Friday, May 29, 2015

Kỳ Duyên bỏ Việt Nam mở nhà hàng tại Mỹ

 
Kỳ Duyên bỏ Việt Nam mở nhà hàng tại Mỹ, 
liệu người Việt Quốc Gia có còn cho Kỳ Duyên một cơ hội?
Trong ngày qua cộng đồng mạng người Việt khá sốc bởi tin MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên không mở nhà hàng tại Việt Nam mà lại mở tại Mỹ. Cũng như đã biết vào khoảng năm 2011 Kỳ Duyên nghe lời cha là ông Nguyễn Cao Kỳ, cố thủ tướng VNCH về Việt Nam mở quán cà phê, nhà hàng tại Đà Nẵng. Lúc đó Kỳ Duyên có hỏi cha được ông khuyến khích bằng một câu “Ở đâu chứ ở Đà Nẵng thì con nên làm”. Nhiều người đứng ra can ngăn thì bị cô và cha cô cho rằng họ là kẻ không biết thời thế. Có lẽ cũng không ngờ rằng câu nói đó vào khoảng tháng 4 năm 2011 thì 3 tháng sau ông Nguyễn Cao Kỳ trúng bệnh chết.

Thay vì khuyên nhủ người Cộng Sản bỏ tối ra sáng thì ông Cao Kỳ lại cỗ vũ cho độc tài đầy đọa dân tộc mình, khi còn sống ông Nguyễn Cao Kỳ phát ngôn bán đứng Quốc Gia: "Một chính quyền độc đảng mang đến sự ổn định và kỷ luật thì cần thiết cho Việt Nam để ra khỏi sự nghèo khổ… Tôi cho rằng, thật là sai lầm khi một số người, đặc biệt là số người Việt ở Mỹ, ngày nay đòi hỏi Việt Nam phải chấp nhận và thực hiện một nền dân chủ họ đang hưởng ở Mỹ. Quan niệm của tôi là, đó là một sự sai lầm. Nền dân chủ đó không thích hợp với Việt Nam."

Chính ông là người đã vận động cho nữ MC Kỳ Duyên rằng nên đầu tư tại Việt Nam. Một sai lầm lớn. Khác với sự kiện mở quán hoành tráng thì khi đi vào hoạt động 4 năm nay quán của cô hoạt động khá ảm đạm. Nền kinh tế xuống dốc hoạt động theo mệnh lệnh của độc tài trước sau cũng suy tàn. Không phải riêng cô mà kể cả những người nổi tiếng gạo cội tại Việt Nam như Siu Black..với cả một tập đoàn Fan rầm rộ sau lưng nhưng khi mở quán thì làm ăn bết bát và bị phá sản.

Kỳ Duyên cũng như nhiều người nổi tiếng khác đã lầm tưởng rằng với hàng trăm ngàn Fan hâm mộ thì khi họ mở quán sẽ hốt bạc đầy túi. Họ có thể thích lắm nhưng với phận làm nô lệ trong thế giới Cộng Sản thì có mấy ai có đủ tiền để vào nhà hàng sang trọng do cô làm chủ, có lẽ chỉ có mấy con cháu của cán bộ cao cấp Cộng Sản mà thôi, mà nhóm người này không tới 1 phần vạn trong xã hội.

Trái ngược với những lời quảng cáo khắp nơi chốn cùng của Việt Cộng rằng Việt Nam như một quốc gia trẻ trung, đang lên và chứa nhiều tiềm năng nhất trong số các thị trường mới nổi, ấn tượng với con số tăng trưởng về dân số, về sự kiện là 58% người VN dưới tuổi 25. Cùng với dòng người trong đó có cả Kỳ Duyên và ông Cao Kỳ đã bán đứng những gì họ được người Việt Quốc Gia yêu mến và tìm đến thiên đường Xã Hội Chủ Nghĩa VN mong những đột phá kỳ diệu . Sau vài năm tung tiền mua tiềm năng và cơ hội, Kỳ Duyên lặng lẽ thất vọng và âm thầm bỏ đi. Có lẽ ông Cao Kỳ đã chết quá sớm để nhận thấy hậu quả ngày nay.

Tham vọng kinh doanh tại Việt Nam, trở nên thành ông này bà nọ của nhiều người đã hoàn toàn sụp đổ. Ước mơ của Kỳ Duyên cũng như nhiều người lập nghiệp mong muốn thành đạt trên quê hương đã tàn thành mây khói. Việt Nam không phải là đất dành cho những người tự do mà nó là thế giới của luật rừng.

Những sai lầm về ảo tưởng kinh tế Việt Nam là rồng là rắn, hổ, trâu bò ... đều đã được thêu dệt bởi người Cộng Sản. Một người có số tuổi còn trẻ không có nghĩa là sự suy nghĩ và vận hành của người đó cũng phải trẻ trung như số tuổi, nhất là khi họ lớn lên trong một xã hội khép kín, ít tiếp xúc với thế giới. Một người trẻ suốt ngày la cà đàn đúm sẽ không đóng góp gì về sáng tạo hay năng động, cũng như vài ba anh chị nông dân với điện thoai cầm tay không thay đổi gì về cuộc diện của nông thôn ngày nay. Việt Nam nông dân vẫn chiếm đến 70% dân số.

Và quay trở lại câu hỏi, liệu người Việt Quốc Gia có sẵn sàng mở rộng cánh tay để chào đón đứa con lạc loài Nguyễn Cao Kỳ Duyên trở lại hay không? Có lẽ sẽ còn tùy thuộc vào cách cư xử và sự ăn năn hối lỗi của Kỳ Duyên, còn cộng đồng người Việt Quốc Gia luôn là điểm tựa vững chắc với tấm lòng yêu thương nhân bản sẽ không hẹp hòi với những người có thành tâm hối cải.

Dù sao Kỳ Duyên cũng chỉ là một nạn nhân trong cái bẫy tuyên truyền của Cộng Sản. Lòng tham đã vô tình biến cô MC Thúy Nga Paris By Night này thành một công cụ , một con rối quảng bá cho nền kinh tế Cộng Sản, một nền kinh tế hoàn toàn lý thuyết ảo vọng mơ hồ. Lòng tham đã khiến cha cô từ một người được tôn kính trở thành một kẻ phản phúc, bán cộng đồng cầu vinh. Tránh xa tà ma Cộng Sản, trở về con đường chính nghĩa dân chủ mới thật sự là sáng suốt.

Sunday, May 24, 2015

CATINAT


 Khách sạn Majectic


 
 
Theo bảng đồ Sài Gòn 1975 thi đường Tự Do từ Nhà Thờ Đức Bà công trường Hòa Bình đến Bến Bạch Đằng khu vực công trường Mê Linh .... trên đường Tự Do có những ngã tư ,ngã ba ... với những đường Nguyễn Du , Gia Long , Lê Thánh Tôn , Lê Lợi - Cao Bá Quát , Nguyễn Siêu , Thái Lập Thành ,
Nguyễn văn Thinh , Ngô Đức Kế ....
Công Viên Chi Lăng nẳm giửa hai ngã tư đường Công Lý - Gia Long - Lê Thánh Tôn


 
 Hình này nhìn hết nguyên con đường Tự Do từ nhà thờ ĐB tớ bến BĐ.

 Ra tới đoạn đường này chúng ta còn hai công trình nữa là khách sạn Grand Hotel và khách sạn Majectic. Ở phía sau Majectic bên đường Tự Do có một rạp hát cùng tên chuyên chiếu những phim cũ nhưng có giá trị. Majestic cũng là rạp hạng sang và đẹp. Rạp này nằm sát bên khách sạn Majestic ở cuối đường Tự Do gần bến Bạch Đằng, đối tượng xem phim chủ yếu là người Pháp.
Cái nhà cao nhất là khách sạn Lạc Viên.Sau 75 trưng dụng làm nhà tập thể cho giảng viên & sv trường đhsp hcm ở,số 24 đg Đồng khởi,khi đi học tôi đã từng ở tòa nhà này...
 Ngả ba Nguyễn Thiệp - Tự Do về đêm
Qua ngả ba Nguyễn Thiệp - Tự Do là ngả ba Tự Do - Thái Lập Thành
 Tấm bảng ghi tên đường Nguyễn Thiệp , có tiệm bánh Le Bougnat ngon nhứt Sài Gòn về các món bánh Tây cùng chủ với tiệm Brodard .
Thượng nghị sĩ George McGovern, giữa, đứng phía sau vòng rào kẽm gai, đang xem đống đổ nát của một vũ trường bị đánh bom tại trung tâm Saigon hôm 16-9-1971
 Khach San Caravelle
 Ngã tư Tự Do - Ngô Đức Kế nhìn về Sông Sài Gòn.
Nhà in Kwongwa - Kinh Đô - Lương Huynh trên đường Tự Do
 Khach San Caravelle
Saigon 1967 - đường Tự Do gần ngã 3 Tôn Thất Thiệp
 Bên trong quán Givral thời đó
 Bảng quảng cáo phim của rạp Eden trước lối ra vào Passage Eden
 Đối diện về phía Continental bên góc đường bên này là quán Givral. Givral là một nhà hàng, quán cà phê, nơi giới ký giả trong và ngoài nước suốt thời kỳ Chiến tranh Việt Nam thường ngồi lại với nhau và lâu dần trở thành một địa chỉ không thể thiếu, một địa danh văn hoá lịch sử.
 Đường Tự Do chổ có tường rào màu trắng là Bộ Kinh Tế
 Saigon 1971 - Ngã tư Tự Do-Gia Long
Công trường John F. Kenedy - Nhà thờ Đức Bà
  Công trường TT John F. Kennedy
 Vĩa hè đường Gia Long
 
 Trong quán Brodard nhìn ra đường Tự Do
 Dãy phố giữa Nguyễn Văn Thinh - Hồ Huấn Nghiệp
 Khách sạn Majectic
 Nguyễn Du - Tự Do . Tòa nhà đó là Nha Điền Đia (?)
 Ngã tư Ngô Đức Kế với Tự Do, phía trên chổ căn nhà màu vàng là góc đường Hồ Huấn Nghiệp
 Ngã tư Tự Do-Nguyễn Văn Thinh - Nhà May LUONG TAN
 Ngả tư nữa là ngả tư Tự Do - Nguyễn Văn Thinh
 Ngả tư Tự Do - Nguyễn Văn Thinh
 Ngã tư Tự Do - Ngô Đức Kế nhìn về Sông Sài Gòn.
 Ngả tư Tự Do - Ngô Đức Kế
 Ngả ba Nguyễn Thiệp - Tự Do thập niên 50
 Ngả ba Tự Do - Thái Lập Thành, nhà hàng La Croix du Sud sau là nhà hàng Tự Do.
 Ngả tư Tự Do - Lê Thánh Tôn
 Nhà hàng Tự Do
 Nhà sách Xuân Thu trên đường Tự Do bị đập phá trong cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm.
 Rue Catinat vào năm 1950 (café Brodard nằm ở góc Nguyễn Thiệp và Tự Do)
 Lối vào Passage Eden thời Pháp
Rạp Catinat đúng ra là ở trên đường Tự Do không phải ngay góc Nguyễn Thiệp, nó ở tầng dưới một chung cư dài qua tới Nguyễn Huệ, sau khi dẹp rạp Catinat thì nó trở thành Au Chalet, mặt bên Nguyễn Huệ là Hotel Catinat, và cuối cùng thì là phòng trà Đêm Màu Hồng chiếm hết tầng trệt do NS Phạm đình Chương khai thác, còn phía trên khách sạn cho mướn tháng.
Nhà thờ Notre-Dame de Sài Gòn và Place Pigneau de Béhaine, hình chụp từ đường Catinat, Tự Do.

Trên đường Tự Do có hai rạp được xem là xưa nhất và đẹp nhất là Majestic và Eden.


SAIGON 1966 - Đường Nguyễn Du, đầu đường Tự Do
Saigon 1971 - Tu Do Street - Phía trước là ngã tư Tự Do-Gia Long
Phòng thông tin khi xưa là Nhật ấn bưu điện năm 1907. Ở góc đường Tự Do và đại lộ Lê Lợi
Vũ trường Tự Do bị nổ đường Nguyễn Huệ tới ngả ba Nguyễn Thiệp. một cảnh hoang tàn, xe cảnh sát tới cô lập đoạn đường Tự Do lúc đó hình như trên 8 giờ tối.
 Sài Gòn 1964 - Lễ đặt tên Công trường TT John F. Kennedy
Sài Gòn 1967-1968 - Đường Tự Do. Ảnh. Dave DeMIlner. Cinema Eden
Tiệm may Coya
Tiệm thực phẩm THÁI THẠCH
Vĩa hè quán Givral thập niên 50.
Vị trí của quán Givral
 Đường Nguyễn Thiệp là một đoạn đường ngắn dài khoảng 100m nối đường Nguyễn Huệ với Tự Do.
 Đường Tự Do .... Nha Trước Bạ và Con Niêm.
 Đường Tự Do nhìn từ công trường John F. Kenedy... Bên trái là Bộ Nội Vụ VNCH.
 Đường Tự Do nhìn từ công trường John F. Kenedy
 Đường Tự Do, phía trước là ngã tư Tự Do-Ngô Đức Kế
Ở phần đoạn đường này có một nhà hàng nổi tiếng là Maxim's nơi đây có nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và Xuân Lôi phụ trách