chương trình dạ vũ
“Chào Mừng Giáng Sinh 2009” tại nhà hàng Hoà Bình, khu vực Fairfield,
vào khoảng quá nửa đêm có cuộc đọ súng giữa hai nhóm thanh niên miền bắc
(bắc 75) và miền nam. Hai bên đã va chạm, chửi bới lẫn nhau, sau đó mới
ra xe lấy súng và mã tấu vào bắn và chém nhau. Kết quả một thanh niên
19 tuổi bị trúng đạn ngay ngực chết, hai người bị thương vì bị chém bằng
mã tấu”. Chính sách xử dụng đầu gấu cùng với những biện pháp phi pháp
luật, tàn bạo hiện đang được che dấu dưới những ngôn từ hoa mỹ của nghị
quyết 36 khiến rất khó bị nhà chức trách sở tại phát hiện với bằng chứng
cụ thể.
Khích
động gây chia rẽ giữa di dân người Việt hai miền nam bắc tại hải ngoại
như vậy chắc chắn sẽ được cộng sản rút kinh nghiệm để phát triển trong
tương lai không xa.
*
Với sự gia tăng nhân số người miền bắc tại hải ngoại do xuất khẩu lao động, du học sinh, nghiên cứu sinh và nhập cư bất hợp pháp qua mạng lưới mafia buôn người, cùng với sự khác biệt về văn hóa, lối sống lại thêm sự ép buộc, mua chuộc và khích động của giới lãnh đạo cộng sản Việt nam, người ta khó có thể thấy có sự hoà hợp giữa hai cộng đồng người Việt miền bắc và miền nam ở hải ngoại. Chỗ nào có đa số người miền bắc thì ở đó sẽ có tình trạng mafia, gia tăng tội phạm, bạo hành, trấn lột, và đe doạ.
*
Với sự gia tăng nhân số người miền bắc tại hải ngoại do xuất khẩu lao động, du học sinh, nghiên cứu sinh và nhập cư bất hợp pháp qua mạng lưới mafia buôn người, cùng với sự khác biệt về văn hóa, lối sống lại thêm sự ép buộc, mua chuộc và khích động của giới lãnh đạo cộng sản Việt nam, người ta khó có thể thấy có sự hoà hợp giữa hai cộng đồng người Việt miền bắc và miền nam ở hải ngoại. Chỗ nào có đa số người miền bắc thì ở đó sẽ có tình trạng mafia, gia tăng tội phạm, bạo hành, trấn lột, và đe doạ.
Chính
bởi thế sự chia rẽ bắc nam bao giờ chấm dứt thì khó tiên đoán. Nhưng
một điều chắc chắn là sự hoà hợp sẽ không có được nếu hoặc hai cộng đồng
không khởi đầu một công tác chung là tiêu diệt nạn tội phạm có tổ chức
trồng cần sa và buôn người hoặc nguồn gốc của nạn tội phạm có tổ chức
này là chế độ cộng sản trong nước không bị xụp đổ.
Tác giả: Nguyễn Tường Tâm
No comments:
Post a Comment