Wednesday, May 29, 2013

Bi Kịch Trịnh Công Sơn

 
Tôi gặp Trịnh Công Sơn vào năm 1958 tại Huế; lúc đó Sơn khoảng 17 tuổi và tôi 18 tuổi. Chúng tôi chơi với nhau vì cùng tâm hồn thi ca, và bởi vì lúc đó tôi chưa hề là họa sĩ.

Sơn thích thơ của tôi và đã phổ bài "Cuối cùng cho một tình yêu" năm đó. Trước đó, Trịnh Công Sơn đã viết "œớt Mi", "Thương một người" và "Nhìn những mùa Thu đi". Ngôn ngữ của "œớt Mi", "Thương một người" và "Nhìn những mùa Thu đi" còn nhẹ nhàng, và còn có gì đó ảnh hưởng củaÐặng Thế Phong trong "Giọt Mưa Thu" hoặc "Buồn Tàn Thu" của Văn Cao – nhưng đến khi Sơn phổ nhạc bài thơ của tôi, nhạc của Sơn bắt đầu một chương khác, do ngôn ngữ của bài thơ lúc đó rất là mới. Tôi đã dùng những chữ "đói", "mỏi" trong thơ, mà lúc này Sơn lại thích bài thơ đó.

Tuy nhiên theo tôi, bài Diễm Xưa của Sơn mới là mở đầu của một TCS hoàn toàn mới lạ và cực kỳ hấp dẫn trong nhạc trẻ, giới trẻ hồi đó.

Cuộc đời của Sơn là một bi kịch. Ba của Sơn mất lúc anh đang học ở Chasseloup Laubat - một trường dạy chương trình Pháp - và đang chuẩn bị thi bac thì Sơn phải bỏ học để về chịu tang ba.

Sơn rất giỏi thể thao. Anh tập 10 môn phối hợp rất được chú ý ở trường học. Sơn cũng giỏi về NhuÐạo và Boxing. Trong một buổi dợt với người em là Trịnh Quang Hà - anh đã bị một cú choàng vai, và bị tổn thương phổi rất nặng, nên phải bỏ cuộc, và nằm dưỡng bệnh hai năm. Nếu Sơn không bị những sự kiện đó, tôi nghĩ là Sơn sẽ đi học ở Paris và sẽ trở thành một tiến sĩ, một bác sĩ, một kỹ sư ... chớ không phải là một nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Tôi cho biến cố đó đã đặt Trịnh Công Sơn vào tình trạng cô đơn, tuyệt vọng. Sơn tập chơi guitare, tự học guitare với một người bạn, rồi sau đó viết ca khúc "œớt Mi", "Nhìn Những Mùa ThuÐi".

Khi tôi gặp Sơn, thì anh đã bình phục - Sơn không có điều kiện trở lại Sài Gòn để học tiếp ở Chasseloup Laubat vì gia đình anh bị phá sản,

Sau đó - để tránh cho Sơn khỏi phải đi quân dịch, một số bạn như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngô Kha đã giúp Sơn thi vào trường Sư phạm Quy Nhơn.

Ca khúc Biển Nhớ đã ra đời tại trường sư phạm Quy Nhơn – trong thời gian này. Và nhân vật để Sơn viết bài Biển Nhớ là một người bạn gái có tên là Khê, nên có cái câu "Ngày mai nối bước Sơn Khê."

Sau đó Sơn lên B'Lao nhận chức trưởng giáo của một trường Thượng có hai lớp, cách nhà trọ khoảng năm bảy cây số. Sơn phải đạp xe vào làng để dạy. Tôi lên thăm Sơn, và đưa Sơn raÐà Lạt để chơi cuối tuần - một căn phòng trọ với bốn bức vách đầy chim và bao thuốc lá Bastos - ở đó Sơn đã bắt đầu sự nghiệp âm nhạc của anh với những bài nhưÐàn Bò Vào Thành Phố, như Khi Mặt Trời Ngủ Yên, như Tiếng Hát Dạ Lan. Và đó cũng là thời gian anh viết những ca khúc về thân phận, và những tình khúc.Ðó chính là thời điểm tôi và Sơn gặp Khánh Ly tại một phòng trà ca nhạc nhỏ ởÐà Lạt.

Thật ra, người hát đầu tiên nhạc Trịnh Công Sơn và làm cho công chúng yêu nhạc Sài Gòn biết đến Sơn không phải là Khánh Ly mà là Thanh Thúy. Sau đó Trịnh Công Sơn viết bài Thương Một Người để tặng cho chị với câu: "thương ai về ngõ tối, sương rơi ướt đôi vai..."

Tuy nhiên, theo tôi, người giữ lái con đò âm nhạc của TCS trên dòng sông của đất nước chính là Khánh Ly kể từ khi Diễm Xưa ra đời. Cuộc gặp gỡ một cô ca sĩ bé nhỏ trông rất là nhếch nhác ởÐà Lạt lại là một định mệnh. Sơn đi tìm một người ca sĩ trẻ - hoàn toàn vô danh và Sơn bắt đầu từ giọng hát của người ấy với sự tập luyện của chính anh, bởi vì lúc đó Sơn không quen biết những ca sĩ nổi tiếng của Sài Gòn. Và anh nghĩ dễ hơn là đi tìm một ca sĩ vô danh như Khánh Ly lúc đó. ánh sáng của định mệnh đã chỉ cho Sơn đến với Khánh Ly - và từ đó Khánh Ly đã tìm được nơi nương tựa và nơi phát triển tiếng hát của mình lên đỉnh cao.

Chúng tôi khuyến khích Sơn về Sài Gòn, bỏ dạy học - một cái nghề không thích hợp và không xứng đáng với Sơn. Tôi có căn phòng rất nhỏ ở đường Trương Minh Giảng. Sơn từÐà Lạt về và đã ở lại với tôi trong nhiều năm. Căn phòng đó ở gần chợ Trương Minh Giảng, bên kia đường là nhà của Bùi Giáng - cũng trong một cái xóm nghèo. Nhà tôi là nơi tạm trú đầu tiên của TCS khi anh về Sài Gòn. Chính họa sĩ Ðinh Cường một trong những người bạn rất thân với Sơn - cũng thường ghé đến đó. Ðôi khi ba chúng tôi ngủ chung trong một chiếc chiếu, và đã sống với nhau bằng đồng tiền dạy học của tôi.

Từ đó Sơn gặp anh em văn nghệ sĩ ở Sài Gòn. Anh bắt đầu xuất hiện tại sân trường Ðại Học Văn Khoa ở đường Lê Thánh Tôn nơi có trụ sở của Hội Họa Sĩ Trẻ và sau lưng đó là trụ sở của CPS nơi mà Ðỗ Ngọc Yến, Trần Ðại Lộc, Hà Tường Cát... đã hoạt động chương trình mùa hè ở đó.

Tại sân cỏ này, Sơn đã giới thiệu Khánh Ly và chị đã đi chân trần và hát cho Sinh Viên nghe. Rất nhanh họ trở thành thần tượng của tuổi trẻ Sàigòn, do tính chất mới mẻ và trẻ trung của nó. Trịnh Công Sơn và Khánh Ly trở thành một hiện tượng âm nhạc ngay lúc đó.

Phong trào du ca, của anh Nguyễn Ðức Quang,... đã ra đời cùng thời điểm đó. Tôi cho đó là một thời điểm lịch sử - thật sự bùng nổ về văn nghệ của giới trẻ trong đó có chúng tôi - hội họa sĩ trẻ Việt Nam.

Chính thời đại đã sản sinh ra những hiện tượng như vậy và TCS và Khánh Ly đã là những khuôn mặt nổi bật trong giới trẻ bấy giờ.

Trịnh Công Sơn - nối tiếp cao trào đó - đã dấn thân thêm nhiều bước trong lãnh vực âm nhạc của mình gần gũi với xã hội, và thời cuộc đất nước hơn. Những Ca Khúc Da Vàng, rồi đến Kinh Việt Nam ra đời trong giai đoạn này. .

Người ta gọi nhạc Trịnh Công Sơn - ở một số ca khúc - là nhạc phản chiến . Tôi đồng ý với anh Phạm Duy, chữ "phản chiến" không đầy đủ ý nghĩa của nó, bởi vì chữ phản chiến nghe ra có vẻ kết án, có vẻ phải gánh chịu cái hậu quả của sự thất bại của Miền Nam. Tôi cho là chữ "thân phận" của người Việt thì khái quát hơn.

Một thanh niên Việt Nam ở bất kỳ thời đại nào, vẫn đầy sự hồn nhiên, và vẫn đầy lòng lương thiện để có một lý tưởng cho dân tộc, cho sự công bằng, cho sự không đổ máu , cho sự đoàn kết, cho sự thương yêu ... và cái chất đó có hầu hết ở chúng ta, và có hầu hết ở các lứa tuổi đang bước vào Ðại Học ... nhưng tuổi trẻ không bao giờ lường trước được những âm mưu của chính trị - cho nên sự hồn nhiên đó phải trả giá.

Trịnh Công Sơn viết những bài Nối vòng tay lớn, Huế-Sài Gòn-Hà Nội 20 năm xa vẫn còn xa ... Ðể làm gì ? Ðể ước mơ đất nước hòa bình thống nhất - để ước mơ anh em bắt tay nhau khi mà người di cư đã viết về "Hà Nội ơi ta nhớ...", thì rõ ràng không ai lại không nhớ Hà Nội nếu bỏ quê hương ra đi, không ai không muốn gặp lại người thân ... thì Trịnh Công Sơn đã đứng làm kẻ chịu vác cái thánh giá đó với bao nhiêu bi kịch sau đó .

Tôi và Sơn là hai người bạn, khác nhau hai hoàn cảnh. Tôi là sĩ quan của quân lực Việt Nam Cộng Hoà. Tôi chấp nhận đi Thủ Ðức bởi vì tôi không muốn sự bất hợp pháp. Tôi là một công dân tôi phải làm việc của người công dân, cho dù là chính quyền đó có thối nát, có gì đi nữa - tôi không chấp nhận sự bất hợp pháp cho nên tôi đi lính. Tôi thi hành nghĩa vụ của mình. Còn Sơn thì khác, anh không chấp nhận chuyện đó, Sơn chỉ đi vì lý tưởng của mình.

Bởi vì chúng ta là những con người chọn dân chủ, chọn tự do thì phải tôn trọng tự do của kẻ khác; vì vậy cho nên chúng tôi vẫn chơi với nhau trong tình người, còn việc làm của ai thì người đó đeo đuổi riêng của họ.

Đến ngày 30 tháng Tư thì Sơn ở lại. Tôi nhớ buổi chiều đó, Ðỗ Ngọc Yến đến đón Sơn với một nhà báo Mỹ đề nghị Sơn đã có máy bay đưa gia đình Sơn đi Hoa Kỳ. Tôi rất muốn đi Hoa Kỳ nhưng mà Ðỗ Ngọc Yến lại không hỏi tôi. Sơn ở lại thì tôi cũng đành ở lại. Tôi thì đành thôi và sau đó thì tôi đi học tập ba năm.

Còn Sơn cũng không hơn tôi đâu. Khi các bạn đã rời khỏi đất nước ngày 30 tháng Tư, có lẽ các bạn không biết chuyện gì đã xảy ra cho Sơn. Sơn phải trốn ra Huế sau khi được đánh tiếng là sẽ bị thủ tiêu bởi vì tính chất hai mặt của Sơn trong âm nhạc và tính chất hai mặt của Sơn trong cuộc đời. Bởi vì Sơn là bạn của những nhân vật cao cấp của chính quyền Sài Gòn. Sơn đã từng viết Cho Một Người Nằm Xuống về cái chết của Lưu Kim Cương và đồng thời với Hai Mươi Năm Nội Chiến từng ngày, thì điều đó người cộng sản không chấp nhận. Tôi nghe kể lại cuộc họp ở trong khu người ta lên án Trịnh Công Sơn.

Chúng ta không biết bi kịch đó cho nên chúng ta có những ngộ nhận đáng tiếc. Sau đó Sơn phải về Huế để tìm một nơi nương tựa bởi vì ở đó Sơn có nhiều anh em. Anh hy vọng là họ sẽ giúp đỡ mình; nhưng, tránh võ dưa gặp võ dừa, ở đây Sơn còn bị nặng hơn nữa là bị tố cáo tại các trường học, các biểu ngữ giăng lên. Sơn phải lên đài truyền hình Huế nhận lỗi của mình - mà người ta gọi là bài thu hoạch. Sơn rất khéo léo trong bài nhận lỗi đó. Chính Sơn kể cho tôi nghe - Hoàng Phủ Ngọc Tường không đồng ý bài đó, nói phải viết lại vì chưa thành thật. Bạn thấy chưa?

Người ta quyết liệt ghê gớm lắm trong sự kiểm soát. Sơn đã đóng cửa nhà mình, không tiếp Hoàng Phủ Ngọc Tường trong nhiều năm. Sau đó, Sơn phải đi thực tế, tức là đi để biết người nông dân cày bừa cực khổ như thế nào. Sơn đi trên những cánh đồng còn rải rác những chông mìn. Sơn đã thoát chết trong một lần; một con trâu đã cứu Sơn khi nó đạp quả mìn mà đáng lẽ Sơn sẽ đạp.

Bởi vì tài năng âm nhạc của Sơn quá lớn, cho nên trong số những người lãnh đạo đất nước đó, cũng có người khôn ngoan hơn, biết cách thức hơn để giữ Sơn lại bằng cách bao bọc cho Sơn khỏi những tình huống hiểm nghèo như vậy. Họ đã tìm cách đưa Sơn về Sài Gòn, trả lại hộ khẩu cho Sơn, tạo điều kiện để cho Sơn yên tâm sống ở Sài Gòn.

Rất nhiều người nghe nhạc Sơn thầm lén nhất là từ miền Bắc, trong đó có nhiều đảng viên cộng sản, nhưng không ai dám công khai thừa nhận nhạc của Sơn là tài sản của đất nước và Sơn không được phổ biến âm nhạc lúc đó - hiển nhiên âm nhạc hải ngoại là phản động. Ngay cả Sơn còn không được phổ biến, mà phải đợi một thời gian đổi mới và cải tổ. Vì vậy cho nên, Sơn là một bi kịch thu nhỏ của bi kịch đất nước. Và Sơn đã nghe được những luận điệu chống mình ở tại hải ngoại, nên Sơn rất sợ mặc dù có nhiều lời mời ở các đại học. Sơn đều không dám đi. Sơn từ chối, vì Sơn sợ cộng đồng ở đây sẽ đả đảo sẽ gây ra những nguy hiểm cho Sơn. Cho đến ngày Sơn mất. Có người đã về đề nghị đưa Sơn sang đây để thay gan cho Sơn miễn phí nhưng Sơn cũng từ chối.

Trong thời gian 25 năm sau ngày mất Sài Gòn, tôi cũng kẹt ở lại - tôi đã chơi với Sơn, và tôi đã không làm gì được cho Sơn - để Sơn bị một căn bịnh đã dẫn tới hậu quả tàn khốc, tức là nghiện rượu. Bởi vì buồn, bởi vì cô đơn, bởi vì không biết sử dụng thời gian để làm gì ... vì những ca khúc viết ra đều bị phê bình nặng nề - như bài "Em ra đi nơi này vẫn thế ..." ở bên này cũng kết án bài đó - ở bên kia lại kết án là "Tại sao đất nước đã thay da đổi thịt mà anh lại viết là em ra đi nơi này vẫn thế? Sài Gòn vẫn còn nguyên à?" Người nghệ sĩ luôn đi giữa hai lằn đạn! Có ai hiểu được là Sơn cô đơn như thế nào!

Và trong nhiều sáng tác của anh, nếu chúng ta tinh ý, thì chúng ta sẽ thấy tư tưởng của TCS sau ngày mất nước. Sơn đã viết "Đường chúng ta đi, đi không bao giờ tới ..." Những ca khúc nói lên sự quạnh quẽ, sự tuyệt vọng, sự bất an của mình. Ðó là một dòng nhạc đặc biệt mà có người không hiểu chê là thua những ca khúc anh viết trước 75 để chỉ chấp nhận tình khúc của anh mà thôi. Chúng ta không biết đến một dòng nhạc triết lý và đầy đau thương đã ra đời một cách lặng lẽ âm thầm.

Ngay cả bài Nhớ mùa thu Hà Nội cũng đã bị cấm hai năm - chỉ vì câu - chỉ vì câu gì các bạn biết không? Mùa Thu - chữ Mùa Thu Hà Nội đã trở thành thuật ngữ Cách Mạng Mùa Thu - thì TCS đã viết "Từng con đường nhỏ sẽ trả lời cho ta ... đi giữa mùa Thu Hà Nội để nhớ một người và nhớ mọi Người ..."

Người ta đặt câu hỏi: Nhớ một người là nhớ ai? Và từng con đường nhỏ tại sao lại phải trả lời? Hà Nội, những con đường của Hà Nội tại sao lại phải trả lời? Trả lời cho ai? Trả lời cái gì? Ðó là nhớ Khánh Ly và Khánh Ly sẽ đem phục quốc về ... Với sự suy diễn như vậy , méo mó như vậy, bài hát đó đã bị cấm hai năm. Các bạn có biết cái nỗi đau của người sinh ra đứa con tinh thần như thế nào?

Và chúng ta sai hay đúng, hãy tự soi lấy mình - khoan kết án người khác sai hay đúng - bởi vì trong chúng ta cũng đều bị lừa dối ! Chúng ta đã trưởng thành chưa sau nhiều lần bị lừa dối về chính trị - thì chúng ta đừng trách Trịnh Công Sơn và đừng trách những người nghệ sĩ nhạy cảm và chân thật với cuộc đời với con người.

Tôi xin kết thúc ở đây - để dành thời gian cho các bạn khác - tôi là một người bạn - là một nhân chứng sống trong nhiêu năm với TCS. Những ngày tháng cuối cùng của anh, tôi đã ở bên anh mỗi lần tôi có mặt ở Việt Nam. Buổi sáng, tôi ngồi với anh dưới bóng cây để uống trà, để nhìn nhau cho đỡ nhớ, để nói với nhau một vài thông tin về bạn bè - rồi đi về. Sơn ngồi ở cái vườn trên gác nhà anh, có một cây hoa sứ già 28 năm, một giàn hoa giấy ... nó đã trở thành một cánh rừng nhỏ của Sơn và tôi đã nhìn Sơn tàn phai theo nắng chiều qua những tia nắng hoặc cuối mùa, cuối ngày qua những chiếc lá của cánh rừng bông giấy. Và thỉnh thoảng có vài tiếng chim hót như chia sẻ cái nỗi cô đơn của Sơn. Buổi chiều, tôi và Sơn đi ra ngoài một cái nhà hàng mà các bạn chắc còn nhớ, đó là Givral để nhìn qua bên kia khách sạn Continental để nhìn cuộc đời đi qua, để nhìn những nguời Việt Nam đang hấp tấp vội vã trên đường phố, để nhìn một chút trời xám, để nhìn vài cánh én ... Rồi Ði Về.

Sơn thèm đi ra phố - Sơn thèm hơi của thành phố. Bởi vì chúng tôi là những con người đã gắn bó với Sài Gòn từ lúc trẻ cho nên "Chiều một mình qua phố ..." hay "Chiều chủ nhật buồn, nằm trong căn gác đìu hiu ..."Ðó là đời sống của chúng tôi, và nó theo chúng tôi mãi mãi. Và Trịnh Công Sơn - hôm nay tôi được dịp để nói về anh, về cái sự tuyệt vời chịu đựng một bi kịch kéo dài cho tới ngày mà căn bịnh quái ác đã đục khoét tinh thần sức khỏe của anh cho đến hơi thở cuối cùng. Bởi vì sự cô đơn thật không có điểm tựa để làm việc. Và anh đã chết vì cơn bịnh này.
 
 Trịnh Cung

Cựu hoa hậu Việt thành đặc vụ FBI

 
Bà từng là Hoa hậu Sài Gòn, sau đó trở thành đặc vụ của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI). Hơn 20 năm lăn lộn với công việc truy lùng tội phạm nguy hiểm, nay người đẹp đang sống bình yên tại Bangkok, Thái Lan trong vai trò bà chủ một nhà hàng thuần Việt.

Với những người thân quen, Meyung Robson còn được gọi bằng cái tên Việt Nam rất thân mật: Mỹ Dung. Kể về khoảnh khắc đăng quang hoa hậu cách đây gần 40 năm, bà mơ màng: "Khi đó, tôi đang là sinh viên năm thứ nhất ngành luật. Một buổi sáng đẹp trời, cô giáo chủ nhiệm đến lớp và nói, sẽ có một cuộc thi sắc đẹp ở Sài Gòn và khuyên tôi tham gia. Tôi đã quyết định thử sức".

 Giữa một rừng nhan sắc thời đó, với trí tuệ, bản lĩnh của cô sinh viên trường luật, bà đã giành ngôi vị cao nhất. Chiếc vương miện giờ vẫn được bà cất giữ cẩn thận.
Con đường từ một hoa hậu Sài Thành trở thành một đặc vụ FBI bắt đầu vào một ngày đầu năm 1975, khi gia đình Mỹ Dung di cư sang Mỹ.
 Bà theo học ngành luật ở Đại học New York và tình cờ quen biết một nhân viên FBI, sau đó xin tình nguyện dịch tài liệu cho tổ chức này. Công việc có sức cuốn hút mãnh liệt nên bà quyết định gửi hồ sơ xin gia nhập FBI.
"Cứ mỗi sáng thứ hai hằng tuần, tôi lại gọi điện đến Washington chỉ để hỏi: Hồ sơ của tôi đã được duyệt chưa. Thậm chí, tôi còn viết thư cho giám đốc FBI thời đó là ngài William Sessions với đề nghị: "Hãy nhận tôi hoặc là không". Tôi đã rất mệt mỏi khi phải chờ đợi suốt 3 năm rưỡi mới được họ chấp nhận hồ sơ vào ngày 29/4/1978", cựu hoa hậu nhớ lại.
Ban đầu, Mỹ Dung chỉ ứng cử vào vị trí phiên dịch viên cho FBI với mong muốn giúp đỡ những người Việt không rành ngôn ngữ tại Mỹ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với luật pháp nước này. Tuy nhiên, FBI đã "chấm" bà với tư cách là một đặc vụ chuyên nghiệp.
Sau khi gia nhập FBI, bà phải trải qua khoá đào tạo 16 tuần khắc nghiệt ở học viện đào tạo tại vịnh Quantico, phía Bắc Virginia. Học viên phải qua một khóa huấn luyện gồm 4 chương trình chính: pháp luật, các phương pháp theo dõi, thẩm vấn, bắn súng và luyện tập thể lực.
Một trong những bài test khắc nghiệt nhất với Mỹ Dung là vượt qua 8.000 vòng lửa. Đối với một phụ nữ, đó thực sự là một thử thách cam go, bởi vừa phải kề súng bên người vừa phải vượt qua vòng lửa mà không để mình bị thương. Với phần đào tạo bắn súng, bà phải tham gia học bắn trong phòng, trên không, trong bóng tối, trong sương mù, trên băng tuyết... ở mọi điều kiện và tư thế khó hình dung nổi. Trong suốt khóa học, mỗi học viên như bà phải tiêu tốn từ 3.000 đến 5.000 băng đạn các loại.
Sau thời gian đào tạo, Mỹ Dung bước vào nghề bằng những cuộc truy lùng tội phạm triền miên. Không biết đã bao lần bà giáp mặt với những tên tội phạm nguy hiểm, những lần đọ súng khốc liệt trên phố, hay truy bắt và áp giải những tên tội đồ đang lẩn trốn ở nước ngoài về nước.
Lam` đặc vụ của FBI phải thường xuyên đối mặt với cái chết. Đặc biệt, nếu ra nước ngoài truy lùng tội phạm thì những rủi ro còn cao hơn. Tôi may mắn và thành công một phần vì được đào tạo chuyên nghiệp, một phần nhờ cái vẻ yếu đuối bên ngoài của một phụ nữ châu Á đã khiến bọn tội phạm mất cảnh giác", bà Dung nói.
Bà cho biết, một trong những thách thức lớn nhất của mình là truy lùng 2 kẻ tội phạm nguy hiểm trong danh sách truy nã quốc tế của FBI. Hai tên này gây án tại Mỹ và quay về Việt Nam lẩn trốn.
 Vào thời điểm những năm 80 của thế kỷ trước, giữa Mỹ và Việt Nam chưa ký hiệp định hợp tác, tương trợ tư pháp nên việc truy bắt rất khó khăn. Cả hai tên tội phạm đã bị sa lưới vào năm 1995 và bà là một trong những người đầu tiên làm cầu nối cho việc hợp tác giữa FBI và cảnh sát Việt Nam.
20 năm lăn lộn với nghề đặc vụ, Mỹ Dung được ghi nhận là một trong những phụ nữ xuất sắc của FBI. Nhưng phía sau thành công của nghề nghiệp là trạng thái thần kinh luôn căng thẳng và bị stress cao độ. Ngôi nhà xưa kia vốn là tổ ấm đã bị phủ bóng đen bởi những áp lực của công việc. Mỹ Dung chấm dứt cuộc hôn nhân sau hơn 10 năm chung sống, mệt mỏi với một vụ kiện tụng kéo dài.
Sau đó, bà quyết định bỏ công việc mình gắn bó mấy chục năm để đi tìm sự thanh thản, yên bình trong cuộc sống ở Bangkok, Thái Lan vào năm 1999. Chọn một vị trí khá đẹp và lãng mạn trên đường phố Sukhumvit, bà và con gái Xuân Mai mở một nhà hàng chuyên các món ăn Việt Nam.
Bà chủ quán giờ đã bước sang tuổi 57 nhưng nhan sắc vẫn mặn mà. Thi thoảng, có khách đến nhà hàng thưởng thức các món ăn và hỏi về gốc gác, Mỹ Dung thường mỉm cười với câu nói đầy ẩn ý: "Tôi mang hộ chiếu Mỹ nhưng là người có tâm hồn thuần Việt".
Theo Gia Đình & Xã Hội
Ghé nhà hàng của cựu 'Hoa hậu FBI' gốc Việt
Bà Dung là người Việt Nam đầu tiên được làm việc ở FBI.

Ảnh: CNNGo

Bà Mỹ Dung cùng cô con gái Xuân Mai.
 
Dưới đây là bài phỏng vấn của VOA
 VOA: Xin chào bà Mỹ Dung, thưa bà, được biết bà từng là hoa hậu Việt Nam thời thập niên 1970, vậy bà còn nhớ gì về cái thời hào quang đó không ạ?
Bà Mỹ Dung: Năm 1970, khi mà tôi còn đi học thì có cuộc thi áo dài mà có bà phu nhân Thủ tướng Trần Thiện Khiêm trao giải. Ngày xưa, trong lúc chiến tranh thì có làm hoa hậu chính thức gì đâu (cười), cho nên tôi được cái bằng hoa hậu áo dài đó.
VOA: Bà gia đình sang Mỹ định cư, và sau đó bà đã trở thành người gốc Việt đầu tiên làm đặc vụ FBI, công việc đó được cho là một công việc khá nguy hiểm, đặc biệt là đối với phụ nữ, tại sao bà lại quyết định làm cho FBI? Có lý do gì đặc biệt không thưa bà?
Bà Mỹ Dung: Tôi cũng đã nói nhiều lần với những người khác và các bạn khác. Cái lý do mà tôi muốn vào FBI là tôi chỉ muốn vào một cái tổ chức của chính phủ Hoa Kỳ để giúp những người Việt Nam tị nạn ở Hoa Kỳ khi mà họ gặp phải vấn đề khó khăn về luật pháp, đó là vấn đề thứ nhất.
Thứ hai, là tôi cũng muốn đền đáp cái công ơn mà nhân dân Hoa Kỳ đã cho tôi. Khi tôi không nhà, không cửa thì người ta cho tôi một chỗ đứng, thành ra tôi cảm thấy là muốn trả ơn như vậy đó. Còn về vấn đề nguy hiểm hay không thì tôi nghĩ mỗi người đều có số mạng hết. Thường thì những gì mà tôi sợ nhất thì tôi lại cố gắng làm để hết sợ.  Đó là tùy theo người thôi.
VOA: Có vụ án nào nguy hiểm đến tính mạng mà bà nhớ nhất không?
Bà Mỹ Dung: Những cái đó thì hiện tại không có tiện để nói nhiều vì tôi chưa có xin phép FBI. Muốn nói những chi tiết đó thì cần phải được phép.
VOA: Thế còn những khó khăn và thách thức mà bà gặp phải khi còn là đặc vụ của FBI thì sao thưa bà?
Bà Mỹ Dung: Khó khăn thì rất nhiều vì thứ nhất mình là phụ nữ; thứ hai mình là thiểu số; thứ ba là cản trở về ngôn ngữ và những khác biệt về văn hóa giữa người Việt Nam và người Hoa Kỳ. Thành ra khi tôi vào thì có rất nhiều khó khăn, vì không có người nào đi trước để mà dẫn đường cho mình, mình là người đầu tiên mà.
Đó về mặt nghề nghiệp, còn về mặt cá nhân và gia đình thì lại càng khó khăn nữa, vì lúc đó là chồng ngày xưa (bây giờ đã ly dị rồi) thì phải đi học làm bác sĩ, thành ra tôi ở nhà phải lo lắng nhiều vấn đề, rất nhiều vấn đề.
VOA: Vậy sau khi về hưu tại sao bà lại chọn sang Thái Lan sinh sống?
Bà Mỹ Dung: Dạ thưa, tôi được chuyển sang Thái Lan để làm việc cho sở FBI tại sứ quán Hoa Kỳ tại Bangkok. Sau khi làm việc xong 5 năm cuối thì tôi về hưu.
Rồi lúc đó hai đứa con đang học ở trường quốc tế thì tôi không muốn dọn đi để cản trở việc học của nó. Thành ra tôi ở lại luôn để cho con học hết trung học, rồi lúc đó lại ly dị chồng nữa, nên mất nhà, mất cửa, và lại một lần nữa không chỗ đứng nữa, nên lại di cư một lần nữa, vì vậy tôi định cư ở Thái Lan luôn.
VOA: Dạ, còn về lý do mở nhà hàng thì sao ạ? Từ một nhân viên đặc vụ FBI rất là mạnh mẽ, sao bà lại chuyển sang một lĩnh vực rất nữ tính là nấu ăn và mở nhà hàng?
Bà Mỹ Dung: (Cười) Tôi chưa bao giờ tự khen mình là thiếu nữ tính hết. Nữ tính thì lúc nào cũng có, mà mạnh mẽ thì chỉ là bề ngoài thôi. Thực ra cái việc nấu nướng là một phương thức để tĩnh tâm và quên hết mệt mỏi. Sau một ngày làm việc căng thẳng thì mình về nhà, thì cái niềm vui sướng nhất của tôi là vào bếp và bỏ hết đằng sau những chuyện trong ngày để mà chỉ lo nấu nướng cho các bạn, gia đình và các con để cho nó vui vẻ, thì đó là cái niềm hạnh phúc gia đình của tôi từ xưa tới giờ đó.
VOA: Thế món gì là món đặc biệt nhất ở nhà hàng Xuân Mai thưa bà?
Bà Mỹ Dung: Dạ thưa, hồi ngày xưa mới mở cách đây 5 năm thì chỉ có 10 món thôi, nhưng mà bây giờ nhiều khi khách họ yêu cầu, với lại nhiều khi tôi nấu món cũ lại thấy nhàm chán, thành ra cứ soạn ra món mới là khách họ thích họ kêu mình giữ lại. Bây giờ tất cả có 70 món. Đặc biệt nhất là món passion fruit creme brulee, là đồ ngọt đựng trong trái dừa non, rất là ngon.
VOA: Còn vào lúc đông khách thì thường nhà hàng mình có bao nhiêu thực khách ạ?
Bà Mỹ Dung: Dạ thưa, hôm tối thứ Bảy, 44 người khách họ bước vào cùng một lúc chỉ trong vòng có 5 phút, mà nhân viên thì chỉ có 4 người và tôi nữa là 5 người, rất là chật vật.
VOA: Vậy là công việc kinh doanh của bà rất thành công ở Bangkok phải không ạ?
Bà Mỹ Dung: Cái đó là nhờ trời thôi, với lại khách hàng quen họ cứ đến từ 5 năm nay, đi đâu họ cũng nhớ món ăn Xuân Mai họ trở về hết. Cái đó là điều mà tôi rất hãnh diện.
VOA: Khách hàng chủ yếu là người nước nào ạ, người Việt, người Thái hay người nước ngoài ạ?
Bà Mỹ Dung: Dạ thưa, cộng đồng người Việt bên này không được chặt chẽ lắm, nên khách hàng chủ yếu là người Thái và người nước ngoài thôi ạ.
VOA: Bà là một phụ nữ rất thành công cho dù bà làm ở bất cứ ngành nghề gì, vậy bà có bí quyết gì để thành công như vậy, bà có thể chia sẻ với những người phụ nữ khác được không thưa bà?
Bà Mỹ Dung: Cái bí quyết nhất là thật tình mình làm cái gì là mình làm từ trái tim ra thì người ta rất là cảm kích. Còn ngòai ra chẳng có bí quyết gì, kể cả việc nấu ăn là tôi chưa từng học hỏi cách nấu nướng của ai cả, cứ nhớ những món ngày xưa mình được ăn lúc mình còn bé tí xíu ở Việt Nam. Rồi sau, lần đầu tiên tôi đi về Hà Nội là năm 1995, đó là lần đầu tiên trong đời tôi đi ra xứ Bắc thì cũng như là một nước ngoại quốc. Cũng như trong mơ thôi, thấy món gì cũng thích, cái món mà tôi thích nhất là bánh cuốn
Các bà các cô mà ngồi bên lề đường mà tráng bánh cuốn mà mình xin học thì không ai cho học, đợi tới 5 năm cứ mỗi lần đi ra Hà Nội là cứ học xem họ tráng bánh cuốn. Bây giờ thì tráng rất là ngon rồi.
VOA: Xin cảm ơn bà Mỹ Dung đã dành cho đài VOA cuộc trò chuyện này.

Saturday, May 25, 2013

NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN


BÀI THƠ YÊU NƯỚC
CỦA NGUYỄN PHƯƠNG UY
ÊN

Ơi
đồng bào Việt Quốc !!!

Đất nước kh
ông chiến tranh
Cớ chi
đau thắt ruột
Sự tự h
ào ngộ nhận
Một chế
độ bi hài sau chiến tranh

Bọn cường quyền gian manh cơ hội
Đào bới b
óc lột dân lành
Núp dưới b
óng cờ máu, bác đảng
Âm thầm b
án từng mãnh đất quê hương

Tổ quốc th
ân yêu ơi!
Đồng b
ào thân yêu ơi!
Ôi, ta thương qu
á đi thôi!
Vết sẹo hằn s
âu vào trái tim, trải dài theo năm tháng

Xuyên qua chiến tranh c
ó những đống mồ hùng vĩ
Người phơi th
ây ngã xuống mắt trừng trừng nhìn nhau
“Hậu thế ơi h
ãy giữ gìn non sông
Ôi đất nước giờ tả tơi từng mãnh trao cho giặc!

Sự hy sinh bất c
ông!
Xứ sở linh thi
êng có còn không?
Phật kh
óc, Thánh rơi lệ!
Công lý lưu lạc
đđức tin chìm vào đáy biển

Tràn ngập h
ôn mê
Ơi thanh ni
ên Việt Quốc!
Chúng ta là ai?
Hãy đứng l
ên trước vận mệnh tổ quốc

Giặc
đang tràn tới ngõ
Hãy đứng l
ên đi
Đứng l
ên niềm tự hào để sử sách lưu danh
Đứng l
ên đi cho tự do tỏa sáng

Đứng l
ên đi giành lại nước của dân lành
Hỡi tất cả những ai l
à đồng bào Việt Quốc
Hãy chung tay gìn giữ cội nguồn cho con ch
áu mai sau.

NGUYỄN PHƯƠNG UY
ÊN

Tuesday, May 7, 2013

Ngộ nhận của Vũ Ánh và Báo Người Việt

Ðỗ Dzũng/Người Việt
SHAKOPEE, Minnesota (NV) - Té ra, bài thơ “Khi tôi chết cờ vàng xin đừng phủ” mà bấy lâu nay nhiều người tưởng là của cố Thiếu Tướng Lê Quang Lưỡng, nguyên tư lệnh Sư Ðoàn Nhảy Dù QLVNCH, lại do một tác giả khác sáng tác.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/165806-DP-130503-Tran-400.jpg
Cựu Thiếu Úy Nguyễn Ngọc Trân, tác giả bài thơ “Khi tôi chết cờ vàng xin đừng phủ”. (Hình: Nguyễn Ngọc Trân cung cấp)


Ðó là cựu Thiếu Úy Nguyễn Ngọc Trân, hiện cư ngụ tại thành phố Shakopee, Minnesota.

Sau khi nhật báo Người Việt đăng bài “Tại sao Tướng Lê Quang Lưỡng dặn: ‘Tôi chết đừng phủ cờ vàng?’” của tác giả Vũ Ánh, trong số báo ra ngày Thứ Bảy, 20 Tháng Tư, tòa soạn nhận được email của tác giả bài thơ cho biết về sự nhầm lẫn này.

Cũng như nhiều người khác, nhà báo Vũ Ánh tưởng Tướng Lê Quang Lưỡng là tác giả bài thơ, bởi vì “chúc thư của vị tướng và lời lẽ trong bài thơ giống nhau quá, và khắp nơi trên diễn đàn Internet ai cũng tưởng như vậy”.

Khi tiếp xúc với tác giả Nguyễn Ngọc Trân, ông cho biết sở dĩ ông sáng tác bài thơ này là vì muốn bảo vệ sự thiêng liêng của lá cờ VNCH.

Ông chia sẻ nguồn gốc sáng tác bài thơ này như sau: “Sở dĩ có bài thơ MTCCVXÐP là cũng vì đọc báo và xem tin tức thấy vào khoảng thời gian trên (lúc bài thơ sắp ra đời) thấy có nhiều vị cựu quân nhân lớn tuổi có lẽ họ không để lại di chúc hoặc dặn người nhà cho nên khi họ mất nhiều hội đoàn cựu chiến sĩ đã nghĩ ra cách phủ cờ cho họ do đó tôi không muốn làm mất sự thiêng liêng của lá cờ và tủi lòng những chiến hữu thực sự năm xuống hoặc sống lây lất bên nhà nên tôi mới cảm hứng làm bài thơ trên.”
Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ.
Xác thân này đâu chết cho quê hương?
Súng gươm xưa đã bỏ lại chiến trường!
Thân chiến bại nhục nhằn nơi đất khách!
Hơn nửa đời đã tan rồi khí phách.
Nhớ bạn bè nằm xuống nghĩ mà đau!
Không quan tài cờ phủ giữa chiến hào,
Máu thịt đã thấm vào lòng đất mẹ.
Bao năm trời bao nhiêu người trai trẻ,
Chết không cần cờ phủ vẫn uy nghi.
Khi nằm xuống bạn nào đã lo chi?
Chỉ ước muốn thân này dâng đất nước,
Ta giờ đây đã tàn bao mơ ước!
Chuyện ngày xưa chỉ còn thấy trong mơ.
Ngày về quê càng lúc cứ xa mờ,
Thời gian vẫn lạnh lùng theo năm tháng.
Tuổi càng cao lòng càng nghe mặn đắng!
Xót thân này khi chết bỏ lại đây!
Nơi xứ người bạn hữu chẳng còn ai?
Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ.


“Bài thơ tôi chỉ làm trong một phút tình cờ khi thấy những hình ảnh phủ cờ tùm lum làm mất giá trị thiêng liêng của lá cờ,” ông cho biết tiếp qua email. “Tôi chỉ làm thơ tài tử thôi.”

Về chuyện Tướng Lưỡng và bài thơ, tác giả Ngọc Trân cho biết: “Tôi thật tình không biết Tướng Lê Quang Lưỡng đã mất năm 2005. Mãi sau này, Tháng Mười Một, 2011, tôi mới làm bài thơ này, tôi chỉ phổ biến trong nhóm Biệt Ðộng Quân, forum Nguyễn Trãi 61-68 và đặc san Biển Khơi của hội Hải Quân OCS mà tôi có mấy người bạn phục vụ. Sau đó thì không biết vì lý do gì bài thơ trên lại được đăng trên net trong bài lời trăn trối của Tướng Lưỡng và đề tên Tướng Lưỡng là tác giả làm bạn tôi anh Trần Ðức Tâm đã điện thoại cho tôi và hỏi tôi lúc đó tôi mới biết Tướng Lưỡng đã mất năm 2005.”

“Sau đó tôi có một người bạn có quen với gia đình Tướng Lưỡng và có xác nhận bài thơ đó không phải của Tướng Lưỡng làm, có thể vì một sự tình cờ giữa lời trăn trối của ông trùng hợp với bài thơ của tôi cho nên người viết đã để tên tác giả là ông,” cựu Thiếu Úy Biệt Ðộng Quân Nguyễn Ngọc Trân viết tiếp trong email.

Theo tác giả cho biết, trước năm 1975, ông là học sinh trường trung học Nguyễn Trãi, Quận 4, Sài Gòn, niên khóa 61-68. Ðầu năm 1970, ông được lệnh gọi nhập ngũ vào khóa 4/70 trường bộ binh Thủ Ðức.

Cuối năm 1970 ông ra trường, về phục vụ tại Tiểu Ðoàn 31 BÐQ thuộc Liên Ðoàn 3 BÐQ. Cuối năm 1972, ông được thuyên chuyển về phục vụ tại Tiểu Ðoàn 36 BÐQ, cũng thuộc Liên Ðoàn 3, sau đổi thành Liên Ðoàn 31 BÐQ cho đến ngày 30 Tháng Tư, 1975.

Tác giả bị đi “cải tạo” cho đến Tháng Sáu, 1979, vượt biên Tháng Bảy cùng năm, được tàu Ý vớt, và đến Tháng Tám, 1980, định cư tại Minnesota cho đến bây giờ.

Với tinh thần “đừng” qua bài thơ “Khi tôi chết cờ vàng xin đừng phủ,” tác giả Ngọc Trân cảm hứng làm bài thơ sau đây, sau khi đọc bài “Khi tôi chết hãy mang tôi ra biển” của thi sĩ Du Tử Lê.

Bài thơ “Mai tôi chết đừng mang tôi ra biển” của tác giả Ngọc Trân như sau:

Mai tôi chết hãy mang tôi hỏa táng.
Nắm tro tàn xin rải khắp quê hương,
Nơi hành quân xưa trên khắp núi rừng.
Ðể được gặp bạn bè tôi nằm đó,
Ðể thấy lại Kon Tum trong khói lửa
Hay Quảng Trị xưa anh dũng kiêu hùng
Rải tro tôi trên thị trấn Bình Long
Nơi đồi gió bao lính dù nằm xuống.

Mai tôi chết đừng mang tôi ra biển
Sóng dập vùi thân xác biết về đâu?
Tro bụi tôi xin rải tận tuyến đầu.
Ðể nhìn lũ Cộng quân đang bán nước,
Thác Bản Giốc Ải Nam Quan ngày trước,
Bây giờ đây đã dâng hết cho Tàu
Tro tàn tôi xin rải tận Cà Mau.
Hay Phù Cát Bồng Sơn cùng Cửa Việt.

Mai tôi chết đừng mang tôi ra biển,
Mang tro tôi về Bình Giả Phước Long,
Nhớ năm xưa cùng chiến hữu một lòng,
Vung thép súng giữ lời thề ngày trước.
Mai tôi chết xin được như mơ ước,
Ðể tro tàn tôi bay khắp không gian.
Quê hương ơi! Tôi xin được một lần,
Nắm tro bụi thấm vào lòng đất mẹ.


   Vũ Ánh : Con đỉa phải vôi
 
 Kính thưa quý anh chị trên các diễn đàn
 
 Vừa qua trên diễn đàn có xuất hiện bài viết của ông Nguyễn Hưng Quốc “ Tôi không chống cộng” theo ông Quốc thì (trích nguyên văn)“ nói chống Cộng là nói chống cái không có, hay nói đúng hơn, là cái không còn hiện hữu nữa”. Để tỏ ra là người trí thức học rộng hiểu nhiều, ông đưa ra một loạt dẫn chứng từ các ông tây bà đầm để làm lóa mắt thiên hạ những tưởng rằng không ai trông thấy cái  cưỡng từ đoạt lý cái tiền hậu bất nhất của ông. Nhưng khi bài viết được đưa lên trên trang mạng của đài VOA và được một vài trang mạng khác phổ biến thì lập tức đã có những phản hồi không đồng ý như của BS Trần Văn Tích, của Người lính già Oregon tức Tiến sĩ Nguyễn Kim Quý, của LS Lê Duy San  hay của ông Vũ Trọng Khải. Riêng cá nhân tôi không đồng ý với ông Nguyễn Hưng Quốc vì sự thật hiển nhiên rõ ràng là ngày hôm nay trên thực tế cũng như trên giấy trắng mực đen đảng cộng sản vẫn là đảng độc quyền cai trị đất nước, vừa mới đây chúng lại xác nhận thêm một lần nữa qua lời tên Phan Trung Lý chủ tịch uỷ ban sửa đổi hiến pháp là không có vấn đề đổi tên nước cũng như huỷ bỏ điều 4 hiến pháp. Trên đường phố ngày hôm nay băng rôn khẩu hiệu “ còn đảng còn mình” vẫn còn đỏ lòm chói mắt người đi đường, người dân ở trong nước lên tiếng phản đối đảng vẫn còn bị đàn áp bỏ tù. Có tên cộng sản nào tuyên bố là không còn đảng cộng sản nữa đâu. Đảng CSVN vẫn còn là một thực thể hiện hữu như vậy mà ông Nguyễn Hưng Quốc dám nói là không còn hiện hữu nữa thì quả thật là nói bừa. Người bạn trẻ Đinh Nguyên Kha trong phiên toà ngày 16-5 vừa mới đây còn dõng dạc tuyên bố là “ Tôi không chống nhà nước, tôi chỉ chống đảng cộng sản Việt Nam” lý do vì đảng CSVN là kẻ lập ra và đang lãnh đạo cái nhà nước ấy, một người trẻ chưa rời khỏi ghế nhà trường mà còn có nhận xét như thế chẳng lẽ ông Ts Nguyễn Hưng Quốc không nhận ra. Trong bài viết ông Quốc còn tỏ ra cái tiền hậu bất nhất, câu sau chửi cha câu trước của mình, ở phần mở đầu ông viết (trích đoạn):
 
Tôi nói tôi không chống Cộng vì hai lý do chính:

Thứ nhất, tôi không thích chữ “chống”. “Chống”, trong tiếng Việt, khác với các từ hoặc từ tố được xem là tương đương trong tiếng Anh như “fight”, “against”, “counter-” hay “anti-”, thường gợi lên hai ấn tượng chính: một, gắn liền với tổ chức, và hai, có tính chất bạo động.”
 
Nhưng ở phần sau ông lại tự mâu thuẫn với mình khi ông viết (trích đoạn)
 
 
Đối với riêng tôi, khi phê phán chính quyền trong nước, tôi không nghĩ là tôi chống Cộng. TÔI CHỈ CHỐNG LẠI ĐỘC TÀI.
 
 Chữ “CHỐNG” ở phần trên như ông định nghĩa vì nó có tính chất bạo động nên ông không thích, nhưng ở phần dưới thì ông lại viết “ Tôi chỉ chống lại độc tài”, vậy thì chữ “ Chống” ở phần dưới khác chữ “Chống” ở phần trên như thế nào hở ông tiến sĩ ? Hay chữ “chống” ở phần dưới có nghĩa là “ chống lưng”, “chống đỡ”
Tóm lại bài viết “ Tôi không chống cộng” của ông Nguyễn Hưng Quốc chỉ nhằm mục đích “ viết theo đơn đặt hàng” của đài VOA mặc dù đài này cũng vẫn thòng cái câu quen thuộc “ Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính Phủ Hoa Kỳ” nhằm ve vuốt cộng sản Việt Nam và chạy cho chúng những tội lỗi chúng đã gây ra từ khi có cái đảng thổ tả này. Kẻ sát nhân cho dù có thay tên đổi họ cũng không thoát khỏi tội sát nhân, cho dù ông Nguyễn Hưng Quốc có cố chuyển tội danh cho chúng thì cái tội ác giết hàng trăm ngàn người trong cải cách ruộng đất, thảm sát hơn 7000 người dân Huế trong Tết Mậu Thân, khủng bố giết hại đồng bào Miền Nam trong chiến tranh v...v là những tội ác không bao giờ chúng tẩy rửa được.
 
 Vậy mà  lại có nhà truyền thông lớn, người được đào tạo bởi chính quyền Việt Nam Cộng Hoà là ông Vũ Ánh đã có lời bàn như sau :.
Thưa các bạn,
Trước 30-4-1975 tôi được đào tạo và làm công tác truyền thông cho nhà nước VNCH nên tôi hiểu nhiều ông bà tác giả nhưng lá truyền đơn đã bị một cái khung vô hình cùm sự suy nghĩ  và cảm xúc của mình cho nên họ chỉ có một con đường để đi tới: cái gì của địch cũng xấu, cái gì của ta cũng tốt đẹp không có vấn đề gì. Viết theo cách ấy, phần lớn những lá truyền đơn trước 30-4-1975 của VNCH thường gây ra những phản cảm đối với người đọc. Người dân người ta không tin mình nữa nếu họ so sánh với sự thật mà họ đang phải đối phó. Bài của Nguyễn Hưng Quốc không phải là truyền đơn, nên đọc kỹ. Không nên vội vã đưa ra những lời cáo buộc buồn cười và khôi hài. Tôi cũng chưa từng biết hay gặp ông Quốc nhưng đọc khá nhiều bài của ông trên blog của VOA, những bài viết lúc nào cũng ôn tồn và nhiều luận cứ. Tôi đồng ý với Nhì là ông Nguyễn Hưng Quốc đã ôm cái gốc rất kỹ. Thế giới ngày nay đổi thay nhiều và nhanh chóng . Dùng mãi những dữ kiện chống Cộng từ thập niên 70, có khi chúng ta lại bị sập hố một lần nữa.
 
A-20 Vũ Ánh
 
Không biết những truyền đơn có những lời phản cảm là những truyền đơn nào? Có phải là những truyền đơn kêu gọi cán binh việt cộng trở về hồi chánh hay không? Nếu là những truyền đơn chiêu hồi này thì đối với nhà cầm quyền Hà Nội và bọn MTGPMN thì quả thật là “cực kỳ phản cảm”, chúng đã làm cho đám cán binh việt cộng buông súng để “ tung cánh chim tìm về tổ ấm” hàng mấy chục nghìn người. Hay những khẩu hiệu “ Mỗi lá phiếu là một viên đạn bắn vào bè lũ cộng sản” hoặc “ Mỗi lá phiếu là một viên gạch xây dựng chính thể Việt Nam Cộng Hòa”. Những truyền đơn và khẩu hiệu trên phản cảm như thế nào hở ông Vũ Ánh? là người làm truyền thông hẳn ông hiểu rõ tuyên truyền là gì, và ông đã làm gì trong trách vụ truyền thông mà ông đã được đào tạo? Hay ông chỉ vào nghành Chiến Tranh Chính Trị để được tránh xa nơi hòn tên mũi đạn, để được sáng cắp ô đi tối cắp về sống an nhàn tại hậu phương trên xương máu của những người lính ngoài mặt trận?
 Kính thưa quý anh chị. Đối với tôi trong cuộc chiến trước đây cũng như trong giai đoạn đấu tranh chống cộng hiện nay chúng ta làm bất cứ điều gì, bất cứ trong lãnh vực nào mà điều đó có lợi cho dân cho nước thì đều là hành động chống cộng, không nhất thiết phải là người lính cầm súng trực tiếp đối diện với quân thù, hay phải trở về Việt Nam chống cộng. Sở dĩ tôi viết như trên là vì vừa mới đây ông Vũ Ánh đã viết một lời “ còm” phản bác lại bài viết “ Vết thẹo truyền thông” của ông Trương Minh Hòa. Chúng tôi xin phép không lạm bàn đến bài viết này mà chỉ xin được lạm bàn đến lời còm gay gắt của ông Vũ Ánh xin được ghi lại dưới đây:
 
Hey, bọn Việt Cộng là chúng hay mày tao chi tớ, tên này tên kia trong những lá truyền đơn của chúng và hay ghi người này người kia vào sổ đen lắm đấy. Vỗ ngực là người Việt Quốc Gia chống Cộng thì không nên bắt chước bọn chúng. Các anh chống Cộng hồi nào? Các anh mới chỉ vỗ ngực chống Cộng và lấy lý do chống Công để chửi nhau thôi. Chạy sang Mỹ, sang Úc, sang Tây, sang Anh xa Việt Cộng bỏ mẹ đi, chống thế đếch nào được ngoài cái võ miệng phét lác. Chống Cộng hay nhất hiện nay là nên về Việt Nam bí mật nằm vùngđể làm được một cú như Cách Mạng Nhung ở Ba Lan, hay nếu thíc khoa khoang thì nên về Saigon trương biểu ngữ hô hào nổi dậy. Chúng bắt hả ! Để cho chúng bắt, bắt càng nhiều càng tạo dư luận đừng thèm xin xỏ chính phủ Úc, Mỹ can thiệp vì cách chính phủ này chơi với Việt Cộng kỹ lắm. Mình xin nó can thiệp là mình hèn. Bọn lính già tụi tôi không thằng nào đào ngũ, đào nhiệm ngày 30-4-1975, đứa nào cũng lãnh từ 13 đến 14 năm tù cải tạo, sống khốn đốn trong cái xã hội tan nát ở Việt Nam 4 năm, nay tuổi già sức yếu và "rét" nên nếu lò mò về Việt Nam chống Cộng bị chúng bắt nhốt có khi mới chỉ ba tháng là đời 2x50 rồi thành thử già này cũng xin nhường các anh. Già nhưng đầu óc chưa lẫn đâu, vẫn có thể phân biệt người nào có cái tâm với công cuộc chống Cộng, người nào phá hoại công cuộc chống Cộng, người nào chỉ vỗ ngực xưng tên, nhưng tâm thì đã trá hàng bọn Đỏ từ lâu rồi. Phét lác, huyênh hoang ở đâu chứ phét lác huyênh hoang ở hải ngoại. Chống Cộng kháng Cộng ở cái đất bơ sữa thừa mứa này thì ai mà không chống Cộng, kháng Cộng được? Hãy về Việt Nam làm nhà tranh đấu như BS Nguyễn Đan Quế đi các anh ! Điều cuối cùng mà tôi muốn nhắn với các anh cứ mở miệng ra là phải chống Cộng, nhất cử nhất động là quăng nón cối vào người khác như thế này nhé: công việc làm của các anh vẫn chỉ là chửi bới, nhưng chưa đủ đủ bẩn, đủ tục. Cần phải gia tăng cường độ bẩn và tục hơn  nhé. Việt cộng sẽ sợ các anh lắm đấy và hy vọng chúng bỏ cái trò bắt bớ những người khác biệt chính kiến một cách thô bạo như hiện nay.
Cựu tù cải tạo Trại A-20 Xuân Phước
 
 
  Người viết nhận thấy có thể một trong  hai lý do dưới đây khiến ông Vũ Ánh hằn học với ông Trương Minh Hoà hay nói đúng hơn là hằn học với  những người hiện nay đang chống cộng ở hải ngoại:
  Lý do thứ nhất là ông Trương Minh Hòa đã đụng đến ông Đỗ Ngọc Yến, đến báo Người Việt, đến bãi phân trâu mà vài con bọ hung đang rúc đầu vào trong đó có ông Vũ Ánh
Hoặc cũng có thể là lý do thứ hai dưới đây vì hiện nay cái phong trào công khai "bưng bô" cũng đang nở rộ, nên có không ít kẻ đang lăm le dọn đường thử xem phản ứng của Người Việt Chống cộng ra sao?  Có kẻ thì mượn chiêu bài " đấu tranh trực diện"như mấy tên ở Houston, có nhóm thì hô hào "diễn đàn hai chiều" mà một chiều thì ca tụng Việt cộng còn chiều kia thì chửi phía Quốc Gia như Phùng Tuệ Châu , Nguyễn Phương Hùng. Còn một nhóm " trí tuệ" hơn khoác áo Quốc Gia để chửi người Quốc Gia, cái nhóm này nguỵ trang khéo khó lòng nhận diện, chẳng khác gì cái đám dư luận viên lấy nickname là "qlvnch" v...v để chửi những người chống cộng trong và ngoài nước hiện nay.

 Theo ông Vũ Ánh thì muốn chống cộng hãy về Việt Nam mà chống, luận điệu này nghe quen quen dường như gặp nhan nhãn đâu đây trong các web, blog trong và ngoài nước , đặc biệt là kể từ ngày bọn việt cộng tuyên bố là chúng đã có trên 80.000 dư luận viên hoạt động toàn thời gian. Cứ theo như lời “còm” trên của ông Vũ Ánh  thì cũng phải hiểu là trong chiến tranh muốn chống cộng thì phải ra chiến trường mà chống, vậy ông Vũ Ánh là người được đào tạo làm truyền thông ông đâu có trực tiếp cầm súng ở ngoài trận địa, nên việc việt cộng giam giữ ông Vũ Ánh hơn chục năm chỉ là giam nhầm chứ đâu phải như những anh em chống cộng ở A 20 . Ngày hôm nay ông Vũ Ánh có nói gì trên đài SBTN, viết gì trên báo Người Việt liên quan đến vấn đề chống cộng cũng chỉ là nghề nghiệp, là  “đĩ miệng” mà thôi , ông Vũ Ánh chỉ khác ả giang hồ là họ thì  “ bán trôn nuôi miệng” còn ông Vũ Ánh thì “ bán miệng nuôi trôn”.
 
Ông Vũ Ánh cũng đừng khích bác những người đang chống cộng ở hải ngoại, trong số họ có nhiều người ngày xưa đã từng cầm súng nơi trận địa, họ là những người khôn ngoan biết phải làm gì, biết lúc nào cần phải trở về trong nước. Còn riêng ông Vũ Ánh, ông ta đã tự khắc “ vết thẹo truyền thông” vào ngay giữa trán của mình như đám trâu bò được viên thú y đóng dấu “đã kiểm dịch” vào đít trong các lò sát sinh.,.

Đoàn Trọng Hiếu