Friday, August 28, 2015

- Một đạo diễn VN xin tỵ nạn chính trị-



Nữ đạo diễn Song Chi ngày mới đến Nauy               
Có rất nhiều lý do khiến tôi quyết định rời khỏi Việt Nam. Nhưng tóm lại, môi trường Việt Nam đối với tôi không còn là nơi mà tôi có thể sống và làm việc tốt như tôi mong muốn nữa.

Có vấn đề về mặt chính trị

Đạo diễn Song Chi vừa được chính phủ Nauy cấp quy chế tị nạn chính trị. Chị đã dành cho Trà Mi cuộc phỏng vấn đầu tiên sau khi đặt chân tới Nauy.
Đạo diễn Song Chi cho biết:
Đạo diễn Song Chi: Có rất nhiều lý do khiến tôi quyết định rời khỏi Việt Nam. Nhưng tóm lại, môi trường Việt Nam đối với tôi không còn là nơi mà tôi có thể sống và làm việc tốt như tôi mong muốn nữa.
Đầu tiên là tháng 4-5 năm ngoái, bộ phim dài 36 tập Chi chuẩn bị bấm máy cho Đài truyền hình TPHCM đã bị ngưng lại. Sau đó, hầu như Chi không thể làm bất cứ việc gì cả, bởi vì ở Việt Nam, khi một đạo diễn được biết rằng “có vấn đề về mặt chính trị” thì các đài truyền hình, các hãng phim họ rất ngại mời.
Trà Mi: Một số người thắc mắc là hiện nay có rất nhiều những tiếng nói bất đồng gặp nhiều khó khăn với chính quyền hơn chị nữa. Điển hình như các thành viên trong Câu lạc bộ Nhà báo Tự do chẳng hạn anh Điếu Cày, chị Tạ Phong Tần..v..v..Thế  nhưng vì sao trường hợp của chị lại đựơc chiếu cố cho đi tị nạn dễ dàng như vậy? Ý kiến của chị như thế nào?
Sau đó, hầu như Chi không thể làm bất cứ việc gì cả, bởi vì ở Việt Nam, khi một đạo diễn được biết rằng “có vấn đề về mặt chính trị” thì các đài truyền hình, các hãng phim họ rất ngại mời.
Đạo diễn Song Chi: Chi ra đi theo quy chế bảo trợ của một tổ chức gồm các nước Châu Âu dành cho các trường hợp văn nghệ sĩ-trí thức gặp phải những vấn đề khó khăn với chính quyền của họ. 
Mỗi năm họ nhận rất nhiều hồ sơ của nhiều trường hợp khác nhau, ở các quốc gia khác nhau. Với trường hợp của Chi, Nauy là  nước đã tiếp nhận Chi như là một guest writer của họ.

Nói lên những điều người dân không nói được

Trà Mi: Những người trong nước biết đến chị không những với tư cách là một đạo diễn mà còn là một blogger có nhiều bài viết mạnh dạn chống lại những bất công-bất cập trong xã hội. Giờ đây, khi đã ra khỏi nước rồi, chị có còn quan tâm đến những điều ấy nữa không?
Đạo diễn Song Chi: Tôi đã, đang, và vẫn luôn luôn quan tâm đến số phận của đất nước tôi, dân tộc tôi, cho dù có sống ở bất cứ nơi nào trên trái đất này. 
Tôi rất mong muốn mình sẽ có thể tiếp tục đựơc làm nghề, có cơ hội để thực hiện những bộ phim góp phần nói lên những điều mà rất nhiều người dân Việt Nam thấp cổ bé họng muốn nói nhưng lại không nói đựơc. 
Bây giờ khi đã sống trong một đất nước tự do, dân chủ như Nauy thì tôi biết rằng mình đã có thể sống một cuộc sống bình yên. 
Và tất nhiên tôi rất mong muốn mình sẽ có thể tiếp tục đựơc làm nghề, có cơ hội để thực hiện những bộ phim góp phần nói lên những điều mà rất nhiều người dân Việt Nam thấp cổ bé họng muốn nói nhưng lại không nói đựơc. 
Trà Mi: Nhưng một cách cụ thể, chị làm cách nào hoặc có những phương án nào để biến những giấc mơ của mình thành hiện thực?
Đạo diễn Song Chi: Bước đầu tiên, họ bảo trợ cho Song Chi ở đây 2 năm. Trong thời gian 2 năm đó, họ cũng sẽ bảo trợ một phần cho mình thực hiện một dự án làm phim. Và cái phim đó tất nhiên là cũng về các vấn đề của Việt Nam thôi. Bởi lẽ thực tế mối bận tâm lớn nhất của Chi luôn luôn là về Việt Nam, về đất nước mình thôi.

Nỗ lực cùng nhau làm những điều có ích cho Quê hương

Trà Mi: Một số trường hợp khi còn trong nước thì họ đấu tranh mạnh mẽ, nhưng khi ra được bên ngoài rồi thì trở nên im hơi lặng tiếng với những vấn đề quan tâm ở Việt Nam. Chị có suy nghĩ gì về điều này?
Đạo diễn Song Chi: Điều đó cũng dễ hiểu thôi. Khi chúng ta đến sống trong một đất nước xa lạ, phải bận rộn, vất vả với việc hội nhập và tìm một chỗ đứng trong xã hội mới, chúng ta rất dễ buông xuôi theo cuộc sống và không còn muốn làm gì nữa. 
Nhưng tôi nghĩ, mọi người phải tự vượt qua điều đó thôi. Rất may là trên thế giới ngày nay có internet. Cho nên mỗi con người dù sống ở mỗi quốc gia khác nhau, nhưng nếu đồng chí hướng, nếu có lòng thì vẫn tìm được nhau để chia sẻ và cùng nhau làm những điều có ích cho một tương lai tốt đẹp hơn của đất nước. 
Điều đó cũng dễ hiểu thôi. Khi chúng ta đến sống trong một đất nước xa lạ, phải bận rộn, vất vả với việc hội nhập và tìm một chỗ đứng trong xã hội mới, chúng ta rất dễ buông xuôi theo cuộc sống và không còn muốn làm gì nữa.
Trà Mi:  Nhiều ý kiến cho rằng ra đi vì lý tưởng tranh đấu, nhưng khi đi đựơc rồi thì không còn lý tưởng đó, thì cũng không đem lại đựơc hiệu quả gì cho quê hương Việt Nam. Chị có chia sẻ quan điểm này không?
Đạo diễn Song Chi: Tôi nghĩ rằng ở trong nước hay ở bên ngoài đều có những cái khó và cái dễ. 
Trong nước thì rõ ràng có không khí hơn, được ở ngay trong lòng đất nước như vậy, hàng ngày nhìn thấy những điều diễn ra ngay trước mắt, và có chung quanh đông đảo bạn bè để nuôi trong lòng ngọn lửa bức xúc hàng ngày. 
Nhưng ngựơc lại, cái khó là nhiều khi muốn làm một điều gì đó hay muốn lên tiếng về điều gì đó thì rất là khó. Còn ra ngoài được sống trong một đất nước tự do, nhưng ngược lại, mình dễ bị đời sống hàng ngày cuốn đi. Mình lại không có cộng đồng chung quanh nữa.
Cái nào nó cũng có cái khó và cái dễ. Mỗi người cũng phải bằng mọi cách để nỗ lực nếu thực sự mình đã suy nghĩ rằng mình sống để làm gì.

Càng thương cho người Việt Nam hơn

Trà Mi: Nhiều người trong nước chắc cũng chưa hình dung được những nước bên ngoài, nói là tự do, nhưng không biết tự do đến mức độ nào. Bây giờ sau hơn một tháng định cư tại Nauy, nhìn lại Việt Nam, chị có so sánh gì không?
Đạo diễn Song Chi: Chi mới đến Nauy 1 tháng thôi, nhưng Chi nghĩ rằng mình càng đi xa, càng sống lâu bên ngoài thì mình sẽ càng rất thương cho người Việt Nam là tại vì rõ ràng ở các quốc gia khác, người ta thật sự rất tự do, rất dân chủ, và rất tôn trọng con người. 
Nhân dân của họ muốn ý kiến như thế nào, muốn biểu tình, muốn lên tiếng, hoàn toàn người ta có thể làm được. Họ có tất cả những quyền lợi được bảo vệ từ bé cho đến khi về già. 
Chi nghĩ rằng mình càng đi xa, càng sống lâu bên ngoài thì mình sẽ càng rất thương cho người Việt Nam là tại vì rõ ràng ở các quốc gia khác, người ta thật sự rất tự do, rất dân chủ, và rất tôn trọng con người
Ở Việt Nam thì mỗi người phải tự bảo vệ mình thôi, bởi vì không thể trông cậy vào ai khác. 
Người Việt Nam không có quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận. Mình không có báo chí tư nhân. Hơn 700 tờ báo trong nước vẫn thuộc một tổng biên tập chung là Trưởng Ban khoa giáo trung ương. Có sự chỉ đạo, có sự kiểm soát về nội dung cả. 
Quyền tự do biểu tình mình lại càng không có. Ví dụ như năm ngoái, Chi cùng bạn bè biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa- Trường Sa, chứ không hề bao giờ dám biểu tình chống lại nhà nước Việt Nam, mà cũng đã không được phép rồi. 
Còn những điều mình muốn nói, muốn lên tiếng hoàn toàn với tinh thần xây dựng đất nước, mong muốn xã hội tốt đẹp hơn, thì rất nhiều điều cũng không thể nói được. Đó là những ví dụ cho thấy rằng người ta có tôn trọng nhân quyền, tôn trọng nhân dân hay không.
Trà Mi: Từ một người đạo diễn thành danh trong nước trở thành một người tị nạn chính trị ở Nauy, chị có điều gì muốn chia sẻ, muốn nói với những người quan tâm?
Thật ra tôi cũng chỉ là một phụ nữ yêu công việc làm phim của mình, chỉ muốn sống với mối bận tâm về công việc và gia đình thôi, nhưng rồi cuối cùng cũng buộc phải lên tiếng, để rồi đành phải ra đi rời khỏi đất nước
Đạo diễn Song Chi: Hiện trạng đất nước, xã hội Việt Nam ngày nay bày ra trước mắt những người dân Việt còn có lương tri quá nhiều những vấn đề, quá nhiều những nỗi bức xúc như vậy. 
Thật ra tôi cũng chỉ là một phụ nữ yêu công việc làm phim của mình, chỉ muốn sống với mối bận tâm về công việc và gia đình thôi, nhưng rồi cuối cùng cũng buộc phải lên tiếng, để rồi đành phải ra đi rời khỏi đất nước như hiện nay. 
Ra đi để tíêp tục cái điều mà mình nhận thấy là mình cần phải làm gì từ khi còn ở trong nước, chứ không phải ra đi chỉ để tìm sự yên ấm cho riêng mình thôi. 
Nhìn sự phát triển của đất nước người ta, nhìn người dân trong một đất nước, xã hội tự do họ được sống trong điều kiện như thế nào, để rồi càng xót xa cho Việt Nam nhiều hơn. Và thật lòng là chỉ khao khát một ngày nào đó đất nước thay đổi để có thể trở về mà thôi.
Trà Mi: Chúng tôi xin chân thành cảm ơn chị Song Chi đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.
Đạo diễn Song Chi: Cảm ơn chị Trà Mi rất nhiều.

Thursday, August 27, 2015

Đại tá Thu Phan Getka, người phụ nữ Việt Nam đầu tiên mang cấp bậc Đại tá trong Quân đôị Hoa Kỳ.

Đại tá Thu Phan Getka, người phụ nữ Việt Nam đầu tiên mang cấp bậc Đại tá trong Quân đôị Hoa Kỳ.

Đại tá Thu Phan Getka,
Bác sĩ Nha khoa Hải quân là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên mang cấp bậc Đại tá trong quân đội Hoa Kỳ được thăng cấp vào năm 2001, cô cũng là người Việt Nam đầu tiên mang cấp Đại tá Hải quân, và là người Việt Nam thứ ba mang cấp bậc Đại tá trong quân đội Hoa Kỳ. Theo tài liệu sưu lục được thì người Việt Nam đầu tiên được thăng cấp Đại tá trong Quân đội Hoa Kỳ vào năm 1982 là Bác sĩ Quân y Lục quân Nghiêm X Quang (hồi hưu), và Bác sĩ Quân y Lục quân Nguyễn Dương là ngưới Việt Nam được thứ hai được thăng cấp Đại tá Hoa Kỳ vào năm 1992 (hồi hưu năm 1999), họ là 3 trong số 50 vị Đại tá Hải, Lục, Không quân, Duyên phòng (Coast Guard) và Đoàn y tế công cộng (U.S. Public Health Service Commissioned Corps) Hoa Kỳ gốc Việt. Cô Phan Thu 17 tuổi, nữ sinh lớp 11 trường trung học Pháp tại Đà Đạt cùng gia đình phải chạy trốn vào Sài Gòn khi quân cộng sản gần tiến vào thành phố này. Tại Sài Gòn cô trở lại trường học và cấp sách đến trường được vài tuần thì trường học phải đóng cửa vì tình hình trở nên sôi động và nguy ngập. Gia đình cô lại phải lánh nạn cộng sản rời khỏi Việt Nam 10 ngày trước khi quân cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm được Sài Gòn ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Đến Hoa Kỳ gia đình cô cư ngụ tại Manassas, Tiểu ban Virginia nơi chị và anh rể người Mỹ đang sinh sống. Biến cố 30 tháng 4 năm 1975, làm cho gia đình cô ly tán, Ba má và ba chị em cô cùng trốn thóat khỏi Việt Nam nên khi đến Hoa Kỳ họ được sinh sống với nhau, một người chị ở Thái Lan, một người chị khác ở tại Anh Quốc, Và một người anh du học tại Bỉ. Phụ thân của Phan Thu nguyên là giám đốc Viện Paster.
Những năm sau khi ổn định cuộc sống và hoàn tất trung học, Phan Thu ghi danh học tại đại học Công gíao tại Hoa Thịnh Đốn (Catholic University in Washington), sau đó cô theo học tại đại học Maryland,hoàn tất cử nhân ngành Nha khoa. Sau dó cô học thêm chương trình một năm nữa tại đây. Phan Thu cho biết, cô phải rời đại học Maryland để phục vụ Hải quân, vì Hôn phu của cô là Trung tá Hải quân Eric Getka, ngành thần kinh tâm lý khuyên cô nên nhận một học bổng của Hải quân và gia nhập quân chủng này trước khi họ kết hôn. Thu Phan Getka cho biết: " Chồng tôi đã quyết định, anh ấy thích Hải quân và chọn con đường binh nghiệp, vì vậy gia nhập Hải quân cũng là lựa chọn thích hợp đối với tôi".
Thu Phan Getka  không còn gặp lại quê hương của cô nữa, nhưng cô cảm thấy những năm sau cuộc sống của cô đã chạy trên con đường song song. Sau khi gia nhập Hải quân Hoa Kỳ, ngành nha khoa, cô được thuyên chuyển đến làm việc tại Trung tâm Y tế Hải quân Quốc gia tại Bethesda, Tiểu ban Maryland (National Naval Medical Center in Bethesda, Md).http://www.defense.gov/DODCMSShare/NewsStoryPhoto/1999-05/scr_9905142a.jpg
Trung tá Thu Phan Getka "đứng" và Thiếu tá Trần Ngọc Nhung "ngồi" tại Trung tâm Y tế Hải quân Quốc gia tại Bethesda, Md (National Naval Medical Center in Bethesda, Md) - USN photo.
Cần biết thêm, trong Hải quân Hoa Kỳ có hai ngành Sĩ quan, Sĩ quan ngành tác chiến hải quân (Line Officer) tương tự như Sĩ quan ngành chỉ huy của Hải quân VNCH, và Sĩ quan ngành chuyên môn hải quân (Staff Corps Officers). Bài viết này chỉ đề cập khái nét về các ngành chuyên môn của Hải quân.
Ngành nha khoa Hải quân là một trong tám ngành chuyên môn
của Hải quân: Y sĩ, Điều dưởng, Phục vụ y tế, và Nha khoa, bốn ngành này thuộc Quân y Hải quân (Bureau of Medicine and Surgery/Navy Medicine). Ngoài ra còn có bốn ngành chuyên môn khác, đó là ngành Kỷ sư thuộc Bộ chỉ huy Công binh Hải quân (Naval Facilities Engineering Command), ngành Tiếp vận thuộc Bộ chỉ huy Tiếp vận Hải quân (Naval Supply Systems Command), riêng ngành Quân pháp và ngành Tuyên úy thì trực thuộc Bộ trưởng Hải quân (Navy Secretaria).Quân y Hải quân đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc y tế cho 326,612 quân nhân Hải quân hiện dịch, 110,049 quân nhân Hải quân trừ bị và 196,514 nhân viên dân sự Hải quân. Ngoài ra, Quân y Hải quân cỏn đảm nhận phục vụ y tế cho binh chủng Thủy quân lục chiến gồm 202,100 quân nhân hiện dịch  và 39,600 quân nhân trừ bị.
Chỉ huy trưởng Quân y Hải quân hiện nay là Phó đô đốc Matthew Nathan (Y sĩ) và Chỉ huy trưởng ngành Nha khoa Hải quân là Phó đề đốc Stephen Pachuta (Bác sĩ Nha Khoa).
Về cấp bậc và quân phục, Sĩ quan chuyên môn Hải quân mang huy hiệu cấp bậc
trên cầu vai (kể cả nam va nữ) và cấp bậc trên tay áo quân phục theo ngành chuyên môn rất khác biệt so với Sĩ quan ngành tác chiến hải quân (Line Officers).

Navy Shoulder Board: Captain Dental Corps - Female                                      Navy Shoulder Board: Line Captain - female                       

Cấp bậc Đại tá ngành nha khoa hải quân (nữ).Cấp bậc Đại tá ngành tác chiến Hải quân (nữ).

Từ khi gia nhập Hải quân, Bác sĩ nha khoa Thu Phan Getka lần lượt phục vụ tại nhiều trung tâm Nha khoa Hải quân,
và đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng, đường binh nghiệp của cô từ đó cũng được thăng tiến theo thời gian, điểm son đáng quý chính là lòng tận tụy chăm sóc sức khỏe cho quân nhân Hải quân các cấp và gia đình họ.Bác sĩ Thu Phan Getka được thăng cấp Thiếu tá năm 1990, Trung tá năm 1996, Đại tá năm 2001.


Đại tá Thu Phan Getka và Trung sĩ Matthew Foster tại khoa Periodontics trường hậu Nha Khoa Hải quân Hoa Kỳ (Naval Postgraduate Dental School photos).
Tính đến nay, Bác sĩ Thu Phan Getka mang cấp Đại tá khoảng 14 năm, và là một trong những Đại tá thâm niên nhất trong Hải quân Hoa Kỳ còn tại ngủ.Ngoài Đại tá Thu Phan Getka, người Việt mang cấp Đại tá trong ngành Nha khoa Hải quân, còn có Đại tá Trần Ngọc Nhung dã hồi hưu năm 2013, và Trung tá Nguyễn Trọng Đức sẽ được thăng cấp Đại tá vào năm 2016. Riêng cấp Trung tá ngành nha khoa còn có Trung tá Trịnh T Hiền, Trung tá Lưu Thu Nhan, Trung tá Vincent Đỗ, Trung tá Phan Minh Hồng, Trung tá Trịnh H NMN và Trung tá  Đoan Vinh Đang. Hiện nay Đại tá Thu Phan Getka là Trưởng khoa Periodontics tại trường hậu Nha Khoa Hải quân Hoa Kỳ (Naval Postgraduate Dental School).

Nam Yết.

Tài liêu:
Navy Personnel Command; Congress.gov; United States Navy staff corps; Navy & Marine Corps Medical News - U.S. Navy; Navy Medicine Professional Development Center (NMPDC); Periodontics - Walter Reed National Military Medical Center; Specialty Insignia-Staff Corps; Những vị Tướng Hoa Kỳ gốc Việt trong tương lai; http://www.navy.mil/navydata/nav_legacy.asp?id=146; Navy Medicine; http://www.hqmc.marines.mil/About.aspx; Y sĩ xe tăng Mỹ -  

Giao Chỉ-San Jose.

Wednesday, August 26, 2015

Lá Cờ Vàng và Ông Đại Sứ

Tác giả: Anthony Hưng Cao
Bài số 3607-17--30197vb3082515

Tác giả là một bác sĩ Nha Khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2007, ông đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Xuất Sắc 2010, với hồi ký “My Life,” bài viết chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp Y Khoa, từ nhiều năm qua Hưng Cao còn là người soạn nhạc và là chủ tịch câu lạc bộ Tình Nghệ Sĩ. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
* * *
Gần 30 năm trôi qua, nhưng tôi vẫn nhớ cái cảm xúc khi tôi nhìn thấy lá cờ vàng ba sọc đỏ lúc tôi vừa bước vào trại chuyển tiếp của người tị nạn ở Battaan vào tháng 6 năm 1988.

Lúc đó, tôi còn là cậu thanh niên mới bước vào tuổi mười chín và đã trải qua đến 13 năm sống dưới chế độ cộng sản từ sau cuộc đổi đời 30 tháng 4 năm 1975. Tôi nhớ một cảm xúc rất khó tả, vừa lạ lẫm, vừa tò mò xen lẫn ngạc nhiên khi lần đầu tiên nhìn thấy lá cờ. Thật ra cảm xúc đó cũng dễ hiểu đối với những thanh niên cùng trang lứa với tôi lúc đó. Cũng như bao nhiêu thanh niên khác sau năm 1975 ở Việt Nam, chúng tôi ít khi có dịp nhìn thấy hình ảnh của lá cờ vàng ba sọc đỏ.

Hình ảnh lá cờ vàng có chăng chỉ qua những bài học nhồi nhét lòng căm thù về ý thức hệ và những câu chuyện bịa đặt xấu xa mà chúng tôi bắt buộc phải học từ những lớp vỡ lòng về "chế độ cũ" hay chế độ "Mỹ ngụy".
Tôi có cái may mắn là được ba của tôi, người đã trải qua những năm tháng phục vụ trong ngành quân y của Việt Nam Cộng Hoà, thỉnh thoảng thì thầm kể lại những chiến tích oai hùng của quân lực Việt Nam Cộng Hoà mà ông được chứng kiến, cũng như những việc làm đầy nghĩa cử của các toán quân y Mỹ và những người lính Việt Nam Cộng Hoà giúp đỡ chăm sóc cho người dân. Tuy nhiên, những câu chuyện hiếm hoi đó chỉ thỉnh thoảng ông mới dám kể vì khắp nơi trong xã hội lúc đó là tình trạng "tai vách mạch rừng", đầy dẫy những tên công an khu vực cộng khai và trá hình.

Năm 1975, tôi chỉ mới vừa 6 tuổi để có một kỷ niệm hay một ý thức nào về lá cờ vàng ba sọc đỏ. Các bạn trẻ lớp sau tôi chắc chắn còn hoàn toàn mù tịt hơn về hình ảnh lá cờ ấy, nhất là tệ hại hơn khi chế độ cộng sản đã cố tình dùng đủ mọi cách để bóp méo và xuyên tạc lá cờ biểu tượng của nền dân chủ tự do dưới chế độ Việt Nam Cộng Hoà.

Khi trưởng thành, bước vào ngưỡng cửa trung học, một số chúng tôi bắt đầu có ý thức hơn về những điều bất công trong xã hội chung quanh và đã có những tư tưởng chống đối hay phản kháng, nhưng tuyệt nhiên, hình ảnh của lá cờ vàng trong những năm tháng đó hoàn toàn không là một hình ảnh mà chúng tôi dựa vào để nung nấu ý chí hay lấy đó làm biểu tượng để đấu tranh.
Đó là lý do tôi có cảm xúc khá lạ lẫm khi lần đầu được nhìn lá cờ vàng tung bay trong gió trong một ngày hè nóng nực lúc chúng tôi vừa bước chân vào trại tị nạn Battaan. Tôi nhớ tôi đã đứng sựng lại vài giây để nhìn lá cờ cho đến khi mẹ tôi giục mau đi theo gia đình về ngôi nhà cất tạm trong trại để tạm trú trong thời gian chúng tôi ở lại trại.

Những căn nhà nho nhỏ được dựng lên sơ sài bằng gỗ sát vách với nhau. Những buổi chiều mùa hè, sau khi xong buổi cơm chiều, mọi người trong trại thường kéo nhau ra ngồi trước căn nhà để tránh cái nóng vẫn còn hầm hập từ mái tôn toả xuống.

Hàng xóm sát bên nhà của tôi lúc đó là một gia đình gồm 2 vợ chồng và một người con trạc tuổi tôi. Thấy chú hàng xóm hiền lành và thường vẫy tay chào mỗi lần gặp tôi, tôi lân la làm quen và trò chuyện với chú vào những buổi chiều khi ngồi hóng mát. Tôi được chú kể cho biết là chú đã từng phục vụ trong Thủy Quân Lục Chiến Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trước đây. Sau khi ra khỏi trại "cải tạo", gia đình chú vượt biên và may mắn đi thoát. Khi bắt đầu quen với tôi hơn, chú thường cao hứng kể lại những trận đánh mà đơn vị của chú đã từng chạm trán với quân đội cộng sản. Chú kể về trận chiến ác liệt khi tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị với sự tham dự của đơn vị Thủy Quân Lục Chiến của chú.

Qua câu chuyện của chú, tôi đã hình dung được niềm vui và những giọt nước mắt của những người lính khi nhìn thấy lá cờ vàng được phất phới tung bay trên cột cờ của Cổ Thành sau khi được quân ta chiếm lại. Giọng kể của chú thật hào hùng và tràn đầy cảm xúc, dường như những kỷ niệm năm xưa trên chiến trường bên cạnh những người đồng đội đang sống lại trong lòng của chú. Tôi chợt nhớ lại những câu chuyện kể của ba tôi trước đây, tuy nhiên trong một hoàn cảnh hoàn toàn khác hẳn vì lúc đó chúng tôi đang sống trong nhà tù lớn của cộng sản, nên giọng kể của ông chỉ thì thầm đủ cho tôi nghe, khác với giọng nói hùng dũng của người lính Thủy Quân Lục Chiến vì chúng tôi đang được đứng trên mảnh đất tự do.

Tôi còn nhớ một buổi chiều, sau khi kể thêm một vài câu chuyện về quãng đời quân ngũ của chú xưa kia, chú bảo tôi ngồi đợi chú một lúc để chú cho tôi xem một món đồ "rất quý giá". Chú bước vào bên trong nhà và sau đó trở ra với một món đồ gì đó được gói cẩn thận trong những tờ báo cũ. Tôi tò mò muốn biết chú cất món đồ gì trong đó. Đôi tay chú run run thận trọng mở từng tờ giấy báo. Khi tờ giấy báo cuối cùng được bốc ra, một lá cờ vàng cũ với nhiều vết cháy xém đen hiện ra trước mắt tôi.

Giọng chú chợt nghẹn ngào, với ánh mắt rưng rưng:

"Đây là lá cờ mà chú đã gìn giữ từ sau cuộc chiến ở Cổ Thành Quảng Trị cho đến nay. Lá cờ này đã thấm máu người bạn thân nhất của chú trong trận đánh chiếm lại Cổ Thành".

Vợ của chú đã giúp cất giấu lá cờ trong những năm tháng chú bị bắt đi tù cải tạo. Trong chuyến vượt biên, chú nhất quyết mang theo vì chú nghĩ linh hồn của người bạn đồng đội sẽ phù hộ gia đình chú vượt qua những sóng gió trên biển. Những ngày đói khát trên biển, chú đã ôm lá cờ vào ngực để chống chọi với cơn khát, cái đói cho đến khi tàu được vớt đưa vào trại tị nạn..."

Đôi vai chú chợt run run khi nhắc lại câu chuyện vượt biển với những ký ức kinh hoàng. Mắt chú rưng rưng ngấn lệ. Tôi rụt rè đưa tay vuốt nhẹ lên lá cờ vàng. Tôi cảm thấy như có một luồng điện chuyền qua tay tôi từ lá cờ cũ đã phai màu. Đó là lần đầu tiên trong đời sau 13 năm, tay tôi được chạm vào lá cờ vàng ba sọc đỏ. Một cảm xúc thật bồi hồi khó tả, vừa tự hào, vừa trân quý, vừa hãnh diện với những gì mà tôi được nghe từ những câu chuyện của người lính Thủ Quân Lục Chiến mà tôi tình cờ được quen biết trong trại tị nạn Battaan. Tuy chú không nói, nhưng tôi biết chắc chú đang ôm ấp một niềm mong ước một ngày được trở về Cổ Thành Quảng Trị để dựng lại ngọn cờ vàng ba sọc đỏ như trong một buổi chiều năm xưa trong trận chiến năm 1972.

Từ khi ra khỏi trại, tôi không có dịp gặp lại chú nữa. Không biết bây giờ chú đang định cư ở đâu, còn sống hay đã mất. Tôi mong có phép nhiệm mầu nếu chú đọc được câu chuyện này để tôi có dịp gặp lại chú, người đã giúp mang lại cho tôi sự kính trọng và yêu mến lá cờ thiêng liêng chỉ sau một thời gian ngắn ngủi, mặc dầu tôi đã trải qua 13 năm sống dưới những sự xuyên tạc bịa đặt của chế độ cộng sản về lá cờ vàng.
*

Chúng tôi đến định cư ở Hoa Kỳ vào cuối tháng 9, khi trời bắt đầu vào Thu với tiết trời se se lạnh.

Hình ảnh của lá cờ vàng mà tôi được thấy lần đầu tiên ở Hoa Kỳ được treo trong khu nhà hàng phở Nguyễn Huệ, trên đường Bolsa, gần góc đường Ward. Kể từ đó đến nay, lá cờ vàng ba sọc đỏ đã trở nên quen thuộc trong những cuộc biểu tình, những đêm văn nghệ đấu tranh. v.v.. Sau này, khi thành lập ban hợp ca Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, chúng tôi thường tổ chức hay tham gia những buổi văn nghệ đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền cho quê hương Việt Nam. Hình ảnh lá cờ vàng ba sọc đỏ cũng xuất hiện trong một số màn trình diễn của chúng tôi, mỗi khi chúng tôi trình diễn các bản nhạc đấu tranh như "Vùng Lên Cứu Nước", "Người Việt Nam", "Hẹn Ngày Về", v.v. Những lá cờ vàng được chúng tôi tự hào cầm trên tay và phất cao. Trong những giây phút đó, tôi vẫn thỉnh thoảng chợt nhớ đến hình ảnh lá cờ vàng trong trại tị nạn Battaan mà tôi có dịp chạm tay vào.

Tháng Bẩy năm nay, khi vị đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam là ông Ted Osius đến gặp gỡ cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản ở ngay thủ phủ Little Saigon. Vì bận việc phải đi xa, nên tôi không có mặt trong buổi tiếp tân hôm đó. Tuy nhiên, khi đọc những bài báo về cách hành xử của vị đại sứ này đối với lá cờ vàng, tôi hết sức phẫn nộ. Tôi cố tìm xem lý do gì mà một vị đại sứ Hợp Chủng Quốc như ông, vốn luôn tự hào là công dân một quốc gia yêu chuộng Tự Do và Công Lý, lại có một thái độ như vậy đối với một biểu tượng Tự Do của hơn 2 triệu người Việt tị nạn cộng sản.

Sự bào chữa của ông Osius khi ông cho là đứng chụp hình chung với lá cờ vàng ba sọc đỏ sẽ gây dẫn đến sự khó khăn trong “việc làm” của ông khi ông trở lại Việt Nam giúp xây dựng và phát triển sự hợp tác của hai quốc gia và hy vọng sẽ dẫn đến nền dân chủ, công bình cho Việt Nam, v.v. và v.v. Tệ hại hơn, vị đại sứ còn than thở rằng ông có thể “bị mất việc” nếu đứng chụp hình với lá cờ vàng ba sọc đỏ. Hiểu nôm na là việc ông ta chụp hình với lá cờ vàng có thể làm mấy ông cộng sản ở Hà Nội mất lòng và vì vậy ông ta có cơ bị mất việc.

Ô hay. Hà Nội hay Việt Nam đúng là nhiệm sở ngoại giao của ông, nhưng ông chủ của ông đâu phải là ông chủ của ông đám vua quan hay cái chế độ độc tài độc đảng ở đó. Ông chủ đích thực của ông -nếu muốn ví von với ông boss, ông xếp theo kiểu “bị mất việc”- là nước Mỹ, dân Mỹ. Hình như ông quên ông là vị đại sứ Hoa Kỳ, có nghĩa là người đại diện của cả nước Mỹ, dân Mỹ, trong đó có hàng triệu binh sĩ Mỹ đã chiến đấu bên lá cờ vàng ở Việt Nam để bảo vệ tự do dân chủ. Đúng là cuộc chiến đấu ấy đã qua 40 năm, nhưng đừng quên trên 58,000 tử sĩ Mỹ cùng biết bao huy chương cao quí của nước Mỹ còn mãi mãi giá trị. Và đừng quên tại đất nước tự do dân chủ này, lá cờ vàng của cộng đồng người Việt đã là một biểu tượng hợp pháp, được các chính quyền dân cử nhiều địa phương nhìn nhận.

Ông Đại sứ có khoe ông là người bảo vệ nhân quyền. Chắc chắn ông thừa biết những cảnh bắt bớ, tra tấn, giam cầm và thủ tiêu các nhà đầu tranh dân chủ trong nước Việt Nam hiện nay. Công việc bảo về nhân quyền ông đang làm là do nước Mỹ, dân Mỹ giao phó cho vị đại sứ của họ chứ không hề do việc giỏi lấy lòng bọn trùm cộng sản mà có.

Ông Đại Sứ thường cho thấy là ông am hiểu ngôn ngữ, văn hóa Việt. Tôi mong ông sẽ có dịp hiểu biết thấu đáo hơn về lịch sử, văn hóa và lòng người để hành xử xứng đáng với vị trí của một vị Đại sứ Hoa Kỳ.
*

Lá cờ vàng ba sọc đỏ với chiều dài của lịch sử Việt Nam đã trải qua bao nhiêu thăng trầm, vinh quang lẫn tủi nhục, nhưng mãi mãi là niềm tự hào của người dân Việt Nam yêu Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền.

Dù đã 40 năm bị chế độ cộng sản cấm đoán, đàn áp, nhưng nay trong nước Việt Nam hiện nay, lá cờ ấy vẫn là một niềm tin. Mới đây, anh Nguyễn Viết Dũng, dù đang sống trong chế độ cộng sản, nhưng anh vẫn công khai treo lá cờ vàng ba sọc đỏ ngay trước nhà của mình ở Nghệ An? Thái độ và việc làm của anh Dũng đã làm cho chế độ cộng sản phải run sợ và ra tay bắt giam anh.

Như những người Việt tự do tại hải ngoại vẫn ngày càng đông hơn, mạnh hơn, tôi tin rằng một ngày mai không xa, lá cờ vàng ba sọc đỏ lại có dịp ngạo nghễ tung bay phất phới trên quê hương Việt Nam. Biết đâu chừng ngày đó, tôi sẽ có dịp thấy lại lá cờ vàng với những vết tích của cuộc chiến trên Cổ Thành Quảng Trị năm nào và được ôm lá cờ thân yêu vào lòng.

Anthony Hưng Cao

Sunday, August 23, 2015

ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

Điện thoại di động đã trở thành một phương tiện cần thiết cho con người trong mọi xã hội năng động, di chuyển hiện nay. Nó được sử dụng trong nhiều liên lạc, từ dịch vụ thương mại, giao tế nhân sự, tới hẹn hò yêu đương hoặc băng đảng tội lỗi. Với điện thoại di động, ta có thể nói chuyện được với khắp nơi trên trái đất, từ chốn thâm sơn cùng cốc tới vùng biển cả xa xôi, miễn nơi đó có máy.
 
Cho tới nay, theo ước lượng, có khoảng gần 700 triệu người dùng điện thoại di động trên thế giới, và con số có thể tăng lên đến một tỷ rưỡi vào năm 2005. Ở Mỹ, cứ 10 người, có 4 người sử dụng điện thoại di động, và vào năm 2000, đã có trên 100 triệu người sử dụng, so với 5 triệu vào năm 1990. Theo ước đoán của David Pearce, Chủ biên tạp chí The Futurist, chỉ mươi mười lăm năm nữa, 80% dân chúng Mỹ sẽ có cell phone và họ chỉ dùng điện thoại không dây này mà thôi. Có người còn hài hước nghĩ, với đà này, trong tương lai khi sanh ra, mỗi đứa bé sẽ được cho một số điện thoại, như số thẻ căn cước, thay cho Số An Ninh Xã Hội.
Cell phone phổ biến, công dụng như vậy, song vài năm gần đây giới tiêu thụ đã trở nên rất bối rối vì những tin tức khác nhau về sự hoặc không nguy hại của máy. Đã có nhiều kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng xấu cho sức khỏe do phóng xạ của điện thoại di động. Nhưng giới tiêu thụ, vì nhu cầu, vẫn dùng mặc dù cho tới nay chưa có giải đáp dứt khoát nào về vấn đề này.
 
Điện thoại di động
Điện thoại di động mà ta còn gọi là cell phone, điện thoại cầm tay handies hoặc cellular phone, là loại điện thoại có gắn antenne trong máy, với bộ phận phát điện và thu phát tín hiệụ Máy phát ra một lượng rất nhỏ vi ba phóng xạ. Khi nói, toàn bộ máy được áp sát vào tai.
Khái niệm về cell phone đã manh nha từ thập niên 1950. Tới năm 1977 thì công ty AT&T làm ra một cell phone mẫu. Năm 1979, máy được bán ở Nhật. Năm 1981, công ty Motorola Hoa Kỳ cho ra một loại cell phone tối tân hơn. Hiện nay cell phone được trang bị dưới dạng digital. Chỉ mới hơn ba chục năm mà cell phone đã có một thị trường vững vàng trên khắp thế giới. Nhưng bão tố cũng bắt đầu đến với cell phone.
 
Sóng gió trên cell phone
Câu chuyện bắt đầu với một chương trình của đài BBC Luân Đôn, cách đây mấy năm, công bố kết quả nghiên cứu của bác sĩ Lennart Hardel bên Thụy Điển: một bệnh nhân bị ung thư não, về phía đầu mà người này thường xuyên áp điện thoại di động để nói và nghe. Vị bác sĩ này cho hay rằng điện thoại di động có tác dụng không tốt tới sức khỏe con người và vấn đề cần được làm sáng tỏ bằng các nghiên cứu khoa học khách quan. Trong khi chờ đợi kết quả, ông ta đề nghị mọi người nên giới hạn sự tiếp cận với nguồn phóng xạ từ điện thoại di động. Trong chương trình này, kết quả một nghiên cứu tương tự ở Mỹ về liên hệ giữa phóng xạ từ điện thoại di động với tổn thương của nhiễm thể tế bào cũng được đài công bố.
Bác sĩ Goerge Carlo, trước đó hợp tác với American Cellular Industry, quả quyết rằng, kỹ nghệ cell phone hiện đang ở vào tình trạng báo động và không còn là lúc đưa ra những lời tuyên bố lững lờ, nước đôi về sự an toàn của cell phone.
Tháng 5 năm 1999, bác sĩ Mild công bố kết quả một nghiên cứu từ Thụy Điển cho hay sử dụng điện thoại di động đưa đến nhiều triệu chứng như nhức đầu, mệt mỏi, chóng mặt, mất trí nhớ, nóng bỏng trên dalắng nghe khó khăn. Theo ông ta, người dùng cell phone 30 phút mỗi ngày thì hay than phiền là mau quên nhiều gấp đôi so với người chỉ dùng dưới hai phút; người dùng ba bốn lần trong ngày thì bị nhức đầu gấp ba người chỉ dùng hai lần trong ngày. Điều cần ghi nhớ là thiếu niên bị các triệu chứng trên nhiều hơn người lớn.
Trước đó, vào tháng 5 năm 1998, các nghiên cứu tại Thụy Điển, Na Uy và công ty điện thoại Scandinavian cũng đưa ra các nhận xét tương tự.
Nhiều người nghe điện thoại tự động áp vào tai than phiền trên da nổi lên một vết đỏ, đau, cứng có bề lớn bằng chiếc điện thoại mà họ đang dùng. Công ty sản xuất Microshield kể trường hợp một người máng điện thoại vào hông và bị ung thư cột sống lưng, ngay chỗ mang điện thoại.
 
Những giải thích
Theo viện Ung Thư Hoa Kỳ, các đồ điện trong nhà như T.V, microwave oven, chăn và nệm điện, máy sấy tóc, quạt trần, đồng hồ điện báo thức cũng phát ra từ trường điện tương tự như cell phone.
Theo giải thích của World Health Organization (WHO), thì các phóng xạ từ cell phone rất nhỏ, khoảng 0.2-0.6 watt, thuộc loại không gây ra xáo trộn cho tế bào con người như quang tuyến X.
Phóng xạ này tan biến trong không gian, tùy theo khoảng cách giữa máy và cơ thể. Cũng theo WHO, phóng xạ này khi xâm nhập cơ thể, sẽ tạo ra một sức nóng rất nhẹ mà cơ chế điều hòa thân nhiệt có thể hóa giải dễ dàng. WHO cũng nhận rằng có nhiều nghiên cứu nói phóng xạ của cell phone làm thay đổi sinh hoạt điện năng não bộ, giảm thời gian phản ứng, gây vài xáo trộn giấc ngủ, nhưng rất ít và không tạo ra khó khăn gì cho người sử dụng cell phone. WHO kết luận là các phóng xạ đó chưa chắc đã gây ra ung thư não và sẽ tài trợ để các khoa học gia nghiên cứu thêm.
Các nhà sản xuất cell phone cho hay là điện thoại di động an toàn vì đã được làm đúng theo tiêu chuẩn do chính quyền đưa ra. Tiêu chuẩn đó gồm ảnh hưởng của nhiệt do cell phone phát ra và các vi ba từ trường được phân phối ra hết cả đầu. Chương trình truyền hình ABC 20/20 cho hay là tiêu chuẩn của chính quyền có nhiều kẽ hở mà các nhà sản xuất điện thoại di động qua mặt dễ dàng.
Trong khi đó thì Chủ tịch công ty điện thoại di động vĩ đại Ericsson khẳng định rằng sẽ có nhiều người sử dụng điện thoại di động để nối tiếp với mạng lưới, thay vì dùng điện thoại có dây trong nhà, vì tiện lợi hơn.
Cơ quan Federal Communication Commission Hoa Kỳ cho hay là cho tới nay, chưa có bằng chứng nào kết luận rằng điện từ trường có hại cho sức khỏe. Chuyên viên Ed Mantiply của cơ quan này cho hay, là cơ quan đã đặt ra một tiêu chuẩn cho phóng xạ từ điện thoại di động, giống như giới hạn tốc độ lái xe tự động. Không có gì bảo đảm là dưới giới hạn đó chúng ta sẽ an toàn và trên giới hạn đó là nguy hiểm. Cơ quan khuyên dân chúng áp dụng nguyên tắc là cầm xa máy một inch nếu máy phát ra một watt năng lượng, nếu máy phát ra 10 watts thì ở cách xa máy mười inches. Nhưng các nghiên cứu cho hay, ngoài sức nóng, cell phone còn phát ra các phóng xạ có hại, đồng thời các phóng xạ này phát ra từng lúc mạnh yếu khác nhau nên có hại hơn là phát ra liên tục.
Cơ quan Food and Drugs Hoa Kỳ có trách nhiệm về sự an toàn thực và dược phẩm, các mỹ phẩm, trang bị điện tử trong nhà thì nói: cell phone phát ra một lượng điện từ trường không đáng kể và kết quả nghiên cứu chưa xác định nó có hoặc không có hại. Và cơ quan khuyên dân chúng áp dụng các phương pháp đề phòng thường lệ.
Tập san International Journal of Oncology tháng Năm 1999, đăng kết quả nghiên cứu trên 600 người dùng điện thoại di động cho hay không có bằng chứng gì về vụ gây ung thư não vì phóng xạ từ điện thoại này.
 
Ảnh hưởng trên sức khỏe
Nhưng phe quan tâm tới ảnh hưởng phóng xạ từ điện thoại di động vẫn không hài lòng với giải thích của chính quyền và của các công ty sản xuất cell phone. Họ vẫn quả quyết là phóng xạ này rất hại cho cơ thể.
Phóng xạ điện từ trường thoát ra từ điện thoại di động khi mở máy và khi điện đàm. Vi ba phóng xạ xâm nhập xương sọ, vào não bộ, mắt, mũicác tế bào trên mặt. Một bác sĩ Đan Mạch có nói: “Chắc không có ai muốn đút đầu vào lò hâm thực phẩm vi ba, nhưng nhiều người lại hân hoan áp chiếc điện thoại di động sát vào tai, vào đầu”. Microwave oven cũng phát ra những vi ba phóng xạ như điện thoại di động.
Bác sĩ Bruce Hocking đã tường trình trước Thượng Viện Úc Đại Lợi rằng, người sử dụng điện thoại cầm tay có thể bị tổn thương da chung quanh vành tai với cảm giác khác thường ở trong đầu, mấy phút sau khi họ quay số điện thoại và kéo dài có khi cả mấy tiếng đồng hồ. Ngoài ra họ còn cảm thấy buồn ói, rối loạn thị giác cũng như có vài dấu hiệu thần kinh khác. Theo ông, đây không phải là do tưởng tượng, mà là có thực vì được phát hiện ở nhiều người khác nhau, trên khắp thế giới khi họ dùng cell phone.
 
Cơ Quan Y Tế Thế Giới cũng đề cập tới vấn đề tia phóng xạ của điện thoại di động trên sức khỏe và khuyên dân chúng nên giới hạn sử dụng, nên dùng hands free devices, giữ điện thoại xa cơ thể. Cơ quan này đã tài trợ 4 triệu mỹ kim để nghiên cứu ảnh hưởng của tia phóng xạ từ điện thoại di động.
Các nghiên cứu gia bên Anh Quốc báo động là trẻ em dùng nhiều điện thoại di động có thể gặp khó khăn trong vấn đề tăng trưởng với đầu nhỏ. Công ty Hỏa xa Nhật yêu cầu khách giảm dùng điện thoại di động trên xe lửa để tránh ảnh hưởng tới các y cụ mang trên cơ thể một số hành khách trên tầu như pacemaker, trợ thính cụ... Theo kết quả điều tra bên Đức thì phóng xạ vi ba từ cell phone làm tăng huyết áp vì các mạch máu co thu dưới tác dụng của phóng xạ. Báo Daily Mail ngày 13 tháng 12 năm 1999 đăng tin các nghiên cứu bên Anh cho hay sử dụng cell phone có thể đưa tới thất thoát chất huyết cầu tố từ hồng huyết cầu và gây ra bệnh timsạn thận.
 
Phóng xạ từ điện thoại di động có thể làm giảm trí nhớ ngắn hạn và đột nhiên mất định hướng. Phóng xạ từ cell phone cũng ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch, theo khoa học gia Roger Cogwill. Các khoa học gia của Karolinska Institute bên Thụy Điển đang nghiên cứu về hậu quả này.
Người mang kính mà dùng cell phone thì ảnh hưởng của phóng xạ vào mắt tăng 20%, vào đầu tăng 6%, lý do có thể là do khung kính đeo mắt bằng kim loại thu hút nhiều chất phóng xạ hơn. Nhiều người có răng trám bằng kim loại than phiền có cảm giác nóng nóng trong miệng và đau nhức răng khi nói chuyện trong cell phone. Theo báo Úc Sunday Telegraph ngày 2 tháng 5 1999, phóng xạ từ điện thoại di động gây ra khuyết tật cho trên 10.000 con gà con vì trứng tiếp cận với chất phóng xạ này.
Hội nghị về ảnh hưởng phóng xạ từ cell phone, họp tại Vienne vào tháng Giêng năm 1999, đi đến một nghị quyết chung là ảnh hưởng sinh học phát ra từ radio wave, microwave là có thực và cần được khoa học kiểm chứng.
Các bác sĩ Henry Lai và NP Singh, University of Washington, Seattle, cho hay khi sử dụng cell phone, có tới 50% DNA bị hư hao vì chất phóng xạ từ máy và ông ta cáo giác là các nhà sản xuất cell phone đã yêu cầu ông thay đổi kết quả của nghiên cứu tới hai lần. Nghiên cứu lại do chính các công ty điện thoại tài trợ, nhưng khi thấy kết quả bất lợi họ yêu cầu ông ta thay đổi.
Vấn đề với các trụ phát tín hiệu cho điện thoại di động ở vùng dân cư đông đúc cũng được nêu lên. Bên Anh, nhiều nghiên cứu cho hay, sống gần và dưới ảnh hưởng của đường dây điện có nhiều nguy cơ ung thư phổi vì các tia phóng xạ ô nhiễm dính với nhau và đọng trong phế nang. Theo tổ chức nghiên cứu các loài chim ở Thụy Sĩ, ngay cả chim khi bay quanh quẩn trụ phát tuyến cũng bị lạc đường vì mất định hướng dưới ảnh hưởng của điện từ trường.
 
Công ty bảo hiểm với cell phone
Vào tháng Bẩy năm 2000, một bác sĩ chuyên khoa thần kinh Hoa Kỳ đã kiện công ty Motorola và các công ty điện thoại di động khác, đòi bồi thường 800 triệu mỹ kim vì ông ta bị ung thư não gây ra do phóng xạ từ điện thoại di động. Kỹ sư Robert Kane làm việc cho Motorola kiện công ty vì bị ung thư óc trong thời gian thử nghiệm antenne cell phone cho công ty. Một vụ kiện Motorola khác do Dean Vincent Rittman bị ung thư não vì điện thoai di động cũng đang được thụ lý tại Texas.
Các công tư bảo hiểm từ chối bán bảo hiểm về hậu quả có thể xẩy ra do cell phone, vì họ cho rằng vấn đề này cũng tương tự như vấn đề chất cách nhiệt abestos, thuốc lá và dân bảo hiểm sẽ phải bồi thường nhiều tỷ mỹ kim. Theo công ty bảo hiểm Thụy Sĩ Swiss Re, căn cứ vào các dữ kiện hiện có thì các nạn nhân của cell phone có nhiều hy vọng thắng trong các vụ kiện. Công ty bảo hiểm lớn Lloyd bên Anh đã từ chối bán bảo hiểm liên can tới điện thoại di động.
  
Dụng cụ giảm phóng xạ
Trước sự lo ngại của giới tiêu thụ, nhiều trang bị che chở cơ thể, nhất là não bộ với phóng xạ từ cell phone đã được tung ra thị trường. Các công ty sản xuất mobile phone Hitachi, Ericsson, Alcatel tung ra các trang bị phụ hands free devices, Microshield để làm giảm phóng xạ phát ra từ điện thoại di động, ngõ hầu bảo vệ sức khỏe người dùng máy này. Chính các công ty sản xuất máy cũng phân phát Microshield cho nhân viên khi dùng điện thoại tự động, vì theo họ, dù chưa có bằng chứng xác đáng nhưng mọi người đều e ngại, che chở đề phòng thì cũng nên làm. Cảnh sát Luân Đôn được lệnh giới hạn dùng điện thoại di động dưới năm phút, đồng thời cũng được cung cấp dụng cụ che chở.
Các trang bị giảm phóng xạ này chẳng biết có công dụng gì không, nhưng theo nhiều người, lại có thể làm sự truyền tín hiệu thay đổi, khó nghe, điện thoại phải tăng cường độ, đưa dến nhiều phóng xạ hơn là làm giảm. Hands free devices thường dùng gồm có một cực nghe gắn vào lỗ tai, một cực thu âm thanh, nối với điện thoại bằng sợi dây điện. Khi máng ống nghe vào tai, chất phóng xạ cũng thất thoát ra ngoài đồng thời người nghe cũng có nhiều vấn đề trong lỗ tai.
Theo thống kê, có tới trên 60% người sử dụng điện thoại di động mua dụng cụ ngăn phóng xạ vì sợ chất này phát ra từ máy. Công ty sản xuất trang bị Microshield cho hay dụng cụ này thu hút tới 90% chất phóng xạ, mà nếu không có nó, sẽ chạy tuốt vào não của con người.
 
Nhãn hiệu báo động
Do sự đòi hỏi của dân chúng và với con số gia tăng mỗi ngày dùng điện thoại di động, các nhà sản xuất điện thoại Mỹ Motorola, Thụy Điển Ericsson, Nokia Phần Lan sẽ dán nhãn hiệu trên điện thoại ghi rõ số lượng chất phóng xạ do điện thoại di động phát rạ Phát ngôn viên Mikael Westmark của công ty Ericsson cho hay đây là vấn đề mà khách hàng rất quan tâm và công ty sẽ cung ứng các thông tin xác thực.
 
Cần phải làm gì?
Vấn đề của điện thoại di động đang được tranh luận, nghiên cứu. Chưa có kết luận nào xác quyết là cell phone tạo ra ảnh hưởng không tốt thì cũng chưa có chứng minh rằng cell phone an toàn. Người sử dụng cell phone bây giờ vô tình được dùng như là để thử nghiệm coi nó có nguy hại hay không. Cũng như thuốc Thalidomides cách đây mấy chục năm, vì không được nghiên cứu tính cách an toàn trước khi dùng, nên đã gây ra đau khổ cho nhiều gia đình với con khuyết tật. Hoặc như chất cách nhiệt abestos, đã gây ra biết bao nhiêu trường hợp ung thư phổi, mà cao độ phải mấy chục năm sau mới xuất hiện. Ung thư thường cần vài chục năm để phát sinh. Hoặc như ảnh hưởng của thuốc lá với ung thư phổi.
Nếu cơ thể có sức đề kháng mạnh thì vi ba phóng xạ từ cell phone không làm gì được, nhưng nếu yếu thì, mỗi ngày một ít, phóng xạ sẽ hủy hoại tế bào và trong trường kỳ, đưa tới bệnh hoạn. Không giống như khói thuốc lá, từ trường phóng xạ là chất vô hình, không mầu sắc, không mùi vị. Chúng âm thầm xâm nhập cơ thể nơi có tiếp cận và tạo ảnh hưởng xấu.
Nên khi đã có người nêu ra vấn đề, thì lúc sử dụng cell phone, ta cũng cần có một thái độ khôn ngoan, dè dặt:
 - Không dùng cell phone khi có điện thoại loại thường.
- Dùng điện thoại thường bất cứ lúc nào có thể.
- Dùng trang bị phụ để khỏi áp điện thoại vào tai.
- Nói trên điện thoại di động càng ngắn càng tốt.
- Dùng loại điện thoại di động có antenne ở ngoài máy, xa đầu và não bộ.
- Ở nhà hoặc văn phòng, khi có ai kêu trên cell phone, thì kêu lại bằng điện thoại thường.
- Sử dụng tối đa máy nhắn tin pager.
- Mang máy điện thoại trong túi xách tay, chứ đừng bỏ trong túi áo, túi quần.
- Giới hạn sự sử dụng cell phone ở thiếu niên dưới 16 tuổi vì giới này bị ảnh hưởng xấu từ điện thoại di động nhiều hơn người trưởng thành.
Nhiều người cho rằng, sống trong xã hội hiện tại, con người có nhiều nguy cơ gặp hiểm nghèo thường xuyên. Lái xe nửa giờ mỗi ngày còn nhiều cơ hội xấu tới sức khỏe hơn là 10 phút nói trên điện thoại di động; vận động đi bộ có thể bị du đãng cướp bóc, đánh đập; uống thuốc chữa bệnh có thể bị phản ứng chết người; ăn tiệm có thể trúng độc; làm tình có thể thượng mã phong... Ôi đủ thứ nguy cơ! Nhưng tránh được nguy cơ nào thì vẫn hay hơn. Phòng bệnh hơn chữa bệnh mà.
 
An toàn lái xe
Một khía cạnh khác của điện thoại di động cũng đáng lưu tâm. Đó là việc điện đàm tâm sự ba hoa khi lái xe đã gây ra nhiều tai nạn chết người cho người lái và người khác. Số tử vong này có lẽ còn cao hơn là do phóng xạ và quá rõ ràng, khỏi cần tốn tiền nghiên cứu chứng minh lôi thôi.
Bài học căn bản lái xe là cần luôn luôn cảnh giác, thận trọng và ứng xử lịch sự. Đầu hướng về phía trước, mắt vừa nhìn đường, vừa ngó kính chiếu hậu và quan sát người lái chung quanh. Tôn trọng luật đi đường, giới hạn tốc độ và mang nịt an toàn. Nếu lại dùng cell phone, thì cũng tốt thôi, vì phương tiện này có nhiều ích lợi thực tiễn: giúp ta liên lạc với nhau, làm đời sống giản dị hơn, mang lại cấp cứu cho ta khi cần cũng như giúp người khác khi hoạn nạn. Tiện đấy nhưng cũng hại đấy. Nên cần đề phòng.
1- Điện thoại bây giờ nó nhiều nút, nhiều cách dùng phức tạp, nhưng nếu làm quen được với chúng thì lại rất có lợi. Chẳng hạn nút kêu khẩn cấp, nút kêu lại tự động, nút số điện thoại thường kêu... mà khi cần, chỉ việc nhấn nút là điện đàm được.
2- Sắm thêm trang bị phụ để khỏi phải lấy tay cầm áp điện thoại vào tai, dành hai tay cho bánh lái.
3- Để điện thoại gần ngay chỗ mình ngồi, dễ lấy, không phải quay mình ra sau, đảo mắt tìm kiếm.
4- Đang điện đàm mà thấy có bất an lưu thông như tai nạn trước mặt, mưa to chợt tới, nhiều xe cộ... thì ngưng ngay.
5- Giới hạn quay số điện thoại khi đang lái xe. Quay số khi xe ngừng đèn đỏ hoặc trước bảng stop. Nếu cần lắm, thì quay một nửa, nhìn đường rồi quay tiếp.
6- Không ghi chép, tìm số điện thoại trong khi lái xe.
7- Tránh nói chuyện gây nhiều xúc động mạnh trong lúc vừa lái vừa nói, vì ta rất dễ bị chia trí, gây ra tai nạn.
Phải chi mà ai ai, ngay cả mình, cũng cẩn tắc như vậy, thì đỡ việc cho Ông Tobia biết mấy!
 
Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC