Friday, November 16, 2012

Giảm nhức đầu bằng thực phẩm

Giảm nhức đầu bằng thực phẩm, nước uống Thứ năm,
Sự kiện: Bệnh thường gặp
Nhức đầu không phải là bệnh cần cấp cứu ngay lập tức nhưng lại gây khó chịu cho mọi người, đặc biệt vào mùa nóng nực này.
                    Sự kiện bệnh thường gặp trên chuyên mục Sức khỏe của Eva sẽ cập nhật đầy đủ những thông tin về các căn bệnh phổ biến trong cuộc sống như bệnh tiểu đường, bệnh đau đầu, bệnh phụ khoa và các bệnh theo mùa... của mẹ và bé.
                        Ngoài thuốc và các bài tập trị đau đầu ra, một số loại thực phẩm, nước uống sau có thể giúp giảm triệu chứng đau đầu.

Nước:

Lượng nước đối với người lớn, trong mùa hè khoảng từ 2 - 2,5 lít, tùy vào người làm việc nặng nhọc, ra mồ hôi hay không. Khi cung cấp nước vào cơ thể sẽ thải các chất độc ra đường tiểu tiện và mồ hôi, giúp giảm nhiệt độ cơ thể, chống nóng bức, gây khó chịu phần não mà khiến đầu đau. Một số loại nước tốt cho chúng ta khi đau đầu là nước lọc, nước cam, chanh...
Các loại hoa quả chứa nhiều nước:
Một số loại hoa quả giàu vitamin C và khoáng chất magie giúp giảm nhanh quá trình đau đầu. Bạn nên bổ sung các loại quả như cam, dưa hấu, bưởi, cà chua hay một số loại thực phẩm từ rau như rau cải, rau chân vịt...
 

Giảm nhức đầu bằng thực phẩm, nước uống - 1

Ăn chuối giúp giảm đau đầu, căng thẳng.

 
Bổ sung glycogen:
Glycogen là một nguồn năng lượng trong não, vì thế khi nguồn cung giảm sút, tình trạng đau đầu sẽ xuất hiện. Vì vậy, để phòng và hỗ trợ chữa bệnh, bạn cần ăn những thực phẩm giàu glycogen như bí ngô giàu vitamin B6 và sắt, giúp tăng cường quá trình chuyển hóa glycogen thành glucose. Glucose là nguồn năng lượng chính cung cấp cho não, giúp kích thích các sợi thần kinh của não.
 

Alkaloid trong chuối giúp giảm căng thẳng:
Khi bị nhức đầu, bạn thường cảm thấy tinh thần mệt mỏi, chán chường, không muốn làm việc gì... Alkaloid trong chuối có thể giúp bạn hưng phấn tinh thần, tăng cường sự tự tin. Bên cạnh đó, vitamin B6 và tryptophan trong chuối còn giúp sản sinh lượng serotonin cao, giảm lo lắng, giận dữ, giúp giảm đau đầu rất tốt.




Trị nhức đầu do căng thẳng?

Chứng nhức đầu do căng thẳng có thể gây đau nửa đầu, nặng đầu hoặc cảm thấy có sợi dây thắt chung quanh đầu. Một số người cảm thấy uể oải, nặng đầu và nóng rát ở trên hai mắt. Đau đầu cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ cằm, cổ và hai vai. Bạn có thể ít khi xác định được chính xác điểm bắt đầu của cơn đau.
Phòng tránh
- Giảm trạng thái căng thẳng tinh thần. Thư giãn trước và sau khi làm điều gì đó gây ra nhức đầu.
- Giảm căng thẳng thể chất. Thường xuyên thay đổi tư thế khi làm việc ở văn phòng và mỗi giờ thư giãn 30 giây. Chú ý thư giãn cằm, cổ, vai và các cơ lưng trên.
- Nâng tư thế cổ và vai cao trong lúc làm việc và điều chỉnh nếu cần.
- Tập thể dục hằng ngày để giúp giảm căng thẳng.
- Tự xoa bóp. Sự xoa bóp thường xuyên có tác dụng làm giảm căng thẳng.
- Hạn chế dùng thức uống có chất caffein. Việc dùng nhiều đồ uống có caffein thường làm tăng chứng nhức đầu. Cần giảm từ từ để tránh chứng nhức đầu do bỏ thức uống có chất caffein.
Chữa trị tại nhà
- Ngưng bất kỳ việc gì bạn đang làm và ngồi yên một lúc. Nhắm mắt lại, hít vào và thở ra từ từ. Thư giãn đầu và các cơ cổ.
- Tạm nghỉ để thư giãn hoặc thử tập thư giãn.
- Xoa bóp nhẹ rồi mạnh trên các cơ cổ.
- Chườm nóng hoặc tắm nước nóng.
- Nằm nghỉ trong phòng tối và đắp khăn lạnh lên trán.
- Dùng thuốc aspirin, acetaminophen, ibuprofen để làm thuyên giảm chứng nhức đầu do căng thẳng. Tuy nhiên, việc dùng thuốc thường có thể làm cho chứng nhức đầu hay xảy ra và nặng thêm.
Cần đến y bác sĩ khi
- Nhức đầu dữ dội và không thể chữa trị tại nhà.
- Chứng nhức đầu liên tục xảy ra hơn ba lần mỗi tuần mà không biết rõ nguyên nhân.
- Chứng nhức đầu xảy ra thường xuyên và nặng hơn.
- Chứng nhức đầu làm mất ngủ hoặc nặng hơn vào buổi sáng.
- Cần phát hiện hoặc loại trừ nguyên nhân gây ra chứng nhức đầu, cần được bác sĩ tư vấn

Ngoài dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp, người xưa còn dùng các món ăn để chữa bệnh đau đầu. Những món ăn này rất dễ chế biến

Đau đầu là chứng rất thường gặp. Để nấu các món ăn có tác dụng trị chứng đau đầu, chúng ta cần phân biệt ba thể sau đây:
 
- Thể phong hàn ngoại nhập: Dấu hiệu là bệnh nhân đau đầu kèm đau cổ gáy, sợ gió, sợ lạnh, đau tăng khi ra gió, thường thích che kín đầu, có thể sốt nhẹ, sổ mũi, tắc mũi, chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng. Khi có các triệu chứng này, bạn có thể sử dụng 3 món ăn bài thuốc, cụ thể:
 
Bài 1: Nguyên liệu gồm một đầu cá mè hoa, xuyên khung 3-9 g, bạch chỉ 6-9 g. Cho xuyên khung và bạch chỉ vào túi vải rồi đem nấu với đầu cá thành canh, khi chín nhừ, nêm thêm gia vị và ăn nóng.


Cua là một trong những nguyên liệu được sử dụng để chế biến món ăn trị cơn đau đầu thể huyết ứ. Ảnh: Hồng Thúy
 

Bài 2: Hành củ 10 g, đạm đậu xị 10 g, gạo tẻ 100 g. Gạo vo sạch đem nấu thành cháo. Khi nhừ thì cho đạm đậu xị và hành vào, đun thêm một lát là được. Món này chia ăn vài lần trong ngày. Cũng có thể cho thêm lá tía tô tươi 10 g, gừng tươi 3 lát để làm tăng khả năng giải cảm, trừ hàn.
 
Bài 3: Ngũ vị tử 20 g, thịt heo thăn 200 g, trứng gà 2 quả, bột mì 25 g, mỡ heo 50 g, nước luộc gà 100 ml, gia vị vừa đủ. Thịt heo thái miếng, ướp gia vị, cho vào một chút rượu vang, đập trứng vào bát hòa với bột mì. Cho mỡ vào chảo đun nóng già rồi chiên thịt heo sau khi đã nhúng vào dịch trứng bột. Tiếp đó, lấy thịt chiên rim với nước luộc gà cho mềm, nêm thêm gia vị, ăn ngày 2 lần.
 
- Thể đàm trọc ứ trở: Dấu hiệu là đau đầu, tinh thần nặng nề, ngực bụng đầy trướng, hay có cảm giác buồn nôn, chán ăn, chậm tiêu, lưỡi bè có vết hằn răng, rêu lưỡi dày nhờn. Khi có các triệu chứng này, bạn có thể sử dụng 3 món ăn bài thuốc, cụ thể:
 
Bài 1: Bạch cương hàm lượng tùy ý, hành củ 6 g, lá trà 3 g. Ba thứ xắt vụn, hãm hoặc sắc uống thay trà hằng ngày.
 
Bài 2: Hoài sơn 30 g, bán hạ chế 30 g. Hoài sơn xắt vụn, sắc bán hạ lấy nước rồi nấu với hoài sơn thành cháo, chế thêm đường đỏ, chia ăn vài lần trong ngày.
 
Bài 3: Thiên ma 10 g, trần bì 10 g, óc heo một bộ. Thiên ma và trần bì rửa sạch, xắt vụn, cho vào chén cùng với óc heo, hấp cách thủy, nêm thêm gia vị, ăn nóng.
 
- Thể huyết ứ: Dấu hiệu là đau đầu liên miên không dứt, có điểm đau cố định không di chuyển, có lúc đau như dùi đâm kim chích, chất lưỡi có những điểm ứ huyết màu tím, tĩnh mạch dưới lưỡi dãn rộng. Khi có các triệu chứng này, bạn có thể sử dụng 2 món ăn bài thuốc, cụ thể:
 
Bài 1: Xuyên khung 3-6 g, hồng hoa 3 g, trà diệp 3-6 g. Tất cả đem sắc kỹ lấy nước uống thay trà.
 
Bài 2: Cua đực 500 g, hành củ khô 150 g, gừng tươi thái chỉ 25 g, mỡ heo 75 g, gia vị vừa đủ. Cua làm sạch, chặt đôi; hành khô bóc vỏ xắt lát. Cho mỡ vào chảo phi hành và gừng cho thơm rồi bỏ ra, tiếp tục bỏ cua vào rang. Khi gần chín thì cho hành, gừng và gia vị vừa đủ, nêm thêm một chút nước, đun lửa nhỏ cho đến khi cạn khô là được. Món này dùng làm thức ăn hằng ngày.


Theo đông y, có 2 nhóm nguyên nhân gây đau đầu, gồm: Ngoại cảm (nhân tố tác động từ bên ngoài), nội thương (nhân tố tác động từ bên trong).



Đau đầu do căng cơ: Cách điều trị không dùng thuốc

 



Đau đầu, một triệu chứng rất thường gặp trong đời sống hàng ngày. Nhiều người khi bị chứng này đã rất lo sợ, nghĩ là mình đang bị một căn bệnh nặng nề nào đó về não vội vã lo chạy chữa khắp nơi. Một số người khác thì xem thường, tự ý điều trị bằng các loại tân dược, đông dược, thực phẩm chức năng... Hậu quả là cơn đau đầu không thuyên giảm mà càng tái diễn và ngày càng trầm trọng hơn.

Triệu chứng

Đau đầu do căng cơ thường đau âm ỷ, nặng đầu, đau cả hai bên đầu, không tăng khi gắng sức hay hoạt động thể chất, không có dấu hiệu nôn ói, có thể có biểu hiện sợ ánh sáng hoặc tiếng ồn khi có cơn đau. Thời gian mỗi cơn đau có thể kéo dài từ 30 phút đến 7 ngày.

Những yếu tố làm khởi phát cơn đau đầu do căng cơ có thể là do sử dụng các loại thức ăn, thức uống chứa nhiều các chất: tyramin (phô mai, nho khô, dứa, mận, các chế phẩm lên men của đậu nành, đậu phộng, dừa, sô cô la, các loại men rượu); monosodium glutamat (chất dùng làm phụ gia thực phẩm, như bột ngọt); cafein (khi có sự dao động về nồng độ cafein trong cơ thể thì người bệnh dễ khởi phát cơn đau đầu); khoảng cách giữa các bữa ăn quá xa: những người bỏ bữa ăn sáng hoặc bữa ăn trưa thường sẽ bị đau đầu ngay sau khi được ăn trong cùng ngày hôm đó. Ngoài ra, có thể do thời gian ngủ quá ít hay quá nhiều đều có thể gây ra đau đầu ngay sau khi thức giấc hoặc ngày hôm sau hoặc khi làm việc và lúc nghỉ ngơi tư thế đầu, cổ, vai cần được chú trọng vì ngồi cúi quá lâu hoặc nằm gối đầu quá cao đều gây ra đau đầu; do stress...

Điều trị

Loại bỏ các yếu tố khởi phát cơn đau đầu: không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn các loại thức ăn, thức uống (trừ khi một loại nào đó là nguyên nhân thường xuyên gây ra cơn đau đầu) mà nên điều chỉnh chế độ ăn uống cho cân bằng, hợp lý; phân bố thời gian học tập, công tác và nghỉ ngơi phù hợp để hồi phục sức khỏe; đảm bảo ngủ đủ giấc (7 - 8 giờ/mỗi đêm hoặc sau ngủ dậy cảm giác thoải mái); biết chấp nhận, bằng lòng với thực tế; có thái độ tích cực trong cuộc sống, biết cách giải tỏa tâm lý nặng nề dễ chán nản, tham gia vào các hoạt động xã hội, sống hòa nhập với cộng đồng.

Tập thể dục dưỡng sinh đúng phương pháp, thường xuyên sẽ làm giảm triệu chứng đau đầu rõ rệt: luyện thư giãn là bài tập dưỡng sinh điều trị đau đầu hiệu quả, dễ thực hiện và áp dụng được cho tất cả mọi người.

Lưu ý: Các trường hợp đau đầu do căng cơ đều có thể chữa khỏi dễ dàng khi được phát hiện sớm, người bệnh tham gia điều trị tích cực, tập luyện thường xuyên. Ngược lại khi bệnh trở thành mạn tính thì việc điều trị rất khó khăn.


Bài tập luyện thư giãn: Chuẩn bị tư thế: tư thế nằm ngửa 2 tay buông dọc theo thân, chân duỗi thẳng.

Thời gian cho mỗi lần tập từ 15 đến 30 phút.

- Bước 1: ức chế ngũ quan (tập nơi yên tĩnh, thoáng mát, che kín 2 mắt, không nghe, không nhìn, không ngửi, không nếm, không sờ nắm).

- Bước 2: tự nhận thức cơ thể từ đầu đến chân để các cơ toàn thân giãn từ từ, cảm giác tay chân nặng, ấm thực sự.

- Bước 3: tập trung suy nghĩ theo dõi nhịp thở, thở đều, êm dịu, không khí hít vào phải qua mũi, không được qua miệng.

Kết hợp thư giãn với xoa bóp vùng cổ gáy và da đầu sẽ làm tăng hiệu quả điều trị.

 
Cải bẹ trắng chữa nhức đầu
Nếu bạn hay người nhà bị đau bụng dưới, đau đầu, cam răng..., có thể khắc phục bằng cách sử dụng lá hoặc hạt cải bẹ trắng.
Cải bẹ trắng (ảnh) là món rau ăn quen thuộc. Đông y dùng lá và hạt cải bẹ trắng để trị bệnh. Lá cải bẹ trắng có thể chữa đau dạ dày, bệnh cam răng. Hạt cải bẹ trắng có vị cay, tính ấm, không độc có tác dụng trị đau răng, trị ho, tiêu thũng, tiêu đờm, thông kinh mạch.

Trị chứng cam răng: Khi bị cam răng thì lợi ở chân răng bị loét, răng bị mủn, có mùi hôi. Lập tức lấy lá cả bẹ trắng đốt thành than, tán thành bột mịn, xoa xát vào phần đau, cho kết quả tốt.


Rau cải bẹ trắng.

Trị chứng nhức đầu: Khi bị đau nhức đầu, hoa mắt thì lấy một thìa cà phê hạt cải trắng, tán thành bột mịn hòa cùng một thìa cà phê giấm rồi xoa hai bên thái dương và gáy, sẽ đỡ.

Trị chứng thũng độc mới phát: Lấy một ít hạt cải trắng tán bột hòa với một ít giấm đắp vào.

Trị đau bụng dưới: Bụng đau do hàn khí tích tụ, đau quặn hay đau âm ỉ, khó chịu thì lấy 100 gr hạt cải bẹ trắng sao vàng, tán bột, trộn với gạo nếp, hoàn thành viên bằng hạt đậu xanh, cho vào lọ, bảo quản tốt dùng dần. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 10 viên với nước gừng.
BS.Nguyễn Thu Hiền

1 comment:

  1. Rất nhiều nam giới băn khoăn không biết gắn bi vào của quý là gì và cách gắn bi vào của quý của đàn ông an toàn http://bacsitructuyen.edu.vn/suc-khoe/phong-kham-da-khoa-au-a-uy-tin-chat-luong.html…Cùng tìm hiểu cách găm bi, lắp bi, nhét bi..

    Cách gắn bi vào của quý ra đời nhờ vào nhu cầu thiết yếu của nhiều nam giới cùng cơ chế hoạt động cương cứng của dương vật.http://xuattinhsomramau.com/suc-khoe/gan-bi-vao-duong-vat-tot-nhat-o-tphcm--dac-nong-pleiku-gia-lai-dac-lac.html. Thực hiện lắp bi, các bác sỹ …

    Cấy và gắn bi vào dương vật (dân gian gọi là cu) là một trong những phương .
    http://dakhoaaua.vn/kham-hau-mon-truc-trang-o-dau-tot-tai-tphcm-1523.html.. Ưu điểm của độn bivào cu là cho kết quả nhanh chóng, hơn nữa phương pháp …

    Gắn bi: Để “súng” gồ ghề, to hơn, không ít quý ông đã rạch da “của quý” để nhét bi hình tròn hoặc lục lăng bằng sắt, http://xetnghiemsuimaoga.net/details/quy-trinh-ky-thuat-gan-bi-vao-duong-vat-nhu-the-nao.html hay nhựa vào. Mỗi kiểu nhét bi có một tên …

    Theo lời kể của Hoàng thì trào lưu dùng bi cho của quý xuất hiện ở Việt Nam từ ..http://thugonvungkin.net/suc-khoe/hinh-anh-gan-bi-vao-cua-quy-o-nam-gioi.html. bao qui đầu của mình để nhét viên bi vào rồi tự khâu lại, tất nhiên trong công …

    Gắn bi vào bộ phận sinh dục, cậu nhỏ hay thô 1 chút là gắn bi vào cu hiện http://phongkhamnamkhoaaua.net/details/cach-gan-bi-vao-cua-quy-an-toan-tham-my-tai-da-khoa-au-a.html... Lắp bi vào cậu nhỏ một trong những sự lựa chọn hàng đầu của các quý ông có …

    Nhiều bạn trẻ tự giải phẫu, tự gắn bi vào dương vật. http://catmimat.edu.vn/thuc-hu-phong-kham-da-khoa-au-lua-dao-benh-nhan-den-kham-benh/Điều này đồng nghĩa với việc nguy cơ lây truyền HIV, viêm gan B nếu rạch da, gây chảy ...

    Để giúp vợ cũng như “rau” tìm thấy khoái cảm giường chiếu khi gần gũi mình http://baoquydau.edu.vn/viem-ke-hau-mon-dau-hieu-cung-nhu-cach-dieu-tri/ nhưng bản thân luôn tự ti về “cậu nhỏ”, N.V. Quang

    ReplyDelete